Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 48)

PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.3.2.các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

Phép đối trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được sử dụng nhiều hơn so với các tác phẩm của Nam Cao. Nhà văn sử dụng phép đối trong những trường hợp muốn miêu tả sự xung đột mãnh liệt trong tâm trạng cảm xúc của các nhân vật, chẳng hạn nhân vật Diểu trong Muối của rừng, Ngọc trong Những người thợ xẻ, Lâm trong Những bài học nông thôn, Chương trong Con gái thủy thần. Tuy nhiên, chúng tôi còn nhận thấy việc sử dụng phép đối trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp còn là việc tạo tương phản trong các trường đoạn

của tác phẩm, đối lập giữa đoạn này và đoạn kia, nhóm nhân vật này với nhóm nhân vật khác, thậm chí là đối lập giữa nhiều tuyến nhân vật (chẳng hạn chuyện Không có vua với một loạt sự trái ngược của 7 nhân vật: lão Kiền, Cấn, Đoài, Khảm, Khiêm, Tốn, Sinh). Tóm lại, việc sử dụng phép đối đã tạo ra một màu sắc hiện đại cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bởi mỗi nhân vật hiện lên là một sự đa dạng về tính cách, về nhân cách và số phận. Điều này thật khác với thi pháp truyền thống khi miêu tả nhân vật theo cách “bổ đôi thế giới”, nghĩa là chỉ có hoặc xấu hoặc tốt, không có trung gian.

Phép lặp ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với mật độ dày đặc hơn. Phép tuyến tính tuân thủ đúng nguyên tắc truyền thống theo dòng chảy của câu chuyện. Tuy nhiên, một điểm rất khác biệt nổi lên ở Nguyễn Huy Thiệp là câu văn thường rất ngắn, nhiều khi tạo cảm giác đanh gọn khô khốc, lạnh lùng. Chính điều này làm nên một giọng điệu mới cho hơi văn của Nguyễn Huy Thiệp, vốn xuất hiện sau Nam Cao gần nửa thế kỷ: “Cơm dọn ra, Sinh với Khảm ngồi hai đầu nồi. Khảm xới cơm, Sinh bảo: “Cơm nóng, chú lèn thế thì ai ăn được?” Khảm bảo: “Chị đừng lo, họ Sĩ nhà này toàn miệng gang miệng thép”. Sinh bảo: “Mời bố ăn cơm. Mời anh Cấn và các chú ăn cơm”. Đoài bảo: “Nhập gia tùy tục, ở nhà này không có lệ mời, Khảm xới tao một bát”. Khảm bảo: “Ăn nhanh thế, em mới được hai và”. Đoài bảo: “Tao ăn cơm tập thể từ mười bốn tuổi, ăn nhanh quen rồi. Hồi học đại học, có thằng bạn ăn sáu bát cơm trong một phút rưỡi. Thế có kinh không?”. Lão Kiền bảo: “Quân trí thức bây giờ toàn phường phàm phu tục tử” Đoạn văn trên có thể xem là một điển hình cho lối văn của Nguyễn Huy Thiệp, câu văn ngắn gọn khô khốc như muốn tái hiện một cuộc sống sống động, gai góc, thô tháp, hơi văn đi rất nhanh qua việc lặp lại liên tiếp những “Sinh bảo‟, “Khảm bảo”, “Đoài bảo”, “Lão Kiền bảo”…

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 48)