Biểu hiện theo độ dà

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 26)

PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.1. Biểu hiện theo độ dà

Trong 66 trường hợp thu được của truyện ngắn Nam Cao, phần thế tố có độ dài dao động từ 1 âm tiết đến nhiều nhất là 19 âm tiết. Có thể quan sát các ví dụ sau:

- 1 âm tiết: Vợ tôi ra đón thật. Nhưng y không tươi cười.

(Những truyện không muốn viết, Nam Cao, tr. 300) - 2 âm tiết: Hồng bị mẹ kéo đi xềnh xệch. Những nhát chổi tay mẹ đưa rộng quá, tay con bị giật theo, lạng cả người đi. Con bé gần chúi đầu xuống đất.

(Bài học quét nhà, Nam Cao, tr.363) - 3 âm tiết: Người vợ ấy có thai. Cái thai sẩy, người mẹ chết, nàng chết sau hai năm trời sống khổ cực bên một thằng chồng vũ phu.

- 4 âm tiết: Một hôm người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bảo chỉ có thể mang một cái lọ. Y đã lấy sự làm khó chịu nhưng cố

nhịn.

(Một bữa no, Nam Cao, tr. 140) - 5 âm tiết: Hắn thấy bà bênh con dâu. Con vợ khốn nạn kia ngồi cắm mặt, mặt sưng lên mắt rưng rưng chực khóc

(Nửa đêm, Nam Cao, tr. 462) - 6 âm tiết: Họ xúm lại mắng Nhu thêm chập nữa. Người anh, giận quá, nhất định không nhìn nhận đứa em gái ngu dại ấy

(Ở hiền, Nam Cao, tr. 227) - 7 âm tiết: Mày muốn lôi thôi gì?...Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì.

(Chí Phèo, Nam Cao, tr. 15) - 8 âm tiết: Hắn sợ thị đến nỗi không dám về quê. Mỗi lần vì sự bắt buộc gì phải về nhà, hắn lại thấy một đứa con gái đét đóng, gầy guộc…

(Sao lại thế này, Nam Cao, tr. 165) - 9 và 10 âm tiết: Hỡi ơi là lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lào cũng có thể làm liều như ai hết. Một con người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma bởi không muốn liên lụy tới hàng xóm láng giềng. Con người đáng kính ấy cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư.

(Lão Hạc, Nam Cao, tr.103) - 12 âm tiết: Thế lực của cụ sở dĩ lấn át được những vây cánh khác một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc.

- 19 âm tiết: Hắn cười. Mặt trăng cười với hắn. Ấy là một khuôn mặt đàn bà phúc hậu, đầy đặn, tươi tỉnh, da tươi mát, phẳng phiu và sáng sủa.

(Cười, Nam Cao, tr. 306). So với truyện ngắn Nam Cao, biên độ của thế tố trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hạn chế hơn. Trong số 38 phiếu tư liệu mà chúng tôi thu thập được, độ dài của thế tố di chuyển từ 01 âm tiết đến tối đa chỉ là 08 âm tiết. Sau đây là các ví dụ:

- 1 âm tiết: Ấm Huy thấy rất nhiều người đội khăn tang trắng, phải đến gần một chục người vận áo xô gai. Chàng hơi ngạc nhiên, chàng vẫn đi lại thường xuyên với anh họ mình sao không gặp những người này.

(Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 170) - 2 âm tiết: Chúng tôi giữ Quy lại ăn cơm nhưng Quy không nghe. Anh Bường bảo: Phiền cô em vất vả quá. Em ngồi đây anh bảo chúng nó vật nhau mua vui cho mà xem.

(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 260) - 3 âm tiết: Nửa đêm có một con hoẵng tác rất thảm thiết bên kia núi, tôi không sao ngủ được. Anh Bường thức dậy bảo: Này công tử bột, nhớ nhà hả.

(Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 256) - 4 âm tiết: Tao mới đàng hoàng đi vào trong bếp nói với người ở: “Thịt chó được chưa? Các cụ đang giục cuống lên trên nhà…Tắt đèn đi! Để tôi lấy cho các bác một bát ăn thầm dưới bếp rồi tôi bê nồi lên cho các cụ! Miệng nói tay làm…Mấy thằng gà mờ chúi vào bát thịt còn tao bê nồi cút thẳng.

(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 53) - 5 âm tiết: Tạnh mưa dưới gốc cây muỗm có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thủy thần để lại.

- 6 âm tiết: Có lần tôi được chính gã béo lẳn đen trùi trũi cho ngồi lên thuyền. Gã tên là Tảo.

(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 50) - 8 âm tiết: Cả bản mong nàng tìm được người chồng xứng đáng, trưởng bản Hà Văn Nó muốn thế, các bô lão trong bản cũng muốn thế. Trao người con gái xinh đẹp như E cho người không xứng đáng là có tội với Then vì nàng là quà tặng của Then với người Hua Tát.

(Tiệc xòe vui nhất, Nguyễn Huy Thiệp,tr. 18) Như vậy, độ dài của thế tố đi từ biên độ thấp nhất đến biên độ cao nhất có thể đồng nghĩa với việc thông tin định tính về đối tượng được miêu tả mở rộng ra nhiều hơn, cụ thể hơn, sống động hơn, chi tiết hơn. Nói cách khác, giá trị độ dài của thế tố tỉ lệ thuận với giá trị thông tin ngữ nghĩa của đối tượng.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)