Cái bộ xƣơng bọc da giãy giụa nhƣ một con gà bị bẫy

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 68)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.6.Cái bộ xƣơng bọc da giãy giụa nhƣ một con gà bị bẫy

Thế tố trên nói về anh đĩ Chuột trong giờ phút anh treo cổ lên xà nhà tự tử bởi nỗi nhục trước cái nghèo, cái đói, trước sụ xúc phạm của bà Huyện – một người có thế lực. Anh tìm đến cái chết như một phương cách cuối cùng bởi không muốn mình trở thành gánh nặng cho vợ con. Cái nghèo, cái đói có thể nói tràn ngập trong các tác phẩm của Nam Cao, đẩy người ta vào bước đường cùng. Lão Hạc đến lúc không còn kiếm được cái gì ăn nữa đã phải tìm đến thuốc chuột để tự tử vì không muốn động vào tiền để dành cho con trai. Bà lão trong truyện Một bữa no cũng vì cái đói mà đánh mất chút sĩ diện, chút lòng tự trọng cuối cùng để rồi bị chết vì bội thực. Cái giá phải trả cho một bữa no thật quá lớn – trả giá bằng thứ quý nhất là sinh mạng của mình. Vấn đề ĂN đã trở thành một ám ảnh trong những trang văn của Nam Cao. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã thử làm một phép thống kê và nhận thấy cứ trung bình hai trang sách của Nam Cao, độc giả lại bắt gặp một từ “ăn”. Nỗi ám ảnh ấy quả thực là kinh khủng. Trở lại với thế tố miêu tả anh đĩ Chuột, người đọc thấy xót xa bi thảm trước một hình hài có lẽ không còn giống con người, nhà văn phải so sánh với “một con gà bị bẫy”. Thế tố ấy cũng nói với chúng ta sự bế tắc của một lớp người trong một thời kì dài dưới chế độ thực dân nủa phong kiến.

3.1.7. Cu cậu

Thế tố “cu cậu” là một thế tố hiếm hoi trong văn của Nam Cao bởi những thế tố thuộc đơn vị từ trong tác phẩm của Nam Cao là rất ít. Tuy vậy, thế tố này nổi lên như một đơn vị thật đặc biệt bởi nó dùng để nói về một con chó – một

của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Lão Hạc trong những tháng ngày sống cô đơn khi con trai đi vắng chỉ có con chó làm bầu bạn, ông đối xử với cậu Vàng như người mà theo cách nói của Nam Cao thì như một “người đàn bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”. “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài ba miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một cháu bé về bố nó”. Thế nhưng nguy cơ của cái đói, cái nghèo đã khiến lão Hạc phải dứt ruột bán đi cậu Vàng yêu quý. Cách gọi “cu cậu” chỉ xuất hiện một lần duy nhất, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng khi lão Hạc kể với ông giáo về việc người ta vào bắt con chó như thế nào. Tóm lại, thế tố “cu cậu” thể hiện sâu sắc tình yêu và nỗi xót xa của lão Hạc với con chó mà mình gắn bó. Nó cũng gián tiếp hé lộ cho ta thấy bi kịch tột cùng của lão Hạc trong một tương lai gần.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) (Trang 68)