Một khuôn mặt đàn bà phúc hậu, đầy đặn, tƣơi tỉnh, da tƣơi mát, phẳng phiu và sáng sủa

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 66)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.4.Một khuôn mặt đàn bà phúc hậu, đầy đặn, tƣơi tỉnh, da tƣơi mát, phẳng phiu và sáng sủa

phẳng phiu và sáng sủa

Đây là thế tố có dung lượng dài nhất trong hệ thống thế tố trong các tác phẩm của Nam Cao, gồm 19 âm tiết. Nếu như tách thế tố này ra khỏi văn cảnh, nhiều người sẽ tưởng đây là câu văn tả người, một người thiếu phụ chẳng hạn. Nhưng không, đây lại là một câu văn tả trăng. Nguyên văn toàn ngữ cảnh của thế tố trên như sau: “Hắn cười. Mặt trăng cười với hắn. Ấy là một khuôn mặt đàn bà phúc hậu, đầy đặn, tươi tỉnh, da tươi mát, phẳng phiu và sáng sủa. Ánh trăng xanh phớt thấm vào da hắn như một chất kem. Chính là sự bình yên tỏa ra

từ cái linh hồn dìu dịu của trăng. Trăng rất hiền hòa, rất êm đềm, vỗ về và an ủi. Nếu trăng là đàn bà thì đàn bà ấy thật hoàn toàn. Hắn nhìn trăng mà ao ước quá” Cảm nhận trên về trăng cũng là của một anh chàng thường xuyên chịu đựng những căng thẳng trong sinh hoạt gia đình. Anh ta tìm đến một liệu pháp là tiếng cười, như một cách tự đánh lừa mình để quên đi những ức chế, quên đi những bực bội. Và trăng trong ngữ cảnh kia cũng trở thành một liệu pháp để anh ta nguôi ngoai đi những căng thẳng, những nỗi buồn chán thường nhật.Thực ra, đặt trăng vào cảm nhận của nhân vật cũng là một cách để Nam Cao bày tỏ ý mình. Trăng trong văn chương của Nam Cao còn hiện lên rất đẹp trong truyện ngắn Giăng sáng, cũng là một câu chuyện về nỗi bi kịch của người tri thức: “Có đọc văn thơ mới biết trăng là một cái gì đẹp và quý lắm. Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái lưỡi bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để các linh hồn khát khao ngụp lặn. Trăng ơi trăng! Cái vú mộng tròn đầy của thi sĩ muôn đời mơn man”. Như vậy đối với Nam Cao, trăng có thể là một biểu tượng muôn đời của cái đẹp. Tuy nhiên, với nhân sinh quan và thế giới quan của một nhà văn hiện thực phê phán thì cuộc đời đầy rẫy những khổ đau ngang trái kia còn là thứ quan trọng hơn để người viết phản ánh. Vì thế mà trong phần cuối của Giăng sáng, Nam Cao viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 66)