Ông thiên lô

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 63)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.1.Ông thiên lô

Thế tố “ông thiên lôi” dùng để nói về nhân vật Lê Văn Rự trong truyện ngắn Nửa đêm. Nguyên văn ngữ cảnh mà thế tố “ông thiên lôi” xuất hiện như sau: “Tên thật hắn rất hiền lành: Rự, Lê Văn Rự. Hắn làm trương tuần nên người ta gọi hắn là trương Rự. Nhưng từ ngày hắn xoay sang nghề ăn cướp thì hắn thành ông thiên lôi”. (Nửa đêm, tr 457). Nhà văn tự đưa ra hơn một cách để giải thích cho biệt hiệu “ông thiên lôi”, thứ nhất là thái độ “chỏ đâu đánh đấy” sau khi nghe mệnh lệnh của an hem, thứ hai là do hắn nói như quát, khiến “người ta tưởng là sầm sét”. Nhưng dù có giải thích theo cách nào thì “ông thiên lôi” vẫn là biệt hiệu mang tính tiêu cực để chỉ cho một nhân vật tiêu cực, một kẻ đang từ nghề trương tuần xoay sang nghề ăn cướp. Tên gọi “ông thiên lôi” đưa nhân vật Rự vào hai tuýp nhân vật trong thi pháp truyện ngắn của Nam Cao. Thứ nhất là những nhân vật nghịch dị kiểu như Chí Phèo, Thị Nở. Chất nghịch dị toát ra không chỉ trong tính cách mà ngay từ hình dáng bên ngoài của nhân vật: “Da đen như cột nhà cháy, mặt rỗ như tổ ong, trán thấp và bóp lại ở hai bên, tóc cờm cợp dở ngắn dở dài, mắt ti hí nhưng sáng như mắt vọ, đã thế còn được đôi lông mày rầm và dựng đứng như hai con sâu róm nằm trên trợ lực, tất cả

lưỡng quyền cao trên bờ những cái má trũng như hai cái hố những cái xương hàm nổi bật lên và bộ răng cải mả nhai xương rau ráu cùng nhăn nhó, trừng trợn với nhau để tạo cho hắn một bộ mặt làm cho những trẻ con trông thấy phải thét lên như ma bị bóp cổ” Một miêu tả ngoại hình như thế thật xứng với biệt hiệu “ông thiên lôi”. Thứ hai, hiệu “ông thiên lôi” còn xếp nhân vật Lê Văn Rự vào tuyến những nhân vật bị tha hóa trong thi pháp truyện ngắn của Nam Cao. Lê Văn Rự cũng giống như Chí Phèo, Binh Chức, ban đầu vốn không đến nỗi nào. Người nuôi nấng Rự từ nhỏ là bà quản Thích, một người đàn bà nổi tiếng trong vùng về lòng nhân đức. Vậy mà tên Rự vẫn trở thành một nhân vật hung tợn, dã man, đã giết chết cả người vợ đang mang thai sau hai năm chung sống. Thế tố “ông thiên lôi” vì thế toát ra hai ý nghĩa tố cáo. Thứ nhất, những nhân vật nghịch dị chỉ có thể tồn tại và được dung dưỡng trong một xã hội nghịch di. Thứ hai, chỉ có một xã hội thối nát xấu xa mới có thể khiến cho biết bao nhiêu con người bị tha hóa một cách kinh khủng như thế, trong đó có Lê Văn Rự. Tuy nhiên, cũng phải nhìn thấy chất duy tâm chủ quan và sự bi quan thất vọng không lối thoát qua trường hợp nhân vật Rự. Con người “ông thiên lôi” thật ra có một lời giải thích nữa từ phía Nam Cao, đó là do “nó là con của một kẻ giết người, cha nó đi ở tù, mẹ nó đi lấy chổng”. Về sau này danh xưng “ông thiên lôi” còn hồi quang ở hình ảnh Đức là con trai của Lê Văn Rự với người vợ thứ hai. Nhiều nhân vật gọi Đức là con thiên lôi như Nhi, người vợ của Đức, bọn trẻ con…Và chính Đức cũng gọi mình là thằng thiên lôi. Truyện kết thúc với hình ảnh Đức bị điên và đi lang thang như một luật báo ứng vừa nhân quả vừa di truyền, trong tiếng bình phẩm của những người dân làng Vũ Đại: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước thay đấy mà”, “đấy cứ ăn ở độc ác cho lắm vào”. Vậy là qua một thế tố “ông thiên lôi”, ta thấy được cả một thế giới quan của nhà văn cũng như những bộc lộ đặc thù của dòng văn chương hiện thực phê phán mà Nam Cao là một đại diện xuất sắc.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 63)