CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
2.3 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
2.3.4 Một số khó khăn khác về người vi phạm và phương tiện vi phạm
Người vi phạm không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn có hành vi chốn tránh, khai không đúng sự thật. Khi thực tế người viết thấy một thực tế thường hay xảy ra là khi người điều khiển phương tiện, thuyền viên không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn bị lực lượng chức năng phát hiện thì họ lại nói là quên ở nhà, quên luôn cả giấy chứng minh để cố tình khai báo không đúng tên họ của mình mà khai tên của một người có chứng chỉ chuyên môn, bằng lái. Đến khi đi đóng phạt sẽ nhờ người có chứng chỉ chuyên môn, bằng lái đã khai trong biên bản vi phạm đi đóng dùm và tất nhiên người vi phạm sẽ có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn nhưng thực tế lại không hề vi phạm. Điều này không đúng với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là “Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định”(25)
Chủ phương tiện vi phạm không có giấy đăng ký, đăng kiểm mang tên mình.
Thói quen hầu hết của các chủ phương tiện từ xưa đến nay là không tiến hành chuyển quyền sở hữu phương tiện thủy nội địa theo quy định của pháp luật.Hiện nay, rất khó có thể quản lý các phương tiện vì có những trường hợp cùng một phương tiện các chủ phương tiện đã mua bán với nhiều người khác nhau nhưng vẩn không sang tên. Điều này không những gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về phương tiện thủy nội địa nói chung mà còn gây không ít khó khăn cho việc xử lý người vi phạm Luật giao thông đường thủy nội địa. Người lái phương tiện thì đa số không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, một số người trực
tiếp điều khiển phương tiện còn mua bằng từ một số đường dây phạm pháp để đối phó với cơ quan chức năng vì thủ tục thi lấy bằng quá rờm rà và nơi thi lấy bằng thì ở quá xa.
Người vi phạm không có khả năng đóng phạt. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá, khấu trừ lương, thu nhập, trừ tài khoản ngân hàng(26)…Tuy nhiên, một số người vi phạm có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không có điều kiện nộp phạt. Ngoài phương tiện bị tạm giữ ra họ không có bất cứ khoản thu nhập nào để đảm bảo cho việc nộp phạt mà cũng không thể kê biên tài sản là nguồn sống, nơi sống duy nhất của gia đình người vi phạm.
Ý thức của các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông đường thủy nội địa chưa cao. Đây cũng là một khó khăn đối với cơ quan chức năng trong việc quản lý và là nguy cơ của những vụ tai nạn đang rình rập. Qua thực tế ở một số bến khách ngang sông, người viết nhận thấy tình trạng chở quá tải của phương tiện một phần cũng là do chính hành khách, vì không muốn chờ đợi nên chen lấn xuống phương tiện mặc cho phương tiện đã đủ người được phép chở, có khi còn đậu trên cả mỏ bàn của phương tiện. Điều này thật nguy hiểm vì khi phương tiện lui khỏi bến có thể làm cho phương tiện trên mỏ bàn rơi xuống sông và tất nhiên có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, khi cùng đi trên chuyến “phà khách”
được hoán cải từ chiếc chẹt chở máy cày không đủ điều kiện lưu thông cùng với các em học sinh.Sẽ rất nguy hiểm nếu xảy ra tai nạn khi trên phương tiện đa số là các em nhỏ.
Từ một số thực tế mà người viết nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng ý thức của người trực tiếp tham gia giao thông là điều vô cùng quan trọng. Nếu ý thức người tham gia giao thông thủy khá hơn, tuân thủ những quy định của pháp luật…thì chắc chắn sẽ hạn chế được những tai nạn đáng tiếc xảy ra và góp phần
(26 )
Theo khoản 1 Điều 66 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
đáng kể vào việc duy trì trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.
Tóm lại, với những thực trạng nêu trên đang gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Thực trạng này đang cần có hướng giải quyết thật hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc phải có những giải pháp khắc phục tình trạng trên. Tất nhiên, thực trạng trên vẩn có thể được khắc phục nếu áp dụng các giải pháp một cách triệt để và đồng bộ. Những giải pháp này sẽ được người viết đề cập trong chương tiếp theo.