luận văn: bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) trường đh quốc gia hà nội bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) trường đh quốc gia hà nội bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) trường đh quốc gia hà nội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Tình
Hà Nội – 2012
Trang 31.2 Quan điểm, kết quả nghiên cứu về phép thế trong giới Việt ngữ học 14
1.3 Phép thế như một phương pháp liên kết văn bản nghệ thuật 17
Trang 4Chương II: Hình thức biểu hiện của phép thế lâm thời trong
2.3 Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong
tác phẩm văn học
48
Trang 5Chương III: Giá trị liên kết ngữ nghĩa của phép thế lâm thời trong việc
hình thành phong cách tác giả
56
1.1.1 Thế lâm thời góp phần thể hiện đầy đủ diện mạo nhân vật 56
1.1.4 Thế lâm thời thể hiện sự lựa chọn đề tài khác nhau của mỗi nhà văn 59
1.1.5 Thế lâm thời thể hiện tài năng ngôn ngữ của nhà văn 60
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trước đây, trong khoảng thời gian trước thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX, hầu hết giới ngôn ngữ học đều cho rằng, câu là đơn vị cuối cùng để nghiên cứu ngôn ngữ Câu luôn được coi là đơn vị hoàn chỉnh, đơn vị cao nhất được nghiên cứu trong đối tượng quan sát của ngôn ngữ học
Một bộ môn khoa học mới ra đời lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu gọi là ngôn ngữ học văn bản mà hạt nhân của nó là ngữ pháp liên kết văn bản Các nhà ngữ pháp đã coi văn bản như một đơn vị siêu cú pháp của ngôn ngữ trong sự sử dụng của nó và đây là một vấn đề hết sức mới mẻ và hấp dẫn Có người nói: “Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ trong sử dụng của nó không phải là từ, không phải là câu mà là văn bản Việc nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ văn bản là một vấn đề lí thuyết hấp dẫn và thiết thực đối với ngôn ngữ học” M Halliday [53, 1988]
Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản ngày càng thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà ngôn ngữ học mà còn của các nhà khoa học khác Các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau cũng tìm thấy những phương pháp mới Lĩnh vực văn bản theo cách nói hình tượng của V.A Zvegincev [1980, tr 14]gần như đã trở thành một “vũ trụ ngôn ngữ học”
Ngữ pháp văn bản là một bộ môn khoa học không tách rời được của ngôn ngữ học Lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu của mình, ngữ pháp văn bản chuyên sâu đi vào nghiên cứu mối liên kết giữa các câu trong văn bản, tìm hiểu cách tổ chức văn bản và cấu tạo đoạn văn Trước đây khi chưa có ngành ngữ pháp học văn bản thì câu là đơn vị cao nhất Nhưng với sự ra đời của ngành ngữ pháp học văn bản thì câu không phải là đơn vị cao nhất của hệ thống ngôn ngữ
Trang 7mà câu được xem là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp văn bản Câu trong văn bản không thể xuất hiện một cách rời rạc mà chúng phải liên kết lại với nhau theo những quy tắc nhất định Như vậy tính liên kết là đặc trưng quan trọng nhất của văn bản “Mất tính liên kết văn bản chỉ còn là tập hợp hỗn độn các câu” Trần Ngọc Thêm [44, 1999]
Theo Halliday và Hasan trong Liên kết tiếng Anh (1976; 6), các phương
thức liên kết ngữ pháp được chia thành 4 kiểu: quy chiếu, tỉnh lược, thế và nối
Sự liên kết trong văn bản tồn tại dưới hai mức độ: liên kết nội dung và liên kết hình thức Liên kết về mặt nội dung bao gồm liên kết chủ đề là liên kết logic Liên kết về mặt hình thức là dùng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ pháp, từ vựng… để biểu đạt liên kết nội dung Chính nhờ các phương tiện ngôn ngữ ấy, các các câu rời rạc liên kết lại với nhau tạo nên một văn bản hoàn chỉnh Hệ thống các phương tiện ngôn ngữ đó được gọi là hệ thống các phương tiện liên kết câu
Việc đi sâu vào tìm hiểu sự hoạt động của một số phương tiện liên kết trong văn bản tiếng Việt là một việc làm cần thiết cho nghiên cứu ngữ pháp văn bản Ngôn ngữ học văn bản nghiên cứu cách thức bảo trì sự liên kết, tính mạch lạc của văn bản, những cách chuyển đổi sự quy chiếu của người hay vật tức là những từ ngữ hoặc giống nhau hoặc khác nhau cùng chỉ về một người hay một
sự vật xác định trong đó có sử dụng phương pháp thay thế (gọi tắt là phép thế)
Theo Trần Ngọc Thêm, hệ thống các phương tiện liên kết câu bao gồm liên kết từ vựng - ngữ nghĩa và liên kết ngữ pháp Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa lại bao gồm các phép liên kết: phép lặp từ vựng, phép đối, phép thế và phép liên tưởng Còn nhóm phương tiện liên kết ngữ pháp bao gồm: phép nối, phép tỉnh lược, phép lặp ngữ pháp và phép liên kết tuyến tính Trần Ngọc Thêm [44, 1999]
Phép thế xuất hiện trong hầu hết các thể loại văn bản Các tác phẩm văn học
là loại văn bản nghệ thuật Trong văn bản loại này đã có sự gia công, sắp xếp, trau
Trang 8liên kết, trong đó có phép thế là có sự khác biệt Xuất phát từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình
Phép thế là việc sử dụng các đại từ (nhân xưng, chỉ xuất, ) thay thế cho từ
được thay thế như cô ấy, bà ấy, họ, đây, đấy, kia… thế cho danh từ (cụm danh từ),
vậy thế, đó… thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cú)
tương ứng có mặt trong các câu khác, trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau Sự thay thế đó cũng có thể mở rộng ở cấp độ lớn hơn từ (phát ngôn, đoạn văn…) Trong phép thế cái được quan tâm là các yếu tố được thế và các yếu
tố được thay thế cho nội dung mà tác giả muốn đề cập tới
Tuy nhiên, có những trường hợp phép thế không dùng đại từ để thay thế Đó
VD1: Mỹ Tâm là một ca sĩ đang nổi Cô gái “tóc nâu môi trầm” này đã đoạt
không ít giải cao (Mỹ Tâm = cô gái tóc nâu môi trầm)
Đó là một dạng thế lâm thời Dạng thế lâm thời xuất phát từ những đặc điểm của nhân vật được nói đến và được viết theo dụng ý của tác giả
VD2: Sài Gòn đã làm cho thế giới kinh ngạc Sức sống của thành phố không
sao lượng nổi (Sài Gòn = thành phố)
Trong các văn bản tiếng Việt, đặc biệt là các tác phẩm văn học chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều các loại thế Phép thế đồng nghĩa là một biện pháp tránh lặp từ
Trang 9một dạng lặp (tác giả nói theo chủ quan của mình) và thay thế là một sự lặp lại không hoàn toàn Đây là một thủ pháp nghệ thuật được thực hiện qua văn bản để làm rõ ý đồ của tác giả Trần Ngọc Thêm [44, 1999]
Các tác phẩm văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng và có rất nhiều điều thú vị Luận văn này của chúng tôi không thể nghiên cứu được hết mọi vấn
đề Vì vậy, chúng tôi chỉ đặt vấn đề tìm hiểu phép thế như một phương tiện liên kết trong văn bản và xem xét một số cách biểu hiện của chúng
Xuất phát từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để làm đối tượng
khảo sát cho luận văn của mình với tên gọi Buớc đầu tìm hiểu phép thế và
phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp)
Có thể nói rằng trong các thể loại văn bản thì thể loại văn học là nơi xuất hiện nhiều hiện tượng thuần túy ngôn ngữ nhất do vậy cũng là nơi hiện tượng thay thế xuất hiện nhiều nhất Trong các thể loại văn bản văn học thường xuyên được sử dụng phép thế để giúp người đọc làm quen nhận biết các cấu trúc ngôn ngữ Hướng nghiên cứu này hoàn toàn khác với những nghiên cứu trước đây Các nghiên cứu trước đây chưa bao giờ nghiên cứu về hiện tượng thế lâm thời
và đặc biệt là chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về hai nhà văn Nam Cao
và nguyễn Huy Thiệp Cũng từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để
làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu về phép thế lâm thời Chúng tôi không nghiên cứu về phép thế đại từ Phép thế lâm thời phản ánh dụng ý của nhà văn nhằm làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất của nhân vật Tránh lặp lại những từ không cần thiết dẫn đến sự nhàm chán của người đọc
Trang 10dụng phép thế này, nhưng ở luận văn này chúng tôi xin khảo sát 2 tác giả Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp Hai tác giả này với 2 phong cách viết khác nhau và
ở vào 2 giai đoạn khác nhau Mỗi tác giả chúng tôi sẽ khảo sát một tuyển tập truyện ngắn (hoặc một tiểu thuyết) được xem là tiêu biểu nhất Sở dĩ chúng tôi chọn 2 tác giả này (tiêu biểu cho các nhà văn hiện đại nhưng ở hai thế hệ khác nhau) là vì chúng tôi muốn nhằm mục đích so sánh đối chiếu các số liệu thống
kê thu được của mỗi tác giả về phép thế và các cách sử dụng phép thế của mỗi tác giả có những phong cách khá khác biệt
Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp đều là những nhà văn nổi tiếng và đa để lại rất nhiều tác phẩm văn học có giá trị Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo song mòn mỏi, bế tắc trong
xã hội cũ Còn Nguyễn Huy Thiệp lại xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam Trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng in dấu khá đậm nét về nông thôn và những người lao động Bên cạnh đó ông cũng viết truyện ngắn, viết kịch, thơ Mảng đề tài của Nguyễn Huy Thiệp khá đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Khảo sát các hiện tượng và các biểu hiện của phép thế lâm thời trong các tác phẩm văn học ở các giai đoạn nhằm mục đích hiểu sâu hơn về các hiện tượng liên kết trong văn bản mà cụ thể ở đây là phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật và thấy rõ được các mối liên hệ của các phát ngôn trong văn bản cũng như các biểu hiện của chúng trong mạch diễn ngôn Cụ thể ở đây là tìm ra nét độc đáo trong việc sử dụng phép thế lâm thời của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Ứng dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng phương pháp chủ
yếu của chúng tôi trong luận văn này là phương pháp phân tích liên kết văn bản
và phương pháp phân tích diễn ngôn Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thủ
pháp so sánh, đối chiếu văn bản Chúng tôi lần lượt khảo sát từng tác phẩm của từng tác giả, ghi ra phiếu các trường hợp của phép thế lâm thời xuất hiện ở các câu trong văn bản Sau đó thống kê, phân loại và phân tích chúng Rồi so sánh cách sử dụng phép thế này của các tác giả Và cuối cùng đưa ra một bảng số liệu thống kê các trường hợp thu được
4.2 Chúng tôi đã xử lí các phiếu tư liệu rồi sau đó phân chia theo các loại biểu hiện của phép thế lâm thời Đầu tiên là phương pháp thống kê Từ một tác phẩm văn học chúng tôi thống kê những phát ngôn có sử dụng phép thế lâm thời Sau đó xem xét và phân loại chúng theo từng tiểu loại khác nhau và xếp các tiểu loại giống nhau vào thành nhóm Sau đó xem xét mối tương quan giữa các nhóm và đưa ra một bảng phân loại Bước tiếp theo là chúng tôi tiếp tục làm việc và đưa ra sự so sánh cách sử dụng phương thức liên kết mà ở đây là phép thế lâm thời của 2 tác giả này và xem xét xem giữa các tác giả này có sự tương đồng hay khác biệt
5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Trang 12thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các vấn đề thuộc về văn bản, đặc biệt cho việc nghiên cứu các phương thức liên kết
6 Bố cục của luận văn
Chúng tôi cho rằng phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật là một sự tồn tại tất yếu để tránh đi sự nhàm chán và lặp lại trong việc phải dùng mãi một
từ (hoặc cụm từ) duy nhất trong việc miêu tả nhân xưng, miêu tả các sự vật, hiện tượng, đối tượng, tính cách, đặc điểm của nhân vật Trên cơ đó chúng tôi phân chia bố cục của luận văn như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và còn có các chương 1, 2, 3 Cụ thể như sau:
Chương I: Những vấn đề lí luận về phép thế
Chương II: Hình thức biểu hiện của phép thế lâm thời trong tác phẩm
văn học
+ Biểu hiện theo độ dài
+ Biểu hiện theo vị trí, hướng liên kết
+ Tính đa dạng ngữ pháp của phép thế lâm thời
+ Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong tác phẩm văn học
Trang 13việc hình thành phong cách tác giả
+ Giá trị của phép thế ở các tác phẩm đã khảo sát
+ Một vài nhận xét về hệ thống định lượng
+ Một vài nhận xét về xu hướng và cách sử dụng
+ Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời và các phép liên kết khác trong tác phẩm văn học
+ Giá trị văn học của một số thế tố điển hình
Bên cạnh đó chúng tôi cũng đính kèm toàn bộ phần phụ lục có chứa các phépthế lâm thời để người đọc tiện theo dõi
Trang 14PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÉP THẾ
1.1 Quan điểm của các học giả nước ngoài về phép thế
J R Frith (1951) là người đầu tiên đưa ra vấn đề nghiên cứu giao tiếp ở cấp
độ trên câu Z Harris (1952) là người kế tiếp ủng hộ quan điểm này và khẳng định phải quan tâm nghiên cứu đến đối tượng diễn ngôn (văn bản) Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng của các nhà ngữ học nổi tiếng đương thời như Bloomfield và N Chomsky nên vấn đề này đã bị gác tạm sang một bên trong khoảng thời gian 14 năm Đến 1966 H Weinrich đã xới lại vấn đề khi phát biểu: “Bình thường chúng
ta nói không phải bằng các từ rời rạc mà bằng các câu và văn bản, và lời nói của chúng ta xây dựng trên tình huống” Ông cho rằng cấu trúc luận ngôn ngữ học đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, và bây giờ đã đến giai đoạn phải chuyển sang một hướng nghiên cứu khác mới mẻ hơn
R Quirk cùng nhóm tác giả (1972) đã bắt đầu nghiên cứu về ngữ pháp văn bản và có những nhận xét về phép thế như một phương tiện hữu hiệu của việc liên kết: “Phép thế là một phương tiện để viết ngắn lại và để tránh lặp lại Ở phạm vi trên câu, phép thế dường như không bắt buộc và phục vụ cho mục đích tu từ Trong phạm vi câu, việc sử dụng phép thế đôi khi mang tính bắt buộc Hầu hết các
từ thay thế sử dụng ở phạm vi câu đều có thể sử dụng liên câu
Halliday và Hasan (1976) cũng đưa ra những nhận xét tương đồng về phép thế trong văn bản: Phép thế là một quan hệ ở cấp độ văn bản trên bình diện từ vựng - ngữ pháp Một từ thay thế có thể xem như là một phương tiện thế chỗ nhằm tránh lặp lại một yếu tố nào đó
O.I Moskalskaja (1981) cũng công bố chuyên luận mang tên Ngữ pháp văn bản mà Trần Ngọc Thêm đã dịch sang tiếng Việt năm, NXB Giáo dục, Hà Nội,
Trang 15Tiếp đến phải kể đến một công trình liên quan đến nghiên cứu ngữ pháp ở cấp độ trên câu là tác phẩm Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown – George Yule (1983) mà Trần Thuân đã dịch sang tiếng Việt nưm 2002, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội
Sau đó là ý kiến của Frank (1993): Phép thế là trường hợp mà trong đó một
từ được sử dụng để thay cho toàn bộ một cấu trúc
Gần hơn nữa là ý kiến của Downing & Locke (1995): Phép thế được sử dụng
để tránh nhắc lại thông tin mà người nghe đã biết Khác với tỉnh lược để lại một khoảng trống trong cấu trúc, phép thế lấp đầy khoảng trống đấy bằng một từ chuyên thay thế
1.2 Quan điểm, kết quả nghiên cứu về phép thế trong giới Việt ngữ học
Những nghiên cứu về ngữ pháp văn bản có thể nói đều hướng đến mục đích tối thượng là chỉ ra cho được những yếu tố/giá trị liên kết để làm nên văn bản ấy như một chỉnh thể thông tin Ở Việt Nam từ trước đến nay nổi bật lên hai chuyên luận của Trần Ngọc Thêm (Hệ thống liên kết văn bản – 1985, 1999) và Diệp Quang Ban (Giao tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết – Đoạn văn) Bên cạnh đó
có thể kể thêm hai tác phẩm Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị Việt Thanh và Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong văn bản tiếng Việt của Phạm Văn Tình Gần đây hơn nữa là bài nghiên cứu Cơ sở nối kết lời tiếng
Việt của Hoàng Cao Cương (Tạp chí Ngôn ngữ, số 8+9/2007) Tuy nhiên, hai tác
phẩm như chúng tôi đã kể đến trước tiên vẫn là những tác phẩm có phạm vi nghiên cứu bao quát hơn cả, tương đối toàn diện và dầy dặn, phù hợp với những người muốn tìm hiểu về liên kết văn bản từ cấp độ đại cương cho đến những cấp
độ cao hơn
Điểm khác biệt cơ bản giữa Trần Ngọc Thêm và Diệp Quang Ban là trong khi Trần Ngọc Thêm chia liên kết văn bản thành hai loại liên kết hình thức và liên kết nội dung (với nhiều tiểu loại liên kết khác nhau) thì Diệp Quang Ban cho rằng
Trang 16còn có một khái niệm bao trùm lên liên kết là “mạch lạc” Chính mạch lạc với các cấp độ và tiểu loại khác nhau của nó đã làm nên sự liên kết chặt chẽ và nhất quán trong một văn bản
Cùng với đó, không thể không nói đến sự tương đồng trong quan điểm nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm và Diệp Quang Ban khi cùng thống nhất về vai trò, giá trị của một số phép liên kết quan trọng, đóng vai trò không thể thay thế trong việc liên kết, kết nối văn bản ở các cấp độ khác nhau, góp phần vào sự thành công của văn bản, góp phần làm nên giá trị của văn bản đó Những phép liên kết điển hình được hai tác giả thống nhất từ khái niệm cho đến nội hàm hoặc một phần nội hàm bao gồm: phép thế, phép tỉnh lược, phép nối và phép lặp
Như vậy, phép thế là phép liên kết cùng được hai tác giả quan tâm và dành cho nó một vị trí thích đáng trong công trình nghiên cứu của mình Tuy nhiên, phép thế trong quan niệm của Diệp Quang Ban chỉ đơn thuần là phép thế đại từ Ông viết: “phép thế là việc sử dụng ở câu này các đại từ thay thế như đó, đây, kia,
…thế cho danh từ (cụm danh từ), vậy, thế, đó…thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cấu trúc chủ vị, hay cú) tương ứng có mặt trong câu khác; trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau Tất nhiên, các đại
từ thay thế là những từ có nghĩa không cụ thể, và nghĩa cụ thể của chúng có thể tìm được ở những từ, tổ hợp từ mà chúng thay thế”
Ví dụ: Đoàn du lịch sẽ đến Hội An vào trưa mai Đoàn sẽ ỏ lại đấy một ngày
đêm
- Nước ta là một nước văn hiến Ai cũng bảo thế
Trong khi đó, Trần Ngọc Thêm lại phân biệt rất rõ hai loại thế là thế đại từ và thế đồng nghĩa Thế đại từ được Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “là việc sử dụng trong câu kết yếu tố đại từ tính (đại từ, tổ hợp tử có tính chất đại từ) thay thế cho yếu tố tương ứng với nó ở câu chủ, để tạo liên kết Có thể coi đây là cách quy chiếu bằng yếu tố đại từ tính (khác với quy chiếu của phép thế đồng nghĩa ở từ
Trang 17dùng để thay thế)” Xét theo vị trí trước sau của yếu tố được thay thế và yếu tố thay thế, thế đại từ được chia làm hai loại là thế đại từ hồi chiếu và thế đại từ khứ chiếu
Ví dụ:
- Thế đại từ khứ chiếu: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố
- Thế đại từ hồi chiếu: Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết
Phép thế đồng nghĩa được Trần Ngọc Thêm định nghĩa “là việc sử dụng trong câu kết yếu tố (từ, cụm từ) có cùng nghĩa với yếu tố tương ứng ở câu chủ, để tạo liên kết giữa hai câu Tên gọi thế đồng nghĩa có tính chất quy ước, hiểu đồng nghĩa trong nghĩa rộng, không đơn giản là chỉ dùng từ đồng nghĩa.” Thế đồng nghĩa được chia làm bốn loại là đồng nghĩa từ điển, đồng nghĩa phủ định, đồng nghĩa miêu tả và đồng nghĩa lâm thời
- Thế đồng nghĩa từ điển: Phụ nữ lại càng cần phải học Đây là lúc chị em
phải cố gắng để kịp nam giới
- Thế đồng nghĩa phủ định: Nó phải đi hết chỗ này chỗ nọ, để kiếm cái nhét
vào dạ dày Để nó sống Vì nó chưa chết
- Thế đồng nghĩa miêu tả: Cai lệ 1 tát vào mặt chị một cái đánh bốp (…) Chị Dậu 2, nghiến hai hàm răng (…) túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa Sức lẻo khẻo của
anh chàng nghiện 1 chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền 2, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất
- Thế đồng nghĩa lâm thời: Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt
con cọp xám Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không
lừa nổi nó
Diệp Quang Ban là người công bố công trình nghiên cứu sau thực ra cũng có
ý thức rất rõ về sự khác biệt này khi ông viết những dòng chú thích trong tác phẩm
Trang 18Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản [NXB Giáo dục, HÀ Nội, 2009, tr 378]: “Cách hạn chế phương thức thế trong khuôn khổ các đại từ thay thế, không tính đến các yếu tố từ vựng đồng nghĩa , gần nghĩa tương ứng là nét khác biệt của
hệ thống liên kết này so với hệ thống liên kết của Trần Ngọc Thêm (1985 và 1999) Các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa có tác dụng liên kết được xếp vào phương thức liên kết từ vựng, do bản tính từ vựng của chúng, không cần tính đến
vị trí cú pháp”
Như vậy, phép thế đồng nghĩa trong quan điểm của Trần Ngọc Thêm chính là phép liên kết từ vựng theo quan điểm của Diệp Quang Ban Nói cách khác, Diệp Quang Ban không cho rằng tồn tại phép thế đồng nghĩa bởi ông là người theo quan điểm ngữ pháp cực đoan Với Diệp Quang Ban, phép thế chỉ có thể hiểu là thế đại từ mà thôi
1.3 Phép thế như một phương thức liên kết của văn bản nghệ thuật
Ngữ pháp học truyền thống coi câu là đơn vị cơ bản, có ý nghĩa hoàn chỉnh,
có cấu tạo ngữ pháp, có tính chất độc lập, có chức năng thông báo và tạo lập văn bản Nói cách khác, giới ngữ pháp tập trung vào nghiên cứu câu như một đơn vị mang đặc tính tột cùng trong các thang bậc đơn vị của ngành học Tuy nhiên, dần dần người ta đã nhận thấy, việc nghiên cứu ngữ pháp học theo cách chỉ tập trung vào đơn vị câu sẽ không thể giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh mà ngôn ngữ học hiện đại đã chỉ rõ
Trong một công trình nghiên cứu của J R Firth năm 1951,cho rằng nhiệm vụ trọng tâm của ngôn ngữ học miêu tả là phải nêu bật được ý nghĩa lời nói và nhà ngôn ngữ học phải quan tâm đến quá trình giao tiếp trong ngữ cảnh vì ngôn ngữ chỉ có nghĩa khi đặt trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể Thế nhưng Firth lại không phải là người đầu tiên nghiên cứu cấp độ trên câu Và lúc đó do dưới sự ảnh hưởng của các nhà ngôn ngữ học như L Bloomfield và tiếp theo là N Chomsky vấn đề này dường như bị bỏ sang một bên Cho đến mãi cuối thập kỉ 50 các nhà
Trang 19Ở Việt Nam từ trước đến nay, chưa có nhiều lắm những công trình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản nói chung và nối kết nói riêng Xin nói ngay rằng, thay
vì cách dùng thuật ngữ “nối kết”, các nhà ngữ pháp ở Việt Nam trước đến nay đa
số sử dụng thuật ngữ liên kết Vì lẽ đó, sau đây xin được điểm lại những công trình nghiên cứu về liên kết văn bản ở Việt Nam
Có thể điểm lại quan điểm 4 chuyên luận và một bài nghiên cứu của một số nhà Việt ngữ học
Đầu tiên là chuyên luận Hệ thống liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm xuất bản lần đầu năm 1985 và tái bản năm 1999, 2001 Tác phẩm thứ hai là cuốn Giao
tiếp – Văn bản - Mạch lạc – Liên kết - Đoạn văn của Diệp Quang Ban với các lần
xuất bản 1998, 1999 và 2002 Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị Việt Thanh Chuyên luận thứ tư là Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc và tỉnh lược
trong văn bản tiếng Việt của Phạm Văn Tình Tuy nhiên, ngay từ tựa đề cho thấy,
tác phẩm này đã tự giới hạn lại phạm vi của nó, chỉ khảo sát những đối tượng ngữ
trực thuộc và các vấn đề tỉnh lược mà thôi Tác phẩm gần đây nhất là bài báo Cơ
sở nối kết lời tiếng Việt của Hoàng Cao Cương, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số
8+9/2007 Ngoài ra còn có thể kể đến một số không nhiều lắm các khóa luận tốt nghiệp làm về các phép liên kết trong văn bản mà một trong những khóa luận thực hiện sớm nhất có lẽ là khóa luận của Phạm Thị Ngoan (1983) do Trần Ngọc Thêm
hướng dẫn với tên gọi Tìm hiểu phép liên tưởng như một phương tiện liên kết
trong văn bản tiếng Việt hiện đại
Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm của mình đưa ra sự phân biệt giữa liên kết hình thức và liên kết nội dung Liên kết hình thức được hiểu là những dấu hiệu tạo liên kết trên bề mặt của văn bản, có thể được tổng kết và khái quát lại thành những thủ pháp Còn liên kết nội dung chính là thứ liên kết vĩ mô, xuyên suốt toàn bộ văn bản và làm nên chủ đề của văn bản, quyết định việc hình thành văn bản Theo
đó, liên kết hình thức được Trần Ngọc Thêm tổng kết lại thành 10 phép, bao gồm:
Trang 20Các phương tiện liên kết trong văn bản:
Sự liên kết về hình thức được biểu hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ nhất định hoặc là rõ ràng hoặc là không rõ ràng trên văn bản tiếng Việt có thể được phân loại như sau:
Trang 21Khác với Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban phân biệt hai thuật ngữ “liên kết” và “mạch lạc” Với Diệp Quang Ban, mạch lạc có hai cấp độ Cấp độ 1 được hiểu là: “cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có mắc vào nhau, chứ không phải là một tập hợp câu nói không có liên quan đến nhau" Ở cấp độ 2, mạch lạc được hiểu là “sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình
triển khai một cốt truyện, một truyện kể v.v…, lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ” Diệp Quang Ban còn phân biệt ra 3 loại biểu hiện của mạch lạc trong văn bản là: mạch lạc trong quan hệ nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc trong quan hệ từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống bên ngoài văn bản và mạch lạc trong quan hệ thích hợp với các hành động nói Còn liên kết được hiểu là “quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau (…) muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau” Nói tóm lại, theo Diệp Quang Ban, mạch lạc là yếu tố bao trùm lên liên kết
Diệp Quang Ban đưa ra 5 phép liên kết chủ yếu như sau:
Liên kết đẳng lập Phép lặp
từ vựng Phép thế Phép Đối Phép nối Song hành cú pháp Phép tỉnh lược
Trang 22Với tên gọi luận văn như đã trình bày ở phần đầu: Bước đầu tìn hiểu phép
thế và thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp), chúng tôi cho rằng phép thế đại từ trong văn
bản nghệ thuật là một sự tồn tại tất yếu để tránh đi sự nhàm chán và lặp lại trong việc phải dùng mãi một từ (hoặc cụm từ) duy nhất trong việc miêu tả nhân xưng, miêu tả các sự vật, hiện tượng, đối tượng của thế giới khách quan Tuy nhiên, phép thế đại từ mang trong nó sự giới hạn cơ giới bởi số lượng hữu hạn các đại từ thay thế có thể thống kê ra được trong tiếng Việt Nói cách khác, thế đại từ không phải là phép liên kết hình thức mà nhìn vào đó thấy được tài năng ngôn ngữ của nhà văn Chỉ có phép thế đồng nghĩa mới chỉ ra được tài năng, sự sáng tạo, sự uyển chuyển trong ngôn ngữ của các văn tài trong việc đa dạng hóa các định danh, các miêu tả về đối tượng, nhân vật, sự vật, hiện tượng qua từng trang viết
Với một tinh thần như trên, chúng tôi ủng hộ cách chia phép thế thành hai
loại của Trần Ngọc Thêm: thế đại từ và thế đồng nghĩa Tuy nhiên, chúng tôi
Trang 23cho rằng nên gộp 02 hai tiểu loại trong thế đồng nghĩa thành 01 loại, cụ thể là gộp đồng nghĩa miêu tả và đồng nghĩa lâm thời thành 01 loại duy nhất là đồng nghĩa lâm thời gọi tắt là thế lâm thời Thực vậy, bản thân sự đồng nghĩa trong
miêu tả đã chỉ ra tính chất lâm thời của nó Hãy cùng quan sát một số ví dụ trong các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp:
Ví dụ 1: Thị cởi áo ra ngồi dựa vào gốc chuối, dáng ngồi không kín đáo, nhưng không bao giờ thị biết thế nào là lả lơi cả Con người vô tâm, không hay nghĩ xa xôi mà
(Chí Phèo, Nam Cao)
Ví dụ 2: Anh Đĩ chuột rít 2 hàm răng lại Hai chân giận dữ đạp cái ghế đổ văng xuống đất Cái tròng rút mạnh lại Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng
(Nghèo, Nam Cao)
Ví dụ 3: Sân nhà Pùa không có những tiếng khèn bè Không ai đi lấy cô gái liệt cả hai chân làm vợ
Ví dụ 4: Cũng có một lần tôi theo trọn vẹn buổi đánh cá đêm Lần ấy tôi ngồi thuyền của trùm Thịnh Lão già chột mắt này rất nổi tiếng vì những câu chuyện rùng rợn trong cuộc đời mình
(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp)
Trong những ví dụ trên, việc dùng “con người vô tâm” thay thế cho “thị‟,
“cái bộ xương bọc da” thay thế cho “anh đĩ Chuột”, “cô gái liệt hai chân” thay thế cho “Pùa”, “lão già chột mắt” thay thế cho “trùm Thinh” đều thể hiện rõ tính chất
“miêu tả” và “lâm thời”, khi dùng các đặc điểm nội tâm (“con người vô tâm”) hoặc ngoại hình (“bộ xương bọc da”, “liệt cả hai chân”, “chột mắt”) để thay thế
Trang 24cho danh xưng nhân xưng đi trước Cách dùng phép thế lâm thời làm cho câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh, tạo ấn tượng và sự ghi nhớ đối tượng sâu sắc hơn
ở phía người đọc, đồng thời cũng thể hiện khả năng ngôn ngữ của nhà văn Phép thế lâm thời cũng thể hiện những thái độ hoặc tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc trung lập qua điểm nhìn của nhà văn hoặc một nhân vật thứ ba về đối tượng đang được nói đến Giá trị của phép thế lâm thời trong tác phẩm văn học cũng liên quan chặt chẽ đến giá trị biểu cảm của ngôn ngữ và việc xây dựng hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật Như vậy, luận văn của chúng tôi sẽ tập trung khai thác tối đa những biểu hiện và giá trị của phép thế lâm thời này mà tạm gác lại việc phân tích tìm hiểu phép thế đại từ
Có thể đi đến một nhận xét như sau về phép thế lâm thời theo quan điểm của luận văn chúng tôi: “Thế lâm thời là một tiểu loại quan trọng bậc nhất thuộc thế đồng nghĩa, là sự đồng nhất thỏa thuận giữa người đọc và người viết theo chủ quan của người viết được người đọc chấp nhận Phạm vi, dung lượng của phần thế lâm thời có thể dài ngắn khác nhau, xuất hiện ở các phát ngôn liền kề hay cách quãng.”
Từ nhận xét trên có thể đưa ra một định nghĩa đơn giản “Phép thế lâm thời là biểu hiện giữa từ ngữ của thế tố và yếu tố thay thế nhằm tránh sự lặp”
Có thể hình dung tổng quan về phép thế và thế lâm thời qua sơ đồ dưới đây:
Phép thế
Trang 251.4 Tiểu kết
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, vấn đề ngôn ngữ học văn bản đã được đặt
ra như một tiền đề dẫn lối những nhà chuyên môn vào việc nghiên cứu hệ thống liên kết trong văn bản Nhưng cũng phải sang đến những năm đầu của thập niên
70 (đối với thế giới) và những năm đầu của thập niên 80 (đối với Việt Nam) thì vấn đề ngôn ngữ học văn bản và hệ thống liên kết trong văn bản mới thực sự được quan tâm rõ nét và được nhiều nhà chuyên môn bắt tay vào nghiên cứu Trần Ngọc Thêm là người tiên phong ở Việt Nam trong việc nghiên cứu hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt nói chung, cũng như những nghiên cứu về phép thế nói riêng Những nghiên cứu đi sau Trần Ngọc Thêm của các tác giả như Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Việt Thanh, Phạm Văn Tình một lần nữa hé lộ thêm nhiều điều thú vị của địa hạt nghiên cứu về liên kết trong văn bản tiếng Việt, trong đó cho thấy thế lâm thời là một phép liên kết đặ thù với những dạng biểu hiện khác nhau Đây là một dạng thế không thể thiếu được trong nhóm các phương tiện liên kết hình thức Một hướng nghiên cứu liên ngành mở ra khi chúng tôi kết hợp ngôn ngữ học văn bản – ngữ pháp học – phong cách học qua việc nghiên cứu phép thế lâm thời trên hệ thống tư liệu là hợp tuyển các truyện ngắn xuất sắc của hai tác giả văn xuôi tiêu biểu bậc nhất cho hai thời kỳ của văn học Việt Nam thời hiện đại: nửa đầu thế kỷ XX và nửa cuối thế kỷ XX Những sự chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng
về mặt lí luận cho chương 1 này chính là nền móng cho những đóng góp chủ đạo của luận văn trong các chương 2 và chương 3
Thế đại từ
khứ chiếu
Thế đại từ hồi chiếu Thế đồng nghĩa từ điển Thế phủ định
Thế lâm thời
Trang 26CHƯƠNG II: HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA
PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai tuyển tập tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp Đó là các ấn phẩm Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn (NXB Văn học, Hà Nội, 2004, 510 tr.) gồm 41 truyện ngắn và Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn chọn lọc (NXB Hội nhà văn, HN, 1996, 320 tr.) gồm 12 truyện ngắn Quá trình khảo sát và thống kê tư liệu thu được 66 trường hợp dùng phép thế lâm thời ở các tác phẩm của Nam Cao và 41 trường hợp dùng phép thế lâm thời ở các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích từng hình thức biểu hiện của những phép thế lâm thời đã được thống kê trong tuyển tập tác phẩm của hai tác giả trên
2.1 Biểu hiện theo độ dài
Trong 66 trường hợp thu được của truyện ngắn Nam Cao, phần thế tố có
độ dài dao động từ 1 âm tiết đến nhiều nhất là 19 âm tiết Có thể quan sát các ví
dụ sau:
- 1 âm tiết: Vợ tôi ra đón thật Nhưng y không tươi cười
(Những truyện không muốn viết, Nam Cao, tr 300)
- 2 âm tiết: Hồng bị mẹ kéo đi xềnh xệch Những nhát chổi tay mẹ đưa rộng quá, tay con bị giật theo, lạng cả người đi Con bé gần chúi đầu xuống đất
(Bài học quét nhà, Nam Cao, tr.363)
- 3 âm tiết: Người vợ ấy có thai Cái thai sẩy, người mẹ chết, nàng chết sau hai năm trời sống khổ cực bên một thằng chồng vũ phu
- 4 âm tiết: Một hôm người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước Bà bảo chỉ có thể mang một cái lọ Y đã lấy sự làm khó chịu nhưng cố
Trang 27nhịn
(Một bữa no, Nam Cao, tr 140)
- 5 âm tiết: Hắn thấy bà bênh con dâu Con vợ khốn nạn kia ngồi cắm mặt, mặt sưng lên mắt rưng rưng chực khóc
(Nửa đêm, Nam Cao, tr 462)
- 6 âm tiết: Họ xúm lại mắng Nhu thêm chập nữa Người anh, giận quá, nhất định không nhìn nhận đứa em gái ngu dại ấy
(Ở hiền, Nam Cao, tr 227)
- 7 âm tiết: Mày muốn lôi thôi gì? Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 15)
- 8 âm tiết: Hắn sợ thị đến nỗi không dám về quê Mỗi lần vì sự bắt buộc gì phải về nhà, hắn lại thấy một đứa con gái đét đóng, gầy guộc…
(Sao lại thế này, Nam Cao, tr 165)
- 9 và 10 âm tiết: Hỡi ơi là lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lào cũng có thể làm liều như ai hết Một con người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma bởi không muốn liên lụy tới hàng xóm láng giềng Con người đáng kính ấy cũng theo gót Binh Tư để có ăn
ư
(Lão Hạc, Nam Cao, tr.103)
- 12 âm tiết: Thế lực của cụ sở dĩ lấn át được những vây cánh khác một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù Những thằng ấy chính là những thằng được việc
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 26)
Trang 28- 19 âm tiết: Hắn cười Mặt trăng cười với hắn Ấy là một khuôn mặt đàn
bà phúc hậu, đầy đặn, tươi tỉnh, da tươi mát, phẳng phiu và sáng sủa
(Cười, Nam Cao, tr 306)
So với truyện ngắn Nam Cao, biên độ của thế tố trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hạn chế hơn Trong số 38 phiếu tư liệu mà chúng tôi thu thập được, độ dài của thế tố di chuyển từ 01 âm tiết đến tối đa chỉ là 08 âm tiết Sau đây là các ví dụ:
- 1 âm tiết: Ấm Huy thấy rất nhiều người đội khăn tang trắng, phải đến gần một chục người vận áo xô gai Chàng hơi ngạc nhiên, chàng vẫn đi lại thường xuyên với anh họ mình sao không gặp những người này
(Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp, tr 170)
- 2 âm tiết: Chúng tôi giữ Quy lại ăn cơm nhưng Quy không nghe Anh Bường bảo: Phiền cô em vất vả quá Em ngồi đây anh bảo chúng nó vật nhau mua vui cho mà xem
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 260)
- 3 âm tiết: Nửa đêm có một con hoẵng tác rất thảm thiết bên kia núi, tôi không sao ngủ được Anh Bường thức dậy bảo: Này công tử bột, nhớ nhà hả
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 256)
- 4 âm tiết: Tao mới đàng hoàng đi vào trong bếp nói với người ở: “Thịt chó được chưa? Các cụ đang giục cuống lên trên nhà…Tắt đèn đi! Để tôi lấy cho các bác một bát ăn thầm dưới bếp rồi tôi bê nồi lên cho các cụ! Miệng nói tay làm…Mấy thằng gà mờ chúi vào bát thịt còn tao bê nồi cút thẳng
(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr 53)
- 5 âm tiết: Tạnh mưa dưới gốc cây muỗm có một đứa bé mới sinh đang nằm Đứa bé ấy là con thủy thần để lại
(Con gái thủy thần, Nguyễn Huy Thiệp, tr.188)
Trang 29- 6 âm tiết: Có lần tôi được chính gã béo lẳn đen trùi trũi cho ngồi lên thuyền Gã tên là Tảo
(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr 50)
- 8 âm tiết: Cả bản mong nàng tìm được người chồng xứng đáng, trưởng bản Hà Văn Nó muốn thế, các bô lão trong bản cũng muốn thế Trao người con gái xinh đẹp như E cho người không xứng đáng là có tội với Then vì nàng là quà tặng của Then với người Hua Tát
(Tiệc xòe vui nhất, Nguyễn Huy Thiệp,tr 18)
Như vậy, độ dài của thế tố đi từ biên độ thấp nhất đến biên độ cao nhất có thể đồng nghĩa với việc thông tin định tính về đối tượng được miêu tả mở rộng
ra nhiều hơn, cụ thể hơn, sống động hơn, chi tiết hơn Nói cách khác, giá trị độ dài của thế tố tỉ lệ thuận với giá trị thông tin ngữ nghĩa của đối tượng
2.1.1 Khi thế tố là một từ
Trong nhóm thế tố ở các tác phẩm của Nam Cao, nhóm thế tố là một từ gồm 6 trường hợp, toàn bộ là các từ ghép chính phụ :
- Hồng bị mẹ kéo đi xềnh xệch Những nhát chổi mẹ đưa rộng quá, tay con
bị giật theo, lạng cả người đi Con bé gần chúi đầu xuống đất
(Bài học quét nhà, Nam Cao, tr 363)
- Nó đang ăn thì thằng Mục, thằng Xiên nấp trong nhà ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên Cứ thế là thằng Mục, thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết
(Lão Hạc, Nam Cao, tr 98)
- Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lại lòng chủ
Trang 30(Lão Hạc, Nam Cao, tr 95)
- Tôi mời lão hút trước Nhưng lão không nghe
- Ông giáo hút trước đi
- Anh chỉ chăm chăm chút chút làm để nuôi vợ nuôi con (…) Chị cu thì y như con mài mại: lúc nào cũng chửa
(Tư cách mõ, Nam Cao, tr 265)
Sáu từ ghép chính phụ đảm nhận vai trò thế tố trong các ví dụ trên gồm: con bé, cu cậu, con chó, ông giáo, con mài mại và ngỗng đực
Trong nhóm thế tố ở các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, nhóm thế tố là một từ gồm 14 trường hợp, trong đó có 6 trường hợp là từ đơn và 8 trường hợp
là từ ghép Cụ thể các trường hợp như sau:
- khi thế tố là từ đơn: gồm các từ: lão (2 lần), chàng (2 lần), mụ, nàng
+ Người chồng là tay thợ cự phách Khẩu sung trong tay lão như có mắt
(Con thú lớn nhất, Nguyễn Huy Thiệp, tr 11)
+ Phong về Hà Nội, tìm đến nhà ông Tân Dân Đây là lần đầu tiên Phong đến nhà riêng của lão
(Giọt máu, Nguyễn Huy Thiệp, tr 144)
+ Ấm Huy đứng lẫn trong đám chiêu ấm đang tụ tập ngoài sân công đường Chàng chán ngấy chuyện khoe khoang nhà cửa, ngựa xe, áo quần của
họ
(Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp, tr 169)
+ Ấm Huy thấy rất nhiều người đội khăn tang trắng, phải đến gần một chục người bận áo xô gai Chàng hơi ngạc nhiên, chàng vẫn đi lại thường xuyên với anh họ mình sao không gặp những người này
(Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp, tr 170) + Nguời vợ già của lão không còn có sức để đi theo chồng nữa Mụ ở nhà nhóm lửa chờ đợi
Trang 31(Con thú lớn nhất, Nguyễn Huy Thiệp, tr 13)
+ Đấy là một cô gái đi làm nương về , gặp mưa bất thần, nàng sợ hãi vừa chạy vừa ngã luôn miệng kêu trời Gặp ông Pành, nàng kiệt sức ngã quỵ vào tay ông
(Đất quên, Nguyễn Huy Thiệp, tr 30 )
- Khi thế tố là một từ ghép: gồm các từ: quỷ dữ, cô em, bà chúa, thiếu phụ, ông trẻ, công chức, thằng bé, thi sĩ
+ Ở Hua Tát có một người đàn bà đặc biệt là Lò Thị Bua Đi ra đường không ai chào hỏi nàng “Quỷ dữ đấy! Đừng gần nó!” Có bà mẹ dặn con như thế Các bà vợ dặn chồng như thế
(Nàng Bua, Nguyễn Huy Thiệp, tr 14-15)
+ Chúng tôi giữ Quy lại ăn cơm nhưng Quy không nghe Anh Bường bảo: Phiền cô em vất vả quá Em ngồi đây anh bảo chúng nó vật nhau mua vui cho mà xem
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 260)
+ Quy trắng hồng Khuôn mặt trông rất dễ ưa Anh Bường bảo: Quy ơi, bà chúa của anh ơi, em mang những gì cho các anh đấy
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 255)
+ - Chị Hương này! – Anh nói khi bước lên bờ - Ngày xưa có một nữ si tên là Hương đấy Chị có biết không?
- Có! Thiếu phụ gật đầu và vẻ hân hoan tràn ngập trong nắng chiều
(Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp,
tr 186)
+ Tôi sấn vào, dận dận đầu gối vào bọng đái, lấy cùi tay chặn ngay vào cổ Biền khiến hắn không thở được nữa Mọi người vỗ tay rầm lên Biền ngồi dậy,
Trang 32lắc đầu: Ông trẻ đểu thật, tưởng chơi đùa hóa ra chơi thật
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 261)
+ Lão cãi nhau với mọi người như cơm bữa Lời lẽ độc địa Như với Đoài, lão bảo: Mày ấy à? Công chức gì mặt mày?
(Không có vua, Nguyễn Huy Thiệp, tr 98)
+ Ông Bình Chi dỗ Chiểu vào nhà Thằng bé mơ hồ hiểu rằng học đòi văn chương là nó bước vào một cõi, ở đấy, nó không thể nương tựa vào bất cứ cái
gì, ngoài bản thân nó
(Giọt máu, Nguyễn Huy Thiệp,tr 127)
+ Anh giao cho tôi đóng vai Chiêu Hổ vì lí do gì? - Cậu là thi sĩ – Đạo diễn trả lời – Một thi sĩ có tài Cậu hiểu vai trò của cậu không
(Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp, tr.152)
2.1.2 Khi thế tố là một ngữ
Trong nhóm thế tố ở các tác phẩm của Nam Cao, nhóm thế tố là một ngữ bao gồm 36 trường hợp, tất cả đều là ngữ danh từ với các mức độ kết cấu khác nhau Danh ngữ tối giản nhất chỉ gồm 2 yếu tố là lượng từ toàn thể và danh từ trung tâm như trường hợp sau:
- Chú rể dắt đứa em lớn của Dần Còn thằng bé thì ông bố cõng Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ
(Một đám cưới, Nam Cao, tr 121)
Trong ví dụ trên, danh ngữ “cả bọn” đã đảm nhiệm vai trò làm thế tố, thay thế cho năm đối tượng là : chú rể, cô dâu (Dần), đứa em lớn, thằng em bé và ông bố
21 trường hợp danh ngữ tiếp theo có cấu tạo chủ yếu theo mô hình : số từ
Trang 33+ loại từ + danh từ trung tâm: người đàn bà, một anh nghiện, người thiếu phụ,
người nhà quê, con quỷ dữ, hai đứa con, con chuột nhắt, một nguời bạn, con nhà nghèo, thằng Chí Phèo, thằng sắng cá , thằng say rượu, ông thiên lôi, con
mẹ mày, một cô con gái, một ngụm nước mưa, một con vú, một con mèo, một
con chó, một con chó, một con cóc
1 Hắn đến nhà mẹ nàng và cuộc điều đình chóng vánh như sau này
- Ở đây có một con gà mái tơ rất đẹp Tôi muốn mua đem về nhà nuôi Người đàn bà run sợ và ngơ ngác
2 Hắn thấy người mỏi mệt, chân tay rời rã Đúng là một anh nghiện đến bữa chưa được hút, thỉnh thoảng hắn lại đưa tay che miệng ngáp thật to
(Trẻ con không được ăn thịt chó, Nam Cao, tr 126)
3 Bà Hưng Phú ở trong phòng chạy ra (…) Người thiếu phụ ngước đôi mắt nhung nhìn Hiệp
(Sao lại thế này, Nam Cao, tr 168)
4 Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chớ (…) người ta dần dần lảng đi Vì
nể cụ Bá cũng có Người nhà quê vốn ghét lôi thôi
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 13)
5 Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để nhớ rằng có hắn ở đời Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại để tác quái cho bao dân làng
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 31)
6 Lúc trở về nhà, nó thấy bố và hai em đã dạy rồi Hai đứa con, mỗi đứa
ôm một đùi cha
Trang 347 Hắn đã trông thấy cái thằng chồng của Tơ rồi Nó đứng kia, loắt choắt như con chuột nhắt
(Một chuyện xuvơnia, Nam Cao, tr 428)
8 Bỗng Thư reo lên: - Kìa Bình!
Lại một người bạn nữa Người phốp pháp, da sáng sủa, áo quần sang trọng
(Quên điều độ, Nam Cao,tr 236)
9 Dần ở nhà coi sóc các em, chăm mấy sào vườn bòn bán, nhặt nhạnh để cho bố đi làm (…) Con nhà nghèo thường sớm biết, sớm khôn
(Một đám cưới, Nam Cao,tr 109)
10 A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi Hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 14)
11 Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chả ai biết hắn là ai Trông đặc như thằng sắng cá
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 14)
12 Mắc cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai mà nhà lúc ấy lại toàn đàn bà cả (…) Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 15)
13 Tên thật hắn rất hiền lành: Rự, Lê Văn Rự Hắn làm trương tuần nên người ta gọi hắn là trương Rự Nhưng từ ngày hắn xoay sang nghề ăn cướp thì hắn thành ông thiên lôi
(Nửa đêm, Nam Cao, tr 457)
14 Tiếng cái Gái rụt rè đáp lại:
Trang 35- Bẩm bà, bu con đi vắng
- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao tao đào mả lên đấy
(Nghèo, Nam Cao, tr 11)
15 Chẳng lâu sau, nếu Dần được một ngày rỗi rãi về chơi với các em, cả nhà sẽ ngạc nhiên thấy nó béo như một con cun cút Mà trắng, mà đẹp, mà lành lặn, ra phết một cô con gái lắm
(Một đám cưới, Nam Cao, tr 106)
16 Nhu là một cô con gái rất nhu mì Cô hiền như một ngụm nước mưa
(Ở hiền, Nam Cao, tr 218)
17 Nhu ngồi thừ mặt ra một lúc lâu (…) Nhu trở về nhà chồng, với vợ hai
và sống như một con vú trong nhà chúng
(Ở hiền, Nam Cao, tr 243)
18 Con bé khóc (…) Vợ Điền tức quá, phát đen đét vào lưng con bé ốm
và quăng nó xuống giường như quẳng một con mèo
(Giăng sáng, Nam Cao, tr 237)
19 Nhưng hắn lại là Trạch Văn Đoành (…) Y như một con chó khi nó gừ
gừ với một con chó khác
(Đôi móng giò, Nam Cao, tr 240)
20 Từ thấy sợ…Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất giống với tình của một con chó đối với người nuôi
(Đời thừa, Nam Cao, tr 272)
21 Cố nhiên là Sinh trêu (…) Sinh ngồi trên ghế , dạng hai chân ra, hai tay chống xuống đùi, mắt trợn lên nhìn trừng trừng cái chõng hàng như một con cóc
Trang 36nhìn giun
(Đón khách, Nam Cao, tr 369)
13 trường hợp tiếp theo nữa, cấu tạo ngữ pháp của loạt thế tố này có thêm tính từ hoặc danh từ đi sau danh từ trung tâm, làm định ngữ cho danh từ trung
tâm: đàn bà kiểu mẫu, con vợ khốn nạn, cái thằng liều lĩnh ấy, cái óc nặng nề
ấy, anh chàng áo cánh trắng con nhà nghèo, cái thân mảnh dẻ, con người vô tâm, bà lão nhà nghèo, anh chàng lỗ mãng, cái nghề ác đức ấy, đứa em gái ngu dại ấy, một lũ nhặng xanh
1 Bà Hưng Phú biết người biết của Bà quý Hiệp lắm…Thật là một người đàn bà kiểu mẫu
(Sao lại thế này, Nam Cao, tr 164)
2 Hắn thấy bà bênh con dâu (…) Con vợ khốn nạn kia ngồi cắm mặt, mặt sưng lên mắt rưng rưng chực khóc
(Nửa đêm, Nam Cao, tr 462)
3 (…) Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương hơn bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 42)
4 Đến nỗi người đàn bà phải dậy Thị ngồi nhỏm dậy ngơ ngác nhìn Cái
óc nặng nề ấy phải lâu mới nhớ ra và lâu mới hiểu
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 39)
5 Anh chàng áo cánh trắng nằm theo chiều ngang bộ ngựa, châu đầu vào với ông thày bói làm thành một cái hình thước thợ Y lim dim ngủ
(Xem bói, Nam Cao, tr 175)
6 Nó không nhúc nhích Mà nó còn nhúc nhích làm sao được Một nắm cơm nhỏ từ sáng đã bị cái dạ dày chăm chỉ của con nhà nghèo tiêu đến hết phèo một cái rồi còn chi
Trang 377 Rồi anh quả quyết, anh đứng thẳng người lên, chui đầu vào thòng, cái thừng cứng cáp cọ vào cổ làm anh rùng mình, khóc nấc lên một tiếng Cái thân mảnh dẻ bắt đầu rung chuyển như một tàu lá rung trước gió
(Nghèo, Nam Cao, tr 11)
8 Thị cởi áo ra ngồi dựa vào gốc chuối, dáng ngồi không kín đáo, nhưng không bao giờ thị biết thế nào là lả lơi cả Con người vô tâm, không hay nghĩ xa xôi mà
(Chí Phèo, Nam Cao, tr 37)
9 Từ đấy bà lão dễ xoay xở hơn một chút (…) Nhưng bà lão nhà nghèo, đã quen sống vô tổ chức làm gì hiểu
(Một bữa no, Nam Cao, tr 68)
10 Vốn là một nhà nho, kể cho hắn nghe tích Trình Giảo Kim ở đời Đường Anh chàng lỗ mãng này mấy mươi lần tính chết mà đều chết hụt
(Đôi móng giò, Nam Cao, tr 243)
11 Hắn làm đồ tể Cái nghề ác đức ấy cho hắn cái khoái cảm thấy những con vật sống giãy đành đạch dưới mũi dao thọc vào cổ chúng, cho máu tươi vọt trước ra, rồi chảy ồng ộc vào cái chậu
(Nửa đêm, Nam Cao, tr 459)
12 Họ xúm lại mắng Nhu thêm chập nữa Người anh giận quá nhất định không nhìn nhận đứa em gái ngu dại ấy
(Ở hiền, Nam Cao, tr 227)
Trong nhóm thế tố ở các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, nhóm thế tố là một ngữ bao gồm 25 trường hợp, tất cả đều là ngữ danh từ với các mức độ kết cấu khác nhau Danh ngữ tối giản nhất cũng bao gồm hai yếu tố là danh từ trung tâm và một đại từ lâm thời đi sau có vai trò làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ
đi trước:
Trang 38- Họ chỉ đường ra ngoài rừng ma, nơi các con Lù vừa chon mẹ chúng sáng nay Bà Hếnh đã chết, ngôi mộ mới rắc đầy vôi bột là mộ bà
(Nạn dịch, Nguyễn Huy Thiệp, tr 41)
5 trường hợp danh ngữ tiếp theo có kết cấu cơ bản gồm (số từ) + loại từ +
danh từ trung tâm, không có phần phụ đi sau danh từ trung tâm: cái thằng chó
ấy, một ngôi biệt thự, đồ ruồi nhặng, con mụ này, tên ăn trộm, một con hắc tinh
tinh, một con lợn rừng
1 Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu 8 năm Đấy là một ngôi biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện
(Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp, tr 61)
2 Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai: Đồ ruồi nhặng! Học với hành: Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi
(Không có vua, Nguyễn Huy Thiệp, tr 88)
3 Bà Diêu bị nhốt trong buồng đói khát lắm, bốc cả phân ăn Mỗi ngày một lần, Phong mở hóa xem đã chết chưa Đến hơn nửa tháng bà Diêu vẫn sống nhăn răng Phong phát hoảng bảo vợ: Con mụ này là phù thủy chắc? Hay nó luyện được thuốc trường sinh?
(Giọt máu, Nguyễn Huy Thiệp, tr 140)
4 Người ta lại càng ngạc nhiên thấy Khó săn hổ không phải để lấy bùa phép may mắn cho chàng mà để lấy thuốc về chữa cho Pùa Đêm đêm họ thấy Khó đứng dưới chân sàn nhà Pùa đờ đẫn như kẻ si tình, cũng giống như tên ăn trộm
(Trái tim hổ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 9-10)
5 Tôi rút dao ra và quyết sẽ đâm chết người đầu tiên đi qua ở trước mặt tôi lúc này để lấy một nghìn đồng đủ ăn bát phở Tôi đói, tôi đói như một con hắc tinh tinh Tôi đói như một con lợn rừng
(Con gái thủy thần, Nguyễn Huy Thiệp, tr 211)
Trang 39phần phụ (danh từ hoặc tính từ) đi sau bổ nghĩa cho danh từ trung tâm: con ranh
con (2 lần), công tử bột, một khách lạ, một con vật khổng lồ, ông trí thức con ơi, người vợ âm thầm, một chum dây màu sặc sỡ, thằng ngu như chó, lão già chột mắt, mấy thằng gà mờ, con người đầy bất trắc đó, quà tặng của Then với người Hua Tát, tay cha cố trẻ măng, gã béo lẳn đen trùi trũi, con thú lớn nhất đời mình
1 Anh Bường vừa lùi vừa bảo Quy, giọng buồn hẳn: Con ranh con, mặc quần áo vào! Có thích xem đánh nhau thì đứng mà nhìn
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 272)
2 Suốt ngày hôm đó, chúng tôi chờ mãi nhưng không thấy Quy đến Anh Bường bảo: Con ranh con, lại nói dối rồi
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 259)
3 Nửa đêm có một con hoẵng tác rất thảm thiết bên kia núi, tôi không sao ngủ được Anh Bường thức dậy bảo: Này công tử bột, nhớ nhà hả
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 256)
4 Một bận có một khách lạ từ dưới xuôi lên Ông ta cao lớn, cưỡi trên một con ngựa ô khỏe mạnh
(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 257)
5 Ào một tiếng từ trong vườn dâu da bỗng như có tiếng quẫy động của một con vật khổng lồ Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến Con khỉ này cũng gớm lắm đây
(Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, tr 85)
6 Tôi cáu: Anh đừng đùa kiểu ấy Anh Buờng bảo: Thôi ông trí thức con
ơi, ông cứ đau đáu về mặt đạo đức, điều đó chỉ có lợi cho chính trị thôi, còn đàn
bà thì không có lợi gì cả
Trang 40(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 252)
7 Nhìn thấy vợ chồng lão người ta tránh ngoắt đi Cứ thế, lão thợ săn sống
cô đơn bên người vợ âm thầm
(Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, tr 85)
8 Đến chỗ ngoặt ông Diểu giật mình bởi một tiếng soạt trong lùm dẻ gai Một chùm dây màu sặc sỡ tung trước mắt ông
(Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, tr 84)
9 Chỉ qua bến Cốc thôi nhé! Ông chủ hào hiệp của tôi mặc cả Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ
(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr.49)
10 Lần ấy tôi ngồi thuyền của trùm Thịnh Lão già chột mắt này rất nổi tiếng vì những câu chuyện rung rợn trong đời mình
(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr 51)
11 Tao mới đàng hoàng đi vào trong bếp nói với người ở: “Thịt chó được chưa? Các cụ đang giục cuống lên trên nhà…Tắt đèn đi! Để tôi lấy cho các bác một bát ăn thầm dưới bếp rồi tôi bê nồi lên cho các cụ! Miệng nói tay làm…Mấy thằng gà mờ chúi vào bát thịt còn tao bê nồi cút thẳng
(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr 53)
12 Chàng Sạ ngồi suốt ngày, suốt tháng, chế tạo ra thứ đồ chơi hay thứ vũ khí gì đấy, nhưng khi làm xong chàng lại vứt đi Không ai dám đặt lòng tin hay giao phó việc gì cho con người đầy bất trắc đó
(Sạ, Nguyễn Huy Thiệp, tr 38)
13 Cả bản mong nàng tìm được người chồng xứng đáng, trưởng bản Hà Văn Nó muốn thế, các bô lão trong bản cũng muốn thế Trao người con gái xinh đẹp như E cho người không xứng đáng là có tội với Then vì nàng là quà tặng