1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh

68 2,7K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 214 KB

Nội dung

Thơ tình của chị thể hiện đợc mộtkhát vọng sống một cách mãnh liệt của ngời đang yêu, yêu một cách say mêvới một trái tim sôi nổi và cháy bỏng, một cái tôi giàu đức hi sinh và khát vọngc

Trang 1

mở đầu 1.Lý do chọn đề tài

Trên thi đàn văn học Việt Nam Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều vàviết hay về tình yêu so với các nhà thơ nữ cùng thời , chị là một ngời có phongcách riêng khá độc đáo , ở chị ta thấy một hồn thơ hết sức khoẻ khoắn, mộtkhát vọng sống cháy bỏng và một tình yêu nồng nàn mà chị luôn gửi gắmtrong thơ

Đọc tác phẩm của chị , chúng ta thấy nổi bật một “cái tôi” Xuân Quỳnh,một cái tôi mang phong cách nghệ thuật riêng Mặc dù so với các nhà thơ nữcùng thời nh Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, P han Thị Thanh Nhàn,cái tôi Xuân Quỳnh sắc sảo hơn trong quan niêm về tình yêu Đó là sự kế thừa

và cách tân, sáng tạo trong quan niện về “cái tôi” so với thời kỳ trớc cái tôiXuân Quỳnh mang tính chất hiện đại nhng rất nữ tính và cũng rất dịu dàng củangời phụ nữ Việt Nam truyền thống

Vì Xuân Quỳnh là một hiện tợng vô cùng quan trọng của nền thơ cahiện đại Việt Nam , đóng góp của chị không phải chỉ ở số lợng : từ tập “chồibiếc” đến tập thơ “Tự hát”, mà ngời ta thấy ở Xuân Quỳnh một tiếng nói mới,một cáhc thể hiện riêng trong khát vọng tình yêu Và hơn thế nữa những bàithơ của Xuân Quỳnh nh khúc tình ca đi vào năm tháng , trạm khắc vào trongtâm hồn ngời đọc từ ngày hôm qua hôm nay và mai sau

Chính sự xuất hiện của hồn thơ Xuân Quỳnh hay nói cách khác, “ cáitôi” Xuân Quỳnh là một bông hoa đậm đà hơng sắc, góp phần làm phong phúhơn giàu có thêm nền thơ ca hiện đại Việt Nam

2 Mục đích của đề tài

2.1.Khảo sát cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh

Chúng ta thấy đợc sự đóng góp của chị đối với lĩnh vực thơ và nền vănhọc Việt Nam nói chung, đặc biệt trên đề tài viết về tình yêu, “cái tôi”XuânQuỳnh vừa có nết đồng nhất lại vừa có nết khác biệt so vói các nhà thơ nữ trớc

đó và so với những ngời bạn thơ cùng thời với chị

Trang 2

ở đề tài này chúng tôi hy vọng rằng , khi nghiên cứu về Xuân Quỳnhchúng ta cũng khẳng địng đợc vai trò và vị trí của mình ở trong gia đìng vàngoài xã hội Đó là một bài học vô cùng quý giá khi nghiên cú và tìm hiểu vềnữ sĩ

2.2 ở đề tài này chúng tôi cũng xác định đựoc các nội dung của

“Cái tôi trữ tình” trong thơ Xuân Quỳnh trên các phơng diện :

- “Cái tôi’’khao khát yêu và đựoc yêu cháy bỏng, nồng nàn

- “Cái tôi” giàu đức hy sinh, khát vọng cống hiến hết mình cho cuộc đời

- “Cái tôi” luôn trăn trơ lo âu, với hạnh phúc đời thờ

- Và một “cái tôi” luôn đau đáu cho thơ

2.3 ở đề tài này chúng tôi tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo độc đáo trong cách thể hiện cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh :nh không gian và thờigian, hình ảnh và ngôn ngữ trong thơ của chị , đặc biệt chúng tôi đi tìm hiểugiọng điệu riêng của hồn thơ Xuân Quỳnh

Đó là các phơng diện nghệ thuật góp phần thể hiện cái tôi trữ tình trongthơ Xuân Quỳnh rõ nhất và cụ thể nhất , các phơng diện nghệ thuật này gópphần tạo nên một phong cách và bản sắc riêng trong thơ của chị

3 Phạm vi khảo sát đề tài

Thi phẩm của Xuân Quỳnh từ tập “ Tơ tằm-Chồi biếc” in chung vớiCẩm Lai và đây là tập thơ đầu tay của chị, mặc dù đang còn non tay song đãhứa hẹn một tài năng lớn, đến tập thơ cuối đời “Hoa cỏ may” là một quá trìnhlao động không biết mệt mỏi, các tác phẩm thơ ấy là cả một quá trình vận

động của “cái tôi” từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và càng ngày tacàng thấy một cái tôi mặn mà hơn, đằm thắm và trữ tình hơn

Có lẽ vì thế ở đề tài này chúng tôi sẽ nghiên cứu và tìm hiểu một số thiphẩm độc đáo của Xuân Quỳnh nh :”Sóng” , Thuyền và Biển , Tự Hát …bêncạnh đó chúng tôi còn khảo sát một số thi phẩm tiêu biểu chủ yếu nằm trongcác tập thơ :Tơ tằm –Chồi biếc, Sân ga chiều em đi , Gío Lào cát trắng , Hoa

cỏ may , Tự hát

4 Phơng pháp nghiên cứu

4.1.Phơng pháp thống kê:

Trang 3

ở đề tài này chúng tôi thống kê tất cả các bài thơ tiêu biểu của XuânQuỳnh , đặc biệt đó là những bài thể hiện rõ nhất “cái tôi trữ tinh” của XuânQuỳnh

4.2 Phơng pháp so sánh:

Đây cũng là một phơng pháp không thể thiếu đợc trong luận văn này.Bởi lẽ chúng tôi cần so sánh với một số nhà thơ nữ cùng thời và những sáng táccủa họ nh :Lâm Thị Mỹ Dạ , Đoàn Thị Lam Luyến … Đồng thời chúng tôicũng so sánh tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh với một số nhà thơ trong và ngoàinớc để thấy đợc sự giống và khác nhau của cái tôi trữ tình trong thơ Từ đó đểchúng ta thấy đợc tài năng độc đáo và phong cách nghệ thuật riêng

4.3 Phơng pháp phân tích, tổng hợp

Dựa vào một số thi phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh, bên cạnh nhữngtập thơ khác , chúng tôi cần phân tich đánh giá để làm nổi bật đợc “cái tôi trữtình trong thơ” đồng thời qua đó để tổng hợp lại rút ra những đặc điểm cơ bảnnhất của thơ Xuân Quỳnh , đánh giá về phơng diện nội dung cũng nh nghệthuật là một phơng pháp cần thiết và không thể thiếu trong khi nghiên cứu đềtài này

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ khi mới ra đời những vần thơ của chị đã đợc giới trẻ đón nhận mộtcách nồng nhiệt Mặc dù trong giới nghiên cứu phê bình văn học , phải mấtmột thời gian khá dài thơ của Xuân Quỳnh cha đựoc đánh giá cao bởi lẽ vìnhững lý do gắn với hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu của cuộc chiến tranh

Nhng có lẽ , thời gian là một phơng thuốc hữu hiệu nhất để khẳng địnhgiá trị của một tài năng Điều đó đợc thể hiện rằng không những thơ của chị đ-

ợc bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt mà nhuững bài thơ tiêu biểu nh:Sóng , Thuyền va Biển , Tự hát, là những bài thơ nh những khuc tình ca đi vàonăm tháng trạm khắc vào thời gianvà không phai mờ trong tâm hồn độc giả

Đó là một phần thởng lớn , một món quà vô giá mà mọi ngời đã dành riêngcho chị, có lẽ không gì sung sớng và hạnh phúc hơn với nhuiững ai đợc gọi làthi sĩ

Sau khi tập thơ :Gío Lào cát trắng , Lời ru trên mặt đất 1978, Sân gachiều em đi 1984, Tự hát 1984 ở những thời điểm này thơ của chị đợc giớinghiên cứu phê bình quan tâm, đặc biệt nhà thơ Phạm Tiến Duật – Vơng Trí

Trang 4

Nhàn đã có một cuộc trao đổi về thơ của Xuân Quỳnh đăng trên báo Văn nghệtháng 9 năm 1985, bài viết có tiêu đề “cảm giác về thời gian và ý thức về hạnhphúc” ; hay bài viết của Chu Văn Sơn “Cánh chuồn chuồn trong giông bảo”,

Đoàn Thị Đặng Hơng với bài viết về thơ Xuân Quỳnh “Ngời đàn bà yêu vàlàm thơ”, “Xuân Quỳnh cuộc đời để lại” của Vơng Trí Nhàn

Nhiều bài viết trên đã có nhiều đóng góp trong cách nhìn về nhà thơ và

đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong phong cách thơ của Xuân Quỳnh , đặcbiệt giới nghiên cứu cũng đi vào phân tích và đánh giá cao một số thi phẩmtiêu biểu nh :Thuyên và Biển , Sóng , Tự hát đó là những bài viết của một sốtác giả: Lê Quang Hng “Sóng của Xuân Quỳnh –một trái tim yêu” hay

“Sóng-lời giãi bày chân thực về khát vọng tình yêu” của Trần Đình Sử-PhanHuy Dũng; Lê Chí Viễn Với bài “thuyền và biển”; Bùi Thị Minh Huệ với bàiviết “Trái tim nữ và bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh”

Những năm gần đây, ở các trờng ĐH, CĐ có những khoá luận và tốtnghiệp lấy đề tài về Xuân Quỳnh nhng họ chỉ nghiên cứu ở một số phơngdiện , mặc dù đó là một đóng góp rất lớn nhng nhiều khi còn rất phiếm diện ,phải chăng đó là một hạn chế rất lớn của chúng ta về cách nhìn về một nhà thơnổi tiếng, và đóng góp lớn cho nền văn học nớc nhà nh Xuân Quỳnh Đó làmột thiếu xót , đặc biệt những công trình nghiên cứu mang tính chuyên luận vềXuân Quỳnh thì hầu nh cha đợc đề cập tới

Nói về “cái tôi” trong thơ Xuân Quỳnh có một số bài viết đã nói đến

nh-ng mới chỉ đề cập tới thôi chứ cha khảo sát và tìm hiểu một cách triệt để Mặc

dù chúng tôi đánh giá khá cao những bài viết đó bởi đó là sự đóng góp rất lớntrên con đờng tìm hiểu về thơ Xuân Quỳnh

ở luận văn này chúng tôi chọn đề tài “cái tôi trữ tình trong thơ XuânQuỳnh”, hy vọng rằng với sự khảo sát và tìm hiểu về lĩnh vực này chúng tôi sẽ

có gắng nghiên cứu cụ thể hơn, tờng tận hơn , có nh vậy chúng ta mới có cáinhìn toàn diện hơn về nữ sĩ

Chúng tôi hy vọng rằng ở khoá luận này là một sự kế thừa , chọn lọcnhừng bài nghiên cứu của những ngời đi trớc, đồng thời dây là sự phat huy và

đi sâu hơn vào phơng diện “cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh” để thấy đợctài năng và nghệ thuật của một ngời mà cuộc đời đã dành trọn cho thơ ca vàlĩnh vực nghệ thuật

Trang 5

Chơng I: cái tôi và cái tôi trữ tình

1 “Cái tôi“ và “cái tôi trữ tình“

“Cái tôi” và “ cái tôi trữ tình” là hai khái niệm , hai phạm trù có nhữngnét tơng đồng và có những nét dị biệt , đó là hai cach gọi rất phổ biến tronggiới nghiên cứu phê bình văn học , nó thuộc phạm trù triết học và một số lĩnhvực khác , đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật , hai khái niệm này với nhữngcách gọi khác nhau và chỉ những lĩnh vực khác nhau

1.1.Khái niệm về cái tôi trong triết học

Đây là một trong những khái niệm triết học cổ nhất, đợc đánh giá, đánhdấu ý thức đầu tiên của con ngời về bản thể của mình Nó giúp con ngời nhậnthức đợc mình là một con ngời khác với tự nhiên , đồng thời nó cũng nhận thức

đợc mình là một con ngơi khác với ngời khác

Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng : “Cái nhân xuất hiện trong một giai đoạnnhất định khi mọi thành viên của tập thể bắt đầu mâu thuẫn với tập thể đó”

Đây có thể coi là một sự thức tỉnh đầu tiên của mọi cái thể , tất nhiên số phậncủa cá thể này nó cũng đã gắn liền với qua trình biến đổi của xã hội, thời kỳ tr-

ớc kia Mac nói: “Đó là thời kỳ bi thảm, thời kỳ mà đã làm ốm yếu, làm teo đinhững phẩm chất của con ngời” trong thời kỳ thần quyền, thời kỳ nô nệ thì chathể nói đến một ý thức đầy đủ về cái tôi, chỉ khi con ngời thoát khỏi sự ngự trịcủa thiên nhiên và tôn giáo và khẳng định mạnh mẽ vai trò của lí trí thì khi đó

“Cái tôi” cá nhân mới đợc khẳng định

Đềcác - Một nhà triết học cổ đã nói “tôi t duy tức là tôi tồn tại” Kháiniệm cái tôi mang một lỗi hàm rộng, nó vừa có ý nghĩ bất biến, lại vừa mangtính xã hội, lịch sử và sự vận động phát triển qua các thời đại

Nhìn chung trong tôn giáo không thừa nhận “Cái tôi cá nhân” mà học cónói đến cái tôi cá nhân thì cũng thừa nhận để hoà tan nó vào quan niệm siêuhình, còn “cơ đốc giáo” quy mọi lĩnh vực của cá nhân,mọi giá trị của con ngờivào linh hồn, cơ đốc giáo chỉ thừa nhận hình ảnh một cá nhân khi nó tẩy rửa đ-

ợc hết những gì là cá biệt của bản thân để gần với hình ảnh chúa

Còn “phật giáo” đợc xây dựng trên văn bản của thuyết vô ngã tức làkhông có ta Theo phật giáo thì có cái ta tồn tại trong con ngời Nếu ở phật

Trang 6

giáo đề ra mọi vấn đè diệt dục ở con ngời để duy trì và giữ vững tính nguyênkhôi, tính ban đầu của con ngời.

Trong triết học duy tâm “Cái tôi” đã tuyệt đói hoá vao trò cá nhân, triếthọc duy tâm cũng có nghĩa phân đôi: Cái tôi vừa xuất hiệ, vừa tồn tại với tcách là chủ thể của t duy

Trong triết học Mac-Lê, dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nhìnnhận vai trò của cá nhân khác: “Con ngời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”

Kể từ thời rất xa xa khái niệm cái tôi có những cách thể hiện khác nhaucùng một tên gọi nhng ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có những cách nhìnkhông giống nhau, điều đó tuỳ thuộc vào mỗi con ngời, mỗi cá nhân trong sựvận động và phát triển của lịch sử

Trong tác phẩm Mỹ học Heghen đã nhấn mạnh bản chất này của thơ trữtình: “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là chủ thể vừa là duy nhất, độc nhấtmang nội dung”

Bêlinxki cho rằng: “Toàn bộ hiện thực đều có thể là nội dung của thơ trữtình, nhng với điều kiện nó phải trở thành sở hữu máu thịt của chủ thể, là bộphận cảm giác của chủ thể, gắn liền với sự hoàn chỉnh bản chất của chủ thể”

Viên Mai trong “Tuỳ viên thi thoại” coi sự thể hiện của cá nhân là gốccủa thơ trữ tình : “Gốc của thơ là ở chỗ miêu tả cảnh ngộ của tính tình và linhcảm cá nhân”

Đến Lê Quý Đôn khái quát đặc thù của thơ trong cuốn “Vân đài loạingữ” ông đã từng nói: “một là tình hai là cảnh, ba là sự”

Hay Cao Bá Quát ông cũng đã từng cắt nghĩa bản chất của thơ trongcuốn thợng sơn công thi tập ông nói “Làm thơ gốc phải là tình cảm”

Trang 7

Với nhà thơ Tố Hữu một chiến sĩ cách mạng ông cũng đã từng nhấnmạnh rằng: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” hay “Thơ

là tiếng nói đồng ý đồng chí , đồng tình”

“Cái tôi trữ tình” nh một nhân tố khởi sự và hoàn tất của sáng tạo trữtình- t tởng này đợc quán xuyến và khẳng định ở hầu hết các quan điểm lýluận Từ Mỹ học cổ điển cho đến quan điểm li luận hiện đại về thơ trữ tình:

“Bài thơ trữ tình là một bài thơ trong đó nhà thơ viết về những suy nghĩ và cảmxúc của mình.Trong đó nhà thơ cố gắng điều khiển và tổ chức các cảm xúc và

ấn tợng của mình” (thuật ngc văn học và phê bình Mỹ năm 1993 )

Cái tôi trữ tình vừa là một “khách thể” nhìn và cảm nhận thế giới của

“chủ thể”, lại vừa chính là một điểm nhìn Đồng thời cái tôi trữ tình cũng đóngvai trò sáng tạo, tổ chức các phơng tiện nghệ thuật ( thể thơ, hình tợng , vần,nhịp) để vật chất hoá thế giới tinh thần thành một hình thức văn bản trữ tình

Kết luận về “cái tôi trữ tình” Vũ Tuấn Anh trong công trình “văn họcViệt Nam hiện đại- nhận thức và thẩm định” đã khẳng định rằng : “đó là sự thểhiện một cách chân thực và cảm xúc đối với thế giới và con ngời thông qualăng kính của cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phơng tiệncủa thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt độc đáo, mang tínhthẩm mỹ,nhằm truyền đạt tinh thần ấy đối với ngời đọc”

2 “Cái tôi“ trong nghệ thuật

Đây là một lĩnh vực hết sức chuyên biệt và chỉ trong lĩnh vực này, “cáitôi” mới thể hiện một cách đầy đủ và ở mỗi thời kỳ khác nhau cái tôi trongnghệ thuật lại biểu hiện không giống nhau điều đó phụ thuộc vào quan điêmxã hội và quan điểm thẩm mĩ của từng giai đoạn lịch sử

2.1 “Cái tôi” trong thời kỳ trung đại

ở trong thời kỳ này do sự kiềm toả của lễ giáo phong kiến, cái tôi luônphải sống theo ý thức hệ Chính vì lẽ đó nó bị hạn chế và không dám vợt quahàng rào ngăn cách đó,mà nếu có vợt qua thì bị xã hội lên án và sáng tác vănchơng của họ sẽ không đợc xã hội chấp nhận, đó là một tất yếu

Chính vì ảnh hởng của ý thức hệ nên hạn chế cá tính sáng tạo của nhàvăn Ngời nghệ sĩ phải sống một cách chuẩn mực, tuân thủ phép tắc lễ nghicủa hội giáo phong kiến Trong thời kỳ trung đại, ngời ta quan niệm rằng: phụnữ thì “tam tòng tứ đức”, đàn ông thì “tam cơng ngũ thờng” Đó là quan niệm

Trang 8

chuẩn mực hết sức khắt khe mà xã hội phong kiến đã đặt ra tiêu chuẩn cho conngời

Cái tôi trong nghệ thuật ở thời kỳ trung đại có những nét khác biệt do sự

áp đặt của xã hội mà nếu có vợt qua sự áp đặt đó sẽ bị xã hội phủ nhânj mộtcách gay gắt Chẳng thế mà thơ của bà Hồ Xuân Hơng, bà dám vợt qua lễ giáophong kiến để khẳng định khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc lứa đôi củangời phụ nữ.có thể nói Hồ Xuân Hơng dám vợt qua phận “nữ nhi thờng tình”

mà bị xã hội lên án gay gắt ấy là gì? Rằng họ xem thơ văn của bà là thứ bỏ đi,nào là “dâm”, nào là “tục”

Thử đọc những dòng thơ của bà mà xem, ta thấy Hồ Xuân Hơng là ngờiphụ nữ cá tính và đầy bản lĩnh, bà dám ngang nhiên xem thờng một đấng namnhi, một đấng mày râu

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Kìa đền Thái Thú đứng treo leo

Ví đây đổi phận làm trai đợc

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

(Đề đền Sầm Nghi Đống)

Hay bà cũng đã từng ra tay chọc những kẻ gọi là “hiền nhân quân tử”,bàdám gọi họ là lũ ngẩn ngơ,là ong non ngứa nọc, là dê cỏn buồn sừng

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

Lại đây cho chị dạy làm thơ

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa

Dê cỏn buồn sừng húc dậu tha

Hồ Xuân Hơng xng là “chị” quả thật là táo bạo và mạnh mẽ, ở cái thời

mà ngời ta chỉ coi trọng đàn ông, ngời phụ nữ xem nh thứ bỏ đi Đó là thời đại

“trọng nam khinh nữ” Vậy mà Hồ Xuân Hơng dám cả gan vợt lên d luận, dámkhẳng định “cái tôi” của mình, đó chẳng phải là táo bạo và mạnh mẽ lắm sao

Mặc dù hiện tợng Hồ Xuân Hơng không nhiều trong văn học, nhng quả

là mới mẻ so với các thời kỳ trớc đó Đó là tiếng nói góp phần khẳng định đợckhát vọng của ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến, đòi giải phóng cái tôi cánhân của mình Trong văn học Việt Nam tiếng nói của bà đã đóng góp rất lớncho dòng chảy của văn học từ xa đến nay

2.2 Cái tôi ở thời kỳ hiện đại

Trang 9

Theo dòng chảy của lịch sử, xã hội luôn vận động và biến đổi có thể nói,

“cái tôi” bản ngã của con ngời ngày càng đợc khẳng định, và đợc giải phóng ởthời kỳ hiện đại Xã hội luôn luôn tông trọng cá nhân của mỗi con ngời trongcộng đồng, đó là một quy luật tất yếu, bởi sự phát triển đi lên của xã hội khôngthể không nói đến vai trò của mỗi cá nhân

Trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là giai đoạn văn học 1932-1945 sựxuất hiện của “phong trào thơ mới” Đây là thời đại của chữ tôi (chữ dùng củaHoài Thanh)

Đây là thời kỳ cái tôi thoát li phủ nhận cuộc sống thực tại của cuộc đấutranh của dân tộc các nhà thơ tìm cho mình một thế giới khác Họ thoát li vàotình yêu, vào tôn giáo, đi tìm vẻ đẹp của thiên nhiên Hoài thanh trong “thinhân Việt Nam” đã từng nói : “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta say cùng trongtrờng tình cùng với Lu trọng L, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc tử, Chế Lan Viên,

ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điêncuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng HuyCận”

Có thể nói “cái tôi” thời kỳ 32- 45 là cái tôi mang tính chất bản ngã.Buồn chán, cô đơn và phủ nhận thực tại (đây là thực trạng cuộc đấu tranh củadân tộc).Nỗi buồn trong thơ mới là một nỗi buồn chung của những con ngờikhông tìm đợc lối thoát, bế tắc trớc hiện thực của cuộc sống

Vì vậy mà cái tôi cô đơn đợc thể hiện hầu hết trong các sáng tác của cácthi sĩ

Trang 10

Với Chế Lan Viên ông cũng đã thể hiện nỗi buồn muôn thủơ của kiếpngời, ông muốn tìm đến một thế giới xa lạ.

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnhMột vì sao trơ chọi cuối trời xa

ở nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh

Những u phiền đau khổ với buồn lo

(Những sợi tơ lòng-Điêu tàn)Hay ông cũng đã từng thể hiện nỗi buồn chán cô đơn của mình

Đờng về thu trớc xa lắm lắm

Mà kẻ đi về chỉ một tôi

Có thể nói,thời kỳ 30-45 cái tôi cá nhân đợc khẳng định một cách mạnh

mẽ, có lẽ cha bao giờ trong văn học cái tôi cá nhân đợc đề cao đến nh vậy, nhờ

sự giải phóng của xã hội mà trong văn học đây là thời đại mà khát vọng cánhân đợcc đề cao chẳng vậy mà Hoài Thanh trong thi nhân Việt Nam ông đãtừng khẳng định “Ngời ta thấy cha bao giờ nh bây giờ xuất hiện cùng một lúcmột hồn thơ rộng mở nh Thế Lữ, mơ màng nh Lu Trọng L, hùng tráng nh HuyThông, trong sáng nh Nguyễn Nhợc Pháp, quê mùa nh Nguyễn Bính, kỳ dị nhChế Lan Viên và thiết tha, băn khoăn rạo rực nh Xuân Diệu”

Đến giai đoạn 1945-1975, dân tộc bớc qua hai cuộc kháng chiến trờng

kỳ chống Pháp và chống Mỹ.ở thời kỳ này nhiệm vụ giải dân tộc khỏi áchthống trị của thực dân và đế quốc là một nhiệm vụ lớn lao và cao cả nhất, khẩuhiệu “Tất cả cho tiền tuyến tất cả vì miền Nam ruột thịt”đây là một khẩu hiệutất cả cho quá trình đấu tranh và chiến thắng kẻ thù của những năm thángkhông thể nào quên

Có lẽ chính vì điều đó “cái tôi ”luôn luôn phục vụ “cái ta” chung để mucầu sự nghiệp lớn Trong giai đoạn văn học này, ít động trạm đến tình cảmriêng t cá nhân, nếu co thì không đợc dánh giá cao Xuân Quỳnh sinh ra và lớnlên ở giai đoạn này, mặc dù dân tộcc đang trải qua hai cuộc chiến tranh với nhữngthử thách lớn lao chị cũng là nạn nhân, một phần cuộc đời của chị cũng gắn vớimột thời nửa đạn và đợc in đậm trong tập thơ “Gió lào cát trắng”

Sáng tác thành công của Xuân Quỳnh chủ yếu nằm trong giai đoạn nàynhng Xuân Quỳnh là nhà thơ viết về tình yêu và trên lĩnh vực ấy thơ của chị đã

có độ chín và đã để lại ấn tợng khó phai mờ trong tâm thức của độc giả Ngời

ta nhớ đến Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu của khát vọng sống và yêu một

Trang 11

cách mãnh liệt Có thể nói cái tôi trữ tình là sự kế thừa và phát huy của nhữnggiai đoạn văn học trớc đó.

Trang 12

Chơng II Các phơng diện biểu hiện nội dung “cái tôi

trữ tình” trong thơ Xuân Quỳnh

Mặc dù sinh ra trong thời kỳ lửa đạn, cái tôi Xân Quỳnh không phảichiến đấu cho nhân sinh quan cộng sản, hay chiến đấu vì lý tởng cách mạng.Thành công của chị trên lĩnh vực tình yêu và Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viếtnhiều và khá thành công trên lĩnh vực này Thơ tình của chị thể hiện đợc mộtkhát vọng sống một cách mãnh liệt của ngời đang yêu, yêu một cách say mêvới một trái tim sôi nổi và cháy bỏng, một cái tôi giàu đức hi sinh và khát vọngcống hiến hết mình cho đời Bên cạnh đó ta thấy một cái tôi luôn trăn trở lo âuvới hạnh phúc đời thờng và một cái tôi luôn đau đáu cho thơ Trên những ph-

ơng diện ấy tạo nên một phong cách riêng, một bản sắc riêng mà không thểhoà lẫn

2.1 Một cái tôi khao khát yêu và đợc yêu cháy bỏng, nồng nàn

Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, khao khát một cách mạnh mẽ vàcháy bỏng và chị đã gửi niềm khát vọng ấy của mình vào hình tợng trung tâmcủa bài thơ “ Sóng

Dữ dội và dịu êm

ồn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể

(Sóng)Hình tợng sóng là sự hoá thân, là sự phân thân của cùng một cái tôiXuân Quỳnh “ Sóng” và “em” là hai hình tợng trung tâm xuyên suốt khi táchrời, khi hoà hợp, chuyển hoá lẫn nhau Tuy hai mà một, tuy một mà hai Tathấy luôn có sự hài hoà về các đối cực, vừa dữ dội nhất, vừa dịu êm nhất, vừa

ồn ào vừa lặng lẽ nhất Mỗi con sóng lại mang trong mình một khát vọng lớnlao, vì vậy mà nó trở nên quyết liệt

Khát vọng đợc sống và hoà hợp giữa sự bao la vô cùng, vô tận của bểlớn, từ bỏ khoảng cách chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự bao la khoáng đạt.Biển là sự tổng hoà, những gì ồn ào nhất cũng là biển, dữ dội nhất cũng làbiển, nhng dịu êm và hiền hoà nhất cũng là chính nó Có lẽ chính vì lý do ấykhi đứng trớc biển, con ngời ta dễ có cảm giác rằng: Nghìn năm trớc khi cha

Trang 13

có mình biển vẫn thế, nghìn năm sau khi mình đã tam biến khỏi mặt đất này,biển vẫn thế kia, vẫn có những con sóng ngày đêm ồ ạt vỗ vào lòng đại dơng,tan mình trên bờ bãi Biển vẫn thế kia, vẫn xôn xao, náo nhiệt và ồn ào Vì vậybiển là tợng trng cho sự bất diệt, mà trên đời này có gì không để thể hiện cho

sự bất diệt ấy? Vâng! Chỉ có khát vọng của tình yêu, nghĩa là chừng nào còntuổi trẻ chừng ấy khát vọng tình yêu vẫn bồi hồi

Ôi con sóng ngày xa

Và ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ

(Sóng)

Tình yêu không chỉ dừng lại ở đó, cái tôi Xuân Quỳnh đi cắt nghĩa tìnhyêu, đi truy tìm cội nguồn của nó

Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu

Tình yêu cũ nh quả đất, câu chuyện Adam và Eva tởng nh là lời giảithích giản đơn nhất của nó Nhng tình yêu là gì và nó bắt nguốn từ đâu thìnhững ngời đang yêu họ không thể lý giải một cách mạch lạc

Xuân Diệu là ông hoàng của thơ tình mà cũng đã từng đi cắt nghĩa tìnhyêu

Làm sao cắt nghĩa đợc tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạtBằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

Hay có lúc thi sĩ cũng lại khẳng định một cách hết sức mơ hồ:

Yêu là chết ở trong lòng một ítVì mấy khi yêu mà chắc đợc yêu

Trang 14

Tình yêu là gì ? câu hỏi ấy dờng nh là sự băn khoăn của mọi lứa đôi vàkhông ai trả lời một cách mạch lạc Có thể chỉ đúng thôi nhng cha đủ, dòng

nh trong tình yêu càng yêu nhau say đắm bao nhiêu ngời ta càng tháy rằng tìnhduyen của mình là không thể lý giải đợc Ngời ta thiêng liêng hoá tình yêu

Nó là sự gặp gỡ của kiếp này nhng biết đâu đó là sự hện hò của kiếp trớc

Khát vọng tình yêu là mãnh lực cuồng nhiệt trong tâm hồn của XuânQuỳnh Bài thơ “sóng” quả là một bài thơ thể hiện đợc khát vọng ấy của chị,hình ảnh sóng là sự hoá thân của cái tôi Xuân Quỳnh, là khát vọng tình yêu vôhồi, vô vọng cũng nh sóng có bao giờ nguôi vỗ ào ạt vào lòng Đại Dơng? Tìnhyêu của Xuân Quỳnh vợt qua giới hạn không gian thời gian để khẳng định mộtcách mạnh mẽ

Lòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức

(Sóng)Nói sóng thực sự là để nói về em, mợn sóng chẳng qua là để thể hiệnkhát vọng ấy mà thôi, chúng ta cũng đã từng bắt gặp nỗi nhớ ấy ở trong cadao

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Nh đứng đống lửa nh ngồi đống than

(ca dao)Nhng “Nhớ cả trong mơ còn thức” thì trái với quy luật của nhiên chăng?Nhng điều này phù hợp với trái tim đằm thắm yêu thơng, khát vọng mãnh liệtnhất vô biên và tuyệt bích nhất: Khát khao bất tử trong tình yêu của chị

Nếu nh Xuân Diệu đã mợn hình tợng Biển để thể hiện khát vọng tìnhyêu của ngời con trai đối với ngời con gái mà mình yêu thơng, điều đó có gìtrái với quy luật đâu? bởi ngời con trai thờng là ngời chủ động, chỉ biển kia làbất diệt, thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng: Ngời ta thèm muốn

đợc bất tử

Trang 15

đợc hởng thụ ân ái hết mình trong tình yêu, mạnh mẽ và khá vồ vập nhng thử

đọc Sóng của Xuân Quỳnh mà xem, chị mạnh mẽ đó táo bạo đó nhng đằng sau

ta thấy một khát vọng đợc sống hết mình

Làm sao dợc tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

(sóng)Chị muốn đợc có mặt trên cuộc đời này để đợc sống, để đợc yêu sống vàkhát vọng tình yêu là một niềm hạnh phúc là hơi thở của cuộc sống, là mạchmáu trong con tim của chị

Không chỉ dừng lại ở đó Bài thơ Thuyền và Biển cũng thể hiện đợckhát vọng của chị có lẽ đó là một sự thể hiện trái tim sôi nổi,chân thành củamột ngời phụ nữ đang yêu nên bài thơ đã kịp neo đậu trong tâm trí độc giả nhnhững khúc tình ca đi vào năm tháng

Đọc những vần thơ của chị, chúng ta không thể dửng dng,vô tình Dờng

nh những vần thơ ấy kéo ta đi, xốc ta đứng dậy để tiếp tục sống và tiếp tục yêu

Cũng có khi vô cớBiển ào ạt xô thuyền(Bởi tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên)

(Thuyền và Biển)Khát vọng tình yêu của cái tôi Xuân Quỳnh có bao giờ bình lặng, có baogiờ yên mà nó nh một quy luật tất yếu của cuộc đời sống là phải yêu và tình

Trang 16

yêu muôn thuở sẽ không bao giờ ngơi nghỉ, con ngời luôn khám phá kiếm tìm

và khát vọng

Xuân Quỳnh có trái lại với quy luật ấy đâu, chị cũng đã từng sống vàyêu chỉ trong thế giới tình yêu chị mới sống đợc hết mình, mới thể hiện đợchết mình

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thơng nhớ Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ

(Thuyền và Biển)

Có thể nói,thuyền và biển la hai hình tợng thể hiện cho khát vọng tìnhyêu mãnh liệt của cái tôi Xuân Quỳnh, chân thành và đằm thắm, sôi nổi mãnhliệt nhng rất dịu dàng Phải chăng? đó là những mảng đối lập trong con ngờicuả chị, không phải đó chỉ là sự thống nhất và hoà hợp của cùng một cái tôiXuân Quỳnh ấy mà thôi

Lại Nguyên Ân khi nghiên cứu về Xuân Quỳnh, ông đã từng nói: “kể từthời Hồ Xuân Hơng cho đến bây giờ cha ai có thể có một hồn thơ táo bạo vàmạnh mẽ nh chị, cha ai thể hiện khát vọng mãnh liệt ấy nh chị

Nếu tình yêu là khát vọng khám phá và kiếm tìm hạnh phúc, đành rằngtình yêu không đồng nghĩa với hạnh phúc nhng hạnh phúc trong quan niệmcủa Xuân Quỳnh là đợc sống hết mình trong tình yêu

Nếu từ giã thuyền rồiBiển chỉ còn sóng gióNếu phải cách xa anh

(Thuyền và Biển)

Cha bao giờ tôi thấy một tình yêu nào, một ngời phụ nữ nào trong tìnhyêu lại mạnh mẽ nh vậy, liệu nó có vợt qua giới hạn cho phép không? Và liệurồi nó có phù hợp không khi mà ngời đàn ông thờng là ngời chủ động? XuânQuỳnh là một ngời phụ nữ nhng tao bạo và rất mạnh mẽ, chị rất thẳng thắntrong tình yêu, bởi lẽ tình yêu là sự bình đẳng , là sự kết hợp của hai con ngời,hai trái tim cùng chung một nhịp đập Trong tình yêu thì điều quan trọng là sự

đồng điệu chân thành, thẳng thắn Có những ngời vì quá coi trọng ngời đàn

Trang 17

ông là ngời chủ động nên họ không dám thể hiện mình, luôn sống giả dối vớichính mình và ngời minh yêu, nh vậy họ đang giết chết tình yêu vốn có củamình.

Xuân Quỳnh quả là mạnh mẽ, chị dám nói thẳng thắn khát vọng củamình đó là khát vọng rất chính đáng của mỗi con ngời trong cuộc đời này.Xuân Quỳnh suốt cuộc đời mình luôn đi truy tìm hạnh phúc mặc dù cuộc đờigặp nhiều bất hạnh đớn đauvà mất mát : chị mồ côi mẹ từ ngày thơ bé, bố đi b-

ớc nữa, sống trong tình yêu thơng với ngời chị gái , cuộc tình duyên ba chìmbảy nổi nh cánh thuyền nan không hẹn trớc, hai lần lỡ đò, hai lần cập bến.Nh-

ng khát vọng tình yêu không bao giờ nguôi trong chị mặc dù cuộc đời bất hạnhnhng chị không đầu hàng số phận, nếu nh là một nời phụ nữ khác họ dễ bị gụcngã bởi nh “con chim sợ cành cây cong”.Xuân Quỳnh thì ngợc lại, chị dám vợtlên chinh mình, khao khát yêu và đợc yêu một cách cháy bỏng nồng nàn

Núi cao biển rộng sông dài

Tôi đi khắp chốn tìm ngời tôi yêu

Bớc chân đi tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc, không bao giờ mệtmỏi trong hành trình cuộc đời của chị, với chị sống là phải yêu, phải là khátvọng đi tìm hạnh phúc nhng cái đích cuối cùng trên hành trình ấy là niềm hạnhphúc và sự trở che

Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở Đến tận cùng đau đớn của tình yêu

Nếu nh trớc đây Xuân Quỳnh thờng nhìn cuộc đời, nhìn tình yêu vớilăng kính màu hồng đặc biệt trong tập thơ: “Tơ tằm –chồi biếc”nhng càngvềsau chị lại nhìn cuộc đời của một ngời đã từng trải nghiệm về nó đó là cái nhìn

có phần chững trạc hơn

Nhng không phải nh vậy khát vọng sống và khát vọng yêu vụt tắt trongtâm hồn chị, có những ngời phụ nữ làm thơ thời kỳ đầu rất sôi nổi, bồng bột,càng về sau tuổi càng lớn thì thơ của họ cũng kém phần đằm thắm và mợt mà.Xuân Quỳnh vợt cả không gian và thời gian, tình yêu của chị không bao giờgià mà luôn trẻ trung, mới mẻ

Em yêu anh hơn cả ngày xaCái thời tởng chết vì tình ái

Em chẳng chết vì anh em chẳng đổi

Trang 18

Em cộng anh vào với cuộc đời em

(có một thời nh thế)Tình yêu theo tháng năm không bao giờ nguôi ngoai, cái tôi XuânQuỳnh có bao giờ quên khát vọng, chị luôn luôn muốn hoá thân vào tình yêu

để yêu và đợc yêu, để sống hết mình với nó

Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ nữ cùng thời, chị cũng đã diễn tả đợckhát vọng ấy của mình

Cuộc đời em vo tròn lại

Và ném vào cuộc đời anh

Nó sẽ lăn đến tận cuộc đời anh

Lăn sâu đến tận cái chết

Làm sao có đợc một cuộc đời

Để mình ném cuộc đời vào đó

Mà không hề cân nhắc đắn đo

Rằng cuộc đời ấy vẫn còn cha đủ

(Khát vọng)Khát vọng ấy quả là mãnh liệt và thiết tha, chỉ có những ai yêu chânthành đằm thắm và si mê mới có sự hoá thân ấy, và quả thật ngời phụ nữ đangyêu tìm thấy ở bến bờ anh một sự neo đạu tin cậy, một chỗ dựa vững chắc vàbình yên

Khát vọng của trái tim ngời phụ nữ thật táo bạo nếu cuộc đời con ngời làhữu hạn mà thiên nhiên là vô cùng vô tận thì Xuân Quỳnh chỉ bằng cách biếnmình thành con sóng ngày đêm vỗ về mới diễn tả hết đợc khát vọng âý của chị.Cái tôi Xuân Quỳnh muốn đợc sống hết mình với tình yêu muốn bất tử với tìnhyêu

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Làm máu thịt đời thờng ai chẳng có

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhng biết yêu anh ngay cả khi chết đi rồi

(Tự hát)Chị không hề cách điệu, không hề lý tởng hoá tình yêu, nó cũng thậthuyền bí mà không ai có thể lý giải một cách ngọn nguồn nhng với cái tôiXuân Quỳnh nó cũng thật đời thờng, thật dung dị, đó là trái tim

Trang 19

Nếu nh Tago đã từng lấy hình tợng đôi mắt – trái tim là biểu tợng chotình yêu cho sự đồng điệu, cho sự hoà hợp của hai tâm hồn của hai trái timcùng chung một nhịp đập

Trái tim anh là con chim quen sống cảnh hoang vu

Đã gặp đợc mắt em nơi khung trời của nó

(Tago)

Hay : Phút biết anh cũng là phút gặp mắt anh nhìn

Phút hiểu anh cũng là phút ấy Vì giếng quá trong nên dễ nhìn thấy đáy

Vì mắt quá trong nên mắt nói rất nhiều

(Lời của mắt –Lệ Thu)Với Xuân Quỳnh trái tim với những gì đời thờng nhất nó vừa là vật chấtbởi có thể ngừng đập khi sự sống không còn nhng trái tim yêu thì lại khác, nóvợt qua cái chết thờng tình, cái chết vật chất mà sẽ trờng tồn mãi mãi Có thểnói sự sống con ngời thì hữu hạn nhng tình yêu với Xuân Quỳnh là vô hạn

Trần Đăng Khoa cũng từng thể hiện khát vọng ấy của mình

Đi hết một buổi chiều Vẫn thấy mình không là chiếc bóng

Đi hết một tình yêuMới nhận ra khuôn mặt của ảo vọngTrong khuôn mặt ấy

Chúng ta cứ mãi kiếm tìm nhau

(Khuôn mặt-Tần Hoài Dạ Vũ)

Trang 20

Tình yêu là sự mong muốn, khát khao kiếm tìm nhng làm sao hộ có thểkhám phá hết đợc, càng tìm kiếm thì càng thấy khó khăn và khó khám phá biếtbao.

Cái tôi Xuân Quỳnh cũng đã từng chiêm nghiệm, chị cũng đã biết thếnào là niềm vui, nỗi buồn, đau khổ, mất mát mà tình yêu mang đến cho chị cảniềm hạnh phúc dẫu muộn màng

Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở

Đến tận cùng đau đớn của tình yêu

Vậy mà chị có bao giờ trùn bớc Mặc dù cuộc đời có mấy khi dành chochị sự ngọt ngào? mà chị luôn vấp phải nỗi đắng cay Ngời đàn bà ấy vẫnkhông chịu khuất phục trớc hoàn cảnh

Chẳng có thời gian chẳng có không gian

Chỉ tuổi trẻ, chỉ tình yêu vĩnh viễn

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Có ai thẳng thắnvà mạnh mẽ nh chị không? có ngời phụ nữ nào dám cảgan để đi truy tìm hạnh phúc một cách chủ động nh chị không? Cái tôi XuânQuỳnh thật táo bạo và mạnh mẽ, với chị sống là phải yêu và cuộc sống sẽ nhthế nào nếu không có tình yêu?

Xuân Diệu trong tập “Thơ Thơ” xuất bản 1938, ông đã từng nói rằng:

“các bạn chớ bắt chớc những ngời khôn ngoan, họ không biết quý phần ngonnhất của cuộc đời đó là tình yêu và tuổi trẻ Quả đúng nh vậy cái tôi XuânQuỳnh hơn một lần khẳng định tình yêu tuổi trẻ đó là niềm khao khát, là điềukhông thể thiếu đợc trong cuộc đời này

So với những ngời khác cùng thời Xuân Quỳnh quả là mạnh mẽ và cátính, cũng viết về tình yêu nhng Phan Thị Thanh Nhàn lại mợn hơng hoa bởi đểthể hiện tình yêu của mình

Dấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có ngời ngày mai ra trận

Bên ấy có ngời ngày mai đi xa

Nào ai đã một lần dám nói

Hơng bởi thơm cho lòng bối dối

(Hơng bởi – Phan Thị Thanh Nhàn)

Trang 21

Cô gái trong bài thơ đang còn e ấp và thẹn thùng, cô không dám thểhiên tình yêu một cách trực tiếp chỉ mợn chùm hoa bởi để nói hộ lòng mình

điều đó có gì lạ đâu bởi đó là tình cảm của buổi đầu đời mà nh Thế Lữ cũng đãtừng nói :

Cái thuở ban đầu lu luyến ấyNgàn năm hồ dễ mấy ai quên

(Thế Lữ)Lâm Thị Mỹ Dạ thì mạnh mẽ hơn một chút chị cũng đã khẳng định tìnhcảm của chính mình

Em có một tình yêuMỏng manh nh nhánh lá

Em có một tình yêu

Nh sóng ngầm biển cả

(Không đề –Lâm Thị Mỹ Dạ)Tình yêu của chị không đợc ví với sóng biển ồn ào ngày đêm cuộn dâng vỗvào lòng đại dơng mênh mông, mà tình yêu ấy đợc ví với những đợt sóngngầm lẩn khuất dới đáy sâu biển cả Nhng để khẳng định một cách chắc chắnthẳng thắn, táo bạo và mạnh mẽ thì chỉ chờ đến Xuân Quỳnh ,chị không hềdấu giếm khát vọng tình yêu của mình

Em yêu anh yêu anh nh điên

Em viết những bài thơ tình yêu tởng anh là ý tứ

(Thơ viết cho mình và những ngời con gái khác)Chị luôn nồng nàn tơi trẻ nh khát vọng tuổi đôi mơi Mặc dù chỉ cũng đãtrải qua chặng đờng từ một ngời thiếu nữ đến khi có gia đình, có con nhngkhông phải nh vậy mà chị nguôi khát vọng chị cảm thấy không hề mệt mỏi vì

đã từng sống và từng yêu Có những ngời phụ nữ, tuổi càng cao sức càng già đithì ngời ta thờng có cảm giác mệt mỏi, chán trờng, đặc biệt là những ngời hơnmột lần vấp phải những cay đắng, tủi hờn Nhng Xuân Quỳnh thì lại khác, điềunày có khác với quy luật không khi mà chị cũng đã từng trải qua những đớn

đau, những mất mát Khi lấy Lu Quang Vũ với một đứa con riêng, anh cũng đãtrải qua bao cay đắng, tủi hờn Xuân Quỳnh gặp ở Lu Quang Vũ không phải ởmột ngời bạn thơ mà sâu xa hơn đó là sự đồng điệu, một sự cảm thông sâu sắc.Quả là chỉ có tình yêu thơng mới sởi ấm cho tâm hồn của mỗi ngời để vợt quamọi dâu bể của cuộc đời

Trang 22

Có lẽ nhng ngày tháng này là nhng ngày tháng hạnh phúc nhất trongcuộc đời của chị Chính vì lẽ đó chị đã cố gắng vun vén cho tổ ấm của mìnhnhng có đợc tổ ấm ở trong tay chị không bao giờ nguôi khát vọng.

Những lúc này anh ở bên emNiềm vui sớng trong em là có thật

Nh chiếc áo trên tờng nh trang sách

Nh chùm hoa mở cánh trớc hiên nhà

Khát vọng tình yêu luôn là ngọn lửa cháy âm ỉ trong tâm hồn của chị có lúc nólại bùng lên một cách mạnh mẽ, dù trong lĩnh vực nào nói về vấn đề gì chẳngqua chị cũng muốn thể hiện khát vọng tình yêu ấy mà thôi

Chỉ có điều đợc sống cùng anh Niềm hạnh phúc với em là vĩnh viễn

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập về anh

Hơn một lần chị phát biểu thẳng thắn khát vọng của mình ở trong thơ

Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu đợc một ngời

Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm

Tôi yêu anh ta hơn ngàn lần cay đắng

(Thơ viết cho mình và những ngời con gái khác)Chân thành và mạng mẽ đến nh vậy là cùng, là một ngời phụ nữ nhngchị dám thể hiện khát vọng tình yêu một cách thẳng thắn và táo bạo Chị sẵnsàng yêu và khao khát yêu đến hết mình, sống hết mình cho tình yêu ấy

Cuộc đời của ngời phụ nữ ấy khát khao yêu , kháo khao đi truy lùnghạnh phúc nhng chị không cảm thấy mệt mỏi, mặc dù găp bao nỗi gian truân,trở ngại nhng hình nh càng khó khăn bao nhiêu lại không cho phép chị đừngchân, chị ngã rồi lại bớc tiếp nh một định mệnh có nghĩa là sống và yêu, yêu làkhát khao hạnh phúc

2.2 Cái tôi giàu đức hy sinh và khát vọng cống hiến hết mình cho cuộc đời

Nếu nh Xuân Quỳnh là ngời phụ nữ luôn khao khát tình yêu bằng mộttình cảm nồng nàn, có thể nói chị đã vọt qua giới hạn d luận mà xã hội đã dànhcho ngời phụ nữ, phận liễu yếu đào tơ của mình, là ngời thẳng thắn, mạnh mẽ

Trang 23

trong tình yêu nhng cái đích cuối cùng phải chăng là hạnh phúc, là chốn neo

đậu bình yên , có lẽ chị nghĩ rằng hạnh phúc cuợc đời không bỗng dng mà có ,không bỗng dng mà tạo hoá sinh ra , với Xuân Quỳnh không phải con ngờisinh ra để hởng hạnh phúc chị chỉ có một tâm hồn biết yêu và biết quý cáichân thực giá trị của cuộc sống

Một đức tính không thể thiếu đợc trong con ngời của Xuân Quỳnh đó làmột tấm lòng giàu đức hy sinh , sự che trở mà chị trang bị cho mình sẵn tìnhyêu thờng và đùm bọc Xuân Quỳnh trong cuộc sống đời thờng chị là ngời mẹngời vợ đặc biệt chị là ngời tình thật tuyệt vời Trong thơ chị hình ảnh “máiche” đợc lặp đi lặp lại trong thơ chị trở thành một điệp khúc, và hình ảnh con

gà mái xoè rộng đôi cánh của mình ra để bảo vệ cho đàn con thân yêu thì ngời

ta nghĩ ngay đến Xuân Quỳnh

Chị lo lắng cho ngời mình yêu từ những sự việc nhỏ nhất, quan tâm đếnnhững vấn đề tởng chừng nh văt vảnh nhng có ai biết đâu rằng đó là cử chỉ củatình yêu thơng và sự trở che

Sao không cài khuy áo lại anh Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét

(Trời trở rét)

Xuân Quỳnh là ngời phụ nữ luôn ý thức đợc trách nhiệm của bản thânmình với cuộc đời, đặc biệt chị luôn tâm niệm rằng: “có tình yêu thì khó nhnggiữ đợc nó lại càng khó hơn ” bởi tình yêu cũng giống nh cây xanh, ngày đêmphải chăm sóc, vun trồng để một ngày mai nó sẽ đơm hoa kết trái hiến dângcho cuợc đời

Nhà thơ Ta go đã từng nói rằng: “tình yêu là sự chân thành, tận tụy chăm

lo hạnh phúc cho ngời mình yêu và lấy hạnh phúc của ngời mình yêu làm hạnhphúc của chính mình Sự hy sinh trong tình yêu là sự hy sinh cao thợng nhất”.Hơn một lần trong thơ của mình Tago cũng đã thể hiện khát vọng và hiếndâng hy sinh những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời mình cho ngời mình yêu đợchạnh phúc

Nếu đời anh là một đóa hoa Tròn trịa , diụ dàng và bé bỏng

Anh sẽ hát nó lên và cài lên mái tóc em Nếu đời anh là viên ngọc quý

Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

Trang 24

Sâu thành một chuỗi

Và quàng vào cổ em

(Bài thơ tình số 28)Hoa-Ngọc là tợng trng cho những gì đệp đẽ nhất , thiêng liêng nhất, tinhtuý nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho con ngời vậy mà nhân vật trữ tìnhmuốnví mình với những giá trị vật chất ấy để hy sinh cho ngời mình yêu màkhông hề cân nhắc đắn đo để ngời mình yêu đợc hạnh phúc , để làm sao chongời mình yêu đựoc đẹp hơn Đó là nghĩa cử cao đẹp , là tấm lòng trắng trongthơm thảo của ngời yêu

Nhng đời thờng hơn dân dã hơn bởi Xuân Quỳnh là ngời phụ nữ của đờithờng chị đã lấy hình tợng trái tim – bàn tay để thể hiện cho đức hy sinh hếtmình Trái tim biết khớc từ mọi biến hoá cao sang, hoa mỹ, dẫu có thànhvàng , thành mặt trời Điều ớc ao duy nhất của trái tim kia là làm chính nó

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết làm sống những hồng cầu đã chết

Biết lấy lại những gì đã mấtBiết rút gần khoảng cách tin yêu

(Tự hát)

Đó là trái tim của sự hồi sinh “hồng cầu đã chết”, nó biết lấp những chỗchống và sự thiếu hụt của tâm hồn.Vâng! chỉ có trái tim của tình yêu thơng,chỉ có sự hy sinh cao cả, trái tim ấy mới biết rút gần những khoảng cách củacon ngời, làm cho con ngời thực sự “Ngời” hơn Và chỉ có tình yêu mới đến đ-

ợc vơí tình yêu, chỉ có trái tim yêu thơng mới sởi ấm đợc tình yêu theo đúngnghĩa của nó

Xuân Quỳnh là ngời phụ nữ giàu đức hy sinh , điều đó đựơcthể hiện quahình tợng “đôi bàn tay”: không phải bàn tay năm ngón thon dài mà đôi ban taycuả chị in dấu của thời gian, dờng nh nó già hơn với độ tuổi của chị

Bàn tay em ngón chẳng thon dài Vệt trai cũ đờng gân xanh vất vả

Trang 25

Bàn tay ấy là hiện thân của bao đau đớn, khổ cực của cuộc đời bởi nó đãchứng kiến quá nhiều mất mát và đớn đau.

Nếu nh trong tinh yêu những nụ hôn ngây ngất, những vòng ôm ghì siết,những ánh mắt nhin đắm đuối hơn một lần Xuân Diệu thể hiện khát vọngmãnh liệt ấy ở trong thơ

Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực

Hày trộn nhau đôi mái tóc ngắn dàiHỡi cánh tay hãy quấn riết đôi vaiHãy dâng cả tinh yêu lên sóng mắt Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt

Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng

Trong say sa anh sẽ bảo em rằngGần thêm nữa thế vẫn còn xa lắm

(Xa cách) Đó là những cuồng nhiệt hởng thụ ái tình của tuổi trẻ cứ việc mê hoặccây bút thơ tình Xuân Diệu Còn Xuân Quỳnh chỉ chọn cho mình cử chỉ “taytrong tay” Vì sao ? đó không hẳn là tình tự , đó là biểu tợng của sự gắn bó vànơng tựa lẫn nhau của cái tôi Xuân Quỳnh và một cái tôi khác để mà vọt qua ,

để mà trụ vững trong cuộc đời lắm dâu bể này

Có lẽ chị quan niệm rằng: “Hạnh phúc là ở trách nhiệm Nó biết yêu ,biết lao động , biết nhớ hay nói đúng hơn tình yêu là sự hy sinh biêt vun đắptất cả cho cuộc đời này”

Đờng tít tắp không gian nh bểAnh chờ em cho em vịn bàn tayTrong tay anh tay của em đâyBiết lặng lẽ vun trồng gìn giữ

Trời ma lạnh tay em khép cửa

Em phơi mền vá áo cho anhTay cắm hoa tay để treo tranhTay thắp sáng ngọn đền đêm anh đọc

(Bàn tay em)Chẳng ai có thể viết nên những câu thơ đẹp và giản dị nh chị, từ nhữnggì chân thành nhất , đời thờng nhất của trái tim một ngời phụ nữ biết yêu vàkhao khát đợc yêu Nhng để cho cây xanh tình yêu đâm chồi nẩy lộc thì cái tôi

Trang 26

Xuân Quỳnh không hề dửng dng đứng chờ ngời khác đem hạnh phúc đến chomình, mà bản thân chị cần phải biết hy sinh để xây đắp và vun trồng cho nó

Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau

Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngã

Khi anh vắng ban tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ

(Bàn tay em)Nếu tình yêu lớn là tình yêu giúp nhau hoán cải thân phận và diện mạo

Đó là tình yêu xây dựng trên lòng tin nhau, giúp nhau vợt khó, khẳng định giátrị đích thực: sự hy sinh của ngời này làm động lực để ngời kia phấn đấu, lànền tảng vững chắc để họ có thể bớc tiép quãng đờng dài còn lại Nhà vạt lýAcsimet đã từng nói rằng : “Hãy cho tôi môt điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng trái

đất này lên”

Và trong cuộc đời của Xuân Quỳnh, hơn một lần chị đã làm “điểm tựa”,chính sự hy sinh tận tuỵ của chị là nấc thang vững chắc để ngời bạn đời củachị bớc tiếp con đòng ở phía trớc Chính bà mẹ của Lu Quang Vũ (Vũ ThịKhánh) trong bài viết “Xuân Quỳnh ngời vợ ngời mẹ” bà đã nói: “Tình yêu và

sự chăm sóc chu đáo của Quỳnh đã giúp Vũ rất nhiều trong đời sống và trongcông việc Tôi vẫn nói với nhà tôi là Vũ viết đợc nhiều, đợc tốt nh thế tất nhiênphải do tài năng nhng nói chung phải nhờ tình yêu thơng và tài đảm đang củaXuân Quỳnh đã có mặt trong đời Vũ vào những năm tháng gian nan lận đậnnhất Nhữngnăm đó không phải đơn thuần là kiếm kế sinh nhai mà còn là vấn

đề xác định hớng đi trong cuộc đơì lấy lại bản thân mình”

Nh chúng ta đã biết Xuân Quỳnh là ngời phụ nữ luôn khát khao yêu và

đợc yêu , sôi nổi và bạo dạn đặc biệt chị rất chủ động trong tình yêu nhng tìnhyêu trong quan niệm của chị luôn đồng nghĩa với sự hy sinh, với sự trở che, cứthử đọc những vần thơ của chị mà xem ta tìm thấy ở chị một ngời phụ nữ đônhậu và dịu dàng:

Với những bài hát ru, cái tôi Xuân Quỳnh không cảm thấy mình quánhỏ bé trớc ngời yêu và cần đợc ngời yêu che trở nh những cô gái ngày xa màtrái lại ngời yêu trong thơ chị cần đợc trở che và bảo vệ

Ngủ đi anh ! hãy ngủ

Đã có em canh Cho đẹp giấc mơ anh

Trang 27

Ngủ ngon anh ! Để ngày mai bình minh đến

Buồm chúng ta lại tung cánh ra khơi

(Ru)

Ta thấy chị là ngời luôn chủ động trong tình yêu, đặc biệt với ngờichồng của mình chị luôn là ngời che trở, dờng nh ở chị là chiếc nôi yên ả làbến bờ ngọt lành nhất

Lời ru của Xuân Quỳnh khác với lời ru của Huy Cận trớc cách mạng

Ngủ đi em, mộng bình thờng

Ru em sẵn tiếng thuỳ dơng mấy bờ

Cây dài bóng xế ngẫn ngơ

Hồn em đã chín mấy mùa thơng đau

Tay anh em hãy tựa đầu Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

(Huy Cận)Huy Cận nói đến tình yêu nhng tình yêu rất nhỏ hẹp, nhân vật anh là ng-

ời chủ động, khác hẳn với thơ của Xuân Quỳnh Tình yêu trong thơ lãng mạn

là cái cớ để mình tự huyễn hoặc mình, nó muốn nói đến cái xa rộng, cái xacùng thì cung xkhông tránh khỏi cảm giác chơi vơi dợn ngợp Bởi vì lãng mantrớc kia nằm trong một thế giới quan khác hẳn với thế giới quan chúng ta ngaynay.Mặc dù tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh cha phả i là tình yêu chiến đấutiêu biểu cho nhân sinh quan cộng sản Nhng ta thấy một cái tôi Xuân Quỳnhluôn đằm thắm yêu thơng giàu đức hy sinh Trong tiếng ru chồng của chị tathấy chị cao đẹp biết bao

Khuya rồi anh hãy ngủ đi Để em trở dậy em che bớt đèn

Anh ơi anh hãy ngủ đi

Thằng con ta nó nằm mê đó mà

Ngày chơi súng giả ba lô

Làm anh giải phóng hét hò suốt thôi

(Hát ru chồng những đem khó ngủ)

Đúng là Xuân Quỳnh là ngời phụ nữ của đời thờng ,bởi chị quan tâm tớinhững gì nhỏ nhặt nhất của cuộc sống,chị là ngời phụ nữ luôn luôn biết vunvén cho hạnh phúc,chị thấm thía một điều rằng:Hạnh phúc phải bắt đầu từnhững gì bình dị nhất,đời thờng nhất mà con ngời dễ lãng quên

Trang 28

Trong ca dao ta cũng bắt gặp lời ru của ngời mẹ dành cho đứa con yêu

th-ơng bé bỏng của mình

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày giấc ngủ vừa năm

(Ca dao)Với ngời xa, thơ của Xuân Quỳnh vẫn mang hơi thở dịu dàng của mộttấm lòng,yêu thơng,tha thiết, nhng điều dặc biệt ậ chị,ta thấy lời ru ấy dữ dội,gần gũi vơí cuộc đời thực hơn

Nếu nh muốn hiểu đợc tấm lòng của một ngời mẹ, ngời vợ , ngời tình êm

ái thì chúng ta cứ đọc những bài hát ru cuả Xuân Quỳnh

Ra xun Gam Za Tốp bàn về lời ru “Không một ngày nào, không một giâyphút nào trong tôi vang lên bài ca mẹ tôi đã hát ru tôi bên nôi Bài ca ấy là cáinôi của tất cả các bài ca của tôi.Nó là tấm gối mà tôi ngả cái đàu mệt mỏi củamình xuống Nó là con ngựa đa tôi đi khắp thế gian này Nó là ngọn nguồn màtôi ghé xuống uống những lúc khô khát Nó là bếp lửa sởi ấm ngời tôi , hơi ấmcủa nó tôi mang theo suốt cả cuộc đời”

Hay Blaga cũng đã nói :

“Điệu ru hời nh câu thần chú muôn xaTrong đó ngân nga những tiếng ngàn đời truyền tụng”

Có thể nói Xuân Quỳnh đối với ngời chồng của mình không những chị làngời phụ nữ giàu đức hi sinh mà ta còn thấy sức mạnh của sự chở che và mộttấm lòng đôn hậu.Trong tập thơ : “Hoa dọc chiến hào” thay vào những bài thơtình Xuân Quỳnh có nhiều bài thơ viết tặng con Đứng về mặt tình cảm màxét ,có lẽ đây là một sự kế tiếp ngẫu nhiên : Ngời phụ nữ đến tuổi có con thìmọi tình cảm yêu thơng họ đều dồn cho con cả, nh trớc kia họ đã dồn tình cảm

đó cho ngời yêu ,vì vậy hầu nh tất cả các bài thơ về con của Xuân Quỳnh đềucảm động, có lẽ không ai trong chúng ta có thể đọc bình thản những câ

Hàng mi tơ vẫn khép giấc ngon lành

Con đâu biết máy bay thù gầm rítCon chỉ nghe lời mẹ ru quấn quýt

Trang 29

Bom chuyển hầm con ngỡ tiếng nôi đa

Ngủ yên con, ngủ đẫy giấc nghe con

Lời mẹ ru làm chiến hào che chở

(Lời ru)Trong bom đạn hiểm nguy , lòng mẹ là chiến hào, sức mạnh mầu nhiệmche chở cho con , cho sự yên ổn ,bình thản của tuổi thơ, phải có một tình cảmsâu nặng, trìu mến thì Xuân Quỳnh mới có thể viết lên những câu thơ có sứclay đọng sâu xa đến thế

Giữa cái náo đọng của chiến tranh là một cái nôi yên ả ngọt lành, đó làthế giới bình yên trong giấc ngủ của trẻ thơ, nó đợc bao bọc bởi tình cảm rộnglớn mênh mông của ngời mẹ Đã có nhiều ngời viết về lời ru nhng hiếm códòng thơ nào lại cảm đọng đén rơi nớc mắt trớc cái tôi dằm thắm dịu dàng củachị

Dẫu con đi đến suốt đời Vẫn không đi hết những lời mẹ ru

Qua lời ru con của Xuân Quỳnh ta thấy thấp thoáng đâu đây nguyệnvọng sâu xa của ngời phụ nữ sau những ngày chiến tranh ác liệt:

Ngủ đi con hãy ngủ đi

à ơi cái ngủ dang về cùng con

Từ trong lá cỏ tơi non Vợt lên mảnh đất vẫn còn mảnh bom

Từ ngôi nhà mới vừa làm

Nghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi

(Ru)Hay những câu thơ đằm thắm của ngời mẹ vỗ về Những lời ru da diết

ấy đợc chắt ra từ trong máu thịt, từ trong tâm khảm của nhà thơ Một cái tôidịu dàng, tha thiết, lắng đọng, bình yên Tất cả lời ru con đều đợc bắt nguồn từtấm lòng yêu thơng hết mực Lê Minh Khuê ( Bạn gái của Xuân Quỳnh ) đãtừng nói: “Chị chăm chút, chi li cho con cái từng li, từng tí một, nhất là nhữngkhi trái nắng trở trời, con ốm, chị cứ cuống cả lên”

Trang 30

Quả thật Xuân Quỳnh không những là ngời vợ chu đáo, đầy trách nhiệmngày đem vun vén cho tổ ấm của mình, mà với những đứa con thân yêu củachị, chị cũng là một ngời mẹ đôn hậu, có sức mạnh chở che, chị đã từng nóirằng: “Phải lấy chồng và có con Phụ nữ phải có con, thích lắm đấy cái chính

là thấy nó bé bỏng, không ai chở che ngoài mẹ nó, vất nó ra sẽ đói, sẽ khát, chỉ

có mẹ nó là biết nó cần gì”

Đối với chồng, với những đứa con chị đều dành cho họ tất cả tình yêuthơng máu thịt mà chị hằng ngày chăm chút cho chiếc nôi hạnh phúc Phảichăng chị đã ý thức đợc rằng: Cuộc đời của chị đã gặp quá nhiều mất mát,tuổithơ mang cho chị bao bất hạnh, cay đắng ,Xuân Quỳnh luôn sống trong sựthiếu thốn về tình cảm Chính vì lẽ đó khi đã có gia đình, có những đứa conyêu mà chị dứt ruột đẻ ra, chị đã bù đắp tất cả những gì có thể mà tuổi thơ củachị thiếu hụt, đó là tình thơng yêu và trách nhiệm, thấm thía đợc điều đó, chị

đã hi sinh , vun đắp cho tổ ấm của mình cho những mối quan hệ máu thịt ấy

Không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ “Mẹ của anh” cái tôi Xuân Quỳnh đãbộc lộ với ngời đọc một quan niệm mới mẻ trong thời đại của chúng ta ngàynay: Đó là tình cảm mẹ chồng- Nàng dâu

Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

Mẹ tuy không đẻ không nuôi

Mà em ơn mẹ suốt đời cha xong

Mẹ không ghét bỏ em đâu Yêu anh em đã làm dâu trong nhà

(Mẹ của anh)

ở Xuân Quỳnh không còn ranh giới giữa mẹ đẻ và mẹ chồng nữa, tìnhcảm của chị hết sức chân thật, đôn hậu và giàu lòng nhân ái, chị không chỉ yêuthơng chông mà còn yêu thơng luôn cả ngời đã cho mình một ngời đàn ông đểchị thơng yêu Chị là một ngời phụ nữ hiện đại, chỉ có cái nhìn hiện đại củacon ngời mới ,mới viết đợc những vần thơ xúc động đến nh vậy

Chắt chiu từ những ngay xa

Mẹ sinh anh để bây giờ cho em

Ngày xa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau

Bây giờ tóc mẹ trắng phau

Trang 31

Để cho mái tóc trên đầu anh đen

(Mẹ của anh)Chị là ngời vợ, ngời mẹ nên chị đã hiểu sâu sắc tấm lòng của ngời mẹ đãthơng yêu , chắt chiu dành dụm cho con cũng bởi chị đã từng làm mẹ, đã từngmang nặng đẻ đau chín tháng mời ngày nên chị thấm thía thế nào là nỗi vấtvả , gian nan , cay đắng của ngời mẹ đã trải qua Chị hiểu rằng: Không có ngời

mẹ nào lại không yêu thơng con, lại không đau đáu lo lắng, trông mong,ngóng đợi chúng khôn lớn trởng thành! Và bất cứ ai là ngời mẹ trên cuộc đờinày, họ cũng sẵn sàng hi sinh tất cả cho con, sẵn sàng hi sinh cuộc đời mìnhcho những đứa con Nói có bao giờ hết tất cả những tình cảm thiêng liêng ấy

Công cha nh núi Thái SơnNghĩa mẹ nh nớc trong nguồn chảy ra

(Ca dao)Chị đã xúc động trứơc tình cảm đó ,chị không thể không hãnh diện và tựhào về một ngời mẹ nh vậy.Có ai hiểu sâu sắc đợc điều đó nh Xuân Quỳnhkhông? Chị không những chỉ là ngời vợ đảm đang, đầy trách nhiệm với gia

đình mà chị còn là một “nàng dâu” thật hiện đại, bởi chị là ngời xoá đi khoảngcách xa lạ mà từ ngàn đời nay mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu tởng chừng nhkhông thể dung hoà

Nhng khi đọc thơ chị, làm một ngời phụ nữ chúng ta lại thấm thía hơnbao giờ hết trách nhiệm ấy, mối quan hệ thiêng liêng ấy.Xuân Quỳnh quả thật

là một tấm gơng sáng để các thế hệ phụ nữ Việt Nam bớc tiếp những bớc đivững vàng

Có thể nói Xuân Quỳnh có tất cả những phẩm chất của một con ngờithời kỳ hiện đại : nồng nàn, táo bạo, quyết liệt, lại đồng thời có những phẩmchất từ ngàn xa, riêng biệt của nữ tính : bao dung, chung hậu, dịu dàng và giàu

đức hy sinh Đó là một con ngời tiêu biểu cho cả một thế hệ

2.3 Cái tôi trong trăn trở lo âu với hạnh phúc đời thờng

Khảo sát toàn bộ sáng tác của Xuân Quỳnh, bên cạnh một cái tôi khaokhát yêu cháy bỏng và một cái tôi đầy trách nhiệm và giàu đức hy sinh, đó làmột hồn thơ đôn hậu, đằm thắm dịu dàng Nhng một điều không thể phủ nhận

Trang 32

rằng dờng nh trong sáng tác của chị ta thấy một con ngời luôn luôn trăn trở lo

âu với hạnh phúc đời thờng

Vì sao vậy? Vì sao một con ngời yêu đơì và tin ngời đến nh vậy mà lạitrăn trở vè hạnh phúc? Hay ở chị lai có sự mâu thuẫn Không! Không phải làmâu thuẫn mà đó là hai mặt của một tâm hồn Cái tôi Xuân Quỳnh luôn dựcảm lo âu vì quá yêu và qúa tin, lòng tin quá sức dẫn đến sự lo âu phấp phỏngtrớc những gì với mình là quý giá và thiêng liêng Phải chăng ngời càng giàutin cảm, giàu dự cảm về mất mát rủi do, thì nỗi niềm day dứt ấy lại càng ám

ảnh hơn dày vò hơn, càng nắn nót gìn giữ bao nhiêu càng nơm nớp lo âu bấynhiêu Có thể nói lo âu trở thành bản năng, phải là phẩm chất hàng đầu củamột ngời mẹ, là mẫu tính Khảo sát thơ của Xuân Quỳnh ta thấy nỗi niềm ấy

đợc trở đi, trở lại trong thơ chị nh một điệp khúc

Em nhớ anh chập chờn nh ánh lửaTrong đêm sâu nào biết xa gầnKhao khát và trăn trở dờng nh tỷ lệ thuận với nó, không bao giờ yên bởiniềm dự cảm ấy ngày đêm dằn vặtu chị nh một định mệnh, nh một sự nghiệt ngãcủa tâm hồn Chẳng vậy mà trong trái tim ngời phụ nữ ấy cũng đã từng trăn trở làmsao đợc sống và yêu hết mình, cống hiến và hi sinh hết mình

Làm sao đợc tan ra

Trang 33

Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

(Sóng)Trong bài thơ tình số 28 của Tago Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũngthể hiện đợc khát vọng khám phá ngời mình yêu, đã từng trăn trở trớc sự bănkhoăn, u buồn của đôi mắt “em”

Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tởng của anh

Nh trăng kia muốn vào sâu biển cả

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dới mắt emAnh không dấu em một điều gì

Cũng chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

“Bài thơ tình số 28-Tago”

Đôi mắt u buồn của em trong bài thơ, không phải u buồn vì sự phản bộicủa ngời yêu, cũng không phải là sự ghen tuông hờn giận Nhng tại sao vậy,bởi đơn giản “u buồn vì nhân vật em không hiểu đợc tất cả nỗi niềm của ngờimình yêu, còn gì buồn hơn yêu ngời mình yêu mà chẳng hiểu đợc thế giới ấy

Với Xuân Quỳnh ,chị không phải là không hiểu đợc ngời mình yêu

Nh-ng khi nói về hạnh phúc thì nỗi lo âu lại thấp thoáNh-ng troNh-ng thơ của chị Có lẽ

đơn giản vì chị đã từng lỡ đò, đã từng nếm những vị cay đắng của tình yêu màvẫn cả tin và nhẹ dạ

Nào hạnh phúc, nào là đổ vỡTôi thấy lòng lo sợ nhng không đâu

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Điều đó đã trở thành một sức ám ảnh, cả sự ngờ vực, day dứt trong tâmhồn của chị, phải chăng trái tim của chị quá đa cảm chính vì điều đó khôngdành riêng cho sự tĩnh lặng và bình yên “Tôi sợ bầu trời sau khung cửa bìnhyên, con đờng vắng ngời đi và rừng cây lặng gió”

Lo âu trở thành cái bóng không thể nắm giữ và không thể lìa bỏ Và nỗi

lo âu trở thành cái tôi Xuân Quỳnh mất rồi Nên bao giờ dù trong hoàn cảnhnào nỗi lo ấy vẫn ẩn hiện sau những vần thơ:

Cửa kính mở trong đêm ớt đẫm

Em chờ anh, anh có về không

Trang 34

Trong thơ của chị, hiện lên là một tâm hồn không bao giờ bình yên vàlặng gió, chị lo âu trớc sự mỏng manh của một kiếp ngời Lo âu trớc tình yêu

và khát vọng hạnh phúc ngay trong con ngời của chị, càng khát khao yêu baonhiêu, chị càng ngờ vực, ám ảnh hơn bao giờ hết, đó là hai mảng đối lập nhautrong tâm hồn của cái tôi Xuân Quỳnh vậy

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu mai có thể xa rồi

Nếu nh con ngời bé nhỏ mà hữu hạn đặt trong sự vô cùng vô tận củathiên nhiên, giữa sự vô thuỷ vô chung của vũ trụ, làm một con ngời khát khaotình yêu, luôn ý thức đợc vai trò và vị trí của mình thì niềm dự cảm lo là lẽ đ-

ơng nhiên Trong tình yêu cũng vậy nó là sức mạnh của sự gắn bó, chở che ,nhng cũng mỏng manh nh màu khói, dễ vỡ nh bình pha lê Vì vậy mà chịcũng

đã từng chăm chút, vun đắp cho tình yêu ấy, không hoảng sợ sao đợc khi cuộc

đời này chẳng có gì gọi là bất biến , chẳng có gì có thể sống mãi và trờng tồnvới thời gian, chỉ có tình yêu mới neo đậu vững chắc và nó vựơt qua quy luật

ấy Xuân Diệu đã từng thốt lên rằng:

Gấp đi em anh rất sợ ngày mai

Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễnXuân Diệu là ngời luôn ám ảnh bởi thời gian nhng chỉ có những ngờiham sống và ham yêu đến tận cùng mới nói lên đợc điều đó Xuân Quỳnhcũng đã thực sự hoảng sợ trớc thực trạng ấy, trứơc tình yêu mỏng manh nh màukhói, dễ vỡ nh bình pha lê

Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may

áo em sơ ý cỏ găm đầyLời yêu mỏng mảnh nh màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay

(Hoa cỏ may)Bài thơ thật dịu dàng, thật duyên dang, thật đằm thắm nhng ai bao saunhững vần thơ ấy không thấp thoáng nỗi lo âu ? Phải chăng đó là sự dồn néncủa tâm hồn, sự hoang mang và lo âu trớc cuộc đời của cái tôi Xuân Quỳnh

Đúng nh vậy chị cũng đã từng bất hạnh, đã từng cả tin và cũng đã hoàinghi Trong tất cả mọi viêc Xuân Quỳnh luôn thể hiện mình bởi chị là ngời chủ

động Nhng lạ thay! Trong lĩnh vực tình yêu thì không phải bao giờ thì mọi câu

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Văn học Việt Nam hiện đại-nhận thức và thẩm định.Nxb Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Tuấn Anh, "Văn học Việt Nam hiện đại-nhận thức và thẩm định
Nhà XB: NxbGiáo dục
2. Lại Nguyên Ân, Con ngời và nhà thơ. Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phÈm. Nxb Phô n÷, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Nguyên Ân, "Con ngời và nhà thơ." Trong" Xuân Quỳnh cuộc đời và tácphÈm
Nhà XB: Nxb Phô n÷
3. Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Quỳnh hết mình cho đời, hết mình cho thơ. Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm Thị Mỹ Dạ, "Xuân Quỳnh hết mình cho đời, hết mình cho thơ". Trong"Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
4. Phạm Tiến Duật-Vơng Trí Nhàn, Cảm giác về thời gian và ý thức về hạnh phúc.Văn nghệ, tháng 9-1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tiến Duật-Vơng Trí Nhàn, "Cảm giác về thời gian và ý thức về hạnhphúc
5. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học.Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán- Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi, "Từ điển thuật ngữ vănhọc
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
6. Đoàn Thị Đặng Hơng, Ngời đàn bà yêu và làm thơ. Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thị Đặng Hơng, "Ngời đàn bà yêu và làm thơ." Trong" Xuân Quỳnhcuộc đời và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
7. Lê Quang Hng, Sóng của Xuân Quỳnh-một trái tim yêu.Trong Phê bình và bình luận văn học. Nxb Văn nghệ-TP Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Quang Hng, "Sóng của Xuân Quỳnh-một trái tim yêu."Trong "Phê bình vàbình luận văn học
Nhà XB: Nxb Văn nghệ-TP Hồ Chí Minh
8. Bùi Minh Huệ, Trái tim nữ và bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh.Trong Phê bình và bình luận văn học. Nxb Văn nghệ-TP Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Minh Huệ, "Trái tim nữ và bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh."Trong "Phêbình và bình luận văn học
Nhà XB: Nxb Văn nghệ-TP Hồ Chí Minh
9. Đào Huy Hiệp, Thuyền và biển-một tâm sự yêu thơng.Trong Phê bình và bình luận văn học. Nxb Văn nghệ-TP Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Huy Hiệp, "Thuyền và biển-một tâm sự yêu thơng."Trong "Phê bình vàbình luận văn học
Nhà XB: Nxb Văn nghệ-TP Hồ Chí Minh
10. Vũ Thị Khánh, Xuân Quỳnh-ngời vợ-ngời mẹ.Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thị Khánh, "Xuân Quỳnh-ngời vợ-ngời mẹ."Trong "Xuân Quỳnh cuộc đờivà tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
11. Lê Minh Khuê, Nhớ chị. Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phô n÷, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Minh Khuê, "Nhớ chị." Trong "Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm
Nhà XB: NxbPhô n÷
12. Vân Long, Xuân Quỳnh-thơ và đời. Nxb Văn học, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân Long, "Xuân Quỳnh-thơ và đời
Nhà XB: Nxb Văn học
13. Phơng Lựu-Trần Đính Sử-Nguyễn Xuân Nam-Lê Ngọc Trà-La Khắc Hoà- Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học.Nxb Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơng Lựu-Trần Đính Sử-Nguyễn Xuân Nam-Lê Ngọc Trà-La Khắc Hoà-Thành Thế Thái Bình, "Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14.Đông Mai, Xuân Quỳnh- một nửa cuộc đời tôi.Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Mai, "Xuân Quỳnh- một nửa cuộc đời tôi."Trong "Xuân Quỳnh cuộc đờivà tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
15. Phan Ngọc, Thơ Xuân Quỳnh- Tiếng nói mới của thơ dân tộc. Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Ngọc, "Thơ Xuân Quỳnh- Tiếng nói mới của thơ dân tộc." Trong "XuânQuỳnh cuộc đời và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
16.Vơng Trí Nhàn, Xuân Quỳnh cuộc đời để lại. Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vơng Trí Nhàn, "Xuân Quỳnh cuộc đời để lại". Trong "Xuân Quỳnh cuộc đờivà tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
17.Nguyễn Xuân Nam, Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh. Trong Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Nam, "Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh." Trong "Xuân Quỳnh cuộc đờivà tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
18.Chu Văn Sơn, Cánh chuồn chuồn trong giông bão. Trong Xuân Quỳnh cuộcđời và tác phẩm. Nxb Phụ nữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Văn Sơn, "Cánh chuồn chuồn trong giông bão". Trong "Xuân Quỳnh cuộc"đời và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
19. Trần Đình Sử-Phan Huy Dũng, Sóng lời giãi bày chân thực về khát vọng tình yêu. Trong Phê bình, bình luận văn học.Nxb Văn Nghệ-TP Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử-Phan Huy Dũng," Sóng lời giãi bày chân thực về khát vọngtình yêu". Trong "Phê bình, bình luận văn học
Nhà XB: Nxb Văn Nghệ-TP Hồ ChíMinh
20. Lu Khánh Thơ, Xuân Quỳnh-Lu Quang Vũ tình yêu và sự nghiệp. Nxb Hội nhà văn. Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lu Khánh Thơ, "Xuân Quỳnh-Lu Quang Vũ tình yêu và sự nghiệp
Nhà XB: Nxb Hộinhà văn. Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w