Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tr ên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện giồng riêng tỉnh kiên giang (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG

3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

3.3.2 Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tr ên địa bàn huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang

Để quản lý tốt tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Huyện hiện nay ngoài việc áp dụng một số giải pháp chung cho cả nước đã nêu trên còn phải áp dụng các giải pháp cụ thể cho từng địa bàn nhất định, vì mỗi địa bàn có đặc thù khác nhau. Đối với tình hình trật tự giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Giồng Riềng người viết đưa ra một số giải pháp sau:

3.3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng đến tất cả tầng lớp nhân dân

Trước hết, Ban An toàn giao thông, các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, lực lượng chức năng cùng Ủy ban nhân dân, Ban An toàn giao thông các xã, thị trấn phối hợp tiếp tục tổ chức công tác tuyên truyền, Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ “Về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy”; Quyết định số 27/QĐ- BGTVT ngày 17/5/2005 của Bộ Giao thông Vận tải “Về việc quản lý đường thủy nội địa”;

Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ“Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”; Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 27/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa”.

Thông qua đài truyền thanh Huyện để tuyên truyền pháp luật về giao thông đường thủy đến tận thôn, ấp. Đặc biệt cần tuyên truyền đến tận các xã vùng sâu, xa của Huyện, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những nơi có trình độ dân trí thấp hoặc không thể lấp các loa phát thanh thì phải cử cán bộ đến tận nơi để tuyên truyền. Bởi vì, đó là các đối tượng rất thường xuyên tham gia giao thông thủy trên địa bàn.

Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh các cấp. Để thực hiện, Ủy ban nhân dân Huyện phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo Huyện có kế hoạch cùng với các trường học trên địa bàn lồng ghép pháp luật về giao thông

đường thủy vào chương trình giảng dạy. Theo người viết, cách hiệu quả nhất để tuyên truyền cho các em học sinh là các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông đường thủy nội địa. Bắt buộc tất cả các em phải dự thi và lấy đó để xếp hạnh kiểm.

Ban An toàn giao thông của Huyện phối hợp với các ban ngành có liên quan, hàng năm tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông đường thủy nội địa. Nội dung cuộc thi phải thú vị và phải thay đổi nội dung thường xuyên để thu hút các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tham gia để từ đó tuyên truyền sâu, rộng Luật giao thông đường thủy nội địa. Ngoài ra, các ban ngành, đoàn thể, chi hội..trên địa bàn cũng phải tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường thủy nội địa trong nội bộ bằng cách lồng ghép vào các chương trình văn nghệ, các cuộc thi của cơ quan. Để góp phần tuyên truyền pháp luật về giao thông đường thủy đến mọi tầng lớp trên địa bàn.

3.3.2.2 Tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm

Các cấp, các ngành trên địa bàn cần triển khai thực hiện tốt các văn bản của chính phủ và Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 27/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa”.

Cần có sự phối hợp tốt với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy đẩy mạnh cả về quy mô lẫn tầng suất công tác tuần tra, kiểm soát trên địa bàn đặc biệt là ở những nơi có phương tiện lưu thông qua lại với mật độ cao. Tập trung tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các lỗi như phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định và chở quá trọng tải cho phép.

Đình chỉ các bến đò ngang không phép, đây là tiềm ẩn tai nạn giao thông lớn trên đường thủy nội địa. Tăng cường xử lý các phương tiện kinh doanh đường thủy không đảm bảo an toàn, thiếu trang thiết bị, các phương tiện chở quá mớn nước, neo đậu không đúng nơi quy định.

Đối với tình trạng thải rác, rơm rạ xuống đường thủy nội địa của một số đối tượng trên địa bàn các xã phải giao cho Công an cấp Xã nơi đó cảnh cáo, buộc đối tượng vi phạm viết cam kết không vi phạm. Nếu tái phạm sẽ lập biên bản xử lý thật mạnh tay. Giao trách nhiệm cho Công an cấp xã tuần tra thường xuyên và xử phạt, tịch thu tang vật phương tiện đối với các đối tượng đẩy sệp vào ban đêm. Ngoài ra, lực lượng chức năng cần tiến hành tháo dở vó, vớn, bè nuôi cá,…

lấn chiếm luồng, hành lang bảo vệ luồng. Nói chung, lực lượng chức năng cần phải giải quyết dứt điểm tình trạng trên vì những hành vi đó là nguy trực tiếp dẫn đến tai nan giao thông đường thủy nôi địa.

3.3.2.3 Tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông Huyện.

Với lực lượng hiện tại là 15 cán bộ chiến sĩ bao gồm cả Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông (12 Cảnh sát giao thông và 3 Thanh tra giao thông). Chỉ tuần tra kiểm soát khi phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Công an Tỉnh mới có đợt tuần tra kiểm soát. Vì vậy, cần tăng cường thêm lực lượng để thành lập Đội Cảnh sát giao thông đường thủy và Thanh tra giao thông đường thủy. Từ đó, tiến hành thường xuyên các đợt tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm tạo sự răn đe đối với các đối tượng tham gia giao thông thủy nội địa trên địa bàn.

Mặc khác, muốn công tác tuần tra kiểm soát được tốt thì phải đầu tư cơ sở vật chất để xử phạt như: Ca nô tuần tra, quy hoạch nơi để tạm giữ phương tiện, có trang thiết bị để hạ tải phương tiện, rà soát và lắp đặt lại các biển báo hiệu,…có như vậy mới có thể dần đưa trật tự giao thông đường thủy nội địa đi vào nề nếp.

3.3.2.4 Một số giải pháp khác

Ủy ban nhân dân Huyện kiến nghị Sở Giao thông vận tải và các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn nhanh việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông thủy. Tổ chức đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với thực tế đối với người dân vùng có sông nước hoạt động giao thông đường thủy nội

địa; tạo điều kiện cho người nghèo có thể tham gia học, dự thi để được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo đúng quy định. Có thể trích kinh phí từ ngân sách để hổ trợ cho dân nghèo. Cần có chính sách hổ trợ, định hướng tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo chỉ có điều kiện sống bằng nghề đặt đăng, vớn, vó,…vi phạm luồng, hành lang bảo vệ luồng có công ăn việc làm ổn định.

Ban an toàn giao thông, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông Huyện cần phối hợp với chi cục thủy lợi nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đảm bảo giao thông và thủy lợi kết hợp với quy hoạch lũ trên địa bàn tránh ảnh hưởng đến luồng, tuyến,…trong mùa mưa, lũ ảnh hưởng đến hoạt động của giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn. Ngoài ra, cần phân công lực lượng điều tiết giao thông đường thủy nội địa trong mùa mưa, lũ tại các vị trí nguy hiểm và một số vùng trọng điểm trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện giồng riêng tỉnh kiên giang (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)