CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NÔI ĐỊA
1.4 Công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
1.4.2 Phân cấp quản lý Nhà nước về giao thông đường thủy nội địa
Cơ quan chủ quản ở Trung ương bao gồm: Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.
Đối với chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa(5) Tuy nhiên, chỉ quản lý ở tầm vĩ mô Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý cho từng cơ quan cụ thể. Trong đó, Bộ giao thông vận tải thực hiện quản lý chung và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Bộ giao thông vận tải cùng phối hợp với một số bộ và cơ quan ngang bộ khác có liên quan để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn cả nước.
Để làm tốt công tác quản lý hiện nay ngoài Luật giao thông đường thủy nội địa do Quốc Hội ban hành, Chính phủ đã ban hành một số văn bản liên quan đến giao thông đường thủy như sau: Nghị định số 09/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa; Nghị định số 21/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường thuỷ nội địa; Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Ngày 29/6/2007, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính Phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông..
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa(6). Để quản lý Nhà nước về giao thông đường thủy nội địa Bộ giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Ban hành tiêu chuẩn ngành nghề: Kỹ thuật công trình giao thông đường thủy nội địa; kỹ thuật các loại phương tiện đường thủy; hành nghề thiết kế; đóng
mới; sữa chữa phương tiện thủy nội địa; công bố mở (đóng) luồng chạy tàu, thuyền, cảng, bến; cơ sở vật chất về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Ban hành quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
Quy định tổ chức hoạt động của cảng, vụ đường thủy nội địa (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng). Đăng ký, cấp biển số, quản lý các loại phương tiện thủy nội địa, trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng và các phương tiện đánh bắt thủy sản.
Cấp giấy phép vận tải hàng hóa, hành khách cho phương tiện thủy nội địa tham gia kinh doanh vận tải.
Cấp giấy phép sử dụng vùng nước có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa.
Tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp bằng tốt nghiệp, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên.
Thanh tra bảo vệ công trình giao thông, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Phối hợp Bộ Nội vụ theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông dường thủy nội địa để có biện pháp ngăn chặn xảy ra.
Để quản lý hiệu quả về Giao thông đường thủy nội địa ngoài số Nghị định 09/2005 NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa Chính phủ còn ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực Giao thông đường thủy nội địa như: Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa, Quyết định 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Quyết định 970/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 15 tháng 4 năm 2009 quy định về việc công bố các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, Quyết định 19/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày
18/9/2008 ban hành “Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa”.
Các Bộ ngành có liên quan
Bộ Công an, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã ban hành các quyết định, thông tư để hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định của Chính phủ; đồng thời đã tổ chức, xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, nhiều biện pháp để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về Trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật cụ thể:
Bộ Công an
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ thủy sản thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; tổ chức lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy nội địa tuần tra, kiểm soát đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường thủy nội địa… bao gồm:
Kiểm tra kỹ thuật, đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa của lực lượng Công an nhân dân (trừ phương tiện làm nhiệm vụ kinh tế do Bộ Giao thông vận tải đăng ký, kiểm tra kỹ thuật và cấp phép hoạt động).
Tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông. Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thông kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, đề xuất các phương pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Lập các trạm kiểm soát giao thông đường thủy nội địa. Quy định nhiệm vụ quyền hạn của các trạm kiểm soát giao thông.
Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ đơn vị quản lý công trình giao thông và lực lượng tham gia giao thông trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa.
Bộ thủy sản
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch mạng lưới cảng cá, bến cá, khu vực hoạt động thủy sản trên đường thủy nội địa;
chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với tàu cá hoạt động trên đường thủy nội địa.
Đăng ký, cấp biển số, quản lý các phương tiện đánh bắt thủy sản.
Giao vùng nước để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có liên quan đến luồng chạy tàu, thuyền và hành lang bảo vệ luồng sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành đánh bắt thủy sản không gây ảnh hưởng giao thông trên luồng chạy tàu, thuyền.
Đưa nội dung pháp luật giao thông vận tải đường thủy nội địa vào các trường đào tạo thuyền viên tàu cá theo chương trình quy định.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan khi xây dựng quy hoạch hệ thống đê điều, công trình thủy lợi và kế hoạch phòng, chống lụt, bão có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; chỉ đạo thực hiện việc đặt, duy trì báo hiệu đường thủy nội địa đối với các công trình thủy lợi và thanh thải kịp thời các công trình thủy lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng đến luồng và hành lang bảo vệ luồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông, quản lý khai thác tài nguyên có liên quan đến luồng và hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa.
Các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác
Các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường thủy nội địa. Khi xây dựng dự án và trước khi thực hiện các công việc sau đây phải được sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải:
Xây dựng các công trình vượt sông, các công trình trong phạm vi bảo vệ đường thủy nội địa.
Vận hành các công trình liên quan đến điều tiết nước có ảnh hưởng đến giao thông đường thủy nội địa (trừ trường hợp có liên quan đến chống lũ).
Khai thác tài nguyên khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đường thủy nội địa.
Các cơ quan thông tin, báo chí, đài phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và không thu phí.
1.4.2.2 Cơ quan quản lý đường thủy nội địa địa phương
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo các cơ sở, ban, ngành trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thủy nội địa trong phạm vi địa phương.
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa của địa phương.
Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
Tổ chức, chỉ đạo các ngành trong phạm vi quản lý của địa phương và Uỷ ban nhân dân cấp Huyện, cấp Xã tiến hành mọi biện pháp cần thiết để: Thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương;
Đăng ký, cấp phép hoạt động phương tiện thủy nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Đào tạo thuyền viên, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Tổ chức, sắp xếp bến, bãi, nơi neo đậu của phương tiện, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hợp chợ trên đường thủy nội địa tại địa phương.
Thực hiện các biện pháp chống thải bùn, cát, đất, đá, sỏi, rơm rạ, các chất thải công nghiệp chưa xử lý, chất thải dân sinh xuống đường thủy nội địa; bảo vệ phao tiêu báo hiệu, các công trình giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
Căn cứ pháp luật của nhà nước, các quy định của Bộ Giao thông vận tải và tình hình thực tế của địa phương, từng bước giải tỏa việc lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền tại địa phương.
Tổ chức cứu người, phương tiện, tài sản và giải quyết hậu quả khi có tai nạn giao thông xảy ra trên đường thủy nội địa tại địa phương.
Phổ biến tuyên truyền giáo dục thực hiện pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho các đối tượng có liên quan tại địa phương.
Tổ chức kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ của lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương; kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền.
Qua phân tích trên ta thấy, giao thông đường thủy nội địa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, vấn đề trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa là vấn đề quan trọng và là trách nhiệm của toàn xã hội. Để quản lý tốt vấn đề trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Nhà nước ta đã ban hành các văn bản luật, dưới luật quy định trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau đã gây khó khăn trong công tác quản lý, làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đang trở thành vấn đề của xã hội và cần những giải pháp quyết liệt, thật sự hiệu quả mà người viết sẽ đề cập trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2