Vì vậy, dựa vào khái niệm giao thông đường thủy nội địa ở trên và quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 2005 sau đây gọi là Luật giao thông đư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TỈNH KIÊN GIANG
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lớp :Tư pháp 2 - khóa 33
Cần Thơ, Tháng 3 Năm 2011
Trang 2MỤC LỤC
Trang LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
6 Bố cục đề tài 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NÔI ĐỊA 4
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 4
1.1.1 Khái niệm về giao thông 4
1.1.2 Khái niệm về giao thông đường thủy nội địa và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa 5
1.1.3 Một số thuật ngữ có liên quan trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 6
1.2 Tầm quan trọng của giao thông đường thủy nội địa 8
1.2.1 Về mặt kinh tế xã hội 9
1.2.2 Về mặt chính trị và an ninh quốc phòng 10
1.3 Lược sử hình thành và phát triển của giao thông đường thủy nội địa 11
1.4 Công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa 12
1.4.1 Nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa 13
1.4.2 Phân cấp quản lý Nhà nước về giao thông đường thủy nội địa 14
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG 21
Trang 32.1 Cơ sở pháp lý chung để quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông
đường thủy nội địa 21 2.1.1 Chủ trương, đường lối của Đảng về trật tự an toàn giao thông 21 2.1.2 Chính sách pháp luật của Nhà nước để quản lý trật tự an toàn giao
thông đường thủy nội địa 25 2.1.3 Chủ trương của địa phương về quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa 31 2.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang 38 2.2.1 Chủ thể quản lý và chịu sự quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao
thông đường thủy nội địa 38 2.2.2 Tình hình chung về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn cả nước 39 2.2.3 Tình hình vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang 41 2.3 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang 50 2.3.1 Lực lượng tuần tra kiểm soát quá mỏng không đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ được giao 50 2.3.2 Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và phương tiện đảm bảo cho việc
xử phạt còn yếu kếm 51 2.3.3 Chồng chéo trong quản lý 53 2.3.4 Một số khó khăn khác về người vi phạm và phương tiện vi phạm 54 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG 56 3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên pham vi cả nước 56
Trang 43.1.2 Nguyên nhân chủ quan 58 3.2 Phương hướng, nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa 59 3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa 62 3.3.1 Giải pháp chung cho cả nước 62 3.3.2 Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang 72 3.4 Một số kiến nghị 75 KẾT LUẬN 78
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 7
LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta có hệ thống sông ngòi chằn chịt, rất thuận lợi cho việc phát triển giao đường thủy Đặc biệt là giao thông đường thủy nội địa, đây là một lĩnh vực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước Giao thông đường thủy nội địa có tiềm năng to lớn và thực tế việc khai thác giao thông đường thủy nội địa
đã đạt hiệu quả đáng kể trong nhiều lĩnh vực của đời sống Đóng góp đáng kể vào sự phát triển của địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung
Tuy nhiên, tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn cả nước đang ở mức báo động điển hình như: tình trạng lấn chiếm sông, rạch xây cất nhà lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng, đặt đáy, vó, gây cản trở cho các phương tiện thủy tham gia giao thông ngày càng gia tăng; nhiều phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa vẩn rất thô sơ, với nhiều chủng loại, kiểu dáng không đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; còn rất nhiều phương tiện thủy chưa đăng kiểm, nhiều bến khách không được cấp phép nhưng vẩn hoạt động,…làm cho trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa nảy sinh nhiều phức tạp Thêm vào đó, trình độ hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa của người dân thấp lại ít được tuyên truyền, phổ biến
Trước thực trạng trên cần phải có những giải pháp kịp thời và thật sự hiệu quả để khắc phục Để từ đó, làm cho giao thông đường thủy nội địa thật sự đóng góp vai trò của mình với sự phát triển của đất nước Vì vậy, người viết chọn đề
tài “Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa
bàn huyện Giồng Riêng tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân
luật khóa 33 năm học 2007-2011
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của tình hình trật tự an toàn
Trang 8lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, cùng với việc ban hành luật giao thông đường thủy nội địa là những nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị…để điều chỉnh các vấn đề
về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Nhưng trên thực tế, vẩn chưa tìm thấy giải pháp thật sự hiệu quả để có thể giải quyết rốt ráo vấn đề Bên cạnh
đó, người viết cũng tìm thấy một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này ở một số tỉnh, thành phố hoặc một số vùng kinh tế như: Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên, điểm chung của những công trình nghiên cứu này là đều nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn của một tỉnh hoặc một vùng nhất định Mà, hiện nay, trên địa bàn một số Huyện giao thông đường thủy chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức Theo người viết nếu quản lý tốt trên địa bàn của từng Huyện thì người viết tin rằng tình hình trật tự
an toàn giao thông đường thủy nội địa sẽ có thể nhanh chóng đi vào nề nếp
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường
thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” người viết đã tiến
hành tìm hiểu, phân tích tình hình, thực trạng và những nguyên nhân gây nên tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa Trên cơ sở đó, người viết
đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị mong rằng có thể cùng với những công trình nghiên cứu khác hạn chế và dần đi đến làm giảm tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa đang gia tăng không ngừng như hiện nay làm thiệt hại không nhỏ về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
của đất nước
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông
đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” người viết
đã tìm hiểu công tác quản lý của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
Trang 9thủy nội địa; trên cơ sở, lấy thực tiển từ huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang Từ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và công tác quản lý giao thông đường thủy trên địa bàn người viết đã tiến hành phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm gây mất trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa hiện nay Để từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp chung cho cả nước và giải pháp riêng trên địa bàn nhằm hạn chế và dần đưa trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đi vào nề nếp
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này người viết đã sử dụng chủ yếu một
số phương pháp: Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, điều tra và thu thập số liệu để phân tích, phân tích luật viết
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có sự hướng dẩn tận tình của giáo viên hướng dẫn và người viết đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian và kiến thức nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, chắc hẳn không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, người viết rất mong những đóng góp, phản hồi của người đọc, đặc biệt là hội đồng phản biện về các phương diện của đề tài để người viết có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này
Thông qua đây, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô khoa luật và đăc biệt là thầy Võ Duy Nam người trực tiếp hướng dẫn
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Để tìm hiểu cơ sở lý luận về giao thông đường thủy nội địa, người viết đã đưa ra một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, lịch sử hình thành và phát triển của giao thông đường thủy nội địa Nêu lên tầm quan trọng của giao thông đường thủy và công tác quản lý của Nhà nước đối với giao thông đường thủy nội địa Thông qua đó, người viết làm cho người đọc thấy được tầm quan trọng của giao thông đường thủy nội địa đối với sự phát triển của đất nước và vai trò quan trọng của công tác quản lý của Nhà nước đối với việc thiết lập trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
1.1.1 Khái niệm về giao thông
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, một trong những ước mơ của con người
là việc đi lại và vận chuyển được thuận tiện, nhanh chóng và an toàn Nhiệm vụ chủ yếu của ngành giao thông vận tải là làm dịch vụ vận chuyển Do vậy, cùng với các phát minh về khoa học kỹ thuật, hệ thống giao thông vận tải cũng được nâng cấp dần Các phương tiện vận chuyển, mạng lưới cầu đường, bến cảng, sân bay ngày càng được nâng cấp và hiện đại hơn, từ con đường thô sơ trước đây nay có đường cao tốc…Từ cầu tre, cầu khỉ nay có cầu bê tông vĩnh cửu, cầu dây
văng dài hàng chục ki lô mét
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của Việt Nam, hệ thống giao thông cũng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn, phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng Cùng với giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giao thông đường thủy đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập với sự phát triển chung của toàn cầu như hiện nay
Theo từ điển tiếng việt thì giao thông được hiểu là “việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của con người và phương tiện chuyên chở”
Trang 111.1.2 Khái niệm về giao thông đường thủy nội địa và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
Để làm rỏ khái niệm giao thông đường thủy nội địa thì cần làm rõ thêm khái niệm về đường thủy nội địa
Theo định nghĩa của Luật thì “Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên
hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao
nội địa bao gồm cả đường sông và vùng biển thuộc nội thủy (các vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế không phải là đường thủy nội địa) Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia,
Đường thuỷ nội địa quốc gia là tuyến đường thuỷ nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc tuyến đường thuỷ nội địa có hoạt động vận tải thuỷ qua biên giới
Đường thuỷ nội địa địa phương là tuyến đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Đường thuỷ nội địa chuyên dùng là luồng chạy tàu, thuyền nối liền vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng với đường thuỷ nội địa quốc gia hoặc đường thuỷ nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân đó
Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
về quản lý đường thủy nội địa
Trang 12Như vậy, có thể hiểu giao thông đường thủy nội địa là toàn bộ hoạt động
của con người tự mình hoặc sử dụng phương tiện thủy nội địa để tiến hành các hoạt động trên đường thủy nội địa
Trên thực tế khi nói đến trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa thì mọi người đều có thể hiểu Tuy nhiên, cho đến hiện nay người viết chưa tìm thấy một định nghĩa chính thức Vì vậy, dựa vào khái niệm giao thông đường thủy nội địa ở trên và quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 2005 (sau đây gọi là Luật giao thông đường thủy nội địa 2005) thì trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa có thể được định nghĩa như sau:
“là việc tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đối với kết cấu
hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa”
1.1.3 Một số thuật ngữ có liên quan trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa là hoạt động của người, phương
tiện tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa và quản lý
nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa
Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn
bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an
toàn
Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện
qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua
đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải Hành lang bảo vệ
Trang 13luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt
báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông
Thanh thải là việc loại bỏ các vật chướng ngại trên đường thuỷ nội địa Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các
cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên
đường thuỷ nội địa
Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức
người hoặc sức gió, sức nước
Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác
để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thuỷ
nội địa
Hoán cải phương tiện là việc thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của
phương tiện
Phương tiện đi đối hướng nhau là hai phương tiện đi ngược hướng nhau mà
từ phương tiện của mình nhìn thấy mũi phương tiện kia thẳng trước mũi phương tiện của mình
Đoàn lai là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển
nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn
Đoàn lai hỗn hợp là đoàn lai được ghép thành đội hình có ít nhất hai trong
ba phương thức lai kéo, lai đẩy, lai áp mạn
Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng
hoá, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoang két, lương thực, thực phẩm, hành khách và hành lý, thuyền viên và tư trang của họ
Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở trên
phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi
Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn
phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động
Mạn được gió của thuyền là mạn có hướng gió thổi vào cánh buồm chính
Trang 14Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện
không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người
Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện
không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người
Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có
động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc
bè
Hoa tiêu đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là hoa tiêu) là người tư vấn, giúp
thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn
Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện để vận tải người,
hàng hóa trên đường thuỷ nội địa
Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng
hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải
Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá,
hành khách với người kinh doanh vận tải
Người nhận hàng là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận
chuyển
Hành lý là vật dùng, hàng hoá của hành khách mang theo trong cùng
chuyến đi, bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi
Bao gửi là hàng hoá gửi theo bất kỳ phương tiện chở khách nào mà người
gửi không đi cùng trên phương tiện đó
Trang 151.2 Tầm quan trọng của giao thông đường thủy nội địa
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì chắc chắn không thể không có giao thông Mà, giao thông còn phải phát triển kịp thời để đáp ứng được nhu cầu
phát triển của đất nước Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ
Nước ta có một hệ thống đường thủy đa dạng, gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển kinh tế của đất nước Để đáp ứng được yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước đã khẳng định ngành giao thông vận tải nói chung và giao thông đường thủy nội địa nói riêng có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của đất nước
1.2.1 Về mặt kinh tế, xã hội
Ở nước ta có trên 2.360 con sông, kênh, với tổng chiều dài gần 42 nghìn kí
thông đường thủy nội đại giữ vị trí rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long Mạng lưới giao thông thủy nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long vốn được hình thành từ việc cha ông ta tận dụng kênh, rạch tự nhiên, mở rộng khơi sâu và đào thêm các kênh ngang nối liền các dòng sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long và nối các sông với biển Đông Với hệ thống sông chằn chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân vừa là tuyến giao thông nối kết giữa các vùng Với
29000 km đường sông cho nên so với toàn quốc, hoạt động giao thông đường
thủy ở đồng bằng sông Cửu Long tấp nập hơn hẳn Trong khi tỷ lệ hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy trên cả nước trung bình là 34,5% thì ở đồng bằng sông Cửu long là 66%; tỷ lệ vận chuyển hành khách cả nước là 15,3% thì
Trang 16đồng bằng sông Cửu Long là 32% Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh, việcgiao
Giao thông đường thủy nội địa đã tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng…cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường, tạo mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương
So với các phương thức vận tải khác, vận tải thủy có nhiều ưu việt: Giá thành không cao, vận tải được nhiều, ít gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng được việc chuyên chở những hàng hóa có khối lượng lớn
Sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng của đất nước làm gia tăng nhu cầu vận tải, khả năng của hệ thống vận tải trên bộ đang “quá tải” làm cho hiện tượng tắc nghẽn giao thông đã trở nên trầm trọng, kéo theo tai nạn giao thông gia tăng không ngừng trong những năm gần đây Và việc phát triển giao thông đường thủy nội địa đã phần nào góp phần hạn chế được tình trạng trên
Ngoài ra, từ những vùng sâu, vùng xa giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn cho đến những vùng đô thị giao thông đường bộ khá phát triển giao thông đường thủy nội địa cũng đã góp phục vụ tích cực cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, giúp người dân sinh hoạt một cách thuận tiện
1.2.2 Về mặt chính trị và an ninh quốc phòng
Từ xa xưa ông cha ta đã tận dụng đường thủy để đánh thắng ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược thống nhất đất nước, giao thông thủy nội địa ngoài việc phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc còn vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đạn dược đã được vận chuyển vào Nam để phục vụ cho tuyền tuyến
Hơn nửa thế kỷ, trải qua các thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và
(4)
Trang 17đổi mới kinh tế, giao thông đường thủy nội địa luôn luôn đóng góp đáng kể cho
sự nghiệp phát triển của đất nước
Ngày nay, trong thời bình giao thông đường thủy nội địa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội của đất nước Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và chiến lược quy hoạch phát triển giao thông vận tải kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng
Tóm lại, chúng ta thấy dù trong thời chiến hay thời bình giao thông đường
thủy nội địa ở nước ta đã và đang phục vụ tích cực, tác động trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội cũng như về chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước
1.3 Lược sử hình thành và phát triển của giao thông đường thủy nội địa
Ngày 11/8/1956, Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ban hành Quyết định số 70/CP thành lập Cục Vận tải thủy Việt Nam Từ đó ngày 11/8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Cán bộ công nhân viên ngành vận tải thủy nội địa
Thời kỳ xây dựng hoà bình ở miền Bắc (1956-1965) Là thời kỳ xây dựng,
tổ chức, tập hợp lực lượng vận tải sông tư nhân cùng với quốc doanh non trẻ, đảm bảo vận chuyển hàng hoá khôi phục kinh tế góp phần đặt nền móng cho nền công nghiệp Xã hội chủ nghĩa
Ngày 5/5 năm 1965 Cục đã tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải ra QĐ 1046/QĐ Giải thể Cục Vận tải thủy để thành lập Cục Vận tải đường biển và Cục Vận tải đường sông
Giai đoạn xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chống Mỹ cứu nước (1966-1975) là thời kỳ ngành trải qua nhiều thử thách: vừa phát triển lực lượng phục vụ sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiến hành chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện cho chiến trường giải phóng miền Nam
Năm 1975 sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Phân Cục Đường sông phía Nam, tiền thân của Chi Cục
Trang 18Ngày 19-11-1989 Cục Đường sông chuyển đổi tổ chức Ngành Đường sông được tổ chức thành hai khối gồm ba liên hiệp:
- Liên hiệp các xí nghiệp vận tải sông I ở miền Bắc;
- Liên hiệp các xí nghiệp vận tải sông II ở miền Nam;
- Liên hiệp các xí nghiệp giao thông đường thuỷ
Năm 1993 trong xu thế đẩy mạnh công cuộc đổi mới của kinh tế đất nước theo nền kinh tế thị trường với mô hình quản lý mới bằng thể chế và pháp chế, Cục Đường sông Việt Nam tái được thành lập (ngày 30/01/1993)
Kể từ năm 1993, khi chuyển từ nền kinh tế quản lý theo kế hoạch sang quản
lý theo pháp chế và thể chế (từ 1993 đến 1998) chúng ta đã xây dựng được nhiều văn bản các loại mà đỉnh cao là Nghị định 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của chính phủ về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Nghị định đã đi sâu vào các vùng nông thôn, xã ven sông, tạo ra sự chuyển biến về ý thức pháp luật của người dân và hiểu biết về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành là Cục Đường sông Việt Nam
Từ năm 2000 đến nay, do nhu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng cao, việc tham gia tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) được đặt lên hàng đầu để đưa Việt Nam đến với sân chơi lớn đòi hỏi phải có một Bộ Luật về giao thông đường thủy nội địa khoa học, chặt chẽ, đầy đủ và thông thoáng Những nhà soạn thảo Luật đường thủy nội địa lại tập trung cao độ để hoàn thành Luật giao thông đường thủy nội địa trình Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2005
Hơn 50 năm qua, giao thông đường thủy nội địa luôn phát huy tốt vai trò của mình trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Dù được đánh giá là một bộ luật có tính hoàn thiện cao nhưng cho đến nay Luật giao thông đường thủy nội địa lại không mang lại hiệu quả triệt để trong áp dụng như mong muốn của nhà làm luật do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trang 191.4 Công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
Để đáp ứng được yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước đã khẳng định Giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng Trong đó, tận dụng thế mạnh của mạng lưới sông kênh có mật độ cao, chảy qua hầu hết các tỉnh, thành phố, thị xã đến tận thôn ấp và các sông lớn liên quan tới nhiều nước trong khu vực có khả năng vận tải cao đang còn nhiều việc phải làm Ý thức được vấn đề này Bộ giao thông vận tải đã tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vận tải thủy nội địa đến năm
2020 Điều đó cho thấy giao thông đường thủy nội địa đóng vai trò thật sự quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
Trong những năm gần đây công tác quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa được các cấp ngành quan tâm đã huy động sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa vẫn còn nhiều diễn biến rất phức tạp, khó lường Tình trạng hầu hết phương tiện thủy kinh doanh vận tải, đò ngang đều chở quá số người theo quy định, chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn vẫn diễn ra phổ biến, có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào
Do đó, đòi hỏi các ngành chức năng từ Trung ương cho đến địa phương cần
có giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa trong công tác quản lý để dần đưa trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đi vào nề nếp
1.4.1 Nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
1.4.1.1 Nội dung quản lý
Để thực hiện tốt việc quản lý về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định các hoạt
Trang 20Quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thủy nội địa Quy định về phương tiện thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện Quy định về quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện
Quy định về hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, cảng vụ và hoa tiêu đường thủy nội địa, vận tải thủy nội địa
Các hành vi vi phạm các nguyên tắc trên sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 09-2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
1.4.1.2 Nguyên tắc quản lý
Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự,
an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật
Phát triển giao thông đường thuỷ nội địa phải theo quy hoạch, kế hoạch và đồng bộ
Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp
Trang 211.4.2 Phân cấp quản lý Nhà nước về giao thông đường thủy nội địa
1.4.2.1 Cơ quan chủ quản ở Trung ương và các bộ ngành có liên quan
Cơ quan chủ quản ở Trung ương bao gồm: Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải
Đối với chính phủ
Tuy nhiên, chỉ quản lý ở tầm vĩ mô Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý cho từng
cơ quan cụ thể Trong đó, Bộ giao thông vận tải thực hiện quản lý chung và chịu trách nhiệm trước Chính phủ Bộ giao thông vận tải cùng phối hợp với một số bộ
và cơ quan ngang bộ khác có liên quan để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn cả nước
Để làm tốt công tác quản lý hiện nay ngoài Luật giao thông đường thủy nội địa do Quốc Hội ban hành, Chính phủ đã ban hành một số văn bản liên quan đến giao thông đường thủy như sau: Nghị định số 09/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa; Nghị định số 21/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật giao thông đường thuỷ nội địa; Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa Ngày 29/6/2007, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính Phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
thông đường thủy nội địa Bộ giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Ban hành tiêu chuẩn ngành nghề: Kỹ thuật công trình giao thông đường thủy nội địa; kỹ thuật các loại phương tiện đường thủy; hành nghề thiết kế; đóng
Trang 22
mới; sữa chữa phương tiện thủy nội địa; công bố mở (đóng) luồng chạy tàu, thuyền, cảng, bến; cơ sở vật chất về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa
Ban hành quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam
Quy định tổ chức hoạt động của cảng, vụ đường thủy nội địa (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng) Đăng ký, cấp biển số, quản lý các loại phương tiện thủy nội địa, trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng và các phương tiện đánh bắt thủy sản
Cấp giấy phép vận tải hàng hóa, hành khách cho phương tiện thủy nội địa tham gia kinh doanh vận tải
Cấp giấy phép sử dụng vùng nước có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
Tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp bằng tốt nghiệp, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên
Thanh tra bảo vệ công trình giao thông, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền
Phối hợp Bộ Nội vụ theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông dường thủy nội địa để có biện pháp ngăn chặn xảy ra
Để quản lý hiệu quả về Giao thông đường thủy nội địa ngoài số Nghị định 09/2005 NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa Chính phủ còn ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực Giao thông đường thủy nội địa như: Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa, Quyết định 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Quyết định 970/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 15 tháng
4 năm 2009 quy định về việc công bố các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, Quyết định 19/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày
Trang 2318/9/2008 ban hành “Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa”
Các Bộ ngành có liên quan
Bộ Công an, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã ban hành các quyết định, thông tư để hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định của Chính phủ; đồng thời đã tổ chức, xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, nhiều biện pháp để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về Trật
tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật cụ thể:
Bộ Công an
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ thủy sản thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; tổ chức lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy nội địa tuần tra, kiểm soát đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường thủy nội
địa… bao gồm:
Kiểm tra kỹ thuật, đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa của lực lượng Công an nhân dân (trừ phương tiện làm nhiệm vụ kinh tế do Bộ Giao thông vận tải đăng ký, kiểm tra kỹ thuật và cấp phép hoạt động)
Tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa
Tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thông kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, đề xuất các phương pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Lập các trạm kiểm soát giao thông đường thủy nội địa Quy định nhiệm vụ quyền hạn của các trạm kiểm soát giao thông
Trang 24Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ đơn vị quản lý công trình giao thông và lực lượng tham gia giao thông trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo
vệ công trình giao thông đường thủy nội địa
Bộ thủy sản
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch mạng lưới cảng cá, bến cá, khu vực hoạt động thủy sản trên đường thủy nội địa; chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với tàu cá hoạt
động trên đường thủy nội địa
Đăng ký, cấp biển số, quản lý các phương tiện đánh bắt thủy sản
Giao vùng nước để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có liên quan đến luồng chạy tàu, thuyền và hành lang bảo vệ luồng sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành đánh bắt thủy sản không gây ảnh hưởng giao thông trên luồng chạy tàu, thuyền
Đưa nội dung pháp luật giao thông vận tải đường thủy nội địa vào các trường đào tạo thuyền viên tàu cá theo chương trình quy định
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan khi xây dựng quy hoạch hệ thống đê điều, công trình thủy lợi và kế hoạch phòng, chống lụt, bão có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; chỉ đạo thực hiện việc đặt, duy trì báo hiệu đường thủy nội địa đối với các công trình thủy lợi và thanh thải kịp thời các công trình thủy lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng đến luồng và hành lang bảo vệ luồng
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông, quản lý khai thác tài nguyên có liên quan đến luồng và hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa
Trang 25Các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác
Các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường thủy nội địa Khi xây dựng dự án và trước khi thực hiện các công việc sau đây phải được sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải:
Xây dựng các công trình vượt sông, các công trình trong phạm vi bảo vệ đường thủy nội địa
Vận hành các công trình liên quan đến điều tiết nước có ảnh hưởng đến giao thông đường thủy nội địa (trừ trường hợp có liên quan đến chống lũ)
Khai thác tài nguyên khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đường thủy nội địa Các cơ quan thông tin, báo chí, đài phát thanh, truyền hình của trung ương
và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và không thu phí
1.4.2.2 Cơ quan quản lý đường thủy nội địa địa phương
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo các cơ sở, ban, ngành trực thuộc
và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thủy nội địa trong phạm vi địa phương
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa của địa phương
Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương
Trang 26Tổ chức, chỉ đạo các ngành trong phạm vi quản lý của địa phương và Uỷ ban nhân dân cấp Huyện, cấp Xã tiến hành mọi biện pháp cần thiết để: Thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương;
Đăng ký, cấp phép hoạt động phương tiện thủy nội địa theo quy định của
Bộ Giao thông vận tải;
Đào tạo thuyền viên, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Tổ chức, sắp xếp bến, bãi, nơi neo đậu của phương tiện, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hợp chợ trên đường thủy nội địa tại địa phương
Thực hiện các biện pháp chống thải bùn, cát, đất, đá, sỏi, rơm rạ, các chất thải công nghiệp chưa xử lý, chất thải dân sinh xuống đường thủy nội địa; bảo
vệ phao tiêu báo hiệu, các công trình giao thông đường thủy nội địa tại địa phương
Căn cứ pháp luật của nhà nước, các quy định của Bộ Giao thông vận tải và tình hình thực tế của địa phương, từng bước giải tỏa việc lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền tại địa phương
Tổ chức cứu người, phương tiện, tài sản và giải quyết hậu quả khi có tai nạn giao thông xảy ra trên đường thủy nội địa tại địa phương
Phổ biến tuyên truyền giáo dục thực hiện pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho các đối tượng có liên quan tại địa phương
Tổ chức kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ của lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương; kiểm tra, xử lý
vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền
Qua phân tích trên ta thấy, giao thông đường thủy nội địa có vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống xã hội, vấn đề trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa là vấn đề quan trọng và là trách nhiệm của toàn xã hội Để quản lý tốt vấn đề trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Nhà nước ta đã ban hành các văn bản luật, dưới luật quy định trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
Trang 27nhau đã gây khó khăn trong công tác quản lý, làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đang trở thành vấn đề của xã hội và cần những giải pháp quyết liệt, thật sự hiệu quả mà người viết sẽ đề cập trong chương tiếp theo
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
để quản lý và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa, tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa của đối tượng tham gia giao thông chưa cao,…tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa có thể xảy ra đột biến, khó lường Sự quan tâm thích đáng và đề cao được trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa sẽ góp phần đặc biệt quan trọng đảm bảo hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được an toàn, thuận lợi và phát triển bền vững trong tình hình mới
2.1 Cơ sở pháp lý chung để quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
Đường thuỷ nội địa ở nước ta có lợi thế vô cùng to lớn không chỉ đối với lĩnh vực giao thông vận tải mà còn là lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước
Để phát huy và tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh trên lĩnh vực đường thuỷ nội địa, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với bảo đảm quốc phòng an ninh trên đường thuỷ nội địa
2.1.1 Chủ trương, đường lối của Đảng về trật tự an toàn giao thông
Thời gian qua, mặc dù các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, nhưng tai nạn giao thông và tình trạng ùn tắc giao thông vẫn liên tục tăng cao và ngày càng nghiêm trọng, hàng năm làm chết và bị thương hàng chục nghìn người, gây thiệt hại lớn về vật chất, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, an sinh
Trang 29xã hội và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng, lâu dài cho nhiều gia đình và xã hội
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các cấp còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn rất kém, trong khi đó, các cấp Uỷ Đảng lại chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức lĩnh vực công tác này
Trước tình hình đó, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chặn đứng và đẩy lùi tai nạn giao thông Ban Bí Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông Chỉ thị đã nêu lên những giải pháp cụ thể cần làm trước mắt và đặt ra những giải pháp cơ bản lâu dài nhằm giải quyết tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa hiện nay
Một mặt, để giải quyết tình hình trước mắt Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ
thị thiết lập trật tự an toàn giao thông trong phạm vi toàn quốc; các cấp Ủy Đảng phải quán triệt và coi công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm, phải tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp chặn đứng tình trạng gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông Mỗi Đảng viên phải đi đầu, gương mẫu chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Tập trung hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng các chính sách ưu tiên phát triển nhanh phương tiện vận tải công cộng Các thành phố, thị xã lớn chủ động tìm nguồn tài chính và phân bổ hợp lý nguồn tài chính này để phục vụ tốt nhất công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quan tâm giải quyết các chính sách về trang bị, đãi ngộ cho các lực lượng trực tiếp thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn
Trang 30Kiện toàn bộ máy chỉ đạo an toàn giao thông từ Trung ương đến các địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp phải trực tiếp làm trưởng ban an toàn giao thông ở cấp mình và chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo cấp trên về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi địa phương
Thành ủy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn tập trung chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp xây dựng chương trình hành động hạn chế tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông; trong đó trọng tâm là đẩy mạnh phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng; cải tạo, nâng cấp xây dựng mới kết cấu
hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải khách công cộng; nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức quản lý và điều hành giao thông
đô thị Khẩn trương xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch các khu dân cư
và quản lý chặt chẽ các quy hoạch đã được duyệt, sắp xếp hợp lý nơi họp chợ, buôn bán
Triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, phối hợp đồng bộ các lực lượng thực thi pháp luật, các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng tham gia đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các hành
vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Các phương tiện thông tin đại chúng tập trung phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo dư luận xã hội ủng hộ các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông,
ùn tắc giao thông do Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành; nêu gương người tốt, đi đôi với phê phán nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; bảo đảm để công tác giáo dục an toàn giao thông phải đến từng hộ gia đình và xem đây là một nội dung quan trọng của phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới hiện nay
Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội nhanh chóng xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thông qua các Luật, Pháp lệnh có liên quan đến các hoạt
Trang 31động bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nâng cao năng lực giám sát và giám sát thường xuyên các cơ quan của Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan tư pháp thực hiện chức năng của mình trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hành động quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; huy động mọi lực lượng xã hội, tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để thiết lập lại trật tự an toàn giao thông theo chỉ thị của Ban Bí thư Các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát động mạnh mẽ cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, có các biện pháp giáo dục hội viên, đoàn viên của mình gương mẫu chấp hành và đấu tranh với những người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Hàng năm, Ban Kinh tế Trung ương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các tỉnh Ủy, thành Ủy, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn và Đảng Ủy trực thuộc Trung ương để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thực hiện chỉ thị này
Mặt khác, về lâu về dài, Đảng chỉ thị cần phải tập trung hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản dưới Luật, bảo đảm tính đồng bộ và tính chế tài cao, để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tế cuộc sống
Khẩn trương xây dựng, thông qua và không ngừng hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hoà giữa quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và chiến lược, chính sách phát triển phương tiện giao thông vận tải; tập trung ưu tiên phát triển vận tải công cộng, nhất là ở các đô thị lớn; đồng thời đáp ứng nhu cầu hợp lý về
Trang 32các quy hoạch đô thị, khu dân cư phải bảo đảm diện tích đất dành cho giao thông Tăng cường công tác quản lý để đảm bảo thực hiện tốt các quy hoạch đã được duyệt
Tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân, đến từng khu dân cư từng gia đình, mỗi người dân; tạo dư luận phê phán gay gắt những người
có hành vi vi phạm, nêu gương người tốt việc tốt trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông Đồng thời, tăng cường vận động tạo phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở Đưa chương trình giảng dạy về trật tự an toàn giao thông thành chương trình chính thức của các cấp học từ mầm non đến đại học
Kiên quyết thiết lập ngay trật tự kỷ cương an toàn giao thông trong phạm vi
cả nước Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, coi đây
là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để tạo thói quen chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông Đồng thời,
xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ, chiến sĩ Công an có hành vi tiêu cực trong công tác tuần tra, xử lý vi phạm và giải quyết tai nạn giao thông
Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và sát hạch, cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện giao thông, làm tốt công tác kiểm định
an toàn kỹ thuật phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ Quy định rõ thời hạn loại bỏ các phương tiện vận tải quá cũ, kém an toàn Xử lý nghiêm khắc các cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực trong công tác kiểm định và sát hạch cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông
2.1.2 Chính sách pháp luật của Nhà nước để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
2.1.2.1 Văn bản Luật
Để thực hiện tốt Chỉ thị của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng bằng việc ban hành Luật Giao thông đường thuỷ nội địa có
Trang 33hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa Luật này quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa
Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ và sự cố gắng nỗ lực của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, công tác quản lý nhà nước về Trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn trước khi có Luật giao thông đường thủy nội địa
2.1.2.2 Văn bản dưới luật
Ngoài Luật giao thông đường thủy nội địa 2005 Nhà nước còn ban hành các văn bản dưới luật để quy định chi tiết, hướng dẩn thi hành Luật giao thông đường thủy nội địa cụ thể như: Chính phủ ban hành các Nghị định số 09/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa; Nghị định số 21/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật giao thông đường thuỷ nội địa, Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa Ngày 29/6/2007, Chính phủ có Nghị quyết số 32/2007/NQ-
CP về Một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Ngoài ra, riêng về lĩnh vực đường thủy có Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
Các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành các Quyết định, Thông tư để hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định của Chính phủ; đồng thời đã tổ chức, xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, nhiều biện pháp để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định
Trang 34địa cho đến nay, hiệu lực quản lý Nhà nước được tăng cường, tình hình trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã có chuyển biến tích cực
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa đã được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa của đông đảo nhân dân, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
Công tác quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ quan tâm đầu tư kinh phí Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng các đề
án, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa đến năm 2020 Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường đường thuỷ nội địa của địa phương Do vậy, một số tuyến đường thuỷ nội địa được cải tạo, nâng cấp; các cảng, bến thuỷ nội địa đã đủ điều kiện được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thuận tiện, an toàn cho hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa Công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện thuỷ nội địa đã được Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương quan tâm Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các địa phương tiến hành tổng điều tra phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa trong toàn quốc Qua đó đề ra chủ trương, giải pháp, kế hoạch tiến hành tổ chức đăng ký quản lý phương tiện và đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên và người lái để quản lý theo pháp luật và Nghị quyết 32/CP của Chính phủ Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn công tác đăng ký, đăng kiểm, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện và đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện, xoá bỏ thủ tục không cần thiết, giảm phí và lệ phí cho các chủ phương tiện Điều đó đã tạo điều
Trang 35kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã được các lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ và thanh tra giao thông, cảng vụ… thực hiện thường xuyên Lực lượng Cảnh sát giao thông còn phối hợp với các lực lượng đường thuỷ nội địa Việt Nam, khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên môi trường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa ở một số địa phương trọng điểm Từ năm 2005 đến hết tháng 6/2009, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ đã xử
lý 615.214 trường hợp vi phạm, phạt tiền nộp Kho bạc nhà nước trên 217 tỷ
các cấp có biện pháp khắc phục nhiều sơ hở, bất cập
Ngoài việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, các bộ, ngành chức năng đã xây dựng và ký kết các quy chế liên ngành cùng thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa Trong khu vực biên giới thuỷ nội địa, Tổng cục Cảnh sát cũng đã phối hợp với Bộ Tư lệnh, Bộ đội biên phòng ban hành Quy chế phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới Thông qua đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa của các cấp các ngành
2.1.2.3 Quy định về Ban an toàn giao thông
Để quản lý tốt về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 35/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2010 về việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(7 )
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa_TheoChinhphu.vn cập nhật 2009-08-3116:57:09
Trang 36Đối với Trung ương, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia có trách nhiệm đề
xuất giải pháp liên ngành bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông
và các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trong phạm vi cả nước
Từ vị trí và chức năng như trên, Ủy ban có nhiệm vụ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Hướng dẫn Ban an toàn giao thông cấp tỉnh thực hiện các chương trình, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; điều phối và đôn đốc các ngành, các địa phương phối hợp thực hiện các biện pháp liên ngành; kiểm tra việc thực hiện của các ngành, các địa phương hoặc tại các đầu mối giao thông quan trọng
Đồng thời, Ủy ban cũng chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng Công an và Thanh tra giao thông trên phạm vi cả nước trong hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm Tổng hợp, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình trật tự an toàn giao thông, báo cáo kịp thời các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng về: thiệt hại, nguyên nhân ban đầu và biện pháp khắc phục trước mắt, công tác phối hợp khắc phục khẩn cấp và hạn chế thiệt hại, đề xuất kịp thời các biện pháp nhằm ngăn chặn những tai nạn tương tự Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công an Ủy viên thường trực kiêm Chánh Văn phòng Ủy ban là Tổng cục trưởng hoặc tương đương do Bộ Giao thông vận tải cử Ngoài ra, Ủy ban còn có 22 Ủy viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban
Trang 37Đối với địa phương, Ban An toàn giao thông cấp tỉnh chủ trì việc khắc phục
và hạn chế hậu quả tai nạn giao thông trên địa bàn
Ban An toàn giao thông tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn
Ban An toàn giao thông tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân về các quy định của pháp luật, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông,
Ban còn có nhiệm vụ báo cáo khẩn cấp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn làm chết tại chỗ từ 3 người trở lên; chủ trì việc khắc phục và hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, xác định nguyên nhân và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn
Ban An toàn giao thông cấp tỉnh sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban Các Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Giao thông vận tải và Giám đốc Công an tỉnh
Đối với những địa phương có tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Phó Trưởng ban thường trực hoặc cử một Phó Trưởng ban chuyên trách để điều hành công việc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất với Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và quyết định việc thành lập Ban An toàn giao thông cấp huyện
Trang 38phù hợp với tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn và bảo đảm hoạt động có hiệu quả Ngoài ra, ở cấp xã cũng có Ban An toàn giao thông
2.1.3 Chủ trương của địa phương về quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
Trước sự phát triển mạnh mẽ của giao thông thủy, đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới trong quản lý Nhà nước, tình hình trật tự an toàn xã hội vẫn còn diễn biến khá phức tạp, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung, trên đường thủy nói riêng Cụ thể: Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Kiên Giang, năm 2009 trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 13 người, bị thương 2 người, thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng Trong số 15 vụ tai nạn, phần lớn là phương tiện gia dụng có công suất nhỏ gây ra, huyện An Minh xảy ra 4 vụ, Vĩnh Thuận 4 vụ, Gò Quao 3
vụ, Giồng Riềng 3 vụ, Tân Hiệp 1 vụ Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường thủy nội địa nên thường vi phạm quy tắc tránh vượt, không đèn báo hiệu Mặt khác, các tuyến kênh địa phương chưa thông suốt, bị cản trở đăng, đáy nên tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều Cũng theo Ban An toàn giao thông Tỉnh, qua tổng điều tra năm 2009, toàn tỉnh có 83.343 phương tiện (trong đó diện phải đăng ký, đăng kiểm 66.238 phương tiện), nhưng chỉ mới đăng ký, đăng kiểm khoảng 50% phương tiện, tập trung các phương tiện kinh doanh Số người
Trang 39điều khiển phương tiện cần có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn 97.430 người, song thực tế chỉ có khoảng 45.150 người có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định
Tình hình đó cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội nói chung và trên đường thủy nói riêng vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm
Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương chưa có biện pháp thiết thực và còn lúng túng trong quản lý hoạt động giao thông vận tải thủy nội địa Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân là vấn đề cần thiết và cấp bách
Trước tình hình đó, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật
tự an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm và không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã có Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 27/11/2006 về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Chỉ thị đến từng cơ quan, ban ngành, các cấp chính quyền trong tỉnh như sau:
Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện việc điều tra phương tiện thủy nội địa và đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện theo kế hoạch chung của Bộ Giao thông vận tải để chấn chỉnh và đẩy nhanh việc đăng ký, quản lý, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện và đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định
Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan, cơ quan thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện pháp
Trang 40chức năng, các doanh nghiệp, các chủ phương tiện, người lái tàu, thuyền viên thường xuyên và định kỳ; xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định điều kiện an toàn đối với phương tiện đường thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người
Hướng dẫn các đơn vị hoạt động vận tải thủy nội địa thực hiện đúng các quy định, thủ tục của ngành Giao thông vận tải; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải lập kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn, phương tiện chở quá trọng tải cho phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh thành lập tổ liên ngành để phối hợp kiểm tra, trong đó Đồn biên phòng là thường trực Nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp cụ thể để tăng cường công tác quản lý hoạt động thủy nội địa và bảo vệ tốt các công trình hạ tầng giao thông thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa
Công an tỉnh
Cử cán bộ phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải và Bộ đội biên phòng
thành lập tổ kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm, xây dựng
đề án tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng để kiểm tra, xử lý vi phạm
theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông thủy nội địa trên địa bàn Tỉnh