Một con chó chƣa quen xích

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 70)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.9.Một con chó chƣa quen xích

Đây là thế tố nói về mụ Lợi trong truyện ngắn Lang Rận của Nam Cao. Nhà văn miêu tả mụ vật vã khóc lóc trước việc người tình là ông Lang Rận treo cổ tự tử. Cái chết của Lang Rận cho thấy một sự nhẫn tâm của con người. Những người trong gia đình ông Cựu có một cái nhìn miệt thị, ác cảm, không có tình người trước mối tình của Lang Rận và mụ Lợi. Thế tố “một con chó chưa quen xích” cũng góp phần nói lên cái thân phận rẻ rung của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa, họ mang phận người làm con ở, họ bị mất đi những quyền cơ bản nhất của con người, trong trường hợp mụ Lợi là quyền được yêu, được hạnh phúc. Hình như không phải ngẫu nhiên mà trong 66 thế tố của tác phẩm Nam Cao có rất nhiều thế tố so sánh con người với con vật: một con gà bị bẫy (anh đĩ Chuột), con chuột nhắt (chồng của Tơ), một con chó day búi giẻ (thằng anh của Nhu), một lũ nhặng xanh (bọn con buôn), một con mèo (con gái của Điền), một con chó (Trạch Văn Đoành), con mài mại (vợ anh cu Lộ), một con chó (Từ, vợ Hộ), một con cóc (Sinh), ngỗng đực (anh cu trong truyện Con mèo), con trâu nghênh (nhân vật tôi trong Những truyện không muốn viết)…Cách so sánh này của Nam Cao nói với chúng ta hai điều. Thứ nhất, nó cho ta cái cảm giác về thân phận con người trong xã hội cũ. Thứ hai, nó cũng chứng tỏ chất dân gian, lời ăn tiếng nói của dân gian thấm đẫm trong những cách diễn đạt ấy. Điều này khác với Nguyễn Huy Thiệp bởi trong suốt tuyển tập của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi chỉ bắt gặp ba lần Nguyễn Huy Thiệp so sánh con người với con vật: Đó là so sánh Đoài với ruồi nhặng qua thế tố “đồ ruồi nhặng”, nói về nhân vật tôi trong chảy đi sông ơi qua thế tố “thằng ngu như chó” và nói về chồng của nhân vật thiếu phụ trong Chút thoáng Xuân Hương qua thế tố “cái thằng chó ấy”.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 70)