1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ tình đời đường

69 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 791,5 KB

Nội dung

Chủ đề về tình yêu văn học Trung Quốc còn đợc khai thác ở một sốkhía cạnh hoặc giảng bình cái hay, cái đẹp của một số bài thơ trong các bàinghiên cứu của những học giả có tên tuổi nh Ngu

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh

KHoa lịch sử - -

Trang 2

Lời cảm ơn

Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận đợc sự hớng dẫn tận tình, chu đáo của Cô giáo Phan Thị Nga, sự góp ý chân thành của các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và sự động viên khích

lệ của gia đình, bạn bè.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hớng dẫn và xin gửi đến các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp lời cảm ơn chân thành nhất.

Vinh, 5/2005

Trang 3

Mục lục Trang

* Lời cảm ơn

1.1 Tình yêu trong văn học trớc đời Đờng 4

1.2 Tình yêu trong văn học Trung Quốc sau thời đờng 7

1.3 Tình yêu trong văn học Trung Quốc thời Đờng 10

Chơng 2 Những cung bậc của tình yêu trong thơ đờng

Trang 4

A - mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trung Quốc không những là đất nớc bao la về lãnh thổ mà còn rấtphong phú về văn chơng Không phải ngẫu nhiên mà ngời Trung Quốc luôn tựhào đất nớc của mình là “thi ca nhi chi bang” Trong vờn hoa thơ ngát hơng

đó, Thơ Đờng lại là hạt nhân, là thành tựu lớn nhất, là đỉnh cao sáng chói củamấy nghìn năm lịch sử văn học Trung Quốc Mỗi một bài thơ Đờng là bứctranh sống động, có âm vang kỳ diệu… đi thẳng vào lòng ngời đọc Thởngthức và nghiên cứu văn học Đờng là nguồn cảm hứng vô tận của các nhànghiên cứu, đặc biệt là những độc giả say mê thơ Đờng

1.2 Đại văn hào V.Huygô từng nói “Đời ngời ví nh cánh hoa mà tìnhyêu nh mật ngọt” Thơ văn là tiếng nói cảm xúc sâu kín của lòng ngời cho nêntình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca Nói đến Trung Quốc, ngời ta nghĩngay đến đất nớc của Nho giáo mà trong sách kinh điển của Nho gia hầu nhkhông có chỗ cho hai chữ “ái tình” Đã thế trong thời phong kiến t tởng Nhogia lại dung hợp với t tởng Đạo gia (về sau một bộ phận trở thành Đạo giáo)

và Phật giáo Nho giáo “tiết dục”, đạo giáo “quả dục”, Phật giáo “di dục” nêncả ba hệ t tởng phối hợp lại chẳng thể thành miếng đất sinh tồn của tình yêu…Nhng khi khám phá, thẩm thấu thật sâu về thơ Đờng ta lại bắt gặp những rung

động tinh tế đầy lãng mạn, khi hồn nhiên khi thâm trầm sâu lắng của nhữngtrái tim đa tình Tìm hiểu “Thơ tình đời Đờng” - đa ta tới mảnh đất vừa “lạ”nhng lại cũng rất “quen”

1.3 Trớc nay, khi nhìn vào thơ Đờng ngời ta chỉ thờng tập trung vào các

đề tài thiên nhiên, biên tái, tống biệt, vịnh vật… mà giờng nh quên đi mất cáitinh tuý ngọt lành nhất của cảm xúc con ngời ẩn dấu sau câu chữ đó là tình

yêu Tình hiểu vấn đề “Thơ tình đời Đờng” sẽ cho ta có cái nhìn toàn vẹn,

tổng diện hơn về diện mạo văn thơ Trung Quốc ở lĩnh vực này Từ đó càngthêm cơ sở để khẳng định giá trị to lớn cả nội dung lẫn nghệ thuật của thơ ca

đất nớc Trung Hoa

1.4 Khám phá vờn thơ tình của đời Đờng còn giúp ta có điều kiện tìm hiểusâu sắc hơn những sáng tác tiêu biểu về tình yêu đời Đờng về t tởng thái độ đối vớitình yêu của các thi nhân Bên cạnh đó, tìm hiểu thơ tình đời Đờng không chỉ

Trang 5

nhằm thoả mãn nhu cầu cảm thụ chính nó mà còn góp phần nắm bắt sâu hơn vềthơ văn Việt Nam nhất là thơ về đề tài tình yêu.

2 Lịch sử vấn đề

Việc khám phá nghiên cứu thơ Đờng đã có bề dày lịch sử ngay trênchính quê hơng Trung Quốc cũng nh các quốc gia khác trên thế giới, côngviệc này đạt đợc nhiều thành tựu, do sự bất đồng ngôn ngữ, chúng tôi chỉ thamkhảo một số tài liệu dịch:

Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc ” là công trình nghiên cứu của 74học giả nổi tiếng Trung Quốc Các tác giả đã trình bày khái quát, tổng thể về quátrình vận động, phát triển cũng nh đặc trng của văn học Trung Quốc Công trìnhnày cũng đề cập đến nội dung thơ tình đời Đờng Tuy nhiên, sự đề cập chỉ giớihạn ở mức liệt kê sơ lợc

ở Việt Nam, việc nghiên cứu thơ Đờng diễn ra khá sớm, song chỉ thực

sự phát triển từ đầu thế kỷ XX với nhiều hớng khai thác, nghiên cứu về đề tàitình yêu Theo sự hiểu biết của chúng tôi đã có một số công trình đề cập:

Diện mạo thơ Đờng”, Lê Đức Niệm, Nxb Văn hoá, 1995: ở công trình

này tác giả đã chú ý tới thơ tình gắn với thơ tình nhng những biểu hiện cụ thểcủa nó mới chỉ sơ lợc, chung chung

108 bài thơ tình Trung Hoa” , Nguyễn Thị Bích Hải tuyển chọn, Nxb

Thuận Hoá, 1996 đã tập hợp những sáng tác bằng thơ về tình yêu trong cácgiai đoạn lịch sử Trung Hoa từ cổ đại đến cận hiện đại trong đó thơ tình đời Đ-ờng đợc ghi lại nhiều nhất Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việctập hợp các văn bản thơ mà cha có sự tìm hiểu, nghiên cứu về nó

Chủ đề về tình yêu văn học Trung Quốc còn đợc khai thác ở một sốkhía cạnh hoặc giảng bình cái hay, cái đẹp của một số bài thơ trong các bàinghiên cứu của những học giả có tên tuổi nh Nguyễn Khắc Phi, Lơng DuyThứ… hay trong các giáo trình ở bậc Đại học, tình yêu học

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã quan tâm đến đề tài tìnhyêu nhng cha có công trình nào nghiên cứu thực sự chuyên biệt và sâu sắc

3 Đối tợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tợng nghiên cứu ở đây là thơ tình trong đời Đờng

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu đợc giới hạn chủ yếu trong “108 bài thơ tình Trung Hoa” (Nguyễn Thị Bích Hải) Ngoài ra, để dẫn liệu thêm phong phú, chúng

tôi cũng dẫn một số bài thơ tình trong các tuyển thơ khác (Thơ Đờng tập 1, 2,

Nam Trân tuyển thơ, Nxb Văn học, 1962; Đờng Thi tam bách thủ, Hoành

Đ-ờng thoái sỹ tuyển chọn, Nxb Hội nhà văn ,2000)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nêu cái nhìn khái lợc, đại lợc đặc điểm của đề tài tình yêu trongthơ văn cổ - trung đại Trung Quốc ở từng thời kỳ lịch sử Trên cơ sở đó, đểsâu hơn tìm hiểu nguyên nhân tồn tại, vị trí của thơ tình Đờng thi Bởi lẽ, thơ

Đờng là đỉnh cao rực rỡ nhất của thơ cổ - trung đại Trung Quốc

4.2 Nêu ra một số biểu hiện trong nội dung tình cảm của thơ tình Đờngthi qua các cung bậc: nỗi nhớ, nỗi buồn chia ly và sự sầu hận, sự thuỷ chung,

đắm say và những khát vọng Bên cạnh đó, tìm hiểu t tởng của tác giả ẩn kíntrong đó

4.3 Tìm hiểu về đặc trng nghệ thuật biểu hiện thơ về chủ đề tình yêutrong Đờng thi để hiểu đợc sâu sắc hơn về vấn đề này

5 Phơng pháp nghiên cứu

Khoá luận kết hợp vận dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu: Phơng phápkhảo sát - thống kê, phân tích so sánh, phơng pháp lịch sử (đứng trên quan điểmlịch sử để đánh giá)… đặc biệt là phơng pháp miêu tả, phân tích bởi chúng có u thếtrong thao tác chỉ ra sự tồn tại, phát triển thơ tình đời Đờng

Chơng 2 Những cung bậc của tình yêu trong thơ Đờng

Chơng 3 Thơ tình đời Đờng - những cách thức thể hiện

Trang 7

Độ huyền bí đến Puskin tài hoa của nớc Nga xa xôi… hay “Ông hoàng tình yêu”

Xuân Diệu của Việt Nam đều để lại trên từng trang giấy những cảm xúc nóngbỏng, run rẩy của trái tim yêu Thơ văn chính là nơi các thi nhân, văn hào gửigắm niềm rung động ngọt ngào, đắm say yêu đơng của mình

Trung Quốc là một nớc cổ phơng Đông có lịch sử lâu đời, có nền văn minhkhoảng 5.000 năm Văn học Trung Quốc bằng nội dung, hình thức và phong cách

đặc biệt đã tạo đợc màu sắc độc đáo của mình cùng tiến lên với văn học các dân tộctrên thế giới trên những con đờng khác nhau… Ngời Trung Quốc luôn tự hào đất n-

ớc mình là “thi ca nhi chi bang” và ngày càng khẳng định mình trên cả lĩnh vực văn

đàn Theo suốt chiều dài đầy ba động của lịch sử, dòng sông văn học luôn cựa mìnhbiến đổi, chở theo bao đề tài đa dạng Các thi nhân, văn sĩ cũng không khớc từ lenlỏi tận đáy sâu tâm hồn con ngời và thơ tình hẳn nhiên không thể vắng bóng trênvăn đàn của đất nớc này Nhìn một cách khái lợc nhất cũng thấy đợc sự muôn màucủa sắc thái và cung bậc tình yêu trong văn học Trung Quốc ở đây, xin đợc xoáysâu hơn cả về thể loại thơ ca

Trang 8

văn học Trung Quốc phản ánh đầy đủ, đa diện tâm hồn và đời sống con ngời thời

cổ đại Những bài thơ sớm nhất trong “Kinh thi” ra đời từ đầu thời Tây Chu,muộn nhất vào giữa thời Xuân Thu, đợc chia ra thành các loại: phong, nhã,tụng… “Kinh thi ” luôn đợc coi là mẫu mực của lời hay, ý đẹp, là nền tảng cơ sởcho sự phát triển văn học Trung Quốc “Cái đẹp (văn) của con ng ời do lục kinh làm chủ Riêng về mặt lục kinh thì Kinh thi là đầu“ ” ” [18, 179]

Kinh thi ” đề cập tới nhiều đề tài và trong “Quốc phong dân ca lấy đề tài yêu đơng hôn nhất số lợng nhiều nhất và cũng đặc sắc nhất”[23, 56] Tình

yêu trong “Kinh thi” cũng chân chất, bình dị nh chính tâm hồn con ngời thời

đó “Kinh thi” đề cập tới nhiều sắc thái, nhiều cung bậc tình yêu nh niềm khátkhao hạnh phúc lứa đôi trong “Quan th”

Quan quan th cu Tại hà chi châu Yểu điệu thục nữ

Quân tử hảo cầu

(Đôi chim th cu kêu quan quan - ở ngoài bãi sông - Ngời con gái dịu dàng, yểu điệu - Thật xứng đôi với ngời quân tử) [8, 14]

Hoặc nỗi nhớ nhung da diết đốt cháy cả thời gian, không gian:

Nhất nhật bất kiến

(Ngời muốn hỏi cới em - Hãy đến ngay hôm nay) [8, 18].

Thơ tình trong “Kinh thi” là tiếng nói hồn nhiên trong sáng của con ngờiTrung Hoa cổ đại khi cha bị sự ràng buộc cuả lễ giáo phong kiến Từ nỗi rungcảm bồi hồi của buổi ban đầu, lời tỏ bày chân thành bộc trực, nỗi nhớ nhung sầumuộn, cuộc hẹn hò và lời yêu say đắm cho đến những giận hờn, trách móc, tuyệtvọng… tất cả đều đợc mô tả trực tiếp và chân phác Vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc

Trang 9

trong từng câu thơ, ý chữ là sự “biểu hiện tính cách đơn thuần trong sáng và cõi lòng chất phác, thanh khiết của nhân dân cổ đại” [24, 56].

* Văn học Hán - Nguỵ - Lục triều (Khoảng thế kỷ thứ III đến thế kỷ

VI TCN)

Sự có mặt của các thể loại thơ ca, nhạc phủ, văn xuôi, lý luận, từ phú… đãlàm nên một nền văn học đa dạng nhng cũng rất đặc thù Thời Hán - Nguỵ - Lụctriều lễ giáo phong kiến đã ràng buộc con ngời một cách gắt gao nhng tình cảmcá nhân với sự thầm kín vẫn bung ra ngoài những trang giấy: “Theo đuổi tình yêu chung thuỷ và hôn nhân hạnh phúc, chống lại sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến là nội dung tơng đối nổi bật của nhạc phủ lỡng Hán” [23 121] Những tác

phẩm này, nhân vật chính phần lớn là phụ nữ “Thơng da”, “Có điều suy nghĩ trong não ca” là tình ca dân gian Cộng với sự gia công gọt rũa ít nhiều của

các văn nhân đã thể hiện cảm xúc nhiệt tình, khoáng đạt, sáng tơi, sảng khoáitrong tình yêu

Thợng da” theo đuổi tình yêu, quyết chí không thay đổi “Đất trời hợp thành một, lúc đó thiếp mới lìa chàng” [23, 121] “Có điều suy nghĩ trong não ca”, căm ghét sự thay lòng đổi dạ, đem món quà định tặng ngời yêu “xé tan

đốt rụi, rải gió tro bay”.

Những bài tình ca (dân ca nhạc phủ) trong văn học Nam triều, tuyệt đại

đa số biểu hiện những mối tình trai gái không phù hợp chuẩn mực đạo đứcphong kiến Nó xuất hiện công nhiên với số lợng lớn, chứng tỏ sức khống chếcủa lễ giáo phong kiến từ thời Nguỵ - Tấn đến lúc đó đã không quá mức khắcnghiệt riết róng Nội dung lời ca nói chung thẳng thắn, lành mạnh biểu hiện rõnhất ở những bài miêu tả sự si tình ngây thơ:

Dạ tr

ờng bất đắc niên Minh nguyệt hà chớc chớc Tởng hoan tán hoan thanh

H ứng không trung nặc

(Đêm dài không ngủ đợc - Vằng vặc vầng trăng soi - Thoảng nghe nh tiếng gọi - Buột mồm đáp lời tha) [8, 32].

Trang 10

Ngời con gái trong đêm trăng sáng, trằn trọc nhớ ngời tình, mơ hồ nhnghe có tiếng gọi, bất giác bật lên lời đáp… đã thể hiện niềm khát khao tìnhyêu đến mãnh liệt, cháy bỏng.

Bất chấp sự ràng buộc, bủa vây của lễ giáo phong kiến, tiếng nói củatình cảm vẫn trào dâng đến cuồng nhiệt:

Gió xuân thật đa tình

Thổi mở cả xiêm y của ta

(Ngời ta sống vì tình yêu và dám chết vì tình yêu) [8, 6]

Thời Lục triều, thơ về đề tài tình yêu không nhiều nhng nó góp phầnquan trọng thể hiện niềm mơ ớc đợc tự do trong hôn nhân Tình yêu với tất cảcác cung bậc và nỗi rạo rực, say mê là điều không thể thiếu khi nói đến vănhọc trong giai đoạn này

1.2 tình yêu trong văn học Trung Quốc sau thời đờng

*Văn học Tống - Nguyên:

Kế thừa và phát huy những tinh hoa của thời đại hoàng kim, văn học ờng rực rỡ, văn học Tống cùng với biến động mạnh mẽ của lịch sử, đã mangnhững đặc trng, đặc thù riêng Các thể loại văn học rất phong phú: thơ ca, từ,văn bút ký, chí quái và truyền kỳ, thoại bản, lý luận phê bình… đã phản ánhmột cách tổng diện bộ mặt văn học giai đoạn này

Đ-Đời Tống các quan niệm về từng thể loại đã rạch ròi: “văn tải đạo, thi ngôn chí, từ vịnh tình” Thơ đời Tống đầy tính triết lý, “khô” và “lạnh Đề tài

tình yêu rủ nhau “di c” sang Từ

Từ là bài hát phổ nhạc do ca sỹ, nhạc công sống bằng nghề đàn hát lấy ở bài hát dân gian hoặc thơ tuyệt cú của văn nhân để phối hợp tiết tấu của

âm nhạc, họ cải biên hoặc sáng tác một số lời, câu dài ngắn xen kẽ” [5, 37].

Từ không dễ làm vì muốn “điền Từ” phải sành âm nhạc nhng Từ lại có hàng

trăm điệu, mà kể cả biến thể thì đến vài ngàn điệu Trong khi thơ Trung Quốc

mà đỉnh cao là thơ Đờng với Luật thi là tiêu biểu, tuy hoàn mỹ nhng lại quá

quy phạm và gò bó Từ lại chấp nhận cả vần trắc, vẫn bằng, vần liền, câu ngắn,

câu dài… và “thật là một miếng “đất dụng“ tình“ của thơ tình yêu” [8, 8].

Trang 11

Mặt khác, hoàn cảnh có phần đặc biệt của đời Tống với việc Nho giáo đã trởthành “Tống Nho” - một công cụ thống trị rất khắc nghiệt về t tởng, đối lậpvới sự phát triển của các đô thị, tầng lớp thị dân phần nào đợc “cởi trói” vềtinh thần Từ “với chức năng chính là trữ tình” [8, 8] nên đề tài tình yêu đợc

phát triển một cách phong phú và rực rỡ trong Từ đời Tống.

ở Từ có những giây phút đắm say với dung nhan diễm lệ của mỹ nhân

nh trong “Giang thành tử”.

Tình yêu trong Từ mang đậm tính triết lý Từ đợc hình tợng hoá bằng

những câu chữ tinh tế, chứa đựng rung cảm thầm kín Tình yêu đậm sâu tínhtriết lý của Từ là sự khái quát đời sống nội tâm con ngời Cũng là nỗi nhớ tha

thiết đối với ngời tình nhng ở “Sinh tra tử ” hoàn toàn khác với nỗi hoài võngmộc mạc, chân sơ ở “Kinh thi”:

Tửu diện phốc xuân phong

Lệ nhãn linh thu vũ Quá liễu biệt ly thì

Hoài giải t tởng phủ”

(Gió thu thổi thốc vào khuôn mặt say - Lệ rơi nh ma thu - Trải qua một thời xa cách - Mới biết là có nhớ nhau không) [8, 233]

Tình yêu và nỗi nhớ không chỉ đơn thuần: “yêu mình chẳng thấy mình

đâu - để anh luống những vò đầu băn khoăn” (Tĩnh nữ, Kinh thi“ ”) Mà có sựtrải nghiệm và đúc rút qua thời gian

Quy luật phát triển tinh tế của tình yêu cũng vậy, đầy tính triết lý trong

sự say mê, rạo rực:

Hoa tự phiên linh thuỷ tự lu Nhất chủng t tởng

Lỡng xứ nhàn sầu Thử tình vô kế khả tiêu trừ Tài há mi đầu

Khớc thớng tâm đầu”

(Hoa rơi rụng, nớc chảy mau - Tơng t một mối đeo sầu đôi nơi - Tình này chẳng thể khuây nguôi - Vừa nơi khoé mắt đã nơi đáy lòng) [8, 226].

Trang 12

Câu cuối khái quát tổng lợc tiếng sét của ái tình: “Vừa nơi khoé mắt đã nơi đáy lòng” đã đụng chạm đến các cung bậc, trạng thái của trung động tình

yêu: “sầu , t” “ ơng t , mi đầu , tâm đầu ” “ ” “ ”

Từ thơ trong “Kinh thi” đơn sơ, chân chất đến dân ca Ngụy - Tấn LụcTriều khao khát phá tung sự ràng buộc phong kiến, đến thời Tống thâm trầm,triết lý… đã bộc lộ đủ đầy các sắc màu đa diện, các cung bậc tình yêu trongvăn học Trung Quốc

ở đời Tống, đề tài tình yêu chủ yếu đợc thể hiện trong Từ nhng không

có nghĩa là thơ Tống không tuyệt nhiên nói đến tình yêu Lục Du, nhà thơ yêunớc vĩ đại, tác giả của rất nhiều bài Từ hào hùng cũng đã sáng tác những bài

thơ tình rất cảm động Đến hơn 70 tuổi còn “nhỏ dòng châu khóc dấu xa”

th-ơng nhớ ngời vợ qua đời sau sự tan vỡ của một cuộc tình thiết tha mà oan trái

* Văn học Minh , Thanh:

Vào thời Minh, Thanh - giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiếnTrung Quốc, xã hội có nhiều biến động dữ dội Tiểu thuyết trớc đây vốn là thểloại bị coi thờng, đã trở thành thể loại chính trên văn đàn, địa vị của thơ khôngcòn đợc nh trớc ở thể loại tiểu thuyết, đề tài tình yêu chiếm địa vị khá quantrọng, có rất nhiều bộ tiểu thuyết nổi tiếng về đề tài tình yêu nh “Kim Bình Mai , Hồng lâu mộng , Liêu trai chí dị” “ ” “ ”…

Bộ tiểu thuyết “làm náo động văn đàn” [12, 90] Kim Bình Mai đã khái

quát toàn bộ bức tranh về đời sống hiện thực lồng trong câu chuyện tình yêu

và hôn nhân Câu chuyện xoay quanh các nhân vật với cuộc tình duyên đầyngang trái: Tây Môn Khánh - Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi, Bàng Xuân Mainhng lại lột tả bộ mặt giả trá, xấu xa của tầng lớp thống trị đơng thời

Hồng lâu mộng - ” thành tựu tiêu biểu của tiểu thuyết cổ điển là “bi kịch tình yêu và hôn nhân dới chế độ phong kiến” [12, 90] Trong quan niệm

hôn nhân và tình yêu: Giả Bảo Ngọc - nhân vật chính của bộ tiểu thuyết chỉ

tin vào sự rung động, thổn thức thật sự của trái tim chân thành “tôi làm theo tiếng gọi của trái tim” Tuy nhiên “ý nghĩa khách quan của tác phẩm rộng lớn hơn nhiều, âm vang sâu nặng của tác phẩm gợi cho ngời đọc những vấn đề thời đại” [12, 123].

Trang 13

Lịch sử văn học Trung Quốc đầy biến động cũng dẫn theo sự đổi thịtthay da của đề tài trong văn học nói chung và đề tài tình yêu nói riêng Nhữngrung động tinh tế, xúc cảm thầm kín nhất của trái tim đều đợc đặt lên tranggiấy với đủ màu sắc, cung bậc Nếu nh ở văn học cận - trung đại tình yêu còn

có phần rụt rè, kín đáo thì văn học cận - hiện đại lại luôn đề cao tình yêu tự

do, giải phóng tình cảm cá nhân Giọng điệu mạnh bạo, tha thiết đầy cá tính làngôn ngữ các chủ thể trữ tình:

Chiếu chăn lạnh lùng giá rét

Cứ giống nh xác thân ẩm ớt Những ý nghĩ không thể nào ngăn đợc Tim nát thành bộ vôi, hừng hực

1.3 tình yêu trong văn học Trung Quốc thời Đờng.

Đời Đờng đợc gọi là thời đại hoàng kim của thơ ca cổ điển Trung Quốc.Văn học đời Đờng nh một vờn hoa trăm sắc nở rộ Nội dung của nó hết sứcphong phú, tình cảm nồng thắm dồi dào Từ tình cảm đối với quê hơng, đất n-

ớc đến tình cảm đối với thiên nhiên, tình cảm của con ngời đợc phản ánh trongcác thể loại thơ ca, tiểu thuyết truyền kỳ… trong đó thơ Đờng là thể loại cónhiều thành tựu nhất, đã tập trung biểu hiện những quan hệ xã hội phức tạpnày bằng nghệ thuật tinh vi, ngôn ngữ điêu luyện Đờng thi là sự kết tụ tinhhoa văn học nghệ thuật, làm nên di sản đồ sộ cho muôn đời sau với hơn 2.300nhà thơ, 900 quyển và hơn 48.900 bài (toàn tập thơ Đờng) Những nhà thơ Đ-

Trang 14

ờng với tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình, với vốn sống phong phú đã đanền thơ ca Trung Quốc đến tuyệt đỉnh.

Thơ thời sơ Đờng (618 - 712): Mang phong cách của thời Lục triều…thi vị cung đình, lời lẽ hoa mỹ, tình cảm uỷ mị… trong giai đoạn này có sựxuất hiện của Sơ Đờng tứ kiệt

Thời thịnh Đờng (712 - 755): Văn học Trung Quốc phát triển rực rỡmuôn màu, muôn sắc… thời kỳ này đã đa thơ Đờng lên đỉnh cao chói lọi vớicác tác giả nổi danh trên thi đàn và là thời kỳ không chỉ giàu về số lợng màcòn đạt đến sự viên mãn về chất lợng của thơ ca

Thời trung Đờng (755 - 820): Thi đàn có nhiều biến chuyển to lớn vàhiện tợng nổi bật trên thi đàn là phong trào Tân nhạc phủ mà nhân vật trung

tâm là Bạch C Dị Các thi nhân của nhóm Tân nhạc phủ đã châm biếm chính

trị, vạch trần hiện thực…

Thời vãn Đờng (820 - 907): Nền văn học Trung Quốc có phần suy thoáitheo sự thăng trầm của lịch sử Dù không có những đỉnh cao nh thời thịnh Đ-ờng nhng vẫn có nhiều nhà thơ tài năng: Lý Thơng ẩn, Đỗ Mục, Bì Nhật Hu…

Thơ Đờng có đặc điểm riêng về nội dung và hình thức, có ý nghĩa mỹhọc độc đáo và ảnh hởng đến thơ ca đời sau Với tính chất hàm súc, tính ớc lệ,tính chất cổ kính, trang nghiêm, tính chặt chẽ của niêm luật, thể loại thơ Đờng

đã tạo thành một thể riêng biệt

Thế giới Đờng thi phong phú về đề tài: “Lớn có thể nói sự duy di của thế vận, sự biến thiên của gò núi, nhỏ có thể nói đến con sâu, cái cỏ” (Cựu

thi) Thơ viết về biên tái, thiên nhiên, hoài cổ, vịnh vật… thi nhau nổ rộ, đặcbiệt là “thơ Đờng có rất nhiều đề tài mà tình bạn lại chiếm tới 20%” [7, 59].

Các thi nhân không khớc từ len lỏi ngòi bút vào tất cả các mặt của đời sống xãhội Vậy trong Đờng thi chặt chẽ tính quy phạm với “triết học nhập thế, quan niệm giáo hoá của Nho gia đã đa đến cho văn học Trung Quốc nhiệt tình chính trị, tinh thần tiến thủ và sứ mệnh xã hội nhng đồng thời cũng ức chế giải phóng tình dục cá nhân, sự bột phát cá tính tự do và khai thác ý thức tự ngã

đặc biệt quan niệm lý học tồn thiên lý, diệt nhân dục (giữ lẽ trời, diệt ham“ ”

muốn của ngời) đã phủ lên văn học một màn sơng mù của chủ nghĩa lý tính”

Trang 15

[25, 23] có tồn tại hay không đề tài viết về tình yêu đôi lứa - một đề tài ngọtngào, quyến rũ muôn thuở của thơ ca?

Bởi vì “thơ Đờng đã tập trung biểu hiện những tình cảm tinh vi tế nhị nhất của con ngời thời đại” [19, 19] thì những rung động, xao xuyến, bồi hồi của con

tim, Đờng thi không thể từ chối Chính Bạch C Dị trong “Th gửi Nguyên Chẩn”

cũng khẳng định: “Thi giả, căn tình, miêu ngôn, hoa thanh, thực nghĩa” (thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, ý nghĩa là quả)” [16, 232].

Cảm nhiễm và hoá thân vào những vần thơ chan chứa ý tình của các thinhân Đờng thi, độc giả không thể không xúc động, thổn thức theo từng cungbậc tình cảm nơi thế giới bí ẩn của tình yêu Trơng Cửu Linh, nhà thơ nổitiếng của thời vãn Đờng đã viết:

T quân nh nguyệt mãn Dạ dạ giảm quang huy

(Nhớ chàng nh mảnh trăng đầy - Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm)

[8, 51].Nỗi nhớ khiến cho thiên nhiên phải đồng cảm, sẻ chia đối với ngời tìnhcủa ngời con gái đợc khái quát, hàm súc hoá thật cao độ Hay những ai trở lạitìm ngời yêu mà chẳng gặp có thể nghe vang lên trong tâm hồn câu thơ da diếtcủa Thôi Hộ:

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong”

(Trớc sau nào thấy bóng ngời - Hoa đào năm ngoái còn cời gió đông)

Còn những ai đã trót mang vơng lới tình hẳn cảm thấy mình nh “contằm” Lý Thơng ẩn:

Xuân tàn đáo tử ti phơng tận Lạp cự thành khôi lệ thuỷ can”

(Con tằm thác đến tơ còn vớng - Chiếc nến cha tàn lệ vẫn sa)

Có bao nhiêu trạng thái của tình yêu thì có bấy nhiêu cung bậc hiệndiện ở Đờng thi Điều này đã chứng tỏ một cách sinh động về sự tồn tại củathơ tình Đờng thi

Trang 16

Đề tài tình yêu thấm xuyên qua những dòng chữ quy phạm khắt khe của

Luật thi nhng không làm mất đi sắc màu đặc thù của nó Cũng có rất nhiều nhà

nghiên cứu khẳng định sự có mặt của đề tài tởng nh không hề có mặt này “đề tài tình yêu chiếm một tỷ lệ khiêm tốn” [8, 7] hay khi viết về Lý Bạch “Thơ tả tình yêu của ông lành mạnh chứ không mang màu sắc diêm dúa” [19 83] còn Hơng

Sơn c sỹ Bạch C Dị thì “tỏ ra đồng tình với những mối tình trong trắng chân thành vợt ra ngoài lễ giáo phong kiến” [17, 226]… Thơ tình mặc nhiên ngự trị

trong Đờng thi dù cho nhiều t tởng thống trị thời đó muốn “dập vùi” nó

Qua khảo sát một số tuyển tập thơ Đờng, chúng tôi thấy thơ tình luôn giữ

“địa bàn” của mình, tuy không nhiều về số lợng Trong “Đ ờng thi tam bách thủ”

của Hoành Đờng thoái sỹ có tới 44/300 bài (chiếm 14,6%), “Thơ Đờng” (2 tập)

(Nam Trân tuyển thơ), có 51/289 bài (chiếm 17,6%), trong 108 bài thơ tình Trung Hoa, do Nguyễn Thị Bích Hải tuyển chọn có 60/108 bài (chiếm 55,5%) thơ tình

đời Đờng so với các thời đại khác

Cần phải nói thêm rằng, việc khảo sát và sắp xếp các bài thơ vào đề tàitình yêu nh trên chỉ mang tính chất tơng đối, bởi trên thực tế một tác phẩm cóthể đan xen nhiều đề tài: “Xuân Giang hoa nguyệt dạ ” là một ví dụ Bài thơ nói

về nỗi “tơng t”: “Giang nguyệt niên niên vọng tơng t” nhng cũng diễn tả một

nỗi buồn về cuộc đời mỏng manh và thế sự vô thờng Do đó cũng có thể xếpbài thơ vào loại cảm khái, cảm hứng Chính sự phối kết nhiều đề tài trongcùng bài thơ càng tạo nên vẻ đẹp đa diện và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với ngời đọcthơ Đờng

Thơ tình đời Đờng khẳng định đợc vị trí của mình nhng “có lẽ vì thơ ờng vốn kín đáo, tế nhị nên ngại nói đến tình yêu, mà có nói cũng nói một cách kín đáo, mơ hồ, thậm chí khó hiểu” [7, 57].

Đ-Vậy nguyên nhân nào khiến những vần thơ viết về “mật ngọt của cuộc

đời” lại phải rụt rè, kín đáo, mơ hồ “ ” nh vậy ?

Nếu nh những chính sách tiến bộ cũng nh sự thịnh trị của đất nớc quacác thời kỳ là đòn bẩy cho thơ ca phát triển thì tác động cá nhân thời phongkiến cũng ảnh hởng đến thơ tình “Thanh bình điệu” ra đời trong hoàn cảnh Đ-

Trang 17

ờng Minh Hoàng triệu Lý Bạch vào cung để làm thơ ca ngợi sắc đẹp và tỏ bàytình yêu cháy bỏng của Vua với Dơng Quý Phi.

Hay biến loạn An Lộc Sơn “kéo dài 9 năm (755 - 764) làm nhân yên

đoạn tuyệt, thiên lý tiêu điều, ngời và khói bếp vắng teo, nghìn dặm tiêu điều hoang vu” [18,7] Các cuộc chiến tranh biên tái không ngừng nghỉ cũng là

nguyên do để các đôi uyên ơng phải gạt nớc mắt chia xa, đó là nguồn cảmhứng để các tác giả viết nên nhiều bài thơ về đề tài biên tái cũng nh nỗi buồnphải chia loan rẽ thuý trong thơ tình: “Cổ oán biệt ” (Mạnh Giao), “Khuê oán”

(Vơng Xơng Linh)…

Lý do dùng thơ để thi cử và những tác động khác làm cho lực lợng sángtác của thơ Đờng thật hùng hậu (trong “Đờng thi toàn tập” liệt kê có tới 2.300

thi sĩ) với các tên tuổi lừng danh nh Thi tiên Lý Bạch, Thi thánh Đỗ Phủ… màcác thi nhân để “ngọn bút có thần” thì thực sự phải “xúc động hồn thơ” bằng

chính trái tim nghệ sĩ rất đỗi nhạy cảm của mình Với Lý Bạch “ở con ngời

ông có tính cách thanh bạch, kiên nghị của cây tùng, và có cả tính đa tình của cây dơng liễu” [18, 83] Còn Bạch C Dị “tỏ ra đồng tình với những mối tình trong trắng chân thành”) [17, 226] thì họ không viết thơ tình mới là lạ.

Thơ tình đời Đờng “chiếm một tỷ lệ khiêm tốn ” [8, 7], còn bởi nguyênnhân t tởng, văn hoá:

Về văn hoá - nghệ thuật: đời Đờng đợc tiếp xúc với nền văn hoá quákhứ và những kinh nghiệm nghệ thuật tích luỹ đợc từ các giai đoạn trớc Thơviết về tình yêu nh dòng sông mát rợi, ngọt lành chảy từ “Kinh thi” cội nguồn,với ý tứ câu chữ hồn nhiên, chân phác, hay phút đam mê, rạo rực của tình yêumuốn bứt tung lễ giáo phong kiến của Nguỵ - Tấn - Lục triều… Thơ Đờngchính là kết tinh của văn học quá khứ

Về t tởng: đó là sự chi phối của Nho, Phật, Đạo Nho giáo và Đạo giáo là

“đặc sản” của Trung Quốc còn Phật giáo đợc tuyền từ ấn Độ vào, đến đời Đờngthì dung hợp Nho, Phật, Đạo đất đến sự chín muồi Nó có đợc một cơ sở vật chấtquan trọng là sự thống nhất và ổn định lâu dài của đời sống xã hội và “bản thân

nó (ý thức hệ thuộc kiến trúc thợng tầng) là ảnh hởng sâu sắc đến đời sống tâm

lý xã hội cũng nh văn học nghệ thuật” [7, 31] và “Thơ ca chịu sự chi phối của t

Trang 18

tởng thời đại, tự do cá nhân cha đợc đề cao, Nho gia tiết dục, Đạo giáo quả dục, Phật giáo diệt dục - cả ba dòng t tởng ấy hội nhập lại càng không thể là mảnh

đất cho sự nảy nở tình yêu” [8, 5] Chính t tởng “khắc kỷ phục lễ (nén mình theo

lễ) đã cản trở, chặn đờng cho cảm xúc lứa đôi phát triển trên thi đàn Tuy nhiên,

thơ tình vẫn cựa quậy và phập phồng run rẩy nh chính rung động chân thành tậntrái tim của tình yêu trên thi đàn Điều này càng làm cho diện mạo thơ Đờng trởnên toàn vẹn, lôi cuốn ngời đọc, để thực sự là hoàng kim của thi quốc

Tất cả các nguyên nhân trên, đan xen vào nhau để đề tài tình yêu gần

nh trở thành “trái cấm” nhng vẫn hiện diện, toả hơng trong thơ Đờng Và vìthế màu sắc thơ tình càng thêm đặc thù, chuyên biệt

Bên cạnh thơ, thể loại đạt đợc thành tựu rực rỡ nhất, các thể loại kháccũng có những đóng góp đáng kể- trớc hết là văn xuôi Tiếp theo s đổi mới vềthơ, yêu cầu về sự đổi mới văn phong cũng dần xuất hiện rồi biến thành mộtphong trào

Tiểu thuyết truyền kỳ, kế tục truyền thống của tiểu thuyết chí quái Lụctriều, phản ánh ngày càng trực tiếp sinh hoạt xã hội, đặt biệt là sinh hoạt đôthị, là bớc phát triển mới trong quá trình phát triển các thể loại truyện ở TrungQuốc Đề tài tình yêu cũng đợc đề cập nhiều ở tiểu thuyết truyền kỳ: “Truyện

Li oa ” (Bạch Hành Giản), “Truyện Hoắc Tiểu Ngọc (Tởng Phòng), “Truyện Oanh Oanh ” (Nguyên Chẩn) là những tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng viết về

đề tài tình yêu ở đây, các nhân vật đã đợc đặt vào một câu chuyện có đầu

đuôi, nhiều tình tiết, có đối thoại, có nhiều mối quan hệ qua lại và cuối cùng

đi đến một kết cục… Đáng chú ý nhất là có sự phân hoá khá rõ giữa ngôn ngữngời kể chuyện và ngôn ngữ các nhân vật Do đó, các hình tợng nhân vật đãtrở nên sinh động, có cá tính rõ nét

Trang 19

Chơng 2

Những cung bậc của tình yêu trong thơ đờng

Thơ Đờng với đặc thù riêng của nó, biểu hiện một ý nghĩa mỹ học độc

đáo và ảnh hởng to lớn đến thơ ca đời sau Thơ viết về thiên nhiên, tình bạn,vịnh vật , hoài cổ … nở rộ nh hoa mùa xuân ngòi bút của thi nhân đã len sâuvào tất cả mọi nơi, xông phá vào chốn cung đình u ám, cũng nh đi vào quầnchúng nhân dân “có thể mở màn vũ trụ bao la để tháy con ngời, mở tâm hồn một nhân vật khổng lồ để thấy một chi tiết của nỗi éo le sâu kín nhất”[19;19]

các thi nhân dù có bị ảnh hởng, tác động thế nào bởi t tởng Nho gia tiếtdục,đạo giáo qủa dục, Phật giáo diệt dục, nhng: “Làm sao sống đ ợc mà không yêu - Không nhớ, không thơng một kẻ nào” (Xuân Diệu).

Những rung động thầm kín, các cung bậc sâu sắc của tình yêu hầu nh

đều đợc đề cập trong Đờng thi

xúc thì sức gợi, sức khái quát hóa đạt đến mức cao độ Trong 60 bài thơ tình

đời Đờng của “108 bài thơ tình Trung Hoa” (Nguyễn Thị Bích Hải tuyển

chọn) có tới 16 từ nói về nỗi nhớ- trạng thái không thể thiếu của tinh yêu(trong đó có 13 từ “tơng t” (cùng nhớ nhau) [26;181]; hai từ “t” (nhớ)

[26;181]; hai từ “ức” (nhớ) [26;194] Đây là con số không nhỏ đã chứng tỏ

cảm xúc này chứa chan trong thơ tình đời Đờng

2.1.1 Nhớ ngời yêu “Mãi nhớ nhau, mòn tim gan )” [8; 69]

Một loạt thi phẩm ghi lại tình cảm “tơng t”: “Trờng tơng t” (Lý Bạch),

“Vọng nguyệt hoài viễn” (Trơng Cửu Linh), “Ký viễn” (Lý Bạch)…ngay cả nỗi

Trang 20

nhớ khắc khoải của những con tim luôn cùng nhịp đập cũng có những đợtsóng trào cảm xúc khác nhau:

nghẹn ngào suốt đêm thâu Ngay đầu đề bài thơ “Ngắm trăng nhớ ngời xa” đã

để lộ cho ngời đọc nỗi niềm day dứt của nhân vật trữ tình đối với bạn lòng

Với Lý Bạch khi “Ký viễn” cũng thấm đẫm tình nhớ nhung của thi sĩ

kết tinh của phong trào thơ lãng mạn tích cực”[18;41].

Tơng t hoàng diệp lạc Bạch lộ thấp thanh đài”

(Tơng t cho lá vàng rơi-cho sơng trắng biếc bủa ngời rêu xanh) [8; 61].

Hai câu thơ ngắn gọn mà có tới ba tính từ chỉ máu sắc: “hoàng (vàng),

bạch (trắng), thanh (xanh).

“ ” “ ” Dờng nh tình cảm sâu nặng của con ngờikhiến cho thiên nhiên cũng thay màu, đổi lá Nhà thơ họ Lý hoài niệm hìnhbóng mỹ nhân với những hình ảnh đầy sức gợi Hai câu kết là sức nặng củatình cảm đợc dồn ứ lại một cách khái quát, hàm súc nhất Thơ Đờng lời chật ýrộng là vì thế

Sợi tơ lòng đã rung lên, trao cho nhau tất cả: “vừa nơi khóe mắt đã nơi

đáy lòng” thế rồi lại phải chia xa thì đôi uyên ơng nào chả nhớ, chả thơng ở

Đờng thi nõi nhớ cũng đợc đúc kết, dồn nén tha thiết, cháy bỏng:

Trờng tơng t Tồi tâm can”

(Nhớ nhau mãi, mòn tim gan) [8;69].

Nỗi nhớ không đợc miêu tả cụ thể, tỉ mỉ “anh nhớ bóng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh” (Xuân Diệu) mà chỉ gói gọn ba chữ “tồi tâm can” ngời đọc cũng

thấu hiểu, cảm nhiễm đợc sức nặng của nỗi “tơng t” và sức nặng nghệ thuật

của câu thơ Cả bài thơ tác giả đã vận dụng tới ba lần điệp ngữ “trờng tơng t -

Trang 21

lặp đi lặp lại nh kéo dài, âm vang mãi cái tuyên ngôn của trái tim “nhớ nhau mãi”.

Tâm trạng “ức , t” ” ” ”, t ơng t““ là cung bậc muôn thủa , là khía cạnh,

góc độ sâu nhất để đo chiều rộng của cảm xúc lứa đôi Tình yêu càng mãnhliệt, sắc màu hóa nhờ trạng thái ấy Nỗi nhớ đối với tình nhân xa cách làm cho

mòn tim gan (Trờng tơng t), khiến “lá vàng rơi (Ký viễn)” lại làm “mai nở hoa (Hữu sở t) các thi nhân thời Đờng luôn “gắn tâm t tình cảm của mình với thiên nhiên đất nớc”[18;17] làm cho nỗi nhớ càng khắc khoải khôn nguôi và

(Từ ngày chàng bớc chân ra đi - Cái khung dệt cửi cha hề nhúng Nhớ chàng nh mảnh trăng đầy- Đêm dêm vầng sáng hao gầy đêm đêm)[8,50]

tay-Bài thơ nói đợc cái tình của ngời vợ nhờ lối ví von bằng hình ảnh vừa

đẹp vừa sâu sắc Vầng trăng viên mãn, tròn đầy cứ khuyết dần theo quy luậtcủa tự nhiên đợc tâm trạng hóa thành hao khuyết nh chính sự héo mòn của ng-

ời vợ qua bao ngày tháng nhớ thơng chồng

Nếu nh nỗi nhớ trong “Tự quân chi xuất hỹ” đợc thể hiện qua việc so

sánh với ánh sáng hao gầy của vầng trăng thì nỗi nhớ trong “Trờng can hành”

lại đợc miêu tả thật cụ thể Từ vết giầy in rêu trớc cửa, một chiếc lá rụng, một

đôi bớm bay trên thảm cỏ xanh cũng đủ làm lay động trong lòng cô gái cả mộttrời kỷ niệm nhớ thơng:

Trang 22

Môn tiền trì hành tích Nhất nhất sinh lục đài

Đài thâm bất năng tảo Lạc diệp thu phong tảo Bất nguyệt hồ điệp hoàng Song phi tây viên thảo Cảm tử thơng thiếp tâm Tọa sầu hồng nhan lão”

(Vết giầy in trớc cửa - Xanh xanh rêu mọc đầy - Rêu nhiều không thể quét - Lá rụng gió thu bay - Tháng tám bơm bớm vàng - Bay đôi trên áng cỏ - Xúc cảm em đau lòng - Héo già thơng má đỏ)

Hai bài thơ không những là sự dị biệt giữa đặc trng lu giữ chi tiết cụ thểcủa thơ cổ phong với đặc trng mang tính khái quát của thơ luật mà còn gópphần bộc lộ tài hoa của các thi nhân đời Đờng qua muôn sắc màu của nỗi nhớphu quân

ở “Ô dạ đề (” Lý Bạch), ngời vợ không nén đợc cơn sóng nỗi nhớ đang

trào dâng Bài thơ có âm thanh( tiếng quạ kêu), có hình ảnh (áng mây vàngbên thành) …Song nỗi lên tất cả là sự sầu đau dồn nén của một thiếu phụ lẻloi, đơn chiếc “rừng thoi buồn bã nhớ ai-phòng không gối chiếc giọt dài tuôn rơi

Những bài thơ về nỗi nhớ chồng chủ yếu là tâm trạng buồn nhớ dằng dặc,nao lòng của các chinh phụ đối với chinh phu vào giai đoạn đất nớc có loạn ly.Gia đình đang yên ấm bỗng tan đàn sẻ nghé chỉ vì tham vọng của một số kẻngông cuồng a thích chiến tranh Tình huống này dẫn đến sự đa diện về đề tàicủa Đờng thi: đề tài chiến tranh, đề tài ngời phụ nữ và “hình tợng ngời phụ nữ nổi bật trong thơ Lý Bạch là hình tợng ngời chinh phụ ” [18;20]

Môt loạt bài thơ: “Tý dạ ngô ca” là sự thức tỉnh của chinh phụ bởi

cơngió từ quan ải thổi về mang theo bao tình cảm nhớ mong “Đảo Y thiên”

tình cảm lại tơng phản: ngời chinh phụ có tia hy vọng lóe lên ngay nhữngdòng thơ đầu phút chốc bị vụt tắt phũ phàng ở đây ngời phụ nữ phải xa chồng

10 năm nên sự nhớ mong thật sâu sắc, mãnh liệt Thi phẩm là đỉnh cao của

Trang 23

tính hàm súc “Trên những chữ lu lại cho ngời đọc những d địa mà suy ngghĩ sâu xa tìm ra khiến họ thu hoạch đợc ý ở ngoài lời, âm thanh ngoài dây (” LýHuyền Thâm) Bên cạnh khắc họa tâm cảnh nỗi thơng, niềm nhớ của chinh

phụ, hình ảnh chinh phụ còn hiện lên qua tởng tợng của chinh phu và sức gợi

tố cáo chiến tranh đã chia loan rẽ thuý cũng đợc đề cập … t tởng của tác giảquả là vợt ra ngoài câu chữ trong bài thơ

Nỗi nhớ ” là tình cảm đẹp và đợc biểu hiện đầy hình tợng gợi cảmtrong thơ Đờng khi có sự chia xa Nó cũng là sự đồng cảm sâu sắc với các đôilứa đang trong tình cảnh chia ly, cùng lòng oán giận các thế lực làm nên nỗichia biệt đó

2.2 nỗi buồn chia ly và sự sầu hận

Tình yêu không chỉ có hạnh phúc đắm say, hay rạo rực nhung nhớ… Nỗi

đau dang dở cũng là một bức tờng ngăn cách của khu vờn tình Nỗi buồn phảibiệt ly ngời thơng hay nỗi oán hận, sầu hờn kẻ gây biệt ly cũng làm nên diệnmạo của thơ tình đời Đờng Qua khảo sát, chúng tôi thấy nỗi buồn chia ly và

sự sầu hận là lĩnh vực đợc đề cập nhiều nhất trong thơ về tình yêu ở đời Đờng:27/60 bài (chiếm 45%) (108 bài thơ tình Trung Hoa, Nguyễn Thị Bích Hải tuyển chọn).

2.2.1 Nỗi buồn chia ly “Gió thu thổi thê thiết

Ngời buồn xót ly biệt”[8;98]

Edmond Haraucourt từng nói “chia ly là chết đi một ít ” ông dã coi “ chia ly” là thủ phạm làm cho lòng ngời tê dại, hóa kiếp Còn gì buồn hơn khi đôi lứa do

ông tơ bà nguyệt xe duyên cho đôi lứa rồi lại phải chia xa Một loạt bài thơ, ngay

từ nhan đề cũng tỏ bầy thái độ “oán”, “hận” đối với sự chia xa: “cổ biệt ly , Cổ” ”

oán biệt (Mạnh Giao)” …Chua chát hơn “Tân hôn biệt (Đỗ Phủ), Tam niên” “

biệt (Bạch C Dị) Thiên nhiên cũng vấy lên nỗi buồn của lòng ngời.

Sáp sáp thu phong sinh Sầu nhân oán ly biệt

Trang 24

Hàm tình lớng tơng hớng Dục ngữ khí tiên yết”

(Gió thu nổi gấp gáp - Ngời buồn oán hờn vì ly biệt - Chan chứa tình khi đối diện nhau - Muốn nói đã nghẹn lời) [8; 97]’

Bài thơ vẽ nên cảnh chia ly có nghẹn ngào của gió thu, có nỗi hờn oánkhông thể thốt lên câu của lòng ngời…Nét đau buồn nghẹn uất của những câuthơ trên vợt qua vỏ ngữ nghĩa trực tiếp của ngôn từ

Tiếng than tha thiết, não nề của Thôi Hộ khi trở lại tìm ngời yêu màchẳng gặp ngàn năm xa còn vọng lạị:

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu xung phong”

(Trớc sau nào thấy bóng ngời- Hoa đào năm ngoái còn cời gió đông) [8,

181]

Thi phẩm tứ tuỵêt này là bài thơ tình vang danh của Đờng thi Nổi tiếng bởicho chúng ta thấy đợc ngời Trung Hoa “khắc khổ và đa tình, đạo mạo và phóng túng” [8;7] Bài thơ nh giai thoại có liên quan đến câu chuyện tình lãng mạn của

Thôi Hộ

Tiếp cận, thẩm thấu thi phẩm mới thấy đợc con ngời, thi sĩ đời Đờng cũng

đa tình và si tình lắm Bài thơ là tâm sự của chàng trai khi hồi tởng lại một kỷniệm nhớ đời Ngày xuân năm trớc tới trang trại gặp một “nhân diện” “tơng ánh hồng ” Cũng vào ngày ấy năm sau, vì sự thôi thúc của trái tim, chàng trai trở lạinhng vật đổi sao dời,cảnh đó mà ngời đâu, đành thốt lên não nề: “nhân diện bất tri hà xứ khứ?”- hẫng hụt, nuối tiếc bởi ớc vọng gặp mặt cố nhân không thành.

Câu hỏi - lời thốt ngỡ ngàng của chàng trai khi không thấy ngời đẹp còn xót xa,buồn nghẹn vang mãi muôn đời

Nỗi buồn đôi lứa chia ly cũng đợc thể hiện trong thơ của nhà thơ hiệnthực Đỗ Phủ Thơ Tử Mỹ đợc mệnh danh là “thi sử”nhng ngòi bút của ông

không phải không chạm đến tình cảm cá nhân:

Trang 25

Kết phát vi quân thể Tịch bất mãn quân sùng

Mộ hôn thần cá biệt Vô mãi thái thông mang”

(Vấn tóc về làm vợ anh- Giờng của anh em nằm cha ấm chiếu - Chập tối đa dâu sớm mai từ biệt - Há chẳng là quá vội vàng?) [13;160]

Bài thơ chứa chất nỗi xót xa, cay đắng khi ngời chồng phải vội vã dứt

áo ra đi chỉ ngay sau ngày cới Tân hôn là niềm hạnh phúc đợc đoàn viênthiêng liêng nhất của cả đời ngời nhng ở đây lại biến thành ngày ngập tràn n-

ớc mắt biệt ly Tình huống biệt ly oái oăn này là bản cáo trạng đanh thép phêphán, lên án chiến tranh phi nghĩa cũng nh chính sách vét lính đã làm tan tànhnhững giấc mơ lứa đôi Chọn ngay chi tiết ngang trái “Tân hôn biệt ,” nhà thơkhiến cho sức nặng của bản cáo trạng càng sâu sắc Theo tục lê của ngờiTrung Quốc đơng thời, sau khi cới ba ngày cô dâu phải làm đủ các thủ tục-lễnhà thờ họ, đi tảo mộ, lạy cha mẹ chồng - mới đợc xem là cô dâu chính thức.Thế mà ở đây, giai cấp thống trị nhà Đờng bất chấp thủ tục tuyển lính thôngthờng, bất chấp phong tục truyền thống, chỉ vì mục đích bản thân mình đangtâm tớc đoạt hạnh phúc cá nhân tối thiểu của con ngời…Đồng cảm với khátvọng riêng t bị chà đạp, các tác giả Đờng thi không chỉ len lỏi ngòi bút tận nẻosâu tâm trạng con ngời mà còn phản ánh hiện thực xã hội bấy giờ Những vầnthơ tình lãng mạn bay bổng cũng chính là bản cáo trạng thâm thúy, rõ sắc nhất

để lên án những kẻ chà đạp lên quyền hạnh phúc của con ngời Thơ tìnhkhông chỉ chìm lấp bởi cảm xúc lứa đôi nó còn tỏ ra nhất đắc dụng trong việcphản ánh hiện thực xã hội

2.2.2.Sự sầu hận Hận này dằng dặc dễ hầu có nguôi”[6;120]

Đây là nét đặc thù khu biệt nhất của thơ tình yêu trong Đờng thi Khicảm xúc đợc đẩy lên mạnh mẽ hơn thì nỗi đau buồn đã trở thành niềm cămhận, oán sầu Căm hận những kẻ bạc tình nỡ buông theo gió mây những lờithề nguyện chung thủy, căm hận sự dửng dng vô tình của kẻ cới ngời ta về làm

vợ nhng lại không cho quyền làm vợ tuyển chọn “108 bài thơ tình Trung Hoa”

Trang 26

(Nguyễn Thị Bích Hải) ở phần thơ tình Đờng thi có tới 16/60 bài chứa tâm

trạng đó: 8 từ “hận”, 5 từ oán“ ”, 3 từ “sầu ” Ngay đầu đề của hàng loạt bàithơ cũng sáng rõ điều ấy: “khuê oán” (Vơng Xơng Linh), “oán tình” (Lý

Bạch), “xuân oán ” (Kim Xơng Tự), “trờng hận ca ” (Bạch C Dị)…

Căn nguyên làm nên nỗi oán hờn, giận căm cũng đợc biểu đạt phongphú đủ các cung bậc: Đó là tiếng trách móc sầu hận những kẻ phụ tình khônggiữ trọn lời hứa thủy chung Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ,nạm nhân luôn là những phụ nữ yếu đuối bị ruồng rẫy khi nhan sắc tuổi xuânkhông còn nh thủa ban đầu Các thi nhân đồng cảm sâu sắc với nỗi chua chát

Thiếu phụ trong “Giang nam khúc ” (Lý ích) lại luôn vò võ trong cảnhchờ đợi Nàng hối tiếc dã trao duyên nhầm cho kẻ không biết quý trọng tìnhnghĩa Lời than vãn “giá dữ lộng triều nhi (thà lấy ngời chèo thuyền cho xong) nghẹn ngào của nàng đã đánh động, lay thức mọi mối cảm thông của

ngời đọc Cùng nói về thân phận của ngời phụ nữ và sự tráo trở của những

ng-ời đàn ông bội bạc trong xã hội phong kiến, Bạch C Dị đã thẳng thắn vạch trần

sự bội bạc ấy bằng phép so sánh: Đờng Thái Hàng hiểm trở, nớc Vu Giáp đắmthuyền cũng không bằng ngời chồng dễ đổi trắng thay đen (“Mời vào đờng núi Thái Hàng”) (dẫn theo [17;228]) Ông hiểu rõ thân phận ngời phụ nữ

Trang 27

trong xã hội phong kiến và tỏ ra đồng tình với họ “chớ làm thân gái ở trên đời , trăm năm sớng khổ tùy nơi ngời

Nỗi oán hận đợc thể hiện tập trung nhất ở đối tợng chinh phụ có chồngbuộc phải tham gia chiến tranh phi nghĩa “Khuê oán - ” Vơng Xơng Linh đã

miêu tả thành công thế giới nội tâm của ngời chinh phụ có chồng đi lính thú

xa xôi Từ “hốt” thay đổi hoàn toàn cấu tứ bài thơ, thay đổi hoàn toàn tâm

trạng “bất tri sầu” của nàng Sự chuyển tiếp đột ngột trong cấu tứ ấy đã thể

hiện thật tinh vi cú sốc trong t tởng, tình cảm của ngời thiếu phụ: “hối giao phu tế mịch phong hầu” (hối hận đã để chồng đi tòng quân kiếm ấn phong hầu) Bài thơ vừa bắt mạch đợc nội tâm thầm kín của khuê phụ, mặt khác gián

tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa Ngời khuê nữ “ hối” cũng chính là sự phê

phán của Vơng Xơng Linh đối với tham vọng khai biên, ý đồ mở cõi của kẻ

đ-ơng quyền

Trong “Xuân oán”(Kim Xơng Tự ) con chim hoàng oanh bị ngời chinh

phụ đánh đuổi vì tiếng hót của nó phá tan giấc mơ đến Liêu Tây – nơi chồngnàng đi lính Hành động đuổi con chim hoàng oanh của thiếu phụ bộc lộ lòngkhao khát đợc đoàn viên với chồng Bài thơ là bản cáo trạng đối với nhữngcuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa… Rõ ràng, thơ viết về tình yêu của Đ-ờng thi đâu chỉ gói gọn trong việc thể hiện cảm xúc lứa đôi Các tác giả cònthể hiện t tởng sâu kín của mình trong đó Bởi vì “một nhà thơ lãng mạn tích cực trớc hết phải là nhà thơ quan tâm đến những vấn đề xã hội nhng có điều cách phán ảnh và cách giải quyết vấn đề theo phơng pháp lãng mạn” [18;70]

Điều đó chứng tỏ vai trò hỗ trợ cũng nh mối liên quan mật thiết của thơ về đềtài tình yêu với các đề tài khác trong việc làm nên giá trị vừa hiện thực vừalãng mạn của Đờng thi

Nói về nỗi “hận” thì “Trờng hận ca” là nổi bật hơn cả Đây là tấm bi

kịch tình yêu của Đờng Minh Hoàng và Dơng Qúy Phi” Bài thơ bên cạnh ca

ngợi sắc đẹp và tình yêu say đắm nồng cháy của Đờng Minh Hoàng, DơngQúy Phi, còn đề cao sự chung thủy và lý tởng hóa mối tình theo chiều hớngcảm thông và chia sẻ Bài thơ tiêu biểu cho loại thơ cảm thơng của Bạch C Dị,không phải ngẫu nhiên lại đợc viết theo thể thơ cổ phong

Trang 28

Thể thơ với đặc thù đề cao tính cụ thể này “cụ thể hóa” những giây phútnồng nàn, đắm say của ái tình Khi mất ngời mình yêu, ông vua si tình này rơivào thảm cảnh đau đớn tột cùng Bao nhiêu cung phi ái nữ không làm mờ phai

đựơc hình bóng ngời đẹp Cảnh nhớ nhung sầu muộn của Đờng Minh Hoàng

( Lớp sơng nặng nề trên mái ngói uyên ơng già ngắt trăng phỉ thùy

lạnh lẽo chung đắp cùng ai?- kẽ khuất ngời còn xa nhau đã hơn mời năm trời

đằng đẵng hồn phách cha gặp nhau trong giấc chiêm bao ) [8;120]

Bạch C Dị hóa thân trong nỗi đau lạnh, buốt nhức vì cô đơn của ĐờngHuyền Tôn Những vần thơ của ông chứa chan nỗi chua xót nhng cũng thậtmãnh liệt “nếu hình ảnh trong thơ Đỗ Phủ thờng làm cho ngời ta lắng sâu vào suy nghĩ thì hình ảnh thơ Bạch C Dị thờng đập mạnh ngay vào tình cảm ngời

đời ” [7; 227] Nỗi căm hận vì tình yêu đứt gánh giữa đờng tha thiết vang lên

ngân vang mãi cùng sông núi:

Thiên trờng địa cửu hữu thời tận Thử hận niên miên vô tuyệt kỳ”

(Thấm chi trời đất dài lâu - Hận này dằng dặc dễ hầu có nguôi) [8, 120]

Bên cạnh ca ngợi, cảm thông với tình yêu nhng thiên tự sự trờng thiênnày còn :”lên án cuộc sống hoang dâm của bọn vua chúa cùng cái hậu quả n -

ớc mất tình tan của chúng ” Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã tỏ thái độ phêphán ông vua chỉ luôn đề cao sắc dục, khi có đợc Dơng Quý Phi “bỏ bê triều chính, bỏ nhiều tiền của vào những cuộc vui chơi hoan lạc vô độ” Từ đó tạo

điều kiện cho anh em Dơng Quý Phi lũng đoạn nội chính Nền thống trị mụcnát ấy đã dẫn đến cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn “gây tổn thất lớn lao cho nhân dân Trung Quốc, tổn thất mà chính triều đình nhà Đờng cũng phải gánh trách nhiệm chủ yếu, theo sổ thống kê hộ khẩu của triều đình, dân số Trung Quốc sau sự biến nay chỉ còn dới 2 triệu” [17;434] Thực tế lịch sử đợc ghi lại

Trang 29

lồng trong những vần thơ tình yêu và qua đó có sự khái quát xã hội cao độ.Thiên cổ phong này là cả t tởng, tình cảm của Bạch C Dị.

Cha bao giờ nỗi buồn đau sầu hận đến thê lơng lại nhuốm ngập trongthơ Đờng nói chung thơ tình nói riêng nh vậy Nếu thơ tình yêu của “Kinh thi”

chân phác, giản dị, thơ Ngụy - Tấn - Lục triều rạo rực say mê thiên về ngợi cathì thơ Đờng lại dằng dặc lệ buốt, tình sầu Điều này bị chi phối bởi thực tạilịch sử cũng nh t tởng của các nhà thơ “Kinh thi”, đặc biệt là từ đời Tống

cũng viết về “thề xa còn đó rành rành, này thôi anh đã phụ tình cùng em ” [13,4] Nhng nỗi căm giận chủ yếu chĩa mũi nhọn vào tình cảm riêng t với sự phụbạc của ngời tình Từ đời Tống mô tả hàng loạt “ân tình bạc bẽo, ôm mãi một mối sầu” Từ “Nhất tiễn mai” (Lý Thanh Triều) [8;226], “thoa đầu phợng”

(Lục Du) 8;243], Trờng tơng t ” (Trần Đông Phủ) [6;251]“Đều lên án lòng

ngời dễ đỏi trắng thay đen:

Hận chàng lại giống vầng trăng ấy Tạm đầy lại vơi

Tạm đầy lại vơi Nào có đoàn viên đợc mấy thời ” [8; 230]

Đời Tống thiên về xoáy sâu nỗi hận tình cá nhân và, giãi bày, mô tả nó

cụ thể khác hẳn Đờng thi ý tại ngôn ngoại và lý do để “hậu”, “sầu” còn mang

đậm căn nguyên xã hội Cả hai thời đại với phong cách khác nhau làm cho thơtình Trung Quốc thêm phong phú, đa dạng “ thơ Đờng kỳ diệu ở chỗ h, thơ Tống kỳ diệu ở chỗ thực ” (Phơng Cơng, Thạch Châu, Thi Thoại) còn DơngThận “Tham an thi thoại” quyển 8 lại điểm khác biệt “thơ đời Đờng chủ về tình, cách ba trăm bài gần, thơ ngời Tống chủ về lý, cách ba trăm bài lại xa vậy ” [23 , 133] Hàm súc của Đờng thi đã tạo thành sự bộc lộ dồn nén, kháiquát hoá cảm xúc

Các thi nhân dời Đờng đồng cảm với nỗi khát khao hạnh phúc bị tantành và “ngòi bút thi nhân đã len sâu vào tất cả mọi nơi, xông pha vào chốn cung đình u ám, cũng nh đi sâu vào quần chúng nhân dân ” [24;12] Cảm thấu nỗi cô đơn, bất hạnh của các cung nữ “má phấn” cha già ân oán đã đoạn tuyệt ” đã sáng tác hàng loạt các tác phẩm về đề tài “cung oán” Nỗi đau đớn

Trang 30

xót xa cho thân phận hồng nhan đa truân hay sự tủi nhục, hờn ghen “hoa nở lặng lẽ, cửa viện đóng im ỉm ” (Chu Khánh D) ghi cảm xúc bị bỏ rơi và sự cô

đơn, lạnh lẽo nơi hậu cung “Tây cung xuân oán” (Vơng Xơng Linh) A kiều

oán” (Lu Vũ Tình), Thợng Dơng nhân” (Bạch C Dị), cung oán “ ” (T Mã Lễ)…

gái đẹp nơi hậu cung hàng ba nghìn ngời” Vậy quyền hạnh phúc và tuổi

thanh xuân của ngời kia phải chăng cùng chung số phận bi thảm Có nhữngngời đẹp may mắn đợc thấm nhuần ơn vua một lần nhng rồi càng đắng cay,lạnh lùng hơn khi vua không bao giờ trở lại Nàng A kiều xinh đẹp đã hụt hẫngchua xót thế nào khi:

Tu du cung nữ truyền lai tín Ngôn hạnh bình dơng công chủ gia”

(Chốc sau cung nữc đa tin đến - Ân sủng dành cho kẻ khác rồi) [18;143].

Bạch C Dị thấu hiểu sâu sắc nỗi tủi hờn và khát khao hạnh phúc củacung nữ. những bài thơ viết về cung nữ của Bạch C Dị không phải là sự oán hận bình thờng, đây là bản cáo trạng đến với bọn vua chúa hoang dâm xa xỉ”

[18;194] “Thợng dơng bạch phát nhân” là bi kịch có thực của một cung nữ

thời Đờng Minh Hoàng năm 16 tuổi bị bắt vào cung, hơn 10 năm trong cungkhông đợc thấy Đờng Minh Hoàng vì bị Dơng Quý Phi ghen ngầm, nhốt kínvào cung Thợng Dơng, đến nay đã 60 tuổi, tóc đã bạc mà vẫn mặc kiểu áoquan cách đây nửa thế kỷ Nàng đã bị cớp đi quyền hạnh phúc bình thờng nhấtcủa những con ngời bình thơng Hình ảnh “hồng nhan ám lão bạch phát nhân (Má hồng phai nhạt tóc sơng nhuốm màu) nh chứa giọt nớc mắt nghẹn

uất của tác giả Bài thơ không mô tả cụ thể cái đau đớn, day dứt thèm kháthạnh phúc của tâm hồn nàng nhng ngời đọc vẫn thấy rõ đợc điều đó

Trang 31

Cùng với chủ đề ấy, “Lăng viên thiếp” lại vạch trần một hiện tợng tàn

nhẫn hơn bọn thống trị buộc chặt số mệnh ngời cung nữ vào vờn Lăng suốt

đời phụng sự bọn vua chúa đã chết Những ngời thiếp ở vờn Lăng sống cuộc

đời tẻ lạnh thê thảm Ngòi bút thi nhân đi sâu vào đời sống nội tâm thầm kíncủa họ, qua đó đã tố cáo chế độ phong kiến tàn nhẫn, độc ác và tỏ thái độ

đồng tình cảm thông với những số phận cung nữ

Thơ viết về tình yêu trong “Kinh thi”, “Hán - Ngụy - Lục triều …cũng

có đề cập đến trạng thái u sầu, uất hận nhng chỉ ở Đờng thi, do đặc trng thựctại lịch sử, t tởng cũng nh mỹ học độc đáo của nó, cha bao giờ cảm xúc này lạingập tràn đến nh vậy Điều đó càng tạo nên nét độc đáo trong thơ viết về đề tàitình yêu

2.3 Tình cảm thủy chung, đắm say

Quan điểm Nho giáo “diệt dục” không cho phép con ngời đợc tự dotrong tình yêu Đạo giáo và Phật giáo song song đồng hành để tuyên truyền

về đạo đức …nhng các nhà thơ đời Đờng vẫn không gò mình vào những gì khekhắt của tôn giáo Họ ngợi ca tình yêu với những gì đẹp nhất, trong sáng vàquyến rũ nhất theo phong cách riêng mang đặc trng thẩm mỹ thời đại

2.3.1 Thủy chung Xin kết nguyện làm chim trời liền cánh ” [8;121]

Ca ngợi, biểu dơng tình yêu chung thủy không phải nét đặc thù của thơ

Đờng Thủy chung son sắt với thề hẹn là biểu hiện không thể thiếu của tìnhyêu đích thực cũng nh không thể không xuất hiện trong thơ ca “Tiết phụ ngâm ” (Trơng Tịch), Vọng phu sơn “ ” (Lu Vũ Tích), Liệt nữ tháo“ ” (MạnhGiao), “Vọng phu thạch ” (Bạch C Dị) … là những bài ca đẹp nhất ngợi ca tìnhyêu trớc sau nh một Nếu thơ Đờng thắng thắn phê phán những kẻ “ân tình bạc bẽo ” thì tình yêu son sắt, một dạ một lòng, dù không gian, thời gian ngăntrở, cũng đợc đề cập phong phú “Không có gì cao quý và đáng kính hơn lòng chung thủy” (Cicore) Sự ngợi ca này đựơc nhiều tác giả dụng công chú trọng.

Lý Thơng ẩn đã dùng hình ảnh rất độc đáo để viết về lòng thủy chung:

Trang 32

Xuân tàn đảo tử ti phơng tận Lạp cự thành khôi lệ thủy can

(Con tằm thác đến tơ còn vớng chiếc nến cha tàn lệ vẫn sa )[8, 189]

Các nhà thơ đời Đờng hay lăy thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng, t tởngcủa mình “có sự cảm thông kì lạ giữa con ng ời và cảnh vật, đến nỗi khi con ngời không thể nói hết tâm tình của mình, vì vậy: Cảnh vật thiên nhiên bày tỏ

ở các khoảng vô ngôn của tâm tình, ng“ ” ời ta dùng ngôn ngữ của thiên nhiên

để thể hiện” [8; 48]

Nhà thơ họ Lý đã dùng qui luật tự nhiên để nói đến tính vĩnh hằng ,bấtbiến của tình yêu Sợi tơ lòng của tình yêu chung thủy, Nguyễn Du kế thừalinh động , ứng hoạt trong kiệt tác “ Truyện Kiều” của mình: “ dẫu lìa ngõ ý còn vơng tơ lòng”; dẫu rằng sông cạn đá mòn con tằm đến thác hãy còn“ –

vơng tơ”.

Thiên tình sử Trờng hận ca” (Bạch C Dị) chủ yêú ca ngợi tình cảm

thủy chung của Đờng Minh Hoàng và Dơng Qúy Phi, lý tởng hóa mối tình của

họ thành một tấm gơng về lòng thủy chung với lời thề nguyện

Tại thiên nguyên tác ti dực điểu Tại địa nguyên vi nguyên lý trí

(ở trên trời nguện làm chim liền cánh ở dới đất nguyện làm cây liền cành )[8;121]

Là cảnh tợng thật đẹp, đầy thơ mộng cho mối tình sâu sắc trớc sau nhmột và hành động Đờng Minh Hoàng trở lại Mã Ngôi tìm ngời mặt ngọc là sựminh chứng cho lòng son sắc của tình yêu thủy chung tình chồng vợ liền chặt

Đờng Minh Hoàng lặn lội tìm cho đợc Dơng Qúy Phi Nguyện vọng đó

đã đạt, đạo sĩ ở Lâm Cùng đến chơi Hùng Đồ tỏ lòng thơng vua nên mới saiphờng sĩ kắp nơi tìm đợc mỹ nhân họ Dơng Cuối cùng hai ngời gặp nhau.Nhà thơ đã lý tởng hóa mối tình giữa ngời trần và ngời tiên đó bằng đoạnnhững câu thơ thật lãng mạn, bay bổng Mối tình của họ luôn đợc trân trọng

Trang 33

Thăng) vào thời Minh Thanh, khai thác theo đề tài truyền thống đó là mối tình

mặn mà, sống chết không thay đổi đợc của Minh Phi…

Sự thủy chung trớc sau nh một trong tình cảm lứa đôi còn đợc Lu VũTích và Bạch C Dị khai thác từ đề tài trong truỳên thuýêt về ngời đàn bà trông

đợi chồng, đứng ở đầu núi mặc ngày, đêm, ma, bão nhng đợi mãi mà chồngkhông về, ngày lại ngày qua … nàng hóa đá … trong “Vọng phu sơn” và “Vọng phu thạch”

Nếu nh Lu Vũ Tích (Vọng phu sơn) dùng thể luật để giãi bày tình cảm

đau đáu nhớ nhung đến nỗi Hóa vi cô thạch khổ tơng t (hóa thành ngọn dá

trơ trọi mòn mỏi tơng t) “ cô đọng và hàm súc nh chính đặc trng của thể thơ

thì Bạch C Dị (“Vọng phu thạch )” [1;577] lại dùng thể cổ phong để lu giữ cụthể những chi tiết thể hiện sự chờ đợi đằng đằng mà da diết, câm nín của ngời

đàn bà hóa đá

Cảm thấu Đờng thi, ngời đọc cũng rất xúc động trớc tấm chân tình củangời vợ ngày đêm nhớ mong chồng Họ cha đến nỗi “hóa đá” nhng sự chuyênnhất, kiên trinh của trái tim thì một lòng một dạ nh đá kia vững vàng …Nhàthơ Đỗ Phủ đã viết về nỗi lòng ngời vợ thật tinh tế “Nguyệt dạ” đợc ghi tronglúc Đỗ Phủ bị quân An Lộc Sơn bắt giam lỏng ở Trờng An Bị giam ở Trờng

An nhng Đỗ Phủ lại tả trăng ở Phu Châu vì nơi đó có vợ mình, đang nhớ thơngchồng đén nỗi trơ trọi đứng dới sơng đêm suy t trằn trọc đến ớt đẫm mái tóc,buốt lạnh cánh tay. Ngòi bút của Tử Mỹ không len sâu vào cảm xúc yêu đơng

mà cô lắng theo chiều sâu của tình nghĩa Ông không mô tả kỹ tình cảnh củamình nhng hình ảnh ngời vợ một mình ngắm trăng dới sơng lạnh lại hiển hiệnmồn một đầy xót xa “Tình yêu là một từ để gán cho sự gợi tình của tuổi trẻ,

là nơi trú chân của tuổi trung niên và là nơi nơng tựa lẫn nhau của tuổi già”

(Johu Giardi) Thế mà giờ đây chỗ “nơng tựa” của ngời vợ chân yếu tay mềm

lại lênh đênh chốn nào Hồn thơ vì thế càng lạnh lẽo, tê buốt nh ánh trăng lẻloi của Phu Châu

Có những ngời vợ một lòng một dạ thơng nhớ chồng mà thao thức cảnăm canh, thâu suất đêm lạnh đập lụa cho vơi tình cô đơn Sự hối hả trong

Trang 34

nhịp chày không phải vì để hoàn tất công việc mà đó là để vùi lấp nỗi lo lắng,sầu muộn trong lòng:

Thiên thanh vạn thanh vô liễu thì

Ưng đáo thiên minh đầu tận bạch”

(Nghìn tiếng muôn tiếng không lúc nào dứt - Có lẽ đến sáng thì đầu bạc hết) [8;111]

Các nhà thơ đời Đờng thực sự đã hóa thân vào tâm trạng, nỗi niềm củanhững đôi lứa phải xa nhau, cảm xúc ấy thăng hoa thành những vần thơ hàmsúc, cô đọng nhng ý tình lại không ngôn từ nào thổ lộ hết

Hệ tại hồng la nh Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi Lơng nhân chấp kích minh quang lý Tri quân dụng tâm nh nhật nguyệt

Sự phu thê nghĩ đồng sinh tử Hoàn quân minh châu song lệ thùy Hận bất tơng phùng vị giá thì

(Chàng hay em có chồng rồi Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành Vấn vơng những cảm mối tình - Em đeo trong áo lót mình màu sen - Nhà em vờn ngự kề bên - Chồng em cầm kích trong đền minh quang - Nh gơng vâng biết lòng chàng - Thờ chồng quyết chẳng phụ phàng thề xa - Trả chàng ngọc

-lệ nh ma - Giận không gặp gỡ khi cha có chồng) [8;93]

Ngời thiếu phụ - nhân vật trữ tình - kiên quyết giữ tấm lòng kiên trinhvới chồng, tình cảm hay vàng bạc châu báu của ngời khác đều không thể đánh

đổi tấm lòng son sắt của nàng Tiếp xúc bài thơ, ngời dọc nhận thấy thái độkiên quyết của ngời vợ chung thủy muốn giữ trọn tình với ngời chồng Nhngbài thơ còn một dụng ý sâu xa khác mà Trơng Tịch đã khéo léo lồng vào tác

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w