CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
2.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
2.2.3 Tình hình vi ph ạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
(11 )
ĐT_ATGT đường thủy nội địa: Cần những giải pháp quyết liệt và đồng bộ_cập nhật
Thứ tư, 29/04/2009 http://www1.mt.gov.vn/ykienatgt/?Param=category&catid=19&ArticleId=3130
Huyện Giồng Riềng có một hệ thống sông rạch chằn chịt phục vụ rất nhiều cho đời sống của người dân trong vùng. Tuy nhiên, do có nhiều sông rạch như vậy nên vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa xảy ra rất phổ biến trên địa bàn. Trong phần này người viết tập trung vào nêu những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang mà khi khảo sát thực tế người viết thấy đây là những hành vi vi phạm thường xuyên nhất. Những vi phạm này lại chưa được khắc phục triệt để và đang cần các giải pháp thật sự hiệu quả.
2.2.3.1 Vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Hành vi đổ rơm rạ hoặc rác xuống đường thủy nội địa sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng(12). Tuy nhiên, hành vi đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thủy nội địa là hành vi thường thấy ở một số vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Một số hộ sản xuất lúa vào mùa hè thu, do đất lúng nên không sử dụng được máy gặt đập liên hợp mà sử dụng máy tuốt lúa thông thường. Khi đó, một số hộ khi không cần dùng rơm rạ để đốt đồng thì họ thản nhiên xả tất cả rơm rạ xuống kênh, rạch vì sợ phải dọn đất sau mùa lũ. Tuy nhiên, trên thực tế hành vi này chưa hề bị xử phạt trên địa bàn và người dân ở đây cũng không hề biết hành vi của họ là vi phạm pháp luật.
Tình trạng lấn chiếm sông, rạch xây cất nhà, dựng lều quán lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng gây cản trở cho các phương tiện thủy tham gia giao thông ngày càng gia tăng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mất an toàn giao thông trên địa bàn huyện tăng cao trong thời gian gần đây.
Những hành vi này có thể bị phạt từ 200.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng(13). Theo thống kê của Ban An toàn giao thông Huyện thì hiện nay có khoản trên
(12 )
Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 09-2005/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực giao thông đường thủy nội địa.
(13 )
Điểm 3, điểm b khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 7 của Nghị định 09-2005/NĐ-CP quy định về việc
2000 ngôi nhà trên địa bàn xây cất trái phép, lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng. Một phần là do tập quán sinh sống lâu đời của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Giồng Riềng nói riêng là sống theo ven các tuyến sông, kênh rạch và một phần là do ý thức của người dân chưa cao, không chấp hành quy định của pháp luật nên xảy ra vi phạm rất phổ biến trên địa bàn.
Đánh bắt thủy sản lưu động gây cản trở giao thông; đặt ngư cụ, để phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng. Tình trạng đẩy sệp (một loại dụng cụ đánh bắt cá bằng điện) vào ban đêm ở các tuyến sông lớn diễn ra rất phổ biến. Điều này chẳng những gây cản trở giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông là rất cao. Ngoài ra, việc nuôi cá ở một số kênh, gạch nhỏ làm lấn chiếm hành lan bảo vệ luồng cũng gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại.
Các chướng ngại vật trên sông, kênh của người dân khai thác thủy sản đã cản trở giao thông, dòng chảy và là nguy cơ gây tai nạn rất cao. Trên tuyến sông trên địa bàn huyện có khoảng hàng trăm đăng, vớn, vó cá cần phải giải tỏa.
Nhưng đến nay, lực lượng chức năng vẩn khó khăn trong việc xác định vi phạm hành lang an toàn giao thông vì trên một số tuyến sông, rạch do địa phương quản lý chưa phân luồng, tuyến, chưa cắm mốc chỉ giới.
2.2.3.2 Vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa
Phương tiện thủy khi tham gia giao thông phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện phải theo quy định, phương tiện phải đảm bảo trang thiết bị an toàn theo quy định(14)…Tuy nhiên, trong tháng an toàn giao thông năm 2010 Ban An toàn giao thông huyện kết hợp với Cảnh sát giao thông huyện và Thanh tra giao thông đường thủy của tỉnh đã mở cao điểm tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Qua đó kiểm tra 52 phương
(14) Điều 24 Luật giao thông đường thủy nội địa 2005.
tiện trên địa bàn huyện thì có 32 phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, 29 không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, 27 không đảm trang thiết bị an toàn(15). Mỗi hành vi vi phạm đều chiếm hơn 50% số lượng phương tiện được kiểm tra. Đây là tình trạng đáng báo động về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện.
Theo quy định điều kiện của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa là(16): có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện được sản xuất; có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; có ít nhất một cán bộ kỹ thuật : Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành đóng tàu trở lên đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có sức chở đến 12 người, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 50 mã lực; Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu trở lên đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có sức chở trên 12 người, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 50 mã lực; có phương án phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra một số cơ sở trên địa bàn huyện thì hầu hết không đủ điều kiện theo luật định. Điển hình như Cơ sở Thanh Tâm ở thị trấn Giồng Riềng, tuy cơ sở có sửa chữa, phục hồi phương tiện có sức chở trên 12 người nhưng lại không có cán bộ kỷ thuật nào tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, các phương tiện chữa cháy cũng để cho có thực chất không hoạt động được.
Một thực trạng đáng báo động xảy ra phổ biến trên địa bàn nữa là phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn về trang thiết bị, không đảm bảo an toàn kỷ thuật vẩn cố tình tham gia giao thông. Hầu hết các phương tiện đò dọc, đò ngang
(15) Báo cáo của ban an toàn giao thông huyện Giồng Riềng 2010.
không trang bị đủ áo phao theo quy định hoặc trang bị chỉ mang tính hình thức.
Khi đi thực tế, người viết bắt gặp hầu hết các đò dọc, đò ngang ở một số Xã chỉ trang bị một số áo phao để “cho có” như lời một chủ phà cũng là người lái phương tiện ở xã Vĩnh Thạnh huyện Giồng Riềng. Còn ở bến phà Thạnh Hưng thì trang bị đầy đủ áo phao theo quy định nhưng lại rất hình thức, vì khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thì rất khó khăn mới có thể lấy được áo phao trên cabin xuống. Kẻ, gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của các phương tiện cũng là những quy định bị vi phạm thường thấy trên địa bàn.
Ngoài ra, do hoạt động theo tập quán nên phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa vẫn rất thô sơ, với nhiều chủng loại, kiểu dáng không thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và những quy định về quản lý vận tải. Thực tế, trên địa bàn Huyện đã có một số phương tiện chở khách được hoán cải từ vỏ lãi chở heo, ghe chạy đồng vịt… điều này rất nguy hiểm vì phương tiện không đảm bảo an toàn kỷ thuật.
Vì vậy cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn kết hợp với kiểm tra, xử lý nghiêm của các lực lượng làm nhiệm vụ hạn chế tình trạng trên góp phần hạn chế tai nạn giao thông đường thủy đang ngày càng gia tăng.
2.2.3.3 Vi phạm quy định về thuyền viên, người lái phương tiện
Có thể nói rằng, công tác đào tạo thuyền viên và người lái phương tiện thủy là nhân tố quan trọng góp phần quyết định đối với trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Những năm gần đây công tác đào tạo này được cơ quan chức năng rất chú trọng. Luật giao thông đường thủy nội địa quy định: Tùy theo trọng tải và mục đích hoạt động của phương tiện thuyền viên, người điều khiển phương tiện phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phải đủ sức khỏe và độ tuổi theo quy định(17).Ngoài ra, Pháp lệnh xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa cũng quy định đối với hành vi làm việc trên phương tiện mà không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ chuyên môn nhưng không đúng quy định tùy theo mức độ có thể bị phạt từ 100.000 đồng cho
(17) Khoản 2 Điều 29, Điều 35 Luật giao thông đường thủy nội địa 2005.
đến 3.000.000 đồng(18). Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thủy nội địa không có chứng chỉ chuyên môn, không có giấy chứng nhận học Luật giao thông đường thủy nội địa, không đủ tuổi theo quy định…vẩn diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện. Theo một thống kê của Ban An toàn giao thông huyện năm 2010 số người điều khiển phương tiện không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn, không có chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy chiếm trên 50% tổng số người điều khiển phương tiện.
Khi quan sát thực tế trên địa bàn một số xã của Huyện người viết thấy có rất nhiều trường hợp người lái phương tiện là những trẻ em không đủ tuổi theo quy định nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo người viết, các đối tượng điều khiển phương không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, không đủ tuổi,…là những nguyên nhân chính của hàng loạt vi phạm khác trong lỉnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa. Bởi vì, họ không nắm gì về Luật giao thông đường thủy nội địa. Điều đó cho thấy ý thức của người tham gia giao thông thủy nội địa ở nơi đây là vấn đề báo động. Nguyên nhân của những hành vi vi phạm trên là việc tuyên truyền pháp luật của cơ quan chức năng chưa sâu, rộng, vẩn còn rất qua loa mang tính hình thức. Ngoài ra, thủ tục để thi lấy bằng, chứng chỉ quá rờm rà cũng là nguyên nhân dẩn đến tình trạng trên.
2.2.3.4 Vi phạm quy định về quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện Những vi phạm quy định về nguyên tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện thường thấy trên địa bàn là tình trạng neo đậu phương tiện và đèn chiếu sáng của phương tiện.
Khi đi thực tế, người viết thấy rằng tình trạng neo đậu lấn chiếm luồng, hành lang bảo vệ luồng là hành vi vi phạm xảy ra phổ biến trên địa bàn huyện.
Đặc biệt là đoạn sông ở trung tâm huyện thuộc tuyến (tuyến Kênh Ranh - Thị đội theo hướng ra Bến Nhứt - Long Thạnh giáp ranh huyện Châu Thành). Vì
đoạn sông này là nơi tập trung mua bán của người dân các xã trên địa bàn nên giao thông đường thủy ở nơi đây rất hổn loạn và rất dể xảy ra tai nạn.
Tình trạng đèn chiếu sáng, còi của các phương tiện khi hoạt động về đêm không đảm bảo cũng diễn ra thường xuyên. Theo quy định của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì đối với hành vi không bố trí hoặc bố trí không đúng tín hiệu của phương tiện có thể bị phạt tiền từ 20.000 cho đến 500.000 ngàn(19).Qua thực tế, người viết thấy rất nhiều phương tiện hoạt động về đêm không trang bị đèn, còi điển hình như phà khách của bến phà ngã ba Cai Trung nối thị trấn Giồng Riềng với xã Thạnh Lộc và xã Ngọc Chúc. Đây là tuyến sông lớn nên có mật độ thuyền bè qua lại rất đông đúc. Tuy nhiên, phà khách này vào ban đêm chỉ trang bị một đèn Pin nhỏ, không còi và như thế cứ “vô tư” chở khách. Thực tế đã có tai nạn xảy ra cụ thể:
hai chiếc ghe máy chạy ngược chiều đã đâm vào nhau vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 3/10/ 2005, tại đoạn sông Ngã Ba Cây Trung thuộc ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng. Hậu quả, làm vợ và hai con ngồi trên chiếc ghe máy có trọng tải 600 kí lô gam do anh Nguyễn Văn Út (35 tuổi, thường trú ấp Vĩnh Thạnh) điều khiển rơi xuống nước mà chết(20). Nguyên nhân là cả hai chiếc ghe điều không trang bị đèn chiếu sáng vào ban đêm nên xảy ra tai nạn đáng tiếc như trên. Những hành vi vi phạm này đã và đang là mối nguy hiểm đến tính mạng, tài sản cho người dân vì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tình hình trên xuất phát từ mức phạt quá thấp không đủ mức răng đe nên các đối tượng cứ tiếp tục tái phạm.
2.2.3.5 Vi phạm quy định về bến thủy nội địa và vận tải đường thủy nội địa.
Theo quy định bến thuỷ nội địa chỉ được hoạt động khi bảo đảm các tiêu chuẩn quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép(21).
(19)Điều 23 Nghị định 09-2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực giao thông đường thủy nội địa.
(20) Theo thống kê các vụ tai nạn giao thông đường thủy của Công an huyện Giồng Riềng_2010
(21) Khoản 1 Điều 69 Luật giao thông đường thủy nội địa.
Với địa bàn rộng, nhiều sông, kênh rạch, cơ quan quản lý với lực lượng quá mỏng, nhu cầu đi lại của nhân dân lại cao, tất cả điều này dẩn đến hệ quả trên địa bàn rất nhiều bến thủy nội địa tự phát hoạt động không phép hoặc không đủ điều kiện nhưng vẩn hoạt động.
Tình trạng vi phạm của các bến khách ngang sông cũng đang xãy ra phổ biến. Theo Quy chế quản lý cảng, bến thuỷ nội địa bến ngang sông khi hoạt động phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Bến không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật;
phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa;
vị trí bến có địa hình, thuỷ văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn thuận lợi.
Có cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có trang thiết bị cho phương tiện neo buộc; có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm. Đối với bến khách ngang sông mà phương tiện vận hành hành khách ngang sông được phép chở ô tô thì công trình bến phải áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của bến phà; lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định; có nhà chờ, bảng nội quy, bảng niêm yết giá vé. Phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
Tuy nhiên, theo thống kê trên địa bàn huyện Giồng Riềng hiện nay bến khách ngang sông còn 26 trong 55 bến chưa được cấp phép, trong 14 bến khách đang hoạt động có 5 bến khách còn chưa được cấp phép(22).
Hầu hết bến khách, phương tiện chở khách trên địa bàn không đáp ứng điều kiện hoạt động. Điển hình như bến khách tuyến Giồng Riềng-Ô Môn. Mặc dù là phương tiện của bến khách ở trung tâm huyện nhưng khi thực tế trên chiếc đò mang tên Tân Tạo mang biển số KG-13072 chạy tuyến Giồng Riềng-Ô Môn người viết thấy rằng: phương tiện không bố trí đầy đủ các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, để hành khách và hàng hóa vượt quá vạch dấu mớn nước an toàn. Mặc dù chỉ đăng ký chở khách nhưng trên thực tế phương tiện này
(22 )
Theo thống kê về tình hình vi phạm quy định về bến khách của Công an huyện Giồng Riềng năm