CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ
1.1.5. Thế lâm thời thể hiện tài năng ngôn ngữ của nhà văn
cách uyển chuyển linh hoạt của mỗi văn tài. Nếu như thế đại từ chỉ là sự thay thế mang tính cơ giới với một số lượng đại từ hữu hạn thì thế lâm thời mới đích thực là cõi sáng tạo vô biên của chữ nghĩa. Cùng một đối tượng nhưng nhà văn bao giờ cũng có hơn một cách để diễn tả, để miêu tả, để gọi tên, làm cho sự vật đó, đối tượng đó hiện lên với nhiều hình hài, nhiều sắc thái, thể hiện một cái nhìn nhiều chiều kích, đa thanh, đa giọng điệu với nhiều góc độ biểu cảm.
Với Nam Cao, ông có thể “gọi ra” Chí Phèo với ít nhất mười danh xưng khác nhau. Ở các nhân vật khác, việc sử dụng thế lâm thời của Nam Cao còn bộc lộ một thế giới tâm lí hết sức nhạy cảm, tinh tế của nhà văn trong việc gửi gắm vào đó nhiều cung bậc cảm xúc: yêu thương, căm giận, chê trách, mỉa mai, giễu cợt, xót xa…
Với Nguyễn Huy Thiệp, cái tài của ông lại là ở chỗ qua các phép thế lâm thời gợi lên được sự sống động và đa dạng của những không gian lịch sử, không gian văn hóa khác nhau. Chẳng hạn thế tố “quà tặng của Then với người Hua Tát” cho ta hình dung về một không gian vùng cao của người Thái ở Tây Bắc, thế tố “con thủy thần để lại” cho ta cảm giác linh thiêng về một thứ tâm linh, một thứ tôn giáo kỳ ảo, thế tố “người vợ âm thầm”, “lão già chột mắt”… cho ta cảm giác nghịch dị, bí hiểm. Nguyễn Huy Thiệp cũng tỏ ra hết sức nhạy cảm với đời sống đương đại khi “trình làng” những thế tố đậm đắc khẩu ngữ, sặc mùi giang hồ, bỗ bã như một tinh thần của thi pháp hậu hiện đại: “cái thằng chó ấy”, “đồ ruồi nhặng”, “thằng ngu như chó”…
Có một đặc điểm thể hiện sự giống nhau ở kỹ thuật biểu hiện thế tố ở hai nhà văn. Đó là trong môt số trường hợp, Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp cùng lúc sử dụng nhiều thế tố liên tiếp để nói về cùng một đối tương. Điều này tạo ra một sức mạnh biểu cảm lớn hơn, như một phép điệp ngữ nhằm nhấn mạnh về đối tượng đang được miêu tả với những hoàn cành/trạng thái/cảm xúc…rất đặc biệt nào đó. Hai ví dụ điển hình nhất là trường hợp Lão Hạc trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp:
- Hỡi ơi là lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lào cũng có thể làm liều như ai hết. Một con người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma bởi không muốn liên lụy tới hàng xóm láng giềng. Con người đáng kính ấy cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư.
(Lão Hạc, Nam Cao, tr.103) - Tôi rút dao ra và quyết sẽ đâm chết người đầu tiên đi qua ở trước mặt tôi lúc này để lấy một nghìn đồng đủ ăn bát phở. Tôi đói, tôi đói như một con hắc tinh tinh. Tôi đói như một con lợn rừng. Tôi đói như một con vật ở địa ngục
(Con gái thủy thần, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 211)
Với trường hợp lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng ba thế tố liên tiếp là “một người đã khóc vì trót lừa một con chó”, “một người nhịn ăn để tiền lại làm ma” và “con người đáng kính ấy” để diễn tả nỗi bi phẫn, bất bình và thất vọng tột độ khi nghĩ rằng lão Hạc cũng đã thoái hóa biến chất khi xin bả chó của Binh Tư để bẫy con chó nhà hàng xóm lạc vào vườn nhà mình.
Với nhân vật Chương trong Con gái thủy thần, Nguyễn Huy Thiệp đã dùng liên tiếp ba thế tố là “một con hắc tinh tinh”, “một con lợn rừng” và “một con quỷ ở địa ngục” để diễn tả cái đói khủng khiếp của nhân vật mà ở phần sau của truyện, nhân vật Chương đã trả lời cô Phượng rằng: “Tôi đã đói sáu tháng nay rồi”. Thế nhưng, nhân vật Chương đã không cầm dao đâm chết người nào để cướp một nghìn đồng ăn phở cả. Nghĩa là đứng trước vực thẳm mong manh của cái thiện và cái ác, nhân vật Chương vẫn giữ được nhân phẩm, nhân cách của mình, giữ được sự lương thiện để tiếp tục một hành trình bất tận đi tìm con gái thủy thần.