Chính sách pháp luật của Nhà nước để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện giồng riêng tỉnh kiên giang (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG

2.1.2 Chính sách pháp luật của Nhà nước để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

2.1.2.1 Văn bản Luật

Để thực hiện tốt Chỉ thị của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng bằng việc ban hành Luật Giao thông đường thuỷ nội địa có

hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Luật này quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa.

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ và sự cố gắng nỗ lực của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, công tác quản lý nhà nước về Trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn trước khi có Luật giao thông đường thủy nội địa.

2.1.2.2 Văn bản dưới luật

Ngoài Luật giao thông đường thủy nội địa 2005 Nhà nước còn ban hành các văn bản dưới luật để quy định chi tiết, hướng dẩn thi hành Luật giao thông đường thủy nội địa cụ thể như: Chính phủ ban hành các Nghị định số 09/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa; Nghị định số 21/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường thuỷ nội địa, Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Ngày 29/6/2007, Chính phủ có Nghị quyết số 32/2007/NQ- CP về Một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Ngoài ra, riêng về lĩnh vực đường thủy có Chỉ thị số 31/2005/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành các Quyết định, Thông tư để hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định của Chính phủ; đồng thời đã tổ chức, xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, nhiều biện pháp để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định

địa cho đến nay, hiệu lực quản lý Nhà nước được tăng cường, tình hình trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã có chuyển biến tích cực.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa đã được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa của đông đảo nhân dân, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Công tác quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ quan tâm đầu tư kinh phí. Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng các đề án, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa đến năm 2020.

Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường đường thuỷ nội địa của địa phương. Do vậy, một số tuyến đường thuỷ nội địa được cải tạo, nâng cấp; các cảng, bến thuỷ nội địa đã đủ điều kiện được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thuận tiện, an toàn cho hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa.

Công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện thuỷ nội địa đã được Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương quan tâm. Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các địa phương tiến hành tổng điều tra phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa trong toàn quốc. Qua đó đề ra chủ trương, giải pháp, kế hoạch tiến hành tổ chức đăng ký quản lý phương tiện và đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên và người lái để quản lý theo pháp luật và Nghị quyết 32/CP của Chính phủ. Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn công tác đăng ký, đăng kiểm, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện và đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện, xoá bỏ thủ tục không cần thiết, giảm phí và lệ phí cho các chủ phương tiện. Điều đó đã tạo điều

kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã được các lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ và thanh tra giao thông, cảng vụ… thực hiện thường xuyên. Lực lượng Cảnh sát giao thông còn phối hợp với các lực lượng đường thuỷ nội địa Việt Nam, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên môi trường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa ở một số địa phương trọng điểm. Từ năm 2005 đến hết tháng 6/2009, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ đã xử lý 615.214 trường hợp vi phạm, phạt tiền nộp Kho bạc nhà nước trên 217 tỷ đồng(7). Đồng thời qua công tác thực tiễn đã đề xuất, kiến nghị với các ngành, các cấp có biện pháp khắc phục nhiều sơ hở, bất cập.

Ngoài việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, các bộ, ngành chức năng đã xây dựng và ký kết các quy chế liên ngành cùng thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Trong khu vực biên giới thuỷ nội địa, Tổng cục Cảnh sát cũng đã phối hợp với Bộ Tư lệnh, Bộ đội biên phòng ban hành Quy chế phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới. Thông qua đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa của các cấp các ngành.

2.1.2.3 Quy định về Ban an toàn giao thông

Để quản lý tốt về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 35/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2010 về việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(7 ) Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa_TheoChinhphu.vn cập nhật 2009-08-3116:57:09.

Đối với Trung ương, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia có trách nhiệm đề xuất giải pháp liên ngành bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông và các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trong phạm vi cả nước.

Từ vị trí và chức năng như trên, Ủy ban có nhiệm vụ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Hướng dẫn Ban an toàn giao thông cấp tỉnh thực hiện các chương trình, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; điều phối và đôn đốc các ngành, các địa phương phối hợp thực hiện các biện pháp liên ngành;

kiểm tra việc thực hiện của các ngành, các địa phương hoặc tại các đầu mối giao thông quan trọng.

Đồng thời, Ủy ban cũng chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng Công an và Thanh tra giao thông trên phạm vi cả nước trong hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Tổng hợp, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình trật tự an toàn giao thông, báo cáo kịp thời các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng về: thiệt hại, nguyên nhân ban đầu và biện pháp khắc phục trước mắt, công tác phối hợp khắc phục khẩn cấp và hạn chế thiệt hại, đề xuất kịp thời các biện pháp nhằm ngăn chặn những tai nạn tương tự.

Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công an. Ủy viên thường trực kiêm Chánh Văn phòng Ủy ban là Tổng cục trưởng hoặc tương đương do Bộ Giao thông vận tải cử. Ngoài ra, Ủy ban còn có 22 Ủy viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban.

Đối với địa phương, Ban An toàn giao thông cấp tỉnh chủ trì việc khắc phục và hạn chế hậu quả tai nạn giao thông trên địa bàn.

Ban An toàn giao thông tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Ban An toàn giao thông tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân về các quy định của pháp luật, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông,

Ban còn có nhiệm vụ báo cáo khẩn cấp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn làm chết tại chỗ từ 3 người trở lên; chủ trì việc khắc phục và hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, xác định nguyên nhân và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Ban An toàn giao thông cấp tỉnh sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Giao thông vận tải và Giám đốc Công an tỉnh.

Đối với những địa phương có tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Phó Trưởng ban thường trực hoặc cử một Phó Trưởng ban chuyên trách để điều hành công việc.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất với Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và quyết định việc thành lập Ban An toàn giao thông cấp huyện

phù hợp với tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn và bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, ở cấp xã cũng có Ban An toàn giao thông.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện giồng riêng tỉnh kiên giang (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)