Việc tìm hiểu lời đề từ trongtác phẩm nghệ thuật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn trọn vẹn hơn về tư tưởng -chủ đề của tác phẩm giúp chúng ta ý thức được vai trò, ý nghĩa của lời đề từđối vớ
Trang 1Lêi c¶m ¬n
Tác giả chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS Phan Mậu Cảnh đã
tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BGH, Khoa Ngữ văn, các giảng viên trong tổ Ngôn ngữ của trường đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân, và bạn bè
đã luôn giúp đỡ để hoàn thành khoá luận.
Vì điều kiện thời gian cũng như năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được những góp ý chân thành, quý báu từ các thầy cô giáo và bạn đọc.
TP Vinh, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Hằng
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Về mặt lý luận: nghiên cứu ngôn ngữ ở trong văn bản đang là một xu
hướng mới được các nhà nghiên cứu quan tâm từ nhiều góc độ, nhằm gópphần bổ sung việc nghiên cứu sự hành chức của ngôn ngữ trong hoạt độngthực tiễn
Trong các tác phẩm nghệ thuật, ngoài phần văn bản chính văn thì cómột phần rất đáng được chú ý, gọi chung lại đó là phần giới thiệu văn bản,nằm ngoài chính văn Phần giới thiệu được gọi với những cái tên khác nhau,
có những nội dung và chức năng khác nhau như: lời nói đầu, lời giới thiệu, lờitựa, lời mở đầu, lời đề tặng, lời đề từ Đây là những phát ngôn của chính tácgiả hay cũng có thể là trích dẫn từ văn bản nghệ thuật khác hay của ngườikhác nói về văn bản chính văn Phần này có nội dung liên quan đến văn bản.Trong văn bản nghệ thuật lời đề từ xuất hiện với một tần suất khá cao Nó cóthể là lời của chính tác giả, thể hiện cảm xúc, tình cảm, tư tưởng - chủ đề củatác phẩm Cũng có nhiều lời đề từ được trích dẫn từ rất nhiều nguồn khácnhau Lời đề từ có thể là một câu thơ, một câu văn hay có khi là một đoạn thơ
và cả một đoạn văn, một đoạn tự sự tồn tại song song với truyện, với văn bảnchính văn Lời đề từ có thể là một câu danh ngôn, một đoạn trích hay một câuhát dân gian, hoặc đôi khi là một ý nghĩ, dòng cảm xúc nhưng tất cả đều baohàm, chứa đựng và thể hiện chiều sâu của tư tưởng Lời đề từ là một phần bổsung cho văn bản, góp phần tạo nên sự toàn vẹn của một chỉnh thể, nó thểhiện ý đồ sáng tạo của tác giả và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm
Do vậy khi nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật nói riêng, văn bản nóichung người ta không thể bỏ qua hoặc bỏ sót lời đề từ, nếu không sẽ khôngthể khám phá hết giá trị nội dung của tác phẩm Việc tìm hiểu lời đề từ trongtác phẩm nghệ thuật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn trọn vẹn hơn về tư tưởng -chủ đề của tác phẩm giúp chúng ta ý thức được vai trò, ý nghĩa của lời đề từđối với văn bản chính văn Qua đó chúng ta cũng hiểu sâu hơn về nội dung
Trang 4mà mỗi lời đề từ hàm chứa nó có mối quan hệ như thế nào trong văn bảnchính văn.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài này góp phần làm rõ thêm những vấn đề về
mặt thực tiễn khi đọc một văn bản nghệ thuật Trong thực tế giảng dạy bộmôn ngữ văn ở nhà trường và thực tế đọc sách của độc giả, dường như chưathực sự chú trọng về lời đề từ trong tác phẩm Dường như bấy lâu nay người
ta mới chỉ phân tích, tìm hiểu lời đề từ ở trong một số tác phẩm văn học nổitiếng Hầu hết các lời đề từchỉ được xem xét qua, có nhiều người xem nó nhưmột đặc điểm hình thức của văn bản mà chưa chú trọng quan tâm mối quan hệngữ nghĩa của lời đề từ với văn bản chính văn Trước khi đọc một cuốn sách,một tác phẩm nghệ thuật nào đó việc đọc và phân tích nội dung ý nghĩa củalời đề từ sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những cảm xúc tình cảm và nhữngdụng ý nghệ thuật, điểm nhấn nghệ thuật, tư tưởng - chủ đề của tác phẩm
Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài: Khảo sát lời đề
từ trong văn bản nghệ thuật.
Trong cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" các tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, cũng đã đưa ra định nghĩa về lời đề từ và cấu tạo,xuất xứ của đề từ trong tác phẩm nghệ thuật Các tác giả cũng đã đưa ra một
số ví dụ về lời đề từ trong tác phẩm nghệ thuật và từ đó nêu lên vai trò ýnghĩa của đề từ Giáo sư Hoàng Phê cũng đã nêu ra định nghĩa về lời đề từ
Gần đây, có môt số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, hay một số
bài nghiên cứu về đề từ Chẳng hạn, "Lời đề từ trong trưyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" (Phạm Phú Phong, Đại học Huế); "Đề từ với văn bản nghệ thuật"
(Nguyễn Thị Tuấn Anh, khoá luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội,
Trang 52000); "Đặc điểm hình thức và nội dung phần giới thiệu văn bản" (Võ Thị
Thu Thuỷ, Đại học Vinh, 2008)
Các tác giả đã khảo sát và thống kê một số lời đề từ trong các tác phẩm.Các công trình nghiên cứu cũng đã bước đầu tìm hiểu về lời đề từ Tuy nhiên,chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu kĩ về lời đề từ trong tác phẩm nghệ
thuật Trong công trình " Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư " tác
giả đã đề cập đến nội dung, ý nghĩa và cấu tạo của lời đề từ Nhưng trongcông trình này tác giả mới chỉ giới hạn tìm hiểu lời đề từ ở trong tác phẩm vănxuôi tự sự mà cụ thể là trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Trong luận
văn " Đặc điểm hình thức và nội dung phần giới thiệu văn bản " tác giả Võ
Thị Thu Thuỷ cũng đã có một phần so sánh phần giới thiệu trong văn bảnkhoa học xã hội với lời đề từ trong văn bản nghệ thuật Ở đây tác giả cũng đãnêu định nghĩa của giáo sư Hoàng Phê về lời đề từ và qua đó phân tích sựgiống và khác nhau giữa phần giới thiệu mở đầu trong văn bản khoa học xãhội với lời đề từ trong văn bản nghệ thuật Cụ thể tác giả đã so sánh dựa trêncác tiêu chí như: về phạm vi, vị trí, về tác giả, về chức năng Và so sánh sựkhác nhau dựa trên các tiêu chí: về dung lượng, về cấu tạo, về nội dung và vềvai trò ý nghĩa Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ của luận văn do vậy tácgiả chỉ mới phân tích ở một số nét và chỉ khảo sát ở một số ví dụ
Tóm lại, có thể nói các công trình nghiên cứu các luận văn cũng đãkhảo sát, phân tích về lời đề từ trong tác phẩm nghệ thuật nhưng chưa có điềukiện nghiên cứu sâu hơn về lời đề từ
3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu lời đề từ trong các văn bản nghệ thuật, khoá luậnnhằm những mục đích sau:
a) Nhằm góp phần tìm hiểu đặc điểm về nôi dung và hình thức của lời
đề từ trong văn bản nghệ thuật
b) Giúp nguời đọc hiểu một cách sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của lời
đề từ và mối quan hệ của nó với văn bản chính văn
Trang 6c) Nghiên cứu tìm hiểu về lời đề từ trong văn bản nghệ thuật góp phầnvào việc dạy học môn Tập làm văn trong nhà trường được tốt hơn Giúp chođông đảo các độc giả ý thức đúng hơn về vai trò và ý nghĩa của lời đề từ trongvăn bản nghệ thuật.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đề ra khoá luận cần phải thực hiện đượccác nhiệm vụ sau:
a) Xác định các khái niệm liên quan như: khái niêm văn bản, khái niêmtiêu đề, khái niệm đề từ
b) Nêu các đặc điểm về hình thức cấu tạo của lời đề từ trên các phươngdiện: phạm vi, vị trí, dung lượng, cấu tạo và các phương tiện liên kết hìnhthức của lời đề từ
c) Tìm hiểu, phân tích vai trò ý nghĩa của lời đề từ trong văn bản nghệthuật
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các lời đề từ trong văn bản nghệthuật Nguồn tư liệu để phân tích tìm hiểu là các lời đề từ ở các sách giáokhoa, sách truyện, các chuyên luận, khoá luận, các công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: khoá luận tiến hành khảo sát thống
kê phân loại lời đề từ trong văn bản nghệ thuật về mặt hình thức cấu tạo, nộidung, ý nghĩa và mối quan hệ của lời đề từ với văn bản chính văn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: trong quá trình xử lí tư liệu, chúngtôi tiến hành phân tích lời đề từ trên các phương diện hình thức nội dung từ đótổng hợp khái quát rút ra những nhận xét về đặc trưng cơ bản của lời đề từtrong văn bản nghệ thuật
Trang 75 Đóng góp của khoá luận
Việc nghiên cứu tim hiểu lời đề từ trong văn bản nghệ thuật góp phầnlàm rõ hơn về đặc điểm hình thức, nội dung cũng như ý nghĩa của lời đề từtrong văn bản nghệ thuật
6 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn khoáluận gồm 3 chương :
Chương 1: Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm hình thức lời đề từ trong văn bản nghệ thuật.Chương 3: Nội dung, vai trò của lời đề từ trong văn bản nghệ thuật
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm văn bản
1.1.1 Xung quanh khái niệm văn bản
- Về phạm vi nghiên cứu :
Thuật ngữ "văn bản" được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến nay nó vẫnđược dùng với nhiều phạm vi, góc độ khác nhau Theo nghĩa thông thưòng thìvăn bản là tên gọi để chỉ những tài liệu, những bài viết được in ấn và lưu hànhtrong giao tiếp như : công văn, tài liệu, một bản báo cáo Với nghĩa là thuậtngữ thuộc đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản bao gồm hainghĩa:
+ Văn bản chỉ những sản phẩm lời nói hoàn chỉnh (văn bản theo nghĩarộng, văn bản lớn), chẳng hạn : một cuốn sách, một truyện ngắn, hay một bàiviết hoàn chỉnh
+ Văn bản chỉ những thể thống nhất trên câu (còn gọi là chỉnh thể, cúpháp phức hợp, tức văn bản được dùng theo nghĩa hợp, văn bản con) chẳnghạn : một chương, phần hay một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh độc lập vớivăn bản [4; tr 26]
- Về dung lượng:
Văn bản có rất nhiều loại và có kích thước khối lượng khác nhau Cóloại văn bản ở dạng tối giản: câu một từ, hoặc là văn bản khi nó đứng độc lập;một câu tục ngữ, ca dao, hay một câu châm ngôn cũng được xem là văn bản
Có loại văn bản có dung lượng vừa phải, bình thường như: công văn, bức thư,bài làm của học sinh Nhưng cũng có nhiều văn bản có dung lượng đồ sộ nhưmột cuốn tiểu thuyết, một công trình nghiên cứu khoa học
- Về tên gọi:
Theo tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới nói chung và văn bảnnói riêng và theo Diệp Quang Ban thì văn bản có thể chia làm các giai đoạntên gọi như sau:
Trang 9Giai đoạn đầu: văn bản chỉ chung sản phẩm ngôn ngữ viết và ngôn ngữ
1.1.2 Các định nghĩa về văn bản
Văn bản cũng giống như các đơn vị khác trong ngôn ngữ như từ, câu nó làmột đơn vị rất phức tạp và được hiểu theo nhiều cách khác nhau Có rất nhiềuhướng nghiên cứu và quan điểm khác nhau về văn bản Dưới đây là một sốđịnh nghĩa tiêu biểu:
+ Văn bản là thuật ngữ để chỉ bất kì cái nào ghi bằng chữ viết của một
sự kiện giao tiếp ( N.Nunan, 1983) [các định nghĩa trên dẫn theo 4; tr 27]
- Hướng nhấn mạnh mặt nội dung:
+ Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đậc trưng tínhhoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của tác giả đối với điều đượcthông báo [ ] về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ítkhi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng - ngữpháp" (L.M Loseva, 1980)
Trang 10+ Văn bản như là một đơn vị ngữ nghĩa : một đơn vị không phải củahình thức mà là của ý nghĩa (M.Halliday, 1976 - 1994) [các định nghĩa đượcdẫn theo 4; tr 28].
- Hướng phân biệt văn bản và diễn ngôn:
+ Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lí giải được ở mặt hình thức, bênngoài cảnh Diễn ngôn là chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, đượchợp nhất lại và có mục đích (Cook, 1989) [4;tr 29]
+ Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữnói) lớn hơn một câu, thường có cấu thành một chỉnh thể, có tính mạch lạckiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể (Crystal,1992) [4; tr 29]
- Hướng tổng hợp:
Theo I R Galperil: " Văn bản - đó là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hoá dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp logíc, tu từ, có một hướng nhất định và một nục tiêu thực dụng" [4; tr.29]
Trần Ngọc Thêm cho rằng: " Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là phần tử Ngoài các câu - phần
tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy" [4; tr.19].
Sau đây là một định nghĩa có tính đến những bộ môn nghiên cứu khácnhau:
(1) Văn bản là: một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ mà do cấutrúc, đề tài - chủ đề, v.v của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như mộttruyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường,
Trang 11(2) Văn bản trước hết được coi như một tài liệu viết thường đồng nghĩavới sách,
(3) Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh với ngôn ngữ viết,còn diễn ngôn thì được giành cho ngôn ngữ nói hoặc diễn ngôn được dùngbao hàm cả văn bản (Bách khoa ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1996, tập 10,trang 5180) [1; tr.17, 18]
Từ những quan điểm về văn bản của các nhà nghiên cứu trên thế giớicũng như ở Việt Nam, chúng ta thấy quả thật khái niệm văn bản là một kháiniệm hết sức phức tạp
Tóm lại, ta có thể hiểu: văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, là đơn vị được tạo lâp bởi sự liên kết của các câu, các đoạn văn, tạo thành một thể thống nhất, một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức và có tính độc lập.
1.1.3 Phân loại văn bản
Văn bản là một đối tượng phức tạp vì thế mà việc phân loại văn bản phảixuất phát từ các cơ sở, góc độ tiếp cận khác nhau sẽ cho ta cách phân loạikhác nhau
1.1.3.1.Dựa vào hình thức thể hiện
Có hai dạng văn bản: văn bản nói và văn bản viết
- Văn bản nói: được tạo lập bằng âm thanh, lời nói phát ra (ví dụ: bài
nói chuyện, lời phát biểu ); có tính chất tức thời trong không gian và thờigian, người nói không có cơ hội gọt giũa, trau chuốt; tác động trực tiếp tới đốitượng tiếp nhận; mang đặc trưng phong cách khẩu ngữ (ví dụ như: dùng từ địaphương, các kiểu câu rút gọn ); nhìn chung văn bản nói có tính có tính cụthể rõ ràng
- Văn bản viết: có hình thức và chất liệu là hệ thống kí hiệu, văn bản
được in ra hay viết ra (ví dụ: bài báo, bài văn ); không diễn ra tức thời trongkhông gian và thời gian; tác động gián tiếp lên đối tượng tiếp nhận; có tínhđịnh hình và ổn định trong trật tự, kết cấu nội dung; mang đặc trưng Phongcách viết; ngôn ngữ, lời văn có sự chuẩn bị
Trang 121.1.3.2 Dựa vào cấu trúc văn bản
Có những loại văn bản sau: văn bản đơn thoại và văn bản đối thoại; vănbản bình thường và văn bản đặc biệt
- Văn bản đơn thoại: là loại văn bản bao gồm một "chuỗi tuyến tính các
câu" bao gồm lời kể chuyện, lời nói bên trong nhân vật,
- Văn bản đối thoại: là văn bản thể hiện vai của người tham gia giao
tiếp Đây là loại văn bản có hình thức hỏi đáp không lien tục và có nhiều vaixuất hiện
- Văn bản bình thường: là văn bản có nhiều câu, nhiều đoạn, mỗi đoạn
biểu thị một nội dung tương đối hoàn chỉnh, có hình thức rõ ràng, chúng liênkết với nhau tạo thành một chỉnh thể Đây là loại văn bản phổ biến trong giaotiếp
- Văn bản đặc biệt: là loại văn bản chỉ có một câu hoặc một cụm từ,
thậm chí một từ hết sức ngắn gọn
1.1.3.3 Dựa vào mục đích xây dựng văn bản
- Văn bản tự sự: là văn bản trình bày (kể lại, thuật lại) sự việc diễn ra
trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng Nội dung sự viêc được trình bàymang tính khách quan (trình bày theo diễn biến trình tự thời gian, không giannhất định) đồng thời cũng có tính chủ quan thể hiện ở sự nhận xét, đánh giáđối với sự việc được nêu ra Các loại văn bản tự sự thường gặp như: văn xuôi,tiểu thuyết…
- Văn bản miêu tả: là văn bản dùng ngôn ngữ để tả lại sự vật, sự việc
trong hiện thực nhằm làm cho người nghe, người đọc hình dung được rõ ràng,
cụ thể Văn bản miêu tả gồm: văn tả cảnh, tả người, sự vật
- Văn bản trữ tình: là loại văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm của người
viết, phản ánh thế giới nội tâm của tác giả Văn bản trữ tình được thể hiện rõnét nhất trong thơ ca, tuỳ bút thư từ
- Văn bản lập luận: là loại văn bản thể hiện mục đích của người viết
thông qua các lý lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe, người đọc đến
Trang 13một kết luận nào đó Các loại văn bản thể hiện rõ nhất quan hệ lập luận là:văn bản chính luận, văn bản khoa học.
1.1.3.4 Dựa vào phong cách chức năng
Phong cách chức năng là những biến thể của ngôn ngữ được hìnhthành và định hình ổn định trong hoạt động giao tiếp Khi phân loại ngôn ngưnói chung, văn bản nói riêng theo tiêu chí phong cách chức năng, thì có hailoại đó là: phong cách khẩu ngữ và phong cách sách vở Trong phong cáchsách vở có 5 loại là: phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học,phong cách chính luận, phong cách báo chí và phong cách nghệ thuật Ở đây
có sự phân loại văn bản từ chung đến riêng theo trình tự sau: kiểu loại vănbản, thể loại văn bản (bên trong kiểu loại văn bản)
- Văn bản hành chính công vụ: là những văn bản dùng để trao đổi công
việc sự vụ hành chính hàng ngày giữa các cơ quan, đoàn thể trong quan hệnhà nước; nó có tính khuôn mẫu, có sắc thái trung hoà nội dung rõ ràng,chínhxác
Các kiểu loại văn bản hành chính công vụ như: các văn bản chỉ đạo,pháp lý, quân sự, ngoại giao thương mại, kinh tế…
- Văn bản khoa học: dùng trong lĩnh vực khoa học, với chức năng chủ
yếu là thông tin - nhận thức những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, traođổi khoa học Những thông tin đó phải là những thông tin mới, đối tượng giaotiếp chủ yếu là những người làm công tác nghiên cứu, học tập có trình độ họcvấn nhất định Dạng thức chủ yếu là văn bản viết Đặc trưng cơ bản là tínhtrừu tượng - khái quát cao, tính lôgic và tính chính xác, khách quan
Các thể loại: sách giáo khoa, chuyên luận, bài báo, luận án, tóm tắt luậnán,
- Văn bản báo chí: là văn bản có chức năng truyền tin, thông báo
những vấn đề có chức năng thời sự diễn ra trong thực tiễn trên các phươngtiện thông tin đại chúng (bằng các hình thức: ấn phẩm, phát thanh,truyềnhình) Đặc trưng cơ bản là tính thông tin, tính mục đích - báo chí có mục đíchrất rõ ràng, qua việc cung cấp thông tin văn bản báo chí nhằm tuyên truyền,
Trang 14định hướng tư tưởng và tác động đến dư luận làm cho người đọc hiểu đượcbản chất sự thật, phân biệt đúng sai, phải trái.
- Văn bản chính luận: là văn bản trình bày ý kiến, giải thích các vấn đề
chính trị - xã hội Văn bản chính luận thể hiện rõ thái độ nhận thức, thái độbình giá của người viết nên nó mang tính chủ quan.Tuy nhiên, sự đánh giá,nhận xét này mang tính công khai, trực tiếp Nhiều khi sự đánh giá này khôngcòn là tiếng nói riêng của cá nhân người viết mà còn là tiếng nói của tập thể.Văn bản chính luận không những cung cấp cho độc giả thông tin, sự kiện màcòn cung cấp một thái độ, một cách nhìn
- Văn bản nghệ thuật: là văn bản phản ánh cuộc sống và thể hiện tư
tưởng, tình cảm thông qua hình tượng nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầuđời sống tinh thần của con người Chức năng cơ bản là tác động vào nhậnthức thẫm mỹ thong qua hình tượng nghệ thuật và yếu tố biểu cảm Đặc điểm:tính biểu trưng và tính biểu cảm
1.1.4 Cấu trúc văn bản và tính hoàn chỉnh của văn bản
Hoàn chỉnh là một thuật ngữ đồng nghĩa với những từ như: trọn vẹn,đầy đủ, hoàn thiện, hoàn hảo…[4; tr 53]
Văn bản là một thể thống nhất về nội dung và hình thức Tính hoànchỉnh của nó được biểu hiện như sau:
- Về nội dung:
Sự chỉnh về nội dung thể hiện qua cách nêu vấn đề, trình bày – giảiquyết vấn đề và kết luận vấn đề, đó là khi ý đồ của người viết được thể hiệntrong toàn bộ văn bản
- Về hình thức:
Các phần trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình độ nhất định,mang tính hợp lý, logic và đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, phản ánh đúng nộidung và ý đồ tác giả gửi gắm trong tác phẩm Tính hoàn chỉnh về hình thứcthể hiện ở kết cấu – bố cục gồm 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài
Một văn bản hoàn chỉnh bao giờ cũng có kết cấu nội tại của nó, đóchính là phần văn bản văn bản chính văn Ở những văn bản lớn, bên cạn cấu
Trang 15trúc nội tại còn có một thành phần ngoại biên phụ cho chính văn Thành phầnngoại biên có hai loại: loại đứng đầu văn bản và phần đứng sau văn bản Lời
đề từ là thành phần ngoại biên mở đầu và nó xuất hiện nhiều nhất trong vănbản nghệ thuật Đây là lốc ngoại biên vừa có tính độc lập vừa có mối quan hệchặt chẽ với phần chính văn, nó có vai trò rất lớn trong việc bổ sung, mang lạinhững thông điệp đầy đủ nhất cho văn bản
Trong các thành phần ngoại biên vị trí và chức năng của chúng khônggiống nhau, nhất là những phần ở vị trí đầu sách Thành phần ngoại biên mởđầu còn gọi là lốc ngoại biên mở đầu, có phần thiên về hình thức, có phầnthiên về nội dung Phần thiên về hình thức như: lời nói đầu, lời tựa, lời giớithiệu… lời đề từ là thành phần ngoại biên thiên về nội dung, có mối quan hệnhất định với nội dung chính văn
1.2 Khái niệm tiêu đề
Tiêu đề chính là tên gọi của văn bản, là câu đầu đề, tựa đề, nhan đề…Tiêu đề có chức năng rất quan trọng trong kết cấu và nội dung của văn bản dovậy một văn bản hoàn chỉnh yêu cầu phải có tiêu đề
Tiêu đề là một bộ phận trong chỉnh thể của văn bản, dạng hình thức củatiêu đề thường ngắn gọn, súc tích và khái quát Nó thường là một câu nhưng
là câu đặc biệt, phần lớn là câu một từ
Tiêu đề giữ một vai trò, chức năng quan trọng trong cấu trúc của vănbản Tiêu đề có các chức năng cơ bản sau:
- Là tín hiệu định danh văn bản, làm cho văn bản có một tên gọi nhấtđịnh
- Tiêu đề thể hiện chủ đề, nội dung cô đúc, khái quát nhất của văn bản
- Tiêu đề xác định phạm vi, khuôn khổ văn bản
- Tiêu đề có chức năng hồi cố, dự báo
- Tiêu đề là tín hiệu mang tính khơi gợi cảm hứng, tính quảng cáo vàthẩm mĩ
Trang 161.3 Lời đề từ trong văn bản nghệ thuật
Lời đề từ là một phần thuộc lốc ngoại biên mở đầu văn bản, xuất hiệnnhiều trong văn bản nghệ thuật
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, đã nêu ra định nghĩa lời đề từ: “là thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhăm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả, hoặc tư tưởng của tác phẩm”.[11 tr.112]
Giáo sư Hoàng Phê định nghĩa: “Đề từ là câu ngắn gon, cô đọng dẫn
ra ở đầu tác phẩm hoặc chương sách để nói lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm hoặc chương sách đó.” [24; tr.38]
Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu: đề từ thường là những câungắn gọn, cô đúc, đó có thể là câu thơ, câu văn, câu tục ngữ, ca dao câu châmngôn… tất cả đều nhằm nêu lên chủ đề - tư tưởng của tác phẩm
Đề từ có thể là một câu hay một đoạn trích trong tác phẩm Đó là nhiềucâu, những đoạn tiêu biểu nhất mà tác giả lựa chọn Ví dụ, Tố Hữu đã lấy một
câu trong bài Mẹ Tơm để làm đề từ cho cả tập thơ "Gió lộng"
"Gió lộng đường khơi rộng đất trời"
Đề từ có thể lấy từ bên ngoài tác phẩm, nghĩa là tác giả mượn lời củangười khác: một hay nhưng câu thơ, câu nói hay câu ca dao - tục ngữ đã phổbiến và được nhiều người hâm mộ Ví dụ: câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh
được làm đề từ cho tư tưởng Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu:
"Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch
nó đi"
Lời đề từ không nhất thiết tác phẩm nào cũng cần có nhưng tác giả nàobiết dùng lời đề từ phù hợp nó sẽ trở thành yếu tố hỗ trợ đắc lực trong việc thểhiện nội dung cũng như giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm
1.4 Tiểu kết
Từ những vấn đề đã trình bày ở chương một,có thể rút ra một số kếtluận sau:
Trang 17Về khái niệm văn bản: văn bản là sản phẩm cuả hoạt động bằng ngônngữ, là đơn vị được tạo lập bởi sự liên kết của các câu, các đoạn văn, tạothành một thể thống nhất, một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.Việc phân loại văn bản xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau sẽ cho
ta các cách phân loại khác nhau
Lời đề từ là thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết
ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướngngười đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm Đề từ
có thể là một câu hay một đoạn trích trong tác phẩm, nó cũng có thể lấy từbên ngoài tác phẩm
Trang 18Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC LỜI ĐỀ TỪ TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT 2.1 Hình thức lời đề từ
2.1.1 Về phạm vi, vị trí của lời đề từ trong văn bản nghệ thuật.
- Về phạm vi: Lời đề từ là một phần nằm trong cơ cấu chung của một
cuốn sách, một tác phẩm nghệ thuật Nhìn chung, một văn bản cỡ lớn thường
có nhiều thành phần tham gia, ở đây có thể tạm chia thành hai phần cơ bản:phần cấu trúc nội tại (còn gọi là lốc chính văn - đây là văn bản chính văn) vàcấu trúc ngoại biên (còn gọi là lốc ngoại biên - đây là văn bản phụ, kèm theovăn bản chính văn)
Trong lốc ngoại biên có nhiều loại, có loại đứng đầu văn bản như: tiêu
đề, phần giới thiệu (lời nói đầu, tựa, lời giới thiệu ) lời cam đoan, lời cảm ơn,lời đề tặng, lời đề từ (chúng tôi gọi là lốc ngoại biên mở đầu) và có loạiđứng sau văn bản như: lời bạt, lời cuốn sách, vĩ thanh, mục lục, tài liệu thamkhảo, phụ lục (gọi là lốc ngoại biên kết thúc) Trong phần lốc ngoại biên mởđầu có phần thiên về nội dung, có phần thiên về hình thức Và lời đề từ là mộtphần thiên về nội dung trong cấu trúc chung của một cuốn sách
- Về vị trí: lời đề từ nằm ở sau trang bìa, phụ bìa, sau tiêu đề của văn
bản chính văn Có thể nằm ở sau tiêu đề của mỗi chương, mỗi phần của mộttác phẩm nghệ thuật Có thể hình dung vị trí của chúng trong bố cục văn bảnnhư sau:
Tiêu đềPhần giới thiệu (lời đề từ)Văn bản chính văn
2.1.2 Về dung lượng của lời đề từ
Lời đề từ thường nằm ngoài văn bản của một tác phẩm Nhìn chung lời
đề từ thường được cấu tạo ở dạng là một câu văn, câu thơ rất ngắn gọn súc
Trang 19tích Do vậy so với văn bản chính văn thì lời đề từ chiếm một dung lượngkhông lớn, dài nhất là một trang sách Nó thường rất ngắn gọn, súc tích,nhưng hình thức của nó rất đa dạng.
2.2 Đặc điểm về hình thức của lời đề từ
Lời đề từ cũng là một dạng văn bản nhưng nó là dạng văn bản đặc biệt.Văn bản đó được cấu tạo đặc một câu cách ngôn, một câu văn, một khổ thơhay một đoạn văn Và cũng có thể là một câu ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ Sau đây là một số hình thức thường gặp của lời đề từ:
a) Lời đề từ có dạng là một câu:
- Câu châm ngôn, cách ngôn: là loại câu ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa
giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, được nhiều người coi là chuẩn mực,khuôn thước để làm theo và vươn tới
Lời đề từ cho tác phẩm Chạng vạng của Twilight:
“Những cây hiểu thiện biết ác thì chớ ăn, vì bất cứ ngày nào người ănvào người sẽ phải chết”
(Sáng thế 2:17)Hay câu: "Hãy cho chủ nghĩa cá nhân yên giấc ngàn thu" (Chí Thanh)
được tác giả Nguyễn Khải lấy làm đề từ cho vở kịch Đối mặt của mình Câu
nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Hễ còn một tên xâm lược trên đấtnước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi " được lấy làm đề từ
cho tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu Tác giả Phan Anh đã khẳng định cho cái điều Bởi vì ta thuộc về nhau bằng một câu đề từ:
"Nếu có một nơi mà hai tâm hồn hoà vào làm một, tạo nên một sức mạnh lớnhơn mọi thử thách đó chính là trong tình yêu" Quả đúng như vậy tình yêu làđộng lực thúc đẩy chúng ta vươn lên để chiến thắng tất cả mọi thử thách đểbảo vệ cho hạnh phúc của mình Nhưng tình yêu chỉ cho thể là sức mạnh khi
cả hai tâm hồn cùng chung một hướng Có một câu châm ngôn đã nói rằng:
“Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cùng nhau nhìn về một hướng”.
- Câu trích dẫn:
Trang 20Lời đề từ trong Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán trích dẫn một câu thơ của
Cao Bá Quát:
“Trừ giặc, ba tuổi vẫn còn là muộn”
Trong tiểu thuyết Thức giấc của tác giả Thuỳ Dương cũng vậy Tác giả
đã trích dẫn lời của F.Njezsehe làm đề từ cho tác phẩm: "Sau một giấc ngủmệt mài như thế, phải cần có bao nhiêu thời gian để đánh thức mi dậy?"
Trong tập Tảng băng trôi tác giả trẻ Vi Thuỳ Linh đã trích dẫn câu nói
nổi tiếng của E.Hemingway: "Những biểu hiện trong thế giới này như mộttảng băng trôi bảy phần chìm, ba phần nổi"
- Câu tục ngữ, ngạn ngữ:
Ví dụ:
"Xởi lởi trời gởi của cho
Quăn co trời gò của lại"
(Truyện ngắn May rủi - giàu nghèo của Lê Xuân Quý)
Lời đề từ là câu ngạn ngữ:
Ví dụ: Câu ngạn ngữ được lấy làm đề từ cho tác phẩm Hũ mắm rươi
của tác giả Lê Xuân Quý:
“Miếng ăn quá khẩu thành tàn”
b) Là một đoạn văn: "Dạo trước, hồi chưa có phong trào nhạc" sáng
sáng anh uống cà phê Tối tối anh uống cà phê " hay "ở bên ngưòi ấy xinđừng nhớ đến tôi,ở bên cạnh tôi xin đừng làm khổ tôi " mấy chiếc xe kẹokéo, khoai mì luộc hay mở bản nhạc như vầy "một trái tim khô một trái timmùa đông Trái tim đã nhiều lần, nhiều lần chạy trốn tình yêu.Suốt đời tôi mãi
là ngưòi đến sau " nghe cũng hay hay Mà hơi mắc cười, tình yêu, ai cũngkhoái, sao cha nội này đòi chạy trốn"
(Lời đề từ trong Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư)
Tự truyện Một giọt nắng nhạt của Nguyễn Khải mở đầu bằng lời đề từ:
"Một người bạn nói với tác giả:
- Cái đời mình, ngẫm lại dẫu sao cũng được là một giọt nắng, nhưngnhạt và buồn, dẫu sao cũng là của một ngày trời đã có nắng"
Trang 21Lời đề từ là một đoạn văn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn xuôi
tự sự của Nguyễn Ngọc Tư Có nhiều truyện có lời đề từ dài kín cả trang sách
mà nếu tách nó ra thì nó sẽ là một chỉnh thể độc lập Chẳng hạn lời đề từ
trong truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc: "Hồi nhỏ tôi có nhiều mơ ước kỳ cục
lắm, thí dụ như lớn lên tôi sẽ làm chủ tịch nước hay lấy một ông chồng giàlàm chồng Già như ông ngoại tôi vậy Lúc nào cũng chậm rãi, cũng buồnhiền, cũng trầm lặng, cũng tràn đầy bao dung (một ông chồng như vậy cũngđáng mong chờ lắm chứ bộ) "Ảnh hưởng lớn nhất có lẽ vì ông luôn nhạt mấycây sậy giập gãy đẻ đánh khi tôi phạm lỗi, và dành cho tôi những con tép,con cua lớn nhất, trong chén luôn đầy ắp phần nạc của thịt, cá Tôi nhớ, cứđôi ba ngày, ông ngoại lại nhấp nhổm cồng cồng trên chiếc xe đạp cũ hiện rachỗ rẽ vào hàng dâm bụt trước nhà tôi Ông hiện ra với dáng vẻ của một ôngtiên có phép thuật thần kì, nghèo, mắc đoạ Mồ hôi chảy nhễ nhãi trên gươngmặt già nua, mồ hôi đầm đìa trên lưng áo, ông phều phào, vừa thở vừa cườinhìn đám cháu xúm xít lục lọi mớ đồ ăn trong giỏ ra Những trái vú sữa, khế,mãng cầu không khi nào còn nguyên vẹn do bị dằn xóc trên đoạn đường gần
10 cây số nhưng với đám cháu nghèo, đó là tất cả nỗi vui Những ước mơngày xưa như bong bóng lên trời nhiều khi vì lí do lãng xẹt Lớn lên tôi nhận
ra người già quá nhăn nheo, không được đẹp (trong khi có nhiều thằngcon trai hấp dẫn, trắng trẻo, thẳng thắn phát mùi lòng) Cũng tiếc lắm chứ, cáitình đằm thắm, sâu lắng của những người già Hay là tôi thi vị hoá cuộc sốngcủa họ, lo chiến đấu với tuổi tác, bệnh tật, mệt muốn đứt gân hơi đâu mà yêuiếc ?!"
"Và bấy giờ một viên quan hỏi đức chúa Jieus rằng:thưa thầy nhân từ!Tôi phải làm gì để được hưởng cuộc sống đổi dời.Đức chúa Jiesus liền phánrằng: sao ngưòi ta gọi là nhân từ? Chỉ có một đấng nhân từ đó là đức chúa trời
mà thôi"
Đây là đoạn văn đề từ cho tác phẩm Quỷ dữ và nàng Prym của tác giả
Paulo Coelh Một trích đoạn đối thoại giữa đức chúa trên cao và một viên
Trang 22quan, theo đức chúa thì chỉ có lòng nhân từ mới làm đổi đời được một cuộcsống mà thôi.
"Tôi rất yêu động từ kháng cự "Kháng cự" với những gì giam cầm ta,
với những thành kiến, với những xét đoán hấp tấp, với những thèm muốn xétđoán, với tất cả những gì xấu trong ta và chỉ đòi biểu lộ, với những thèmmuốn buông xuôi, với nhu cầu được xót thương ái ngại, với nhu cầu được nói
về mình để thiệt cho người với thời thượng ới những tham vọng không lànhmạnh Với tình trạng hoang mang bối rối trong ta."
Đoạn văn được cấu tạo theo cách diễn dịch, diễn giải về từ "kháng cự"một đông từ chỉ hành động chống đối là lời đề từ trong tác phẩm của nhà văn
Emmadancourt Maclevy có tiêu đề Những đứa con của tự do.
Đoạn văn đề từ trong chương XV cuốn tiểu thuyết "Đỏ và đen" nổi
tiếng của XtăngĐan:
"Chao ôi! Khoảng cách thật độc địa biết bao giữa một dự định lớn laokhi nghĩ xong và sự thực hiện Biết bao nỗi kinh sợ hão huyền Biết bao do
dự Đây là chuyện sống chết Hơn thế nữa đây là chuyện danh dự."
c) Lời đề từ có dạng là một khổ thơ hay câu thơ
Chẳng hạn như Lê Quốc Hán với tập thơ Bất biến của mình đã viết hai
câu thơ làm đề từ cho cuốn sách:
“Những gì chưa rõ hình hài Thì xin có mặt trong vài câu thơ”
Trang 23Truyện ngắn Lưu Bình Dương Lễ trích trong cuốn Truyện ngắn Khái Hưng, Nxb Hội nhà văn, quý 2, 2002 Tác phẩm gồm có 5 phần, mỗi phần
đều có một tiêu đề riêng và dưới mỗi tiêu đề tác giả đều trích dẫn các câu thơcủa một số tác giả để làm đề từ:
I Quán Nghinh Xuân
“Đường đi thiên thẹo quán cheo leo
(Xuân Hương)
II Chuyến đò nên quen
“Quen nhau vì một chuyến đò sang ngang.”
(Phong Dao)III Tâm sự
“Đã hẳn rằng ai nhục ai vinhMấy kẻ biết anh hàng khi vi ngộ”
(Nguyễn Công Trứ)IV.Đợi chờ
“Gió trăng quyến khách em nhiều nỗiĐinh sắt gìn lòng dễ mấy ai”
(Nguyễn Đình Ngọc)V.Tiên
“Áo tiên tuy nhuộm màu Vương MẫuHương tục còn nồng lửa Hậu Giang”
(Đỗ Giang)
Lời đề từ cho truyện ngắn Mẹ hiền con hiếu của Chu Thiên là hai câu
thơ giới thiệu về vị anh hùng trẻ tuổi Đinh Bộ Lĩnh:
“Hoa lau tranh giúp vua "Muôn được"
Nhất thống non sông tự thủa này”
Lời đề từ trong bài thơ Ngày gặp gỡ của Hồ Dzếnh:
“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”
(Tú Xương)
Trang 24Truyện ngắn Trên đỉnh non Tản của Nguyễn Tuân với hai câu thơ đề
từ:
“Núi cao sông hãy còn dàiNăm năm báo oán đời đời đánh ghen”
Truyện ngắn Hoa vông vang của Đỗ Tốn cũng với hai câu thơ đề từ
được đặt ngay dưới nhan đề tác phẩm:
“Hồn lưu lạc chưa hề thờ một chúaYêu một người ta dâng cả tình thương”
Tú Mỡ mở đầu bài thơ Phú đắc là hai câu thơ đề từ:
“Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang điểm má hồng răng trắng”
Hay trong du ký Sau tám năm trở lại thăm Lao kay của tác giả Nhật
Nước non, non nước hữu tình,
Bao nhiêu du lãm, cảm tình bấy nhiêu"
Tuy nhiên, phần lớn các câu thơ được dùng làm đề từ thường là cáctrích dẫn thơ của các tác giả khác Đó thường là những câu thơ có ý nghĩa thểhiện nội dung tư tưởng của các tác phẩm Hay cũng có thể từ những câu thơ
ấy mà khơi nguồn cảm hứng cho tác giả để tác giả tạo nên những vần thơtuyệt diệu hay những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc Chẳng hạn trong tác phẩmcủa Nguyễn Huy Thiệp, đằng sau tiêu đề mấy truyện ngắn của ông thường làtrích đoạn các câu thơ của tác giả nổi tiếng:
"Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Đây là câu thơ trong Truyện Kiều được chọn làm đề từ cho tác phẩm
Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp Hay trong tác phẩm Nguyễn Thị Lộ cũng
vậy, tác giả đã trích dẫn một ý thơ của Maiacôpxki:
"Vấp phải đời phàm tục
Chiếc thuyền tình vỡ tan"
Hay ở tiểu thuyết Nhạt tình của tác giả Mạnh Phú Tư là lời đề từ:
"Mặn tình cát luỹ
Trang 25(Lời đề từ cho cuốn Thơ Thế Lữ _ Thi ca Việt Nam chọn lọc)
Hay trong truỵên ngắn Bông lau trần mộng của Thâm Tâm:
"Uổng mang sắc nghiêng nướcSinh làm con nhà nghèoMột sớm bụng thấy đóiTrăm năm thân phải liều"
Lời đề từ cho bài thơ Ngã ba sông của Hoàng Cầm:
"Mắt em đi suốt vòng thân phận
Có được về đâu lúc lệ rơi Hồn em thả hết nghìn tâm sự
Có được vào trong kiếp sử thi."
Cuốn sách Tinh hoa thơ Việt là một tác phẩm chọn lọc nhưng vần thơ
đặc sắc nhất của nhiều tác giả nổi tiếng và Trần Ninh Hồ cũng là một trong số
đó Khổ đầu tiên của bài thơ Những hồi ức của đá được mở đầu bằng một khổ
thơ đề từ:
“Ngỡ chỉ có quyền uy và trận mạc
Trang 26Nơi đá tạc ngai vua, đá hoá long sàng
Ai biết được một ngày đá giật mình ngây ngôĐẫm hoàng bào nước mắt một tình yêu”
Lời đề từ trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh cũng được cấu tạo là
một khổ thơ:
“Cơn gió thổi lá bnàg rơi lác đác Cùng rơi theo loạt nước đọng trên cành Những cây khô đã chết cả màu xanhTrong giây phút lạnh lùng tê tái ấy”
- Là câu ca dao, dân ca, lời hát:
Nhìn chung các tác giả cũng đã khai thác nhiều từ nguồn tư liệu vănhọc dân gian để làm đề từ trong văn học nghệ thuật.Những câu dân ca mượt
mà đằm thắm,những vần điệu ca dao trầm bổng nhẹ nhàng êm ái du dươngnhư rót vào lòng người đọc những xúc cảm đầu tiên
“Chợ huyện một tháng sáu phiên Gặp cô hàng xén kết duyên Châu, Trần”
Hai câu ca dao là lời đề từ cho truyện ngắn Cô hàng xén cua Thạch
Ca dao có những vần thơ da diết về nỗi nhớ mong điều đó cũng chính
là tâm trạng tình cảm của nhà thơ Nông Quốc Chấn Điều này được nhà thơ
thể hiện ngay từ lời đề từ bài thơ Nhớ:
“ Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt ”
Có những tác phẩm mới lại đưa vào những câu ca dao mới, đó là nhữngcâu ca dao chế lại những câu ca dao ngay xưa để nói về nhưng vấn đề mới mẻcủa đời sống hiện đại:
Trang 27"Bắc thang lên hỏi ông trời
Cái tiền làm đẹp biết đòi vào đâu"
(Làm đẹp- Đoàn Lê)
Trong dân gian các câu ca dao về cá lễ hội ở các địa phương cũng đượcghi lại rất nhiều Các tác giả đã khai thác để làm lời đề từ cho tác phẩm mình.Chẳng hạn như hai câu ca dao viết về thời gian bước vào hội Láng nổi tiếngdược nhà thơ Tú Mỡ chọn làmđề từ cho tác phẩm của mình:
“Mùng bảy tháng baGiở vào hội Láng, giở ra chùa Thầy”
Bên cạnh hội Láng là hội Gióng:
“Mùng tám tháng tưChẳng xem hội Gióng cũng hư mất đời”
Với tác giả Thanh Tịnh cũng vậy, hai câu ca dao nổi tiếng diễn tả vềnỗi nhớ quê da diết chắc hẳn làm ai ai cũng phải xốn xang là lời đề cho truyện
ngắn Quê mẹ:
“Chiều chiều ra đứng cửa sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Không những chỉ có tình cảm dành cho quê mẹ thân yêu mà đối với
Quê bạn cũng vậy.Thông qua lời đề từ cũng dược cấu tạo từ hai câu ca dao để
từ đó dẫn dắt độc giả đến với nội dung câu chuyện về những người đi gặt lúathuê:
“Rồi mùa toóc rạ rơm khô Bạn về quê bạn biết khi mô mà tìm”
Có khi lời đề từ là câu dân ca, lời hát:
“Trái tim em có ước mơ
Em vẫn nghĩ rằng lấy chồng phải lấy người như anh
Đêm đêm ngước nhìn trăng, mơ có anh bên cạnh
Hoa trên mặt đất nở vì ai, uyên ương dưới nước thành đôi vì aiThả chiếc khăn tay theo gió bay đến bên anh”
(Lời bạn tôi hát khi say)
Trang 28Đây là những câu hát của một người bạn được lấy làm đề từ cho tác
phẩm Phải lấy người như anh của tác giả Trần Thu Trang
Ngoài ra trong các tác phẩm của mình Nguyễn Huy Thiệp cũng rất biếtkhai thác những lời hát dỗ em, lời hát cổ để làm đề từ cho tác phẩm của mình:
“Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khoẻ
Thì về cơm vua
Ông thợ nào thua
Thì về bú tí ”
(Những người thợ xẻ - Nguyễn Huy Thiệp)
Ở một truyện ngắn khác với tiêu đề Con gái thuỷ thần tác giả Nguyễn
Huy Thiệp cũng dùng lời hát cổ là đề từ cho tác phẩm của mình:
“Cái tình chiMượn màu son phấn ra đi”
Qua khảo sát 128 tư liệu, chúng tôi có thể phân loại cấu tạo lời đề từ như sau: (xem bảng 2.1)
Trang 29Nhìn vào bảng phân loại chúng ta có thể thấy rõ, lời đề từ chủ yếu xuấthiện với hình thức một câu hay một câu thơ ngắn gọn nhưng súc tích và giàu
ý nghĩa
Cũng giống như phần giới thiệu văn bản, lời đề từ có thể là một chủngôn(do chính người phát ngôn sáng tạo ra), hoặc có thể là một kháchngôn(do người khác viết) nhưng phần lớn đề từ chủ yếu là khách ngôn haynói cách khác đề từ chủ yếu là những trích dẫn Nguồn trích dẫn của đề từcũng rất phong phú và đa dạng: từ văn học dân gian, từ một văn bản khác, từmột câu cách ngôn, châm ngôn nổi tiếng hay từ chính tác phẩm
Đề từ xuất hiện đa dạng trong tất cả các văn bản nghệ thuật như thơ,truyện ngắn, tiểu thuyết, kí và cả trong những bức thư Mà nhiều nhất làtrong thơ và truyện ngắn Đề từ thường được đặt trước tác phẩm hoặc một bộphận của tác phẩm (chương, hồi, đoạn, phần ) nhằm nêu lên chủ đề tư tưởngcủa tác phẩm hoặc hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác phẩm Nhìnvào bảng sau ta sẽ thấy rõ được sự xuất hiện phong phú của lời đề từ Xem xéttrong 122 tác phẩm nghệ thuật mà chúng tôi đã khảo sát: (bảng 2.2)
- Lời đề từ trong thơ:
"Lòng em như nước Trường giang ấy,
Trang 30Sớm tối theo chàng tới Phúc Châu".
(Lời đề từ trong bài thơ Bên sông đưa khách của tác giả Thế Lữ)
"Khuê trung thiếu phụ bất tri sầuXuân nhật ngưng trang thượng thuỷ lâuHốt kiến mạch đầu dương liễu sắcHối giao phu tế mịch phong hầu"
Đây là một ý thơ của Vương Xương Linh được tác giả Thái Can dùng
làm đề từ cho bài thơ Trông chồng của mình.
Lời đề từ trong bài thơ Nhặt quanh Lý Bạch của Hoàng Phủ Ngọc
Tường cũng gồm bốn câu thơ:
"Có một chàng học trò lang thang lên kinh kỳ
Thoắt một cái thành bạn bầu tri kỷVới Quý Phi, với vua Và thoắt cáiVua toan đưa lên đoạn đầu đài ! "
Bài thơ Với nỗi đau này anh tồn tại tác giả Anh Ngọc sử dụng một ý
thơ của Alfred de Musset để làm đề từ : "Nỗi đau vô hạn nâng ta diệu kỳ"
“Gửi bạn gửi mình
Sỹ khí rụt rè gà phải cáo”
Hai câu thơ của Tú Xưong cũng là lời đề từ cho phần 4 bài thơ Bạn bè tôi của Trần Ninh Hồ.
-Lời đề từ trong truyện ngắn:
Trong các tác phẩm văn xuôi tự sự lời đề từ cũng rất đa dạng Đặc biệt
là trong các truyện ngắn Như trong một loạt truyện ngắn của tác giả trẻ vàtràn đầy tài năng Nguyễn Ngọc Tư Đây cũng là một trong số ít những tác giả
sử dụng lời đề từ cho văn xuôi tự sự Trong tâp tản văn Sống chậm thời @
một nủa là của chị và ở tác phẩm nào chi cũng đưa ra lời đề từ như một dấu
ấn sâu đậm khắc ghi trong lòng độc giả và đó dường như cũng là nổi day dứt
lớn nhất trong chị Cánh đồng bất tận là tuyển tập gồm 14 truyện thì có 11
truyện được tác giả sử dụng lời đề từ
Trang 31Trong văn bản tự sự, lời đề từ thường tồn tại với hình thức là một đoanvăn và cũng có thể là một khổ thơ hoặc một chỉnh thể có đầy đủ điều kiện đểtồn tại độc lập Sau đây là lời đề từ trong một số truyện ngắn tiêu biểu:
(1) Truyện ngắn Cải ơi của Nguyễn Ngọc Tư: "Mỗi lần nghe hát" gió
đưa cây cải về trời Rau răm ở lại "tôi hơi quạu, ông bà mình quá hiền lành
đi, thí dụ có bị phũ phàng, thì cũng có chanh chua hằn học một tý, "gió dưathằng quỷ sứ về thành Để tui ở lại chành ành đắng cay " Đau, tức, vậy màtrách cứ nhẹ hều Dường như người ta vẫn yêu, đến mức không thể gian dối,nặng lời Và mình thì chưa bao giờ yêu ai đến như vậy ?!!! "
(2) Truyện ngắn Ngậm miệng của Nguyễn Bính, tuyển tâp truyện ngắn
lãng mạn 1930 - 1945 Nxb Văn học, quý 2, 2003 :
"Oanh ơi! thiên tình sử này tôi viết cho nàng, tôi viết vì nàng Dù suốtđời tôi không được nói với nàng một câu thì nó sẽ thay tôi mà nói với nàng.Tôi sẽ sung sướng khi thấy nàng yêu nó, dù tôi suốt đời không được nàngyêu "
(3) Truyện ngắn Vàng phai - Tô Hoài
“Có lá lốt tình phụ xương sông,
Có chùa bên Bắc, bỏ miếu bên Đông tồi tàn,
Có bát sứ tình phụ bát đàn ”
(Ca dao)
(4) Và lời đề từ cho tập truyện ngắn Mi là người bình thường của tác
giả Lê Đạt, Nxb Phụ nữ, quý 2, 2008 được in ngay sau trang bìa cuốn sáchnhư sau: "Tôi lớn lên như một đúa trẻ bị bỏ quên lấy sách làm quê, trong tìnhthương của chú Mối tình chú, nó theo đuổi tôi suốt đời"
(5).Truyện ngắn Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai:
“Sự hi sinh anh dũngcủa các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nướcta nở hoađộc lập, kết quả tự do”
(6).Truyện ngắn Dấu hỏi gửi thượng đế của Đoàn Lê là lời đề từ:
“Tặng người nói tôi không biết tình yêu”
- Lời đề từ trong tiểu thuyết:
Trang 32Trong thể loại tiểu thuyết lời đề từ cũng được sử dụng khá nhiều Trongcác tiểu thuyết Việt Nam hay các tác phẩm văn học nghệ thuật nước ngoàicũng thế Lời đề từ xuất hiện rất nhiều Nó có thể là một câu văn, một câu nói
hay một đoạn văn Chẳng hạn như cuốn tiểu thuyết Bởi vì yêu của tác giả
Guillaume muffo có lời đề từ: "Không gì tốt hơn một cuốn tiểu thuyết giúp tahiểu ra hiên thực khác xa, biết rằng hiện thực không đủ để thoả mãn nhữngmong muốn dục vọng và mơ ước của con người"
Lời đề từ của cuốn tiểu thuyết Trăng non của Stephence Meyer xuất
hiện ngay sau lời đề tặng: "Kính tặng bố Stephence Morgan Người lúc nàocũng yêu con và giúp đỡ con nhiệt thành nhất trên đời Con yêu bố vô cùng"
Lời đề từ được trích dẫn từ tác phẩm Rômêô và Juliet: "Ôi, những say mê
cuồng nhiệt thường lại đi chung với nhũng kết thúc thảm khốc Đương lúckhải hoàn kia cũng chính là lúc đương tàn đời đấy Nào có khác lửa và thuốcsúng đâu, hễ bên nhau là bùng lên rồi tắt lịm"
Tiểu thuyết Hoa Mai của Kiều Thanh Quế, in trong cuốn Tạp chí Tri Tân 1941-1945, Nxb Hội nhà văn, được mở đầu với một lời đề tặng: " Tặng
giáo sư Nguyễn Lương Kiết, người bạn vong niên cô độc, sống một cuộc đờirất thanh đạm." Ngay sau đó là lời đề từ đó là những vần thơ được trích dẫn từ
đã có chồng nhưng bị chồng mê vợ bé ruồng bỏ nàng với con phải ở với emtrai đến khi chồng quay về ngỏ ý muốn làm lại thì vì lòng tự ái vô thức quá
Trang 33mạnh nên mai đã cự tuyệt Mai ngày xuân qua, ôi! lòng Mai thổn thức baomối hận mỗi khi nàng mắt mờ nhìn thềm xưa, thấy mai rụng, bóng trăng mờ.
Lời đề từ trong tiểu thuyết Hồng Hạnh thổn thức của Tào Đình:
“Người đàn bà trước cửa đang do dự không biết có nên ngoại tình,ngoại trừ những cơn gió thổi vô định ra, không ai biết cô ấy đang luyến tiếccái gì ở chính trong ngôi nhà của mình”
Tiểu thuyết: Sáng, trưa và đêm của Sidney Sheldon có lời đề từ là một
khổ thơ:
“Hãy để bình minh sưởi ấm con tim khi ta còn trẻ
Và hãy để làn gió thoảng buổi trưaLàm ta nguôi những nổi đam mêSong hãy để chúng về bên
Với những cám dỗ chết ngườiĐang rình
có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại ít ra là truyền thuyết nóinhư vậy”
Trang 34Ở một cuốn tiểu thuyết khác với tiêu đề Âm bản của tác giả Trần Kim
Thành lời đề từ xuất hiện ở phần thứ 20 Nó là một câu thơ phỏng theo mộtcâu ca cũ:
“Nhận ra tôi là XKhông nhận ra tôi, tôi vẫn là tôi”
- Lời đề từ trong thể loại ký:
Lời đề từ có mặt trong thể loại ký với các tiểu loại như hồi ký, tuỳ bút,
du ký, ký ức Tuy nhiên sự xuất hiện của lời đề từ ở thể loại này không nhiềubằng ở truyện ngắn và thơ Lời đề từ ở đây dược cấu tạo chủ yếu là một câu
văn, hay một câu cách ngôn Chẳng hạn trong tuỳ bút Những đứa con hoang
lời đề từ là một câu rất ngắn gọn nhung giàu ý nghĩa: "Có những sự thậtkhông tiện nói ra "
Ở một thể loại khác đó là những bức thư, lời đề từ ở đây thường lànhững câu ngắn gọn, để gợi lại một không gian thời gian hay tưởng nhớnhững người đã khuất Tiêu biểu như bức thư của tác giả Bách Thảo Sương
viết cho chị bạn của mình với tiêu đề Số mệnh một con chim non Tác giả viết
đề từ: "Để nhớ mồng 8 tháng 10 ngày giỗ chị Sáu"
Hay bức thư viết bằng màu xanh của tác giả Mộng Tuyết với đề từ:
"Dưới mái trăng non ngày đang thu" đây là lời đề từ của bức thư Một bức thư xanh viết bằng lá mùa thu phương Nam mà tác giả viết cho bạn mình
Lời đề từ thường được in theo kiểu chữ nghiêng, mà hơi nhỏ so vớinhan đề tác phẩm và văn bản chính văn
Trang 35Về cách trích dẫn: lời đề từ chủ yếu là trích dẫn thơ hay câu văn, câunói của một tác giả nào đó Khi trích dẫn tên của tác giả thường được đặt saulời đề từ, có thể để trong ngoặc đơn hoặc cũng có trương hợp không để trong
dấu ngoặc đơn Chẳng hạn như trong bài thơ Bạn bè tôi của tác giả Trần Ninh
Hồ Bài thơ gồm có 4 phần, mỗi phần gồm một tiêu đề và ở phần 4 với tiêu đề
Gửi bạn, gửi mình, tác giả có trích dẫn một câu thơ của Tú Xương làm lời đề
từ, tên tác giả được in dưới tiêu đề:
“Sĩ khí rụt rè gà phải cáo…”
Tú Xương
Hầu hết tên của các tác giả được đăt bên ngoài dấu ngoặc đơn và inbằng kiểu chữ in bình thường Về các lời đề từ, khi trích dẫn thường được inngay sau tiêu đề văn bản, và cũng có trường hợp trong một số văn bản khi
trích dẫn đề từ được in trong ngoặc kép Chẳng hạn như trong tác phẩm Rừng Nauy của Haruki Murakami được in ngay đầu sách và dược đặt ngay trong
ngoặc kép Lời đề từ:
“Để tưởng nhớ nhiều kì nghỉ học”
2.4 Các phép liên kết hình thức trong lời đề từ
Như chúng ta đã biết, lời đề từ có cấu tạo khá đa dạng nó là một câu nói, mộtcâu danh ngôn, một câu ca dao, tục ngữ hay một câu thơ Nhưng cũng cónhiều khổ thơ, đoạn văn như một chỉnh thể toàn vẹn, nếu tách ra nó có thểđứng độc lập Và trong các khổ thơ các đoạn văn luôn được sư dụng các phépliên kết
Phép liên kết trong văn bản là mạng lưới các mối quan hệ nội dung vàhình thức giữa các thành tố trong và ngoài văn bản Có hai hệ thống liên kết:Liên kết nội dung và liên kết hình thức Ở đây, chúng tôi giới hạn tìm hiểumột số phép liên kết hình thức trong lời đế từ
Phép liên kết là cách thức sử dụng các yếu tố hình thức để thực hiệnliên kết nội dung trong văn bản Nói một cách khác, phép liên kết là sự thểhiện liên kết nội dung qua hệ thống phương tiện hình thức
Trang 36Nhờ có phép liên kết mà các phần (chương, đoạn, câu ) có sự gắn bóchặt chẽ, lôgic Văn bản không còn là những mảnh đoạn rời rạc, mơ hồ,phiếm định mà là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh
về hình thức
Các phép liên kết bao gồm: phép nối, phép thể, phép lập, phép liêntưởng, phep tính lược, phep tuyến tính Vì đặc điểm hình thức lời đề từ chủyếu ngắn gọn, cô đúc, đa phần được cấu tạo là một câu Do vậy, khi tìm hiểuphép liên kết hình thức, chúng tôi xem xét qua các lời đề từ được cấu tao làmột khổ thơ hoặc một đoạn văn mà cụ thể các phép liên kết : phép nối vàphép lặp
2.4.1 Phép nối
Phép nối là việc dùng các từ ngữ nối có chức năng liên kết các câutrong văn bản, phép nối dược dùng để liên kết các câu với nhau trong đoạn,giữa các đoạn với nhau trong văn bản
Phép nối có hai loại: phép nối lỏng và phép nối chặt
- Phép nối lỏng: là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kếtngôn những phương tiện từ vựng, (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúccủa nó và diễn đạt mối quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà ngôi còn lại là chủngôn Nhìn chung phép nối được sử dụng tương đối nhiều trong các đoạn văn
đề từ Nó dùng n kết các câu trong đoạn văn lại với nhau Khảo sát ví dụ:
"Tôi mới gặp lại thằng bạn cũ, cái thằng mỗi khi cười làm tim tôi thútthít thèm, tốn tới 4 năm ủa, vậy thì 4 năm đó, chúng tôi chẳng rời xa cái thànhphố chật chội nầy, cớ sao không gặp nhau? Tôi ngồi ngẫm nghĩ mấy giảthuyết (tất nhiên là lúc rảnh) có thể khi tôi tất tả trên con đường nầy thì thằngbạn trên đường khác; tôi đi chợ mua cá nấu cơm, bạn đang đi nhậu; tôi thứcgần trắng đêm để viết lách kiếm cơm, bạn phải ngủ; khi tôi ngược về vùngsâu vùng xa công tác, bạn được sắp xếp cử đi Sài Gòn kẻ xuôi ngườingược.Nhưng tôi nghĩ, cũng không loại trừ chúng tôi từng bị mắc trong một
vụ kẹt xe, có cách nhau chừng năm ba bước cũng vô phương đối mặt Haychúng tôi cùng học, ờ, thí dụ như học nghị quyết, chắc là tôi ngồi đằng cuối
Trang 37còn thằng bạn ngồi dãy đầu, tôi lên cầu thang bên nầy bạn xuông cầu thangkia Về cái sự chúng tôi không gặp (dù thi thoảng cũng nhớ nhau) có quánhiều giả thuyết Nhưng, nếu quyết lòng, thì có khó khăn gì để gặp nhau, hởtrời?!”
(Lời đề từ trong truyện ngắn Duyên Phận So Le của Nguyễn Ngọc Tư).
Các câu trong đoạn văn trên được nối với nhau bằng những từ liên kết:
nhưng, vậy thì Và cặp quan hệ từ nếu thì có tác dụng làm cho đoạn văn gắn
kết, liền mạch với nhau và lôgíc, chặt chẽ với nhau
2.4.2 Phép lặp
Lặp là việc dùng lại (giữ nguyên) ở các câu kết ngôn các yếu tố đã xuấthiện ở câu chủ ngôn nói cách khác, lặp là việc sử dụng những từ ngữ giốngnhau ơ những câu khác nhau trong văn bản, trong liên kết văn bản, có cáckiểu lặp : lặp từ vựng, lặp ngữ âm, lặp ngữ pháp Phép lặp trong lời đề từ chủyếu lặp từ vững và lặp ngữ âm Khảo sát ví dụ:
“Một dòng sông lá la,lá la
Một dòng tràn mênh mông, một dòng sông ý biếc
Một dòng sầu mấy tiếc, một dòng trời xao xuyến
Một dòng tình thương mến, một dòng còn quyến luyến".
(Lời đề từ của tác phẩn "danuble, một dòng còn quyến luyến" của
Dương Thụy)
Những vần thơ này như một lời hát thiết tha với các từ láy gợi hình gợi
cảm cùng thêm vào đó là sự điệp lại rất nhiều lần "một dòng" Nhằm nhấn
mạnh hơn tình cảm yêu thương quyến luyến của tác giả đối với dòng sông
Đồng thời sự lặp lại của vần điệu trong câu ca như vần "uyên" vần "iếc" tất cả
làm cho khổ thơ đề từ hài hoà hơn, giàu màu sắc hơn