CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
2.1.3 Chủ trương của địa phương về quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
2.1.3.1 Chủ trương của Tỉnh
Trong những năm gần đây công tác quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa được các cấp ngành quan tâm đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa vẫn còn nhiều diễn biến rất phức tạp, khó lường. Tình trạng hầu hết phương tiện thủy kinh doanh vận tải đều chở quá số người theo quy định, chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn... vẫn diễn ra phổ biến.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của giao thông thủy, đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới trong quản lý Nhà nước, tình hình trật tự an toàn xã hội vẫn còn diễn biến khá phức tạp, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung, trên đường thủy nói riêng. Cụ thể: Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Kiên Giang, năm 2009 trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 13 người, bị thương 2 người, thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng. Trong số 15 vụ tai nạn, phần lớn là phương tiện gia dụng có công suất nhỏ gây ra, huyện An Minh xảy ra 4 vụ, Vĩnh Thuận 4 vụ, Gò Quao 3 vụ, Giồng Riềng 3 vụ, Tân Hiệp 1 vụ. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường thủy nội địa nên thường vi phạm quy tắc tránh vượt, không đèn báo hiệu.
Mặt khác, các tuyến kênh địa phương chưa thông suốt, bị cản trở đăng, đáy nên tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều. Cũng theo Ban An toàn giao thông Tỉnh, qua tổng điều tra năm 2009, toàn tỉnh có 83.343 phương tiện (trong đó diện phải đăng ký, đăng kiểm 66.238 phương tiện), nhưng chỉ mới đăng ký, đăng kiểm khoảng 50% phương tiện, tập trung các phương tiện kinh doanh. Số người
điều khiển phương tiện cần có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn 97.430 người, song thực tế chỉ có khoảng 45.150 người có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Tình hình đó cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội nói chung và trên đường thủy nói riêng vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương chưa có biện pháp thiết thực và còn lúng túng trong quản lý hoạt động giao thông vận tải thủy nội địa. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Trước tình hình đó, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm và không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 27/11/2006 về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Chỉ thị đến từng cơ quan, ban ngành, các cấp chính quyền trong tỉnh như sau:
Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện việc điều tra phương tiện thủy nội địa và đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện theo kế hoạch chung của Bộ Giao thông vận tải để chấn chỉnh và đẩy nhanh việc đăng ký, quản lý, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện và đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan, cơ quan thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện pháp
chức năng, các doanh nghiệp, các chủ phương tiện, người lái tàu, thuyền viên thường xuyên và định kỳ; xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định điều kiện an toàn đối với phương tiện đường thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người.
Hướng dẫn các đơn vị hoạt động vận tải thủy nội địa thực hiện đúng các quy định, thủ tục của ngành Giao thông vận tải; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải lập kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn, phương tiện chở quá trọng tải cho phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh thành lập tổ liên ngành để phối hợp kiểm tra, trong đó Đồn biên phòng là thường trực. Nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp cụ thể để tăng cường công tác quản lý hoạt động thủy nội địa và bảo vệ tốt các công trình hạ tầng giao thông thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
Công an tỉnh
Cử cán bộ phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải và Bộ đội biên phòng thành lập tổ kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm, xây dựng đề án tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng để kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông thủy nội địa trên địa bàn Tỉnh.
Sở Thủy sản
Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thủy sản, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Trước mắt, khẩn trương thực hiện những việc sau:
Tổ chức kiểm tra công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên, đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. Xử lý nghiêm chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật, bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá.
Các Sở ban ngành có liên quan
Các Sở Văn hóa - Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại - Du lịch, Tài chính và các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với Sở Giao thông vận tải tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Phối hợp các ngành Công an, Biên phòng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, tuần tra tại các hồ, bờ biển, ..., xử lý vi phạm theo thẩm quyền; thực hiện việc cấp Giấy Đăng ký kinh doanh hoạt động vận tải thủy nội địa cho cá nhân, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đúng quy định; phối hợp các ngành liên quan trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thủy nội địa và vệ sinh môi trường thuộc địa bàn quản lý.
Chỉ đạo các cơ quan ban ngành cấp Huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp Xã bảo vệ tốt các công trình hạ tầng giao thông thủy nội địa trên địa bàn;
Chủ động trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối với các tầng lớp nhân dân của địa phương mình bằng các hình thức sát thực, phù hợp với từng đối tượng.
Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị và hàng tháng, quý báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, Luật giao thông đường thủy nội địa 2005 không bắt buộc đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần
tác quản lý Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy định điều kiện an toàn phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè (ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- UBND ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang).
2.1.3.2 Chủ trương của huyện
Trên địa bàn huyện Giồng Riềng hiện có nhiều cấp kênh rạch đan xen nhau tạo thành hệ thống kênh rạch chằng chịt, thời gian vừa qua được Nhà nước và nhân dân đầu tư nạo vét, cho nên đã tạo được hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cũng từ điều kiện tự nhiên kênh rạch sẵn có, nhân dân đã hình thành tập quán đánh bắt thủy sản như: đặt đăng đáy, vó cá, chất chà, khoanh nuôi lục bình ở nhiều nơi và đã làm cản trở việc lưu thông của phương tiện thủy. Đồng thời hệ thống giao thông đường bộ cũng phát triển, vì vậy nhu cầu đi lại giữa các ấp, các xã, huyện lân cận cũng tăng lên do đó hệ thống cầu bắc qua các kênh, rạch ngày một nhiều nhưng việc xây dựng cầu không đúng kỹ thuật, có công trình đã làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy và hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông đường thủy diễn ra ngày phức tạp, theo thống kê của Công an huyện Giồng Riềng tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2008 xảy ra 4 vụ làm chết 2 người và
thiệt hại tài sản của nhà nước và của nhân dân rất lớn.
Xuất phát từ tình hình trên, để đảm bảo vừa tạo điều kiện cho nhân dân phát huy những ngành nghề truyền thống, tạo thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo đảm bảo giao thông được thuận tiện, tránh gây tai nạn giao thông đường thủy và cũng nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã có Chỉ thị số:
02/2008/CT-UBND về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng.
Ban An toàn giao thông, các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, lực lượng chức năng cùng Ủy ban nhân dân - Ban An toàn giao thông các xã, thị trấn phối hợp
tiếp tục tổ chức công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ “Về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy”; Quyết định số 27/QĐ- BGTVT ngày 17/5/2005 của Bộ Giao thông Vận tải “Về việc quản lý đường thủy nội địa”; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”;
Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 27/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa”.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng theo quy định của Chỉ thị này; về việc chất chà, đặt đăng đáy, vó cá, nuôi cá lồng bè, khoanh nuôi lục bình và xây dựng cầu ngang qua sông, kênh, rạch trên địa bàn. Vấn đề này được Ủy ban nhân dân huyện chỉ thị như sau: đối với đoạn sông, kênh có bề rộng (tức là kích thước theo chiều ngang của sông, kênh giữa hai bờ đất tự nhiên) từ 14m đến 20m thì được phép chất chà, đặt đăng đáy, vó cá, nuôi cá lồng bè, khoanh nuôi lục bình từ bờ đất tự nhiên trở ra luồng mỗi bên không quá 2,0m; bề rộng từ trên 20m đến 25m thì mỗi bên không quá 2,5m; bề rộng từ trên 25m đến 35m thì mỗi bên không quá 3,5m; từ trên 35m đến 45m thì mỗi bên không quá 5,0m; trên 45m đến 55m thì mỗi bên không quá 7,0m; trên 55m đến 65m thì mỗi bên không quá 9,0m, trên 65m đến 75m thì mỗi bên không quá 10m; từ trên 75m đến 90m thì được mỗi bên không quá 12m.
Các tuyến sông, kênh do Trung ương quản lý như: tuyến kênh Xáng Thị Đội, đoạn xáng Thạnh Hưng, sông Cái Bé đi qua địa bàn Thị trấn, các xã Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh, Long Thạnh (tuyến từ Kênh Ranh - Thị đội theo hướng ra Bến Nhứt - Long Thạnh giáp ranh huyện Châu Thành), thực hiện việc chất chà, đặt đăng đáy, vó cá, nuôi cá lồng bè, khoanh nuôi lục bình cụ thể sau đây(8): đối với kênh Thị đội, kênh Xáng Thốt Nốt đoạn có bề rộng từ 30m đến 40m thì được
phép chất chà, đặt đăng đáy, vó cá, nuôi cá lồng bè, khoanh nuôi lục bình từ bờ đất tự nhiên trở ra luồng mỗi bên không quá 2m, đối với sông Cái Bé đoạn có bề rộng từ 60m đến 75m thì mỗi bên không quá 5m và đối với đoạn sông có bề rộng trên 75m thì không được phép vượt quá 10m.
Tất cả các kênh, rạch còn lại có bề rộng nhỏ hơn 14m trên địa bàn các xã, thị trấn phải tổ chức hướng dẫn đến nhân dân giải toả dứt điểm các chướng ngại vật như: chất chà, đặt đăng đáy, vó cá, nuôi cá lồng bè, nuôi dưỡng lục bình theo đúng quy định; những nơi có bị sạt lở thì được cấm chà, nuôi lục bình bảo vệ mé từ bờ ra không quá 1m. Các đoạn sông có nơi nhô ra và có các bãi cạn, bãi bồi tuyệt đối không cho phép chất chà, khoanh nuôi lục bình... làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Đối với trường hợp xây dựng công trình cầu bê tông cốt thép, cầu thép qua các sông, kênh, rạch công cộng bằng tất cả các nguồn vốn đều phải thông qua phòng Công thương huyện để được hướng dẫn mới cho xây dựng. Còn lại Ủy ban nhân dân xã chỉ được cho phép xây dựng cầu gỗ (cho xe 2 bánh hoạt động) ở các tuyến lộ giao thông nông thôn phân cấp cho xã quản lý, nhưng phải đảm bảo chiều cao thông thuyền là 2,5m trở lên (chiều cao này tương đối và được lấy từ mực nước bình quân của mùa lũ và mùa cạn) và khẩu độ thông thuyền theo chiều ngang cho phương tiện thủy qua lại lưu thông an toàn tối thiểu là 6m (nhưng cũng phải đảm bảo độ dốc mặt cầu không quá 14%). Trường hợp nếu bắc cầu gỗ qua các kênh trục (kênh KH) hoặc đấu nối ra quốc lộ, tỉnh lộ thì phải làm thủ tục như cầu bê tông cốt thép.
Đội Cảnh sát giao thông, đội Thanh tra giao thông và đề nghị trạm Quản lý đường sông huyện Giồng Riềng phối hợp với Ủy ban nhân dân, đoàn thể các xã, thị trấn tổ chức họp dân tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đường thủy đồng thời cho làm cam kết quy định rõ thời gian giải toả các chướng ngại vật, phát hoang cây xanh làm che khuất biển báo hiệu và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên sông, kênh theo quy định.
Nếu trường hợp tổ chức, cá nhân nào không thực hiện đúng theo cam kết và hướng dẫn của Chỉ thị này thì lực lượng tuần tra kiểm soát phát hiện lập biên bản xử lý nghiêm theo quy định của Nghị định xử phạt trong lĩnh vực đường thủy(9).
Ban An toàn giao thông huyện phối hợp với các ban ngành, mặt trận, đoàn thể cấp huyện tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc các lực lượng chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
Ngoài ra, Huyện còn chỉ thị tăng cường trách nhiệm cho lảnh đạo cấp xã. Cụ thể:
nếu xã, thị trấn nào để vi phạm nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đó chịu trách nhiệm kiểm điểm trước Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện.