1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách nghệ thuật hồng đức quốc âm thi tập

119 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 800,5 KB

Nội dung

Giáo trình Văn họcViệt nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên chủ biên, Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì Nxb giáo dục Hà Nội 1989 đã dành trọn một chương chươ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XV ở nước ta là một thế kỷ huy hoàng; nửa đầu thế kỷ chứng kiến

sự thành công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự phục hưng nền dân tộc, tự docủa dân tộc ta sau ngót hai chục năm dưới thời thuộc Minh; nửa sau thế kỷchứng kiến sự hùng mạnh của nhà nước quân chủ tập trung do vua Lê ThánhTông đứng đầu đạt đỉnh cao trong lịch sử về nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến vănhóa Về mặt văn học, mặt tích cực nhất của phong trào sáng tác nửa thứ hai củathế kỷ này là những thành tựu về văn thơ Nôm

Nói cách khác, văn thơ Nôm nửa cuối thế kỷ XV phát triển trên cơ sở kế

thừa những thành tựu của nửa đầu thế kỷ, mà tiêu biểu là Quốc âm thi tập của

Nguyễn Trãi Thời kỳ này, Lê Thánh Tông cũng sáng tác văn thơ Nôm vàkhuyến khích các triều thần tham gia Do đó việc sáng tác văn thơ Nôm trởthành một phong trào Như vậy, văn học Nôm đã có một bước tiến đáng kể tronglĩnh vực trau dồi và nâng cao sức biểu hiện của ngôn ngữ văn học dân tộc và tập

thơ Hồng Đức quốc âm thi tập trở thành một tập thơ nổi tiếng của Lê Thánh

Tông và các tác giả thờ Hồng Đức

Tập thơ tiếng Việt trên ba trăm bài này được phiên âm và xuất bản năm

1962, nhiều tập văn học sử, giáo trình đại học đã có nhiều trang viết tìm tòi, pháthiện đóng góp Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tập thơ đã đượcnhiều nhà nghiên cứu chú ý và tìm hiểu

Nhưng vấn đề phong cách nghệ thuật của tập thơ lại chưa được nghiêncứu một cách tập trung và hệ thống Đó là lý do mà chúng tôi đi vào tìm hiểu ởluận văn này

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Loại công trình là sách giáo trình Đại Học.

Giáo trình Văn học Việt nam (Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII) của nhóm tác

giả Đinh Gia Khánh (chủ biên) Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương - Nhà xuất bảnGiáo Dục Hà Nội - 1998 (Tái bản lần 3) Ở chương XV “ Nhiều tác giả tiêu biểu

Trang 2

và Lê Thánh Tông” do Mai Cao Chương viết, đã dành gần 12 trang giới thiệuphân tích về sự nghiệp văn học của Lê Thánh Tông Viết về thơ nôm của LêThánh Tông, Mai Cao Chương tập trung phân tích bài thơ “Vịnh Làng Chế” vànhấn mạnh nội dung nổi bật ở bài thơ này là tư tưởng thân dân Tác giả giáo

trình đã viết “Trong bài thơ nôm Vịnh làng Chế của tác giả Lê Thánh Tông ca

ngợi cảnh non nước hữu tình, chợ búa tấp nập, đồng thời cũng liên hệ đến chínhsách huệ dân, với ý nghĩa như một nhân tố quyết định đối với đời sống nhândân…” Lòng tự hào về đất nước giầu đẹp, sự quan tâm đến đời sống no đủ củanhân dân là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước có bao hàm nội dung “thândân”, tư tuởng “thân dân”của Lê Thánh Tông còn thể hiện ở sự thông cảm vớinổi khổ của người dân [16, 317] Như vậy Mai Cao Chương chưa thật sự chú ý

đến tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập” tập thơ nôm có giá trị rất lớn thời Hồng

Đức mà vua Lê Thánh Tông đã có những đóng góp rất tích cực Tuy nhiên, ởnhững trang giáo trình này có một nhận xét khách quan có giá trị mà đó là sự gợi

ý để chúng tôi thực hiện luận văn này Nhận xét đó như sau:

“Văn học nửa thứ hai của thế kỷ XV tuy bị chi phối bởi quan điểm văn nghệcung đình, nhưng vẫn còn có nội dung yêu nước Diện mạo văn học thời kỳ này cũngkhá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần (trong hội Tao Đàn),cũng có văn học thoát ly ảnh hưởng cung đình của các nhà thơ có thi tập riêng; có vănhọc ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn học ca tụng cuộc sống của nhân dân.Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa dạng nhất định Có phong cách thơ cung đìnhthiên về từ chương, cũng có phong cách điền viên chú trọng tính cụ thể sinh động củađời sống lại cũng có phong cách thơ triết lý” [16, 319]

Ở chương XIV “Đóng góp đáng kể nhất của nửa thứ hai thế kỷ XV là sự thúcđẩy bước tiến văn học chữ nôm” do Mai Cao Chương viết đã phân tích về tập thơ

Hồng Đức quốc âm thi tập Qua sự phân tích, Mai Cao Chương đã khẳng định:

“Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ nôm cỡ lớn của thế kỷ XV” [16, 237].

“Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ và được chia làm năm môn loại, lối chia môn loại này có phần gần gũi với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”

[16, 274]

Trang 3

“Hồng Đức quốc âm thi tập khá phong phú về số lượng bài thơ nhưng lại

thể hiện khuynh hướng sáng tác cung đình nặng về “ngâm hoa vịnh nguyệt”mượn thơ văn làm trò tiêu khiển cho lớp người sống đài các phong lưu…

Thơ thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập có nhiều bài mang tính chất

ngâm vịnh tiêu khiển với đề tài công thức, tuy cũng có câu đẹp , lời hay nhưngphần nhiều sáo rỗng ít giá trị…” [16, 275]

“Hồng Đức quốc âm thi tâp có phần ngợi ca tổ quốc giàu đẹp, ngợi ca cuộc

sống thanh bình của dân tộc” [16, 277]

“Bên cạnh chủ đề thiên nhiên, trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

cũng có nhiều bài lấy từ những vấn đề xã hội” [16, 279]

“cũng như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thể thơ chủ yếu trong Hồng Đức quốc âm thi tập là thể thơ thất ngôn Hàn luật…câu thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập đã uyển chuyển và linh hoạt…” [16, 280].

“ Trong Hồng Đức quốc âm thi tập nếu thể thơ Hàn luật đã đạt đến mưc

linh hoạt uyển chuyển thì thể thơ thất ngôn xen lục ngôn cũng khá thành thục ”[16, 281]

“ Hồng Đức quốc âm thi tập sử dụng từ ngữ khá điêu luyện Một biểu hiện

đáng chú ý của nghệ thuật ngôn ngữ trong tập thơ là việc sử dụng vốn từ lấp láymột đặc sắc riêng của ngôn ngữ Việt” [16, 283]

“ Hồng Đức quốc âm thi tập còn cho thấy sự phong phú, đa dạng về phong

cách và bút pháp Tính ước lệ tương trưng là phổ biến, nhưng lại cũng có xuhướng tả thực” [16, 284]

2.1.2 Giáo trình Văn họcViệt nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của

nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì Nxb giáo dục Hà Nội 1989 đã dành trọn một chương (chương 5) viết về Lê

-Thánh Tông ở mục III “ Lê -Thánh Tông, vị nguyên súy sáng tác văn học và chỉ đạo việc sáng tác văn học” các tác giả giáo trình viết: “Đặc biệt có quyển Hồng Đức quốc âm thi tập, chắc chắn rằng do người đời sau sưu tập, trong đó có một

số là thơ nhà vua, còn lại một số nhiều là thơ của văn thần nhưng không ghi tên

ai cả, nên hóa ra khuyết danh Đây là tập thơ quốc âm duy nhất ở thế kỷ XV

Trang 4

hiện còn lại cùng với Quốc âm thi của Nguyễn Trãi ” [34, 246] Nói về Hồng Đức quốc âm thi tập, tác giả giáo trình nhấn mạnh:

- “Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, có chùm thơ với nhan đề “vịnh năm

canh”, được coi như chùm thơ xướng của nhà vua Ở đây, tác giả muốn thôngqua sự biến chuyển của thời khắc của một đêm mĩ lệ và thanh bình, để nói lêntình đẹp của người dân trong một thời đại ấm no, tâm hồn cởi mở, chan hòatrong thiên nhiên…Tác giả khắc họa sự biến chuyển của thời khắc qua nămcanh với tất cả tâm hồn thơ mộng của mình, một nhà thơ, một con người…”[34, 261]

Như vậy so với giáo trình trước thì giáo trình này ít chú ý đến tập thơ HồngĐức quốc âm thi tập, và do đó chưa đề cập đến phong cách của tập thơ

2.1.3 Giáo trình Lịch sử Văn học Việt nam tập 1 - Ủy ban khoa học xã hội

Việt Nam- Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội - 1980” Ở phần thứ 3 củagiáo trình (chương III) do Đinh Gia Khánh viết có tiêu đề “Văn học Việt Namnửa sau thế kỷ XV và Lê Thánh Tông đã có nhiều nhận định vừa có tính khái

quát, vừa có tính cụ thể về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Đinh Gia Khánh

cho rằng “Mặt tích cực nhất của phong trào sáng tác nữa thứ hai của thế kỷ XV

là những thành tựu về văn thơ nôm”…

…Lê Thánh Tông sáng tác thơ văn nôm và khuyến khích các triều thần thamgia sáng tác Những tác phẩm Nôm thời này được đời sau chép gộp lại trong tập

Hồng Đức quốc âm thi tập

…Hồng Đức quốc âm thi tập do nhiều tác giả viết cho nên nội dung và nhất là

nghệ thuật của các bài thơ biểu hiện trình độ khác nhau Những bài miêu tả thiên

nhiên, đất nước với tấm lòng chân thành đã có nhiều câu hay” Cũng theo Đinh

Gia Khánh thì bài thơ “Vịnh làng Chế” chính là bài thơ của Lê Thánh Tông

được chép ở sách “Thiên tại nhàn đàm”; như vậy không nằm trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập [34, 230].

Tiếp tục phân tích về Hồng Đức quốc âm thi tập, Đinh Gia Khánh còn có những nhận định như sau: “Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, cũng có nhiều câu thơ phản

ánh được những nét chân thật về sinh hoạt của nhân dân…”; “Nói chung ngôn ngữ

Trang 5

văn học dân tộc trong Hồng Đức quốc âm thi tập đã thành thục và hình tượng nhiều khi điêu luyện Thể thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập là thể thơ thất ngôn và thơ

lục ngôn Việc áp dụng niêm luật thơ Hàn luật nói chung khá vững vàng” [34, 232].Nói chung đây là cuốn giáo trình viết một cách tóm tắt, cho nên những nhận địnhcủa Đinh Gia Khánh cũng mang tính tóm tắt và vì vậy chưa đề cập đến vấn đề

phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.

2.1.4 Cuốn giáo trình (sách tham khảo) Việt Nam văn học sử giản ước tân biên - tập 2 - văn học lịch triều Việt văn” của Phạm Thế Ngũ do Nhà xuất bản

Đồng Tháp xuất bản năm 1997 Trong thiên thứ nhất ở chương 5 có tiêu đề “ Lê

Thánh Tôn thơ đời Hồng Đức” có một phần viết về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Theo Phạm Thế Ngũ viết trong cuốn sách này thì: Đọc các bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập, chúng ta nhận thấy mấy đặc tính sau đây.

+ Tính cách luân lý: “Những bài thơ ở Nhân Đạo Môn, phê bình các nhânvật lịch sử, đều mang sự chú tâm của tác giả đối với vấn đề luân lý Nhà thơ nêucao những tấm gương chính giáo, cương thường theo thuyết lý của KhổngMạnh” [30, 128]

+ Tính cách triết lý: nhiều phần ở môn thiên đạo và phẩm vật nói về thời tiếthay cây cỏ thường mang tư tưởng triết lý của đạo nho về vũ trụ, xã hội, nhânsinh…[30, 129]

+ Đề tài dân tộc: Bên cạnh những bài thơ vịnh người, vịnh cảnh vịnh việc cótính chất sử sách Trung Hoa, ta thấy nhiều lần thi gia đã hướng đề tài về đấtnước: Như vịnh những nhân vật lịch sử trong nước: Phù Đổng Thiên Vương, LýÔng Trọng, Trưng Vương, Triệu Ẩu Ở những bài này nhiều khi tác giả đã tỏ rõlập trường quốc gia, thái độ chống đối Trung Hoa [30, 130]

+ Ảnh hưởng của thơ Tàu: Tuy nhiên nói chung thơ trong Hồng Đức quốc

âm thi tập vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng của Hán học, Hán văn của thời Tàu…

[30, 131]

Những nhận xét của Phạm Thế Ngũ tuy còn đơn giản nhưng đã đề cập

tương đối toàn diện về nội dung và nghệ thuật tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Nhưng vấn đề tìm hiểu phong cách của tập thơ vẫn chưa được đặt ra.

Trang 6

2.1.5 Cuốn giáo trình Lược khảo lịnh sử Văn học Việt Nam (từ khởi thủy

đến thế kỷ XX) của Bùi Đức Tịnh – Nhà xuất bản văn nghệ Thành Phố Hồ Chí

Minh - năm 2005 có nhận xét hết sức ngắn ngọn về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập như sau “Thi tập gồm 328 bài Đường luật thất ngôn bát cú và tứ tuyệt có

xen vào những câu lục ngôn thể (chia làm 5 phần: Thiên địa môn gồm 59 bài,Nhân đạo môn 40 bài, Phong cảnh môn 66 bài, Phẩm vật môn 69 bài, Nhànngâm chư phẩm 88 bài) Các tác phẩm được ghi chép đều không có tên tác giả,gồm thơ của Lê Thánh Tông (1442-1497) và của các văn thần trong Hội Taođàn, cùng các tác phẩm của những thời trước còn truyền lại (hoặc của người đờisau chép thêm vào) Đề tài các tác phẩm thuộc về cảnh thiên nhiên, thời tiết, cácnhân vật lịch sử, các thú tiêu khiển của người nhàn dật, biểu lộ tâm trạng thoảimái của một dân tộc thái bình thịnh trị

…Về phương diện hình thức, vẫn có nhiều từ ngữ ngày nay không còn thôngdụng như các tiếng kép, lấp láy đã xuất hiện để mô tả màu sắc, động tác, âmthanh; một mặt có những bài diễn tả theo lối ước lệ khuôn sáo đến khô khan,nhưng mặt khác trong nhiều bài nghệ thuật mô tả đã đến mức tinh vi để có khảnăng gợi cảm sâu sắc” [44, 141]

Tuy là những nhận xét tóm tắt, nhưng rõ ràng Bùi Đức Tịnh qua giáo trình

của ông đã đề cập đến vấn đề phong cách của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập 2.1.6 Nguyễn Phạm Hùng với giáo trình “ Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX”- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội - 1999 có nhận định sau: “Một bộ phận văn học nửa sau thế kỷ XV đi vào xu hướng cung đình hóa

rõ rệt Có lẽ không ở thời kỳ nào văn học cung đình gặt hái được nhiều thànhtựu như ở thời kỳ này Văn học cung đình, một mặt thể hiện sự trì trệ và máymóc của nghệ thuật khi đi quá sâu vào tán tụng và tiểu xảo, một mặt nó tự xáclập được những giá trị nhất định trong nội dung tư tưởng và nghệ thuật phảnánh, mà không thời nào có được, như những phẩm chất đặc định cho văn họcmột thời kỳ Tác gia tiêu biểu nhất là Lê Thánh Tông” [15, 56]

Cũng theo Phạm Mạnh Hùng thì: “ Lê Thánh Tông thành công hơn cả ở thơ

nôm Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập Hồng Đức Quốc âm thi tập, gồm 328 bài

thơ, viết theo luật Đường trong đó có một số bài viết theo thể thất ngôn xen lụcngôn Tập thơ thể hiện tâm trạng hào sảng của một vị vua thời thịnh mang niềm tự

Trang 7

hào trước lịch sử dân tộc, trước non sông gấm vóc, ca tụng vương quyền, ca tụngcuộc sống thái bình, bày tỏ lòng quan tâm tới đời sống muôn dân…

Nghệ thuật thơ trau chuốt điêu luyện, có tính dân tộc, giàu sắc thái dân dã.Song nhiều khi thơ ông quá cầu kỳ, đơn điệu, sáo rỗng Song dù sao, đây cũng

là một tập thơ lớn, đánh dấu trình độ phát triển cao của nghệ thuật tiếng Việt,trong việc phô diễn không chỉ đời sống thông tục, mà cả đời sống cao nhã, sangquý bên trên.” [44, 72]

Phải thừa nhận rằng ý kiến của Nguyễn Phạm Hùng tuy rất khái quát

nhưng cũng có những nhận xét khá chính xác về phong cách tập thơ Hồng Đức

quốc âm thi tập Đó cũng là ý kiến hay và chúng tôi sẽ tham khảo trong quá

trình làm luận văn này

2.2 Loại công trình là những sách chuyên luận, chuyên khảo.

2.2.1 Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên( phiêm âm - chú giải - giới thiệu)

Hồng Đức quốc âm thi tập- Nhà xuất bản văn hóa Viện văn học - 1962 Nhận xét:

“ Sau những tập thơ nôm đời Trần và đặc biệt sau tập thơ nôm của Nguyễn

Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ nôm có giá trị, đánh dấu một bước

trưởng thành của văn học và ngôn ngữ dân tộc ta ở thế kỷ XV.” [ 7, 7]

“Đây là một tập thơ của nhiều tác giả, do đó ý thơ cũng nhiều khía cạnh,nhiều chi tiết khác nhau Tuy vậy, tất cả những áng thơ ở đây vẫn xoay quanhmột chủ đề nhất định: Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật đất nước và lòng tựhào dân tộc trong cảnh thái bình thịnh trị Cố nhiên ở đây chúng ta cũng đọcđược ý tự phụ của Lê Thánh Tông và của văn thần thời đại Hồng Đức về vai tròlịch sử của họ, nhưng thông qua lòng tự phụ đó, họ cũng nói lên được nhiều nét

về truyền thống tốt đẹp của nền văn hiến dân tộc” [7, 14] Có thể nói đây làcuốn sách có nội dung khám phá đầy đủ về mọi mặt của tập thơ và do đó là tàiliệu quan trọng để chúng tôi tham khảo trong quá trình làm luận văn này

2.2.2 Cuốn sách chuyên luận Lê Thánh Tông, về tác gia và tác phẩm Nhà

xuất bản giáo dục - Hà Nội - 2007 Ở phần 4 có tiêu đề “Lê Thánh Tông - Thơ

văn quốc âm” có các bài viết sau đề cập đến tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập: + Lê Thánh Tông và bộ “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Trương Chính

[45, 526]

+ “Hồng Đức quốc âm thi tập” và “ Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” của

Nguyễn Hồng Phong [45, 530]

Trang 8

+ Lời giới thiệu “ Hồng Đức quốc âm thi tập” của Bùi Văn Nguyên [45, 566] + “ Hồng Đức quốc âm thi tập” - Một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV của Bùi Duy Tân [45, 582].

+ Về giai đoạn khai sáng thơ nôm Đườngluật: Cảm hứng lịch sử qua thơ

Lê Thánh Tông của Đặng Thanh Lê [45, 599].

+ Cảm hứng dân tộc- cảm hứng nhân văn qua thơ nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông của Bùi Duy Dân [45, 604].

+Những người phụ nữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Hoàng Hồng

Cẩm [45 631]

+ Về thơ nôm của Mai Xuân Hải [45, 613].

+ Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập

của Vương Lộc [45, 650]

+ Tác phẩm bằng chữ Nôm của Thanh Lãng [45, 679].

Trong số các bài viết trên thì phải công nhận rằng bài viết của TrươngChính, Bùi Văn Nguyên, Bùi Duy Tân, Vương Lộc là những bài nghiên cứu

toàn diện về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập trong đó ít nhiều đề cập đến

phong cách của tập thơ

2.2.3 Nguyễn Hữu Sơn trong chuyên luận Văn học trung đại Việt Nam, quan niệm con người và tiến trình phát triển - Nhà xuất bản Khoa hoc xã hội -

loạt bài Tự thuật, Ngẩu thành, Cảm hoài; hoặc bày tỏ thái độ cảm thông với các

tầng lớp chúng sinh như trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, và những Ngư, Tiều, Canh, Mục, anh lính thú nhớ nhà, rồi cả cái chết oan nghiệt của nàng chinh phụ Vũ Nương’’[41, 181].

Trang 9

Đề cập đến phong cách thơ văn Lê Thánh Tông (trong đó có cả tập thơ

Hồng Đức quốc âm thi tập) Nguyễn Hữu Sơn có một nhận định rất chính xác,

rất tinh tế “lúc tư chất con người tư nhân thức tỉnh, ông gián cách với những cõiđời trần tục, để lòng thích thản với thiên nhiên, với “xuân sắc”, “hạ thi” “thu tứ”,

“cành mai”, “bông cúc”, “cành hòe”, hoặc để lòng trầm mặc trước cảnh chùaTrấn Quốc, Quang Khánh, núi Dục Thúy, Động Lục Vân, dòng sông Bặch Đằng

và cửa bể Thần Phù mênh mang sông nước Tất cả dường như vẫn nằm trongquỹ đạo thi ca Đông phương truyền thống, song xét kỹ đã thấy thấp thoáng đâuđây một cách nhìn, một kiểu nhìn riêng.” [41, 182]

Ý kiến của Nguyễn Hữu Sơn không chỉ gợi ý, mà còn củng cố niềm tin cho

chúng tôi đi vào tìm hiểu vấn đề phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

một cách mạnh mẽ trong luận văn này

2.3 Các sách tham khảo về lịch sử.

2.3.1 “Sách Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng- Nhàxuất bản Thanh Niên- Hà Nội - 2006 ở mục triều Lê Sơ có cách giới thiệu vềHoàng đế Lê Thánh Tông Các tác giả có sử dụng một đoạn thơ Nôm để minhhọa cho một đặc điểm đạo đức cao cả tuyệt vời của Hoàng đế như sau: “chínhbản thân Lê Thánh Tông cũng rất tự ý thức về sự cần mẫn chăm lo trau dồi tríthức bỏ công sức mình vào việc cai trị đất nước Ông viết:

Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng chửa thôi chầu…

Nhờ đó mà dưới thời trị vì của ông vua này quốc gia Đại Việt đã đạt đượcthành tựu rực rỡ về mọi mặt” [3, 184]

2.3.2 Nguyễn Tá Nhi, Mai Xuân Hải biên soạn- “Những giai thoại về vua LêThánh Tông”- Nhà xuất bảnVăn học dân tộc- Hà Nội 1998 Trong giai thoại số 8 cótiêu đề “Rộng cửa dùng người tài”, người biên soạn sách đã chép một bài thơ chữnôm của Lê Thánh Tông viếng trạng nguyên Nguyễn Trực khi ông này qua đời

Trang 10

Giai thoại số 28 có tiêu đề “Thơ điếu Vũ Nương”, người biên soạn khôngchỉ kể lai lịch mà còn chép đầy đủ hai bài thơ Nôm của vua Lê Thánh Tôngviếng nàng Vũ Thị Thiết”.

Những người biên soạn không bình luận gì cả; nhưng việc sưu tầm và chép

những bài thơ nôm nói lên rằng tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập có vị trí đặc

biệt trong sự nghiệp sáng tác văn học của vị Hoàng đế anh minh lỗi lạc

2.4 Các luận văn tốt nghiệp Đại học:

2.4.1 Luận văn của Phạm Mai Hương với đề tài “Tìm hiểu giá trị của phần

“phong cảnh môn” trong Hồng Đức quốc âm thi tập” Ở luận văn này tác giả chỉ mới đi vào tìm hiểu một phần trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đó là

phần “Phong cảnh môn” vì vậy mà vấn đề phong cách nghệ thuật chưa được đềcập một cách cụ thể

2.4.2 Luận văn của Trần Thị Sáng với đề tài “Lý tưởng thẩm mỹ trong Hồng Đức quốc âm thi tập qua phần “Nhân Đạo Môn”ở luận văn này tác giả cũng chỉ đi vào một phần trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đó là “Nhân

đạo môn” vì thế vấn đề phong cách nghệ thuật tập thơ cũng chưa được đặt ra

2.5 Những bài viết trên tạp chí.

2.5.1 Cuốn Tạp chí Văn học số 4-1983 có bài viết “Hồng Đức quốc âm thitập một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV” của Bùi Duy Tân Ông

nhận xét về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập như sau:

“Tập thơ tiếng Việt trên 300 bài này đã được phiên âm và xuất bản năm

1962, nhiều tập văn học sử, giáo trình đại học đã có nhiều trang viết tìm tòi,phát hiện đóng góp Song ấn tượng chung về nó còn khá mờ nhạt các tập san,tạp chí ngữ văn học đầu tiên hầu như chưa có bài nào nghiên cứu thật chữngchạc về nó Người ta đề cập đến nó ít hơn nhiều so với những tác phẩm xem racòn thấp thua hơn nó về nhiều phương diện”

2.5.2 Cuốn Tạp chí Văn học số 8- 1997 có bài viết: “ Về một số bài thơnôm của Lê Thánh Tông” của Vũ Đức Phúc có nhận xét như sau:

“…Thời Lê Thánh Tông thơ quốc ngữ đã phát triển và có những tập thơquốc ngữ của các quan trình đến tận tay vua nhưng Lê Thánh Tông muốn thơ

Trang 11

phải có khuôn phép hơn, không được cẩu thả như trước Thứ hai Lê ThánhTông rất ưa làm thơ quốc ngữ và chắc chắn đã làm nhiều thơ quốc ngữ ngay từkhi chưa làm vua…”.

Các tác giả của hai cuốn tạp chí này không đề cập đến toàn bộ tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập nhưng những nhận xết đó cho thấy chữ quốc ngữ và

văn thơ nôm đã có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Lê Thánh

Tông và các tác giả sau này Và vì thế mà vấn đề phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập chưa đuợc đề cập

2.6 Các bài viết trên mạng Internet.

2.6.1.http//:CongHung.com Trang này viết: “Lê Thánh Tông là một ôngvua thỏa mãn được điều mà Nguyễn Trãi khao khát một đời “ước một tôi hiền,chúa thánh minh” Nhưng trước hết, ông là một con người gần như hoàn thiện.Qua thơ ông, người đọc thấy nổi bật chân dung sống động của ông với cá tínhsắc nét, vượt lên các thi nhân khác của hội Tao đàn” [5, 46]

“Những áng thơ nôm cuả Lê Thánh Tông và của thời Hồng Đức là thứ vănchương “máu mủ ruột rà” của dân tộc ta, một di sản văn hóa vô cùng quý báu,thiết nghĩ cần phải được tất cả công chúng Việt Nam hiện nay để tâm nghiêncứu thưởng thức Cuộc “hành trình về nguồn” văn hóa dân tộc này chắc chắn sẽ

là một cuộc “ôn cố tri tân” hết sức thú vị và bổ ích” [5, 46] Tuy bài viết này

chưa đề cập đến tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập nhưng đã đề cập đến văn thơ

nôm thời Hồng Đức Có thể nói văn thơ nôm ra đời rất có ý nghĩa trong lịch sửvăn học nước ta từ trước đến nay

2.6.2 Trên trang: Le Thanh Tong/evan- “Dao nguoi” trong tho Le ThanhTong (phần 3) Hà Huy Tuấn viết “Tình yêu quê hương đất nước là mức độ caonhất của tình cảm cá nhân Không đưa ra một định nghĩa cụ thể về “đời sống nộitâm” Song Lê Thánh Tông qua nội dung thơ văn giàu cảm xúc của mình, đãphần nào phản ánh rõ nét những mặt, những chiều hướng và tầm sâu tâm lý tìnhcảm con người “Đạo người” phải chăng bao hàm cả tình người, tình cảm conngười với thiên nhiên, vạn vật” [1,47 ]

Trang 12

Tuy chưa đề cập nhiều đến tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập và vấn đề

phong cách nghệ thuật của tập thơ nhưng tác giả bài viết cho thấy phần nào tìnhcảm của Lê Thánh Tông đối với con người, ông dành tình cảm của mình cho tất

cả mọi tầng lớp người trong xã hội Điều này chứng tỏ ông là vị vua rất yêuthương thần dân của mình

Như vậy, từ góc độ này hay góc độ kia, các tác giả đã trình bày một số vấn

đề về thơ Nôm của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức Nhưng rõ ràng

chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về phong cách nghệ thuật Hồng Đức quốc âm thi tập Tuy nhiên, các tài liệu đó là chỗ dựa để chúng tôi đi vào

tìm hiểu phong cách tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập”

3 Mục đích nghiên cứu

Nhằm nêu lên những đặc điểm riêng và độc đáo về nội dung và hình thức

của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.

Nhằm chỉ ra được quan niệm nghệ thuật về con người, về thế giới được thểhiện trong tập thơ

Đồng thời tìm ra được những đặc sắc về ngôn ngữ- bút pháp- giọng điệu và

thể loại của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo cứu, thống kê, phân loại các bài thơ theo đề tài, chủ đề

- Phương pháp so sánh, đối chiếu một số bài thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và toàn bộ tiến trình

thơ Nôm nói chung, nếu xét thấy cần thiết

- Ngoài ra vận dụng một số phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháploại hình, phương pháp đồng đại, lịch đại

5 Đóng góp của luận văn

- Luận văn nêu lên được những đặc trưng phong cách nghệ thuật của tập

thơ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng

Đức

- Luận văn nêu bật điểm mới, độc đáo, quan niệm nghệ thuật về con người

và thế giới trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.

Trang 13

- Luận văn nêu lên được đặc điểm ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu của tậpthơ; nêu lên được những thành công và hạn chế của tập thơ.

- Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Hồng Đức quốc âm thi tập góp phần

khẳng định được vị trí của tập thơ này trong tiến trình thơ nôm Đường luật Qua

đó thấy được đóng góp của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức đốivới tiến trình thơ nôm Đường luật

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được triển khaitrong ba chương

Chương 1: Khái lược phong cách nghệ thuật và Hồng Đức quốc âm thi tập

Chương 2: Phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập qua thế giới hình

tượng

Chương 3: Phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập qua các phương

tiện biểu hiện nghệ thuật

Trang 14

Chương 1 KHÁI LƯỢC PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

VÀ HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

1.1 Khái lược về phong cách nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một

phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tựơngcủa các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sángtác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẽ, trong trào lưu văn học, hay vănhọc dân tộc Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể trựctiếp của nó Các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm,như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố

cơ bản của hình thức nghệ thuật Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắcxuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm mộttính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và sắc thái thống nhất.Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn” hay còn gọi là

“phong cách thời đại”(phong cách Phục Hưng, Ba rốc, chủ nghĩa cổ điển), cácphong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách

cá nhân của tác giả

Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệthuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật Không phải bất cứ nhà văn nào cũng

có phong cách Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phongcách riêng độc đáo” [10, 212-213]

Khái niệm phong cách và phong cách nghệ thuật trong văn học, còn có rất nhiều

quan niệm và các bình diện khác nhau, theo Nguyễn Khắc Sính trong cuốn Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học, ông đưa ra các khái niệm sau.

* Khái niệm phong cách trong đời sống

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, phong cách là khái niệm được dùng ởkhá nhiều lĩnh vực Đối với mỗi con người trong xã hội, người ta nói đến phong

Trang 15

cách sống, phong cách làm việc, phong cách công tác.Với một số ngành nghệthuật như âm nhạc, sân khấu, người ta còn nói tới phong cách biểu diễn Thuậtngữ phong cách còn dùng để nói về phẩm chất chung của một con người cụ thểnhư nói tới phong cách Hồ Chí Minh như một phẩm chất riêng độc đáo Phongcách dùng ở các trường hợp trên được hiểu từ góc độ nét riêng biệt, định hình,lặp đi lặp lại để phân biệt giữa người này với người khác… [40, 43].

Như vậy khái niệm phong cách hiển nhiên tồn tại trong thực tiễn đời sốnghàng ngày của xã hội

* Khái niệm ngôn ngữ học về phong cách ngôn ngữ

Khái niệm ngôn ngữ học về phong cách ngôn ngữ được hiểu từ chức năngbiểu đạt, phương diện biểu cảm của ngôn ngữ như S.Bali hay từ phương diệnphong cách chức năng như P.Budagôp, Axmanôp và các nhà ngôn ngữ học ViệtNam, đều chú trọng đến khía cạch ngôn ngữ mà bỏ qua phong cách nghệ thuậthoặc không liên quan đến phong cách văn học Trong ngôn ngữ, để thực hiệnđược những chức năng, yêu cầu khác nhau các tập đoàn xã hội, các giới nghềnghiệp có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau nên dần dần đã hình thành phongcách ngôn ngữ chuyên biệt Có thể nói đến các loại phong cách chức năng ngônngữ như phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong cách hành chính,phong cách chính luận…Nói chung, phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệthuật là hai phạm trù khác nhau, phạm trù phong cách ngôn ngữ có thể dùngkhái niệm văn phong, dạng ngôn ngữ để thay thế vì chúng gần như giống nhau[40, 44]

* Khái niệm ngữ văn học về phong cách

Đây là khái niệm cổ xưa nhất về phong cách khi nó được ý thức như là diệnmạo, nét riêng của cách diễn đạt Từ thuật ngữ stylos (Hi Lạp), stylus (La Mã),đến styles (Pháp), phong cách đi từ cách hiểu ban đầu để chỉ một dụng cụ gắnvới nét chữ, bút pháp, cuối cùng nó mới có nghĩa là phong cách như Buffon đãnói trong câu châm ngôn “phong cách là người”… Tuy vậy, quan niệm văn làngười, phong cách là người đã được ông cha ta phát hiện từ rất sớm NguyễnĐịnh Cát trong lời tựa Cẩn trai thi tập từng viết: “ Người nào trội về nhân cách

Trang 16

thì làm thơ hay trang nhã, người nào trội về khí phách thì làm thơ hay hùnghồn, người nào giỏi về dùng chữ đặt câu thì thơ hay hoa mỹ…xem thơ thì cóthể mường tượng được người” [40,45].

* Khái niệm phong cách văn học

Đây là khái niệm phong cách kế thừa các truyền thống lý giải về phongcách ngữ văn và phong cách nghệ thuật Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn

từ nên có những điểm chung, thống nhất giữa hai khái niệm phong cách trên.Tuy nhiên, cũng từ đó mà hiện tại có hai khuynh hướng quan niệm về phongcách văn học

Với quan niệm nghiêng về phong cách ngôn từ, người ta đưa ra phươngdiện lý luận của phong cách văn học như : Lý luận lệch chuẩn, lý luận về sự lựachọn, lý luận hàm ngôn…

Với quan niệm phong cách như là thống nhất về nội dung và hình thức,mỗi tác giả cũng đưa ra giới hạn cách nhìn khác nhau Theo quan niệm củaD.X.Likhachốp thì “Phong cách là một hệ thống nhất định về nội dung và hìnhthức” là “Nguyên tắc thẩm mỹ để cấu trúc toàn bộ nội dung và hình thức” CònG.N Pôxpêlôp và P.Nicôlaiep thì đề nghị gọi phương pháp sáng tác là nguyêntắc phản ánh- cái tạo ra nội dung, còn phong cách là nguyên tắc miêu tả, biểuhiện- cái tạo ra hình thức; M.B Khrapchencô khi xác định phong cách cũngxem là phương thức biểu hiện và thuyết phục để phân biệt với phương pháp lànguyên tác nhận thức, chiếm lĩnh…Các ý kiến này tuy có góp phần phân biệtphương pháp và phong cách bởi các nguyên tác tạo thành hình thức thì cũngchính là nguyên tắc tạo thành nội dung do không có nội dung nào bên ngoàihình thức Mặt khác, phong cách không bao giờ chỉ là câu chuyện hình thứcthuần túy mà nó là tư tưởng, quan niệm riêng của nó Như vậy, quan niệm củaD.X Likhachôp là quan niệm thỏa đáng, có cơ sở [40, 48]

Thông thường mọi người đều hiểu phong cách là dấu hiệu độc đáo, khônglặp lại, đánh dấu phẩm chất riêng biệt của một hiện tượng văn học nào đó Đốivới tác phẩm văn học, phong cách là một hình thức liên kết của ngôn ngữ, lànguyên tắc cấu trúc toàn bộ nội dung và hình thức nghệ thuật, như quan niệm

Trang 17

của D.X.Likhachốp Đối với nhă văn vă người đọc, phong câch được nhìn từ

nhiều góc độ khâc nhau M.Bakhtin xem phong câch lă phương thức tư duy nghệ thuật A.Chichírin xem phong câch lă công cụ để lĩnh hội thế giới Trong khi M.B.Khrâpchencô lại xem phong câch lă phương thức biểu hiện câch chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng, lă phương thức lôi cuốn độc giả…Như vậy,

phong câch nghệ thuật đóng vai trò lă một sâng tạo văn hóa đối với sâng tâc văđối với người đọc

Xem phong câch lă phẩm chất của chỉnh thể: Khi định nghĩa về phong câch,

dù có được diễn đạt bằng nhiều câch khâc nhau, nhưng đều đề cập đến “tính hệthống”, “tính thống nhất”, “tính tổng hòa”…Điều năy chứng tỏ, phong câch lăphẩm chất của hệ thống thể hiện qua câc yếu tố chứ không phải lă phẩm chất dotổng cộng câc thuộc tính của câc bộ phận của tâc phẩm Phong câch lă phẩmchất xuyín suốt qua câc yếu tố tâc phẩm, qua câc tâc phẩm của một tâc giả hoặccâc tâc giả của một trăo lưu nghệ thuật Ngay khi nói Phong câch nghệ thuật lătính độc đâo của hình thức nghệ thuật thì cũng phải thấy rằng đó không phải lăhình thức cụ thể của tâc phẩm cụ thể, câ biệt mă lă câi hình thức được lặp đi lặplại, vừa thống nhất vừa đa dạng trong nhiều tâc phẩm khâc nhau của một nhăvăn, một trường phâi hay một thời đại văn học, nghệ thuật Vì thế, có thể nóiphong câch nghệ thuật lă hình thức siíu hình thức cụ thể của sâng tâc nghệthuật

Ví dụ Khi ta nói về phong câch nhă văn Nguyễn Tuđn thì đó không phải lăcâi hình thức của tập truyện ngắn năo đó mă lă một thứ hình thức chung, thốngnhất tất cả, xuyín suốt tất cả trong toăn bộ câc tâc phẩm đó lăm nín câi độcđâo, riíng biệt Nguyễn Tuđn để có thể phđn biệt với câc nhă văn khâc Đó lẵng tạo ra một chất giọng riíng, viết bằng một lối văn riíng, vì thế ông luôn giữđược vị thế văn chương riíng [40, 52]

* Phong câch tâc phẩm văn học

Tâc phẩm văn học lă một chỉnh thể nghệ thuật đầu tiín do đó nó có phongcâch của nó Câc tâc giả như V.Gimmunxki hay N.Xôcôlốp đều chủ trương cóphong câch tâc phẩm Nói phong câch tâc phẩm có nghĩa lă xem tâc phẩm lă

Trang 18

một chỉnh thể nền tảng của nghệ thuật có thể đạt tới sự độc đáo không lặp lạicủa một phong cách nào đó Nếu không có phong cách tác phẩm thì sẽ không

có phong cách nào khác nữa Nhưng về thực chất, tác phẩm là đơn vị mangphong cách lớn hơn như phong cách nhà văn phong cách thời đại… [40, 65]

Còn có rất nhiều quan niệm khác nhau về phong cách Theo cuốn Phong cách và phong cách chức năng tiếng Việt thì: “ Trong các phong cách chức

năng, đây là phong cách có nhiều tên gọi nhất, có thể nêu ra một số tên gọiđược các nhà nghiên cứu sử dụng như: phong cách ngôn ngữ văn chương,phong cách ngôn ngữ văn học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” Trong côngtrình “Phong cách học tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc đưa ra năm loạiphong cách chức năng: Phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học,phong cách báo chí công luận, phong cách sinh hoạt hàng ngày “Phong cáchnghệ thuật” không được xác lập trong hệ thống các phong cách chức năng nóichung mà tách riêng thành một chương gọi là “ngôn ngữ nghệ thuật” [6,280] Theo M.N.Kozina, cần phải đặt phong cách nghệ thuật trong mối quan hệvới các phong cách khác và với ngôn ngữ văn học Theo tác giả này, ngôn ngữvăn học chỉ là một bộ phận của phong cách nghệ thuật: “Một phát ngôn nghệthuật thường sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của tất cả các phong cách khác,trong đó có các phương tiện là điển hình cho các phong cách này Tuy nhiêntrong tác phẩm văn học, các phương tiện này tham gia với các chức năng traođổi có tính thẩm mĩ thì tạo nên một hệ thống khác…”, “ Nét khu biệt của phátngôn nghệ thuật là ở chỗ nó không chỉ sử dụng các phương tiện ngôn ngữ cótính văn học mà còn sử dụng cả phương tiện ngôn ngữ siêu văn học của đạichúng, tiếng lóng tiếng địa phương Đương nhiên, các phương tiện này được sửdụng không phải là với chức năng thứ nhất mà cả với chức năng thẩm mỹnữa…” Các nhà nghiên cứu khác như V.G.Atmônhi và T.I.Xinman cũng thừanhận “phong cách nghệ thuật tập trung tất cả sự đa dạng của phong cách ngônngữ và khả năng tái tạo lại chúng trong một mức độ nhất định” [6, 282]

Có thể thấy: Khuynh hướng thừa nhận phong cách nghệ thuật là một trongcác phong cách chức năng là khá phổ biến Trường phái ngôn ngữ học Tiệp

Trang 19

Khắc cũng xếp phong cách nghệ thuật vào hệ thống các phong cách chức năng.Một trong các đại biểu khá nổi tiếng của trường phái này là L.Dolezel tuyên bố

“Đồng thời cần phải nhấn mạnh rằng, phong cách nghệ thuật đến một mức độnào đó đã đối lập với các phong cách chức năng còn lại” Còn F.TraVnisek nói

“Chức năng giao tiếp thẩm mỹ của phong cách nghệ thuật có liên quan vớiphương thức đặc biệt của việc diễn đạt tư tưởng làm cho phong cách này khácbiệt với các phong cách khác” [6, 282-283]

Có một điều cần quan tâm là, các tác phẩm văn học nghệ thuật là hình thứcbảo lưu tương đối đầy đủ nhất diện mạo ngôn ngữ ở mỗi thời đại Không ai cóthể phủ nhận đó là các hình thức tồn tại cụ thể của hoạt động giao tiếp Vậyđương nhiên nó tồn tại với tư cách là một kiểu phong cách riêng hoặc thuộc vàoloại phong cách chức năng nhất định

Khi xem xét bất cứ một loại phong cách chức năng nào người ta đều cầnphải chú ý đến:

- Các vai và đối tượng tham gia giao tiếp

- Đặc điểm ngôn ngữ của hoạt động giao tiếp

Như vậy, có thể khẳng định rằng phong cách nghệ thuật cũng là một kiểugiao tiếp không thể thiếu được trong đời sống xã hội giống như các phong cáchchức năng khác Như CácMác nói “Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của con ngườithấy cần phải nói với nhau một cái gì đấy, trao đổi với nhau một cái gì đấy” thìphong cách nghệ thuật chính là sự nâng lên một bước các nhu cầu này ở mức độtinh tế, có tính thẩm mỹ và nghệ thuật, ở chiều sâu của nhận thức trong quátrình khái quát hóa tư duy và trừu tượng hóa của tư duy lôgíc [6, 284-285]

Trang 20

Ở các tác giả nói trên, có những cách lý giải khác nhau, nhưng về cơ bảnđều thống nhất ở một điểm là: “ Khẳng định tầm quan trọng của phong cáchnghệ thuật trong hoạt động sáng tạo của các nhà văn và đề cao tính chủ thể củaphong cách nghệ thuật”.

1.2 Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

1.2.1 Tác giả tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

Hội Tao đàn, một hội thơ được thành lập năm Hồng Đức thứ 26(1495) đời

Lê Thánh Tông Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô sĩ Liên và theo Việt sử Thông giám cương mục của Quốc Sử Quán đời Nguyễn, thì tháng 11 năm Ất

Mão(1495) nhà vua nhân gặp tiết trời thuận, lại được mùa, mọi việc nhàn rỗibèn sáng tác thành chín bài thơ: Phong niên (năm đực mùa), Quân đạo (đạo làmvua), Thần tiết (tiết tháo bề tôi), Minh lương ( Vua sáng tôi hiền), Anh hiền (bậcanh tuấn hiền tài), Kỳ khí (Khí vận lạ),Thư thảo (vui đùa thành thơ), Văn nhân(người văn học), Mai hoa (hoa mai).Chín bài thơ này được ghép vào khúc hát,

gọi tên là Quỳnh uyển cửu ca Nhà vua thân soạn bài tựa, tự xưng là Tao đàn

nguyên súy và tiếp đó cho tuyển 28 văn thần, truyền cho theo vần trong chín bài

ca ấy để họa lại gọi là Tao đàn nhị thập bát tú (28 ngôi sao của Tao đàn) Đây làmột hội văn học (Tao: tao nhã, văn chương, đàn: nền, chỗ nhóm họp), tuy nhiêncách tổ chức và sinh hoạt có lẽ khác với những hội văn học ngày nay Đó là một

ủy ban những văn thần, cùng nhà vua thường nhóm họp sau những buổi triềuhội, để bàn riêng về nghĩa lý kinh sách và nhiều khi để vua tôi cùng nhau xướnghọa thi từ Vua làm bài xướng, bề tôi họa vần, rồi cùng phê bình, sửa chữa chonhau Có thể coi là một ban cố vấn về văn học, đồng thời là một hội những bạnthơ của nhà vua

Theo Đại việt sử ký của Ngô Sĩ Liên, thì hai mươi tám người, kể cả Lê

Thánh Tông

Tao đàn nguyên súy: Lê Thánh Tông (1442-1497)

Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, con thứ tư và là con út của Lê Thái Tông,lên ngôi lúc 18 tuổi(1459) làm vua được 38 năm, 10 năm đầu niên hiệu là QuangThuận, 28 năm sau niên hiệu là Hồng Đức Từ thuở nhỏ là một người hiếu học

Trang 21

và nổi tiếng là hay chữ Lên làm vua, ngoài việc chính trị, võ bị…Lê ThánhTông cũng chú trọng phát triển văn học, thường xướng họa thơ với các hội viên

Tao đàn nhất là Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu

ca ông viết: “Trong khi việc nước bề bộn, hễ rảnh rỗi được nửa ngày, ta thân

đọc rừng sách, cho hồn dạo chơi vườn văn nghệ” Ngoài số thơ Nôm trong

Hồng Đức quốc âm thi tập, ông còn một số lớn thơ chữ Hán và Nôm rải rác chép ở nhiều tập khác, nhất là ở bộ Thiên nam dư hạ tập (tác phẩm lớn của hội Tao đàn) Phó nguyên súy: Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận.

Thân Nhân Trung người làng An-ninh huyện An-dũng tỉnh Bắc Ninh (naythuộc Bắc giang) đỗ đồng tiến sĩ năm Quang Thuận thứ 10(1469) làm đến chứcĐông các đại học sĩ, Lễ bộ thượng thư

Đỗ Nhuận, người làng Kim-hoa, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Kim Anh,tỉnh Vĩnh Phúc) đỗ đồng tiến sĩ năm Quang Thuận thứ 7(1466) làm đến Đôngcác đại học sĩ, thăng thượng thư

Các hội viên như sau:

Đông các hiệu thư: Ngô Luân và Ngô Hoán

Ngô Luân người làng Tam-sơn, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn- BắcNinh) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6 (1475), làm đến Thượng thư Trong hộiTao đàn thì Ngô Luân cùng với Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận là có thơ được

Lê Thánh Tông bình

Ngô Hoán người Thượng-đáp, huyện Thanh- lâm(Hải Dương) đỗ BảngNhỡn năm Hồng Đức 21(1490) làm đến thượng thư Khi Đăng Dung cướp ngôi,ông theo Lê Chiêu Tông chống lại, thất bại, tự thắt cổ chết, sau được phong là

“tiết nghĩa”

Hàn lâm viện thị độc chưởng viện sự Nguyễn Xung Xác

Nguyễn Xung Xác trước tên là Nhân Phùng, người làng Kim đôi, huyện VũGiàng (Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ năm Quang Thuân thứ 10, làm đến Lễ bộ Hữu thịlang, ông là tác giả bài văn bia khoa Tân Sửu đời Hồng Đức 12(1480)

Hàn lâm viện thị độc tham chưởng viện sự Lưu Hưng Hiếu.

Trang 22

Lưu Hưng Hiếu, người làng Lưỡng Hà, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đỗBảng nhỡn đời Hồng Đức 12, làm đến Thượng thư, có đi sứ Trung Quốc.

Hàn lâm viện thị thư: Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thầm.

Nguyễn Quang Bật, người làng Bình Ngô, huyện Gia Định (nay là GiaLương) Bắc Ninh, đỗ trạng nguyên năm Hồng Đức 15 (1483), làm đến Đô ngự

sử, cùng với Đàm Văn Lễ, nhận di chiếu phò vua Túc Tông Lê Uy Mục giậnhai người không giúp mình, lúc lên ngôi bắt cả hai người đi Quảng Nam rồi saingười dìm chết xuống bể

Nguyễn Đức Huấn, người làng An- định, huyện Chí Linh (Hải Dương) đỗThám hoa năm Hồng Đức 18 (1486) làm đến Thượng thư tước Ninh quận công,

có đi sứ Trung Quốc

Vũ Dương, người làng Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm (Hải Dương) đỗtrạng nguyên (Tam nguyên) khoa Hồng Đức 24 (1493), làm đến Công bộThượng thư

Ngô Thầm là anh Ngô Luân, người làng Tam-sơn, huyện Đông Ngàn(Bắc Ninh) đỗ Bảng nhãn khoa Hồng Đức 24

Hàn lâm viện thị chế: Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Ngạn.

Ngô Văn Cảnh, người làng An Ninh, huyện An Dũng (Bắc Giang) đỗHoàng giáp năm Hồng Đức 12, làm đến Hiến sát sứ

Phạm Trí Khiêm, người làng An Trang, huyện Lương Tài (nay là GiaLương) Bắc Ninh, đỗ Hội nguyên (Hoàng giáp) khoa Hồng Đức 15, làm đếnĐông các hiệu thư

Lưu Thư Ngạn, người làng Đa-nghi, huyện Vĩnh lại, tỉnh Hải Dương (nay

là Vĩnh Bảo, Kiến An) đỗ Thám hoa năm Hồng Đức 21

Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phổ, Dương Trực Nguyên, Chu Hoãn.

Nguyễn Nhân Bị là anh Nguyễn Xung Xác, người làng Kim Đôi, huyện VũGiàng (Bắc Ninh) năm 19 tuổi đỗ đồng tiến sĩ khoa Quang Thuận thứ 7, khoaHồng Đức 12 lại đỗ lần nữa, làm đến Binh bộ Thượng thư, có đi sứ Trung Quốc

Trang 23

Nguyễn Tôn Miệt, người làng Kim Hoa, huyện Kim Hoa (Bắc Ninh) nay làKim Anh (Vĩnh Phúc) đỗ tam giáp tiến sĩ năm Hồng Đức 12.

Ngô Quyền (hoặc Hoan) người làng Nghiêm Xa, huyện Thượng Phúc, nay

là Thường Tín (Hà Đông) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức 18, làm đến Đô ngự sử Nguyễn Bảo Khuê, người làng Lý Hải, huyện Yên Lãng (Sơn Tây) đỗHoàng giáp năm Hồng Đức 18,có đi sứ Trung Quốc

Bùi Phổ, người làng Nghi Xá, huyện An Dương (Hải Dương) đỗ Hoànggiáp năm Hồng Đức 18

Dương Trực Nguyên, người làng Thượng Phúc, nay thuộc xã Quốc Tuấn,huyện Thường Tín (Hà Đông) đỗ Hoàng giáp năm Hồng Đức 21, làm đến Đôngự sử, có đi sứ Trung Quốc Cuối năm Đoan Khánh thứ 3 (1507), ông đemquân chống cự với Lê Tương Dực và tử trận

Chu Hoãn, người làng Nhân lý, huyện Thanh Lâm (Hải Dương) đỗ HoàngGiáp năm Hồng Đức 24

Hàn lâm viện kiểm thảo; Phạm Cẩn Trực, Nguyễn Ích Tốn, Đỗ Thuần Thư, Phạm Nhu Huệ, Lưu Dịch, Đàm Thuận Huy, Phạm Đạo Phú.

Phạm Cẩn Trực, người làng Đàm Xá, huyện Gia Lộc (Hải Dương) đỗ tiến

sĩ năm Hồng Đức 15 làm đến Phủ doãn phú Phụng Thiên (Thăng Long)

Nguyễn Ích Tốn người làng Mậu Khê, huyện Đan Phượng (Sơn Tây) đỗtiến sĩ năm Hồng Đức 15, làm đến Lễ bộ tả Thị lang, ông là cháu ngoại trạngnguyên Nguyễn Trực

Đỗ Thuần Thư, trước có tên là Thuân Tông, nguời làng Tử Kiều, huyệnĐông An, nay là huyện Khoái Châu (Hưng Yên), đỗ tiến sĩ khoa Hồng Đức 18,làm đến Thừa chính sứ

Phạm Nhu Hụê, người làng Phù Vệ, huyện Ngự Thiên Hưng Yên (nay làHưng Nhân Thái Bình) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức18 cũng làm đến Thừa chính sứ Lưu Dịch, người làng Nại Xuyên, huyện Kim Thành (Hải Dương) đỗ tiến

sĩ năm Hồng Đức 21

Đàm Thận Huy hiệu là Mặc Hiên, người làng Ông Mặc huyện Đông Ngàn(nay là Từ Sơn Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức 21, làm đến Lễ bộ Thượng

Trang 24

thư, Tri chiêu văn quán, có đi sứ Trung Quốc, về sau ông chống nhau với MạcĐăng Dung nhưng thất bại, uống thuốc độc chết, được tặng phong là “tiết nghĩa”đời Cảnh Hưng.

Phạm Đạo Phú, người huyện Đại An (Nam Định) đỗ tiến sĩ năm HồngĐức 21, làm đến Hình bộ Tả thị lang

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì hội Tao đàn chỉ có bấy nhiêu người nhưng theo Việt sử thông giám cương mục và theo Thoái thực ký văn thì còn

thêm Chu Huân

Chu Huân là người làng Ngọc Đội, huyện Vũ giàng (Bắc Ninh) đỗ tiến sĩnăm Hồng Đức thứ 6 làm đến Thừa chính sứ

Theo Thoái thực ký văn còn thêm hai người sái phu là Lương Thế Vinh và

Thái Thuận

Lương Thế Vinh người làng Cao hương, huyện Thiên bản (nay là huyên

Vũ bản, Nam định) đỗ trạng nguyên năm Quang Thuận thứ 4(1463), làm đếnHàn lâm thừa chỉ chưởng viện sự Ông có soạn khoa giáo kinh phật

Thái Thuận người làng Liễu Lâm, huyện Siêu loại (nay là Thuận Thành,Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6, giữ chức quán các (Sử quán và nộicác) Hơn 20 năm sau làm chức Tham chính tỉnh Hải Dương Ông còn tập thơ

Lã đường di cảo truyền ở đời.

Hội viên Tao đàn thường làm thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm để xướng họacùng nhau, hay nói đúng hơn họa những bài xướng của Lê Thánh Tông Loạithơ mà hội Tao đàn làm nhiều nhất là loại vịnh cảnh trí thiên nhiên, vịnh phẩmvật, vịnh nhân vật lịch sử,…Hầu hết thơ Nôm hội Tao đàn còn lại ghi trong

Hồng Đức quốc âm thi tập lần đầu tiên được phiên âm ra quốc ngữ trọn bộ.

[7,7- 13]

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời tập thơ

Văn học Nôm nửa thứ hai của thế kỷ XV phát triển trên cơ sở kế thừa

những thành tựu của nữa đầu thế kỷ, mà tiêu biểu là “Quốc âm thi tập” của

Nguyễn Trãi Thời này, Lê Thánh Tông cũng sáng tác thơ nôm và khuyến khíchcác triều thần tham gia, do đó việc sáng tác văn học Nôm đã trở thành một

Trang 25

phong trào Phong trào đó chủ yếu là ở cung đình, nhưng có thể đã có tác dụnglôi cuốn nhiều nho sĩ ngoài cung đình, điều đó đã thể hiện một bước tiến mớicủa dòng văn học Nôm Việc khuyến khích sáng tác văn học Nôm của Lê ThánhTông đã tạo điều kiện cho văn thơ Nôm phát triển mạnh mẽ hơn Nhà vua đã láiphong trào văn học chữ Nôm vào quỹ đạo cung đình, và điều này đã gây nênnhiều hạn chế cho văn học chữ Nôm Nhưng dù sao thì những tác phẩm có giátrị vẫn chứa đựng yếu tố dân tộc và màu sắc dân gian Văn học chữ Nôm đã cómột bước tiến đáng kể trong lĩnh vực trau dồi và nâng cao sức biểu hiện của

ngôn ngữ văn học dân tộc Những tác phẩm Nôm được sáng tác thời đó là Thập giới cô hồn quốc ngữ văn và Hồng Đức quốc âm thi tập [45, 544].

Hồng Đức quốc âm thi tập là tuyển tập thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông và

các triều thần, sáng tác khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470- 1497), được đời sausưu tập Các bài không đề tên tác giả, nhưng thấy rõ là của nhiều người, vì cóthơ xướng họa, hoặc xoay quanh một đề tài Một số bài cho rằng có lẫn với thơcủa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trịnh Căn Chia làm năm môn loại, gồm 328 bài Cuốitập thơ có thêm 45 bài thơ về truyện “ Vương Tường” do người sau thêm vào Tác phẩm là kết quả của phong trào sáng tác thơ Nôm ở cung đình do nhà vuakhởi xướng, nên nặng về trau chuốt hình thức Nổi bật là niềm vui sướng, thảnh thơi,tính điệu lạc quan yêu đời của con người được sống trong cảnh thái bình, thịnh trị:

Nhà nam, nhà bắc đều no mặt

Lừng lẫy cung ca khúc thái bình

(Nhất canh, bài 33, Thiên địa môn)

Lầu treo cung nguyệt người êm giấc

Đường quạnh nhà thôn của nhặt cài

(Nhị canh, bài 34, Thiên địa môn)

Rải rác trong tập thơ có những nét bút trào phúng khá rõ, chẳng hạn.Tả ngôi nhà dột tác giả viết :

Đêm có ả trăng làm bạn cũ

Ngày thì dì gió quét bên giường

(Lậu ốc, bài 69, Phẩm vật môn))

Trang 26

Nói cuộc tương phùng:

Ong già buông nọc châm hoa rữa

Dê yếu văng sừng húc dậu thưa

( Tương phùng, bài 8, Nhàn ngâm chư phẩm)

Tác giả miêu tả hình ảnh thiếu nữ qua bài Cái quạt:

Lưng mềm yểu điệu mười lăm tuổi

Má điểm yên chi bảy tám khuyên

(Phiến, bài 58, Phẩm vật môn)

Qua bài thơ vịnh Cây đánh đu, tác giả viết:

Bốn cột lang nha cắm để trông

Ả thì đánh cái ả còn ngong

Tế hậu thổ khom khom cật Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng Tám bức quần hồng bay phơi phới Hai hàng chân ngọc đứng song song Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy Nhổ cột đem về lỗ bỏ không.

(Cây đánh đu, bài 64, Phẩm vật môn)

Khi ca ngợi vẽ mĩ lệ của thiên nhiên, đất nước với khung cảnh rất nên thơ Chùa Phật tích gợi lên một cảnh đẹp rất dịu dàng:

Ngấc mặt trông lên Phật tích san Non cao vòi vọi khác phàm gian Chim bay rặng liễu dường thoi dệt Nước chảy ao sen tựa suối đàn Thông bảy tám hàng che kiểu tán Mây năm ba thước phủ thay màn Thi nhân rằng có đâu hơn nữa Cho khách xin làm một thước đoan.

(Phật tích sơn tự, bài 25, Phong cảnh môn)

Cảnh chùa Non nước là một khung cảnh nên thơ, tương truyền là nơi tiên ở.

Trang 27

Nơi gọi Bồng, nơi gọi Nhược Hai bên góp làm non nước

Đá chồng hòn thấp hòn cao Sóng trục lớp sau lớp trước Phật hư vô cảnh thiếu thừa Khách danh lợi buồm xuôi ngược Vẳng nghe trên gác boong boong Lẩn thẩn dưới chùa lần bước.

(Chùa Non nước, bài 45,Phong cảnh môn)

Bài thơ Tam kỳ giang cũng là một khung cảnh rất đẹp:

Cá ăn mạt nước tan vầng thỏ

Triều rẽ đầu non lụt bóng dao

Xẩy thấy một thuyền trong thuở ấy

Dường như ngư phủ lạc nguồn đào.

Hay trong chùm bài Vịnh trăng, ánh trăng được miêu tả rất đẹp, ánh sáng tràn

ngập cả bầu trời:

Cao vòi vọi sáng thanh thanh Đúc muôn trượng lại là phần bóng Thu chín châu về một khắc canh Nhiều thuở rây vàng tương gác đỏ Nghê phen nhả ngọc thếp cung xanh

(Họa vần bài vịnh trăng II, Thiên địa môn)

Hoặc khi nói về các anh hùng lịch sử, về truyền thống quang vinh của đất nước

đó là những người có công với nước, với dân:

Nối dòng thi lễ nho tông Tranh giải khôi nguyên chói bảng vàng Nam Bắc hai triều danh dậy

Phong lưu một cửa họ sang (Điếu Nghĩa bang trạng nguyên, bài24, Nhân đạo môn)

Trang 28

Nghe tiếng Hùng Vương bèn nảy việc Mảng danh nghịch tặc đã kinh hồn Vớt vàng ngựa sắt hằng di để

Làng Gióng non trâu miếu hãy còn

Tự điển trời Nam ngôi đệ nhất

Ân phò quốc thế vững bằng non

(Xung Thiên Thần Vương, bài 84,

Thơ vịnh đền miếu, nhân vật)

Ngoài ra còn có bóng dáng của người bình dân lam lũ, thể hiện rõ trong

chùm thơ: Vịnh năm canh và các bài thơ Ngư, tiều, canh, mục…cùng với những

sự vật quen thuộc những sinh hoạt giản dị bình thường ở nông thôn Việt Nam

như: Cái đó, cái cối xay, cái diều giấy, con cóc, con rận, con muỗi, cây chuối, rau cải, củ khoai…

Thể thơ Hàn luật thất ngôn có xen những bài pha lục ngôn Nghệ thuật thơcũng rất điêu luyện, nhiều thành ngữ, tục ngữ, từ láy, được sử dụng thành thục.Trong tập thơ tính ước lệ tượng trưng nhiều nhưng cũng không át được nhữngchi tiết tả thực sinh động Ngôn ngữ văn học dân tộc trong tác phẩm đã tươngđối thành thục Ở một số bài, thấy có tiếng cười hài hước, trào lộng, rất gần với

bút pháp thơ Hồ Xuân Hương sau này, như các bài Tượng Bà Banh, Cây đánh

đu, Quả sơn…

1.2.3 Số lượng và chất lượng tập thơ (đề tài, chủ đề, nội dung, tư tưởng)

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ Đường luật thất ngôn

bát cú và tứ tuyệt, có xen những câu lục ngôn thể Tập thơ này được chia làmnăm phần

- Phần Thiên địa môn: gồm 59 bài, gồm những bài Vịnh tết nguyên đán, vịnh

trăng, vịnh Hằng nga, vịnh bốn mùa, vịnh năm canh, vịnh mười hai tháng

- Phần Nhân đạo môn: gồm 46 bài, gồm những bài Tự thuật của Lê Thánh

Tông, nhũng bài vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc như Hán Cao Tổ, Hạng Vũ,Hán Tam Kiệt (Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín), và một số ít bài vịnh theotruyền thuyết Trung Quốc như Tô Vũ chăn dê, Lưu Nguyễn nhập Thiên thai,

Trang 29

Chiêu Quân xuất tái, những bài vịnh nhân vật lịch sử trong nước như Điếu LêKhôi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực, Mỵ Ê, Hoàng giang điếu Vũ Nương.Ngoài ra, cũng có một số bài nói về đạo trung hiếu hay lẽ tứ khoái…

- Phần Phong cảnh môn: gồm 66 bài, vịnh cảnh trí thiên nhiên hoặc ở Trung

Quốc hoặc ở nước ta, như Tiêu Tương bát cảnh, Tứ thú(Ngư, Tiều, Canh, Mục)các sông núi đền chùa, các cảnh thơ mộng như Tân xuân lữ xá, Sơ thu xá, đặcbiệt có các bài vịnh di tích lịch sử như Phật tích sơn tự, Bạch đằng giang,Chuông Phả lại, Nguyệt Bình than…

- Phần Phẩm vật môn: gồm 69 bài, vịnh cảnh vật nói chung, như vịnh Tuyết,

Nguyệt, Phong, Hoa, Cầm, Kỳ, Thi, Tửu, vịnh các loại cây cảnh, như Tùng,Mai, Mẫu đơn, Sen…Các loại cây thực phẩm Dưa, Khoai, Cải Ngoài ra còn

có những bài vịnh về giống vật như Cóc, Muỗi, Voi …Hay các đồ vật linh tinhkhác như cái kim, con diều giấy, cây đánh đu…

- Phần Nhàn ngâm chư phẩm: gồm 88 bài Đây là những bài rơi rớt lại,

không ở mấy mục kia, cho nên đề tài cũng phức tạp, có những bài vịnh cảnh tríthiên nhiên, có những bài tự thuật, có những bài vịnh nhân vật lịch sử nhưKhổng Thánh, Trưng Nữ Vương, Triệu Thị Trinh, Gia Cát Lượng, Chử Đồng

Tử, truyện Vương Tường…[7,13]

Mỗi môn loại thể hiện những tình cảm khác nhau, như tình yêu thiênnhiên, tình yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những trí óc thông minh, nhũngtâm hồn trong sáng để từ đó toát lên lòng yêu tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trongcảnh độc lập và thanh bình

Ta thấy rằng Hồng Đức quốc âm thi tập khá phong phú về số lượng bài thơ

nhưng lại thể hiện khuynh hướng sáng tác cung đình; nặng về “ngâm hoa vịnhnguyệt, cầm, kỳ, thi, tửu” mượn thơ văn làm trò tiêu khiển cho lớp người sống đài các phong lưu Vì thế tập thơ thường nặng về đẽo gọt hình thức mà nội dung

có phần nghèo nàn , ý câu thơ sáo, chẳng hạn những câu thơ sau:

Tuyết nguyệt phong hoa xui hứng khách Cầm kỳ thi tửu gợi lòng người

(Bát vịnh khởi ngâm,bài1, Phẩm vật môn)

Trang 30

Nguyệt cao nguyệt tỏ khi hoa chiếng Hoa thấp hoa hay thửo nguyệt tà Nguyệt ngậm ngùi hoa khi hạ tới Hoa ngao ngán nguyệt thuở thu qua ( Hoa ngụyệt, bài 6, Nhàn ngâm chư phẩm)

Tuyết nguyệt phong hoa dầu hứng đủ Cầm kỳ thi tửu mặc dùng no.

(Bát vịnh kiết ngâm, bài 10, Phẩm vật môn)

Nồng lạt ỷ…quân tử chi Cầm, kỳ, thi, tửu mới hay tình

(Tửu, bài 9, Phẩm vật môm)

Hồng Đức quốc âm thi tập cũng thể hiện phong cách khá lộ liễu đó là khuynh hướng ca tụng vua, ca ngợi chế độ phong kiến Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ của nhiều tác giả, cho nên về mặt nội dung cũng như nghệ thuật có

nhiều hình nhiều vẽ khó có thể đánh đồng nhất loạt được, và có thể nói đây cũng

là một hạn chế của tập thơ này Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế, yếukém, thì tập thơ cũng thể hiện được những mặt tích cực, khả thi về nội dungcũng như về hình thức ngôn ngữ văn học

Hồng Đức quốc âm thi tập thường pha lẫn hai mặt tích cực và tiêu cực với

nhau Nhìn chung khá nhiều bài thơ mang âm điệu ngợi ca triều đại phong kiến trongbuổi thịnh thời Chẳng hạn trong một số bài thơ thể hiện rõ điều này:

Cơ mầu thợ hóa bốn mùa vần Đông cuối ba mươi mồng một xuân

Rờ rỡ cửa vàng ngày Thuấn rạng Làu làu phiến ngọc lịch Nghiêu phân Cao vòi vọi ngôi hoàng cực

Khắp lâng lâng khắp thứ dân Tôi mọn dự đòi hàng ngọc duẫn Non cao kính chúc tuổi minh quân

(Tết nguyên đán, bài 1, Thiên địa môn)

Trang 31

Ba dương đã gặp thuở ngày vần Bốn bể đều mừng một chúa xuân Nức ngai vàng, hương mấy hộc Trang cửa phượng ngọc mười phân Trời lộng lộng hay lòng thánh Gió hây hây khắp muôn dân Nhờ ấm dân khi hênh bóng nắng Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân

(Họa vần bài tết nguyên đán, bài 3,Thiên địa môn)

Hay trong bài Vịnh cảnh mùa xuân, tác giả làm thơ để ca ngợi tấm lòng vua giúp dân trong lúc đói kém và vì thế nhân dân được sống no đủ trong cảnh thái bình:

Một khí trời đắp đổi vần

Ba tháng đông lại ba tháng xuân Sinh thành mọi việc đều tươi tốt Đầm ấm ngày nào chẳng đượm nhuần Tượng mở thái hòa Nghiêu vỗ trị

Ơn nhiều chẩn thải Hán nuôi dân Đài xuân bốn bể đều vây họp Tuổi tám mươi, tôi chúc thánh quân.

(Vịnh cảnh mùa xuân, bài 5, Thiên địa môn)

Trong bài thơ Tự thuật của Lê Thánh Tông, nhà thơ làm thơ nói rõ công

việc hàng ngày của mình Điều đó chứng tỏ ông là một ông vua chăm chỉ, hếtlòng vì dân, vì nước:

Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời, dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu Nhân khi cơ biến xem người biết, Chứa thuở kinh quyền xét lễ mầu Mựa biểu áo vàngchăng có việc

Đã muôn việc nhiệm trước vào đâu.

(Tự thuật, bài 1, Nhân đạo môn)

Trang 32

Hay khi nói về đạo vua tôi, nhà thơ cũng ca ngợi đạo đức làm vua “vuasáng tôi hiền”:

Năm đấng lẽ hằng vẹn trước sau Vua tôi đạo cả ở trên đầu

Thể trời, đất ngôi cao thấp

Vì nước, dân, thuở dấu âu Thuấn nảy Cao, Quì vui đức hợp Thang dùng Y, Hủy lấy nhân thân Rầy mừng chúa thánh, tôi hiền rập Cùng hưởng tôn vinh tộ dõi lâu.

( Quân thần, bài 38, Nhân đạo môn)

Ngoài ra trong Hồng Đức quốc âm thi tập còn có một số bài thơ nói về đạo

trung hiếu, lẽ tứ khoái Nói về đạo làm người Lê Thánh Tông cho rằng trong

cuộc đời con người phải theo đạo “Tam cương ngũ thường”:

Đạo cả cương thường năm lẫn ba Đạo “Tam cương”Vua tôi, cha con,vợ chồng.

Đạo “Ngũ thường” Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Đạo vua tôi phải thân thiện, vua sáng tôi hiền, hết lòng vì dân, bề tôi hếtlòng phò vua giúp nước:

Rầy mừng chúa thánh, tôi hiền rập Cùng hưởng tôn vinh tộ dõi lâu.

(Quân thần, bài 38, Nhân đạo môn)

Tình anh em phải hết mực yêu thương nhau, sống hòa thuận có trên có dưới:

Cùng lòng ruột mẹ cha sinh Anh mực yêu em, em kính anh

Con cái phải có hiếu với cha mẹ, kính trọng cha mẹ, vì cha mẹ là người sinhthành dưỡng dục chúng ta nên người:

Ngày ngày gội tắm nhơ đâu bén Tháng tháng dùi mài đá ắt mòn (Giáo tử, bài 40,Nhân đạo môn)

Trang 33

Đối với vợ chồng sống với nhau phải thủy, chung son sắt:

Nghĩa đạo vợ chồng xem rất trọng Làm đầu phong hóa phép chưng nhà (Vi nhân tử, bài 37, Nhân đạo môn)Nhưng, trong tập thơ vẫn thấy thể hiện truyền thống yêu nước và lòng tự hàodân tộc, ca ngợi cảnh núi sông, các di tích lịch sử đền, chùa, miếu mạo, quánđộng của đất nước:

Rửa không thay thảy thằng Ngô dại Giũ mọi lâng lâng khách Việt hầu

Nọ đỉnh Thái sơn rành rạch đó Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu (Bạch đằng giang, bài 34, Phong cảnh môn)

Hay ngọn núi Nam công cũng là ngọn núi được tác giả nhắc đến đầy tự hào:

Đá ấy xương cỏ ấy lông Trời Nam đứng giữa gọi Nam công Múa vai bóng rợp dân muôn họ Giương cánh nâng phò nước chín trùng

….

Đành hay là giống trời sinh đó Ngỏng cổ về chầu đất tổ long (Nam công sơn, bài 31, Phong cảnh môn)Tập thơ cũng phản ánh được một số vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống của dân tộctrong thời bấy giờ Đó là cảnh nhân dân no đủ sống trong cảnh thái bình, được

thể hiện qua chùm thơ Ngư ,tiều canh, mục và chùm thơ Ngũ canh (Vịnh năm

canh) Hình ảnh người lao động được phác họa qua những từ ngữ liên quan đến

nghề làm ruộng như: Trâu, nghé, ruộng cày, cuốc, diệt, vắt

Hình ảnh người làm ruộng:

Gió ngàn xanh xoay nón lệch Mưa núi lục cúi lưng khom

Trang 34

Tấc đất tấc vàng yêu bấy tá

Mồ hôi dồn dọi thuở đầu mom

(Canh, bài 52, Phong cảnh môn)Hình ảnh người đi cày:

Một cày, một cuốc phận đà đành Song viết ai bằng song viết canh Diệt, vắt tay cầm quyền tướng súy

… Ruộng lành dõi được giống nhà lành (Vịnh người đi cày, bài 61, Phong cảnh môn)Hình ảnh người hái củi:

Đầu non đã tạnh khói còn om Mấy gã tiều phu đã sớm nom Nửa bó sơn hà mang đủng đỉnh Đôi bên phong nguyệt quảy lom khom

(Họa người bài hái củi, bài 55, Phong cảnh môn)Hay: Một rìu, một búa của chiều hôm

(Vịnh người hái củi, bài 60,Phong cảnh môn)Người chăn trâu thì nào là; Cỏ, u trâu, mũi nghé, nón nan, rò trúc, thả chăn…

Đầu ngàn êu ếu cỏ xanh om Thả thả chăn chăn ít lại nom Mũi nghé lui chân đứng nhảy

U trâu vịnh cật ngồi khom Vang địch trúc lao xao hỏi Mảng ca sừng ngấp nghé nhòm

(Mục, bài 53, Phong cảnh môn)

Nhật nguyệt đôi vầng tấm nón nan Giang sơn ngàn dặm một rò trúc

(Vịnh người chăn trâu, bài 62, Phong cảnh môn)Người đánh cá thì có cần câu, chài, lưới, lèo, buồm, chèo, quai, thuyền…

Trang 35

Xảy thấy thằng chài đứng ấy nom Manh áo quàng mang lụp xụp Quai chèo xách, đứng lom khom

( Ngư, bài 50, Phong cảnh môn)

Thuyền ai chiếc bé tiếng đà om Thấy lũ thằng chài đứng vịnh nom Nửa tấm áo tơi che lủn củn

Một cần câu trúc uốn khom khom.

(Họa bài người kiếm cá, bài 54, Phong cảnh môn) Mui rách dập dềnh năm bảy chiếc

Chèo cùn nối nắm một đôi tai

(Vịnh thuyền người đánh cá, bài 63, Phong cảnh môn)

Chấp chảnh trời vừa mọc đẩu tinh Ban khi trống một mới thu canh Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc Sườn núi chim gù ẩn lá xanh Tuần điếm kìa ai khua mõ cá Dâng hương nọ kẻ nện chày kình Nhà nam, nhà bắc đều no mặt Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình

(Nhất canh, bài 33,Thiên địa môn)Tất cả hình ảnh đó đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh và cuộc sống vất

vả, cực nhọc nhưng vui vẽ, hạnh phúc của người lao động

Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ của nhiều tác giả, cho nên ý thơ và lời

thơ cũng muôn màu muôn vẻ, nhiều khía cạnh khác nhau, chi tiết khác nhau,phong cách khác nhau Tuy nhiên hướng sáng tác vẫn tập trung dưới sự chỉ đạo

của nhà vua, từ trật tự cho đến trung tâm đề tài, đến các chủ đề chung.

Chẳnh hạn, trong phần Thiên địa môn có đến bốn bài Tết nguyên đán cùng một vần (Tết nguyên đán, Lại thơ tết nguyên đán, Họa vần bài vịnh tết nguyên đán (hai bài)); sau các bài thơ về tết nguyên đán lại có đến mười hai bài vịnh

Trang 36

cảnh bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông (Mỗi mùa lại có ba bài ) Thơ vịnh trăng có

đến mười một bài, trong đó một bài xướng và mười bài họa…

Hiện tượng đa dạng của đề tài và chủ đề, hiện tượng chênh lệch về trình độnghệ thuật và sự nhiều vẻ về phong cách nghệ thuật cũng nói lên tính chất củanhiều tác giả của tác phẩm; đồng thời cũng cho thấy thời này đã có một phongtrào sáng tác thơ Nôm lôi cuốn nhiều người Nhưng cần phải khng định rằng quatập thơ này vẫn toát lên ý thức của nhà vua về sự khẳng định vai trò lịch sử, và

triều đại thịnh trị của mình Và đương nhiên Hồng Đức quốc âm thi tập cũng nêu

lên được nhiều nét về truyền thống tốt đẹp ở tinh thần dựng nước và giữ nước của

tổ tiên ta, cũng như sự bền vững và sức vươn lên của nền văn hiến Việt Nam:

Dẹp yên tám cõi mới buông tay

Lồ lộ thai tinh một đóa mây

Tể tướng bếp tàn mai vạc lạnh Tướng quân doanh vắng liễu chau mày Phong lưu phú quý ba đời thấy

Sự nghiệp công danh bốn bể hay Thương ít tiếc nhiều khôn xiết chế Miếu đường hầu lấy cột nào thay.

(Điếu( viếng) Lê Du, bài 12, Nhân đạo môn)

Khí thiêng đã lại thu sơn nhạc Danh lạ còn truyền để quốc gia Khuất ngón tay than tài cái thế Lấy ai làm trạng nước Nam ta.

( Điếu Cao Hương Lương Trạng nguyên

bài 13, Nhân đạo môn)

Bài thơ Lý Ông Trọng cũng nói lên được rất rõ truyền thống dựng nước và

giữ nước của dân tộc ta:

Phò Nam dẹp Bắc tài văn võ Chắc nước, giày non sức quỷ thần

….

Trang 37

Chàng Cao, gã Triệu chiêm bao rõ Càng sự An nam có thánh nhân.

(Lý Ông Trọng, bài 86,Thơ vịnh đền miếu nhân vật)

Bài thơ Trưng Vương cũng vậy nhằm nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:

Tô Định hồn bay vang một trận Lĩnh nam mở cõi vững trăm thành Mới giày bảo vị ra ơn rộng

Đã đội hoa quan xuống phúc lành Còn nước, còn non, còn miếu mạo,

Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.

(Trưng Vương, bài 87, Thơ vịnh đền miếu nhân vật)

Nhìn chung, văn học nửa sau thế kỷ XV tuy bị chi phối bởi quan niệm nghệthuật cung đình, nhưng vẫn còn có nội dung yêu nước Diện mạo văn học thời

kỳ này khá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần (tronghội Tao đàn) có văn học thoát ly ảnh hưởng cung đình của các nhà thơ có thi tậpriêng Có văn học ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn học phản ánh cuộcsống của nhân dân Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa dạng nhất định, cóphong cách thơ cung đình thiên về từ chương, cũng có phong cách thơ điền viênchú trọng tính sinh động cụ thể của đời sống, lại cũng có phong cách thơ triết lý[16, 319]

Tuy nhiên, nhiều tác giả, nhất là các tác giả cung đình, trong đó có LêThánh Tông, đã đóng góp tích cực vào bước tiến của lịch sử văn học Việt Nam,trong đó có thơ Nôm- Đường luật

Trang 38

Chương 2

PHONG CÁCH TẬP THƠ HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

QUA THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG

2.1 Giới thuyết khái niệm hình tượng và thế giới hình tượng

Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiệnmột cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lậpcủa hình tượng nghệ thuật Nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởngngoạn Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xãhội được cảm nhận Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩtới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hìnhtượng nhân dân hoặc hình tượng tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tínhphong phú

Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến, được sống cuộc sống trong tácphẩm Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống không phải sao chép y nguyênnhững hiện tượng có thật, mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởngtượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượngsâu sắc, từng làm cho nghệ sỹ day dứt, trăn trở cho người khác Hình tượng nghệthuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại vừa có khảnăng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đờisống theo quan niệm của nghệ sĩ Hình tượng nghệ thuật phải phản ánh các kháchthể thực tại tự nó mà thể hiện toàn bộ mối quan hệ sống động giữa chủ thể và kháchthể Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực, mà còn thưởng thức

cả nét vẽ, màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy [10, 123]

Vì những lẽ trên, cấu trúc hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thốngnhất cao độ giữa các mặt đối lập chủ quan và khách quan, lý trí và tình cảm, cábiệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vôhình và cũng chính vì những lẽ trên, hình tượng còn là một quan hệ xã hội- thẩm

mĩ vô cùng phức tạp trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức

Trang 39

tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng Thứ đến là quan hệ giữa thế giớinghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh.Về phương diện này, hình tượng khôngchỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa từng cótrong hiện thực Đó còn là quan hệ giữa tác giả với hình tượng, với cuộc sốngtrong tác phẩm Một mặt, hình tượng là hình thức, tình cảm, một nội dung nhấtđịnh, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ Mặt khác, hình tượng lại là một kháchthể tinh thần, có cuộc sống riêng không phụ thuộc vào ý muốn Và cuối cùng làquan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ thuật, giữa hình tượngvới ngôn ngữ của một nền văn học

Mỗi một loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu riêng biệt để xâydựng hình tượng Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, của kiến trúc làmảng khối, của âm nhạc là giai điệu, âm thanh, văn học lấy ngôn từ làm chấtliệu Hình tượng văn học là hình tượng ngôn từ [10,123-124]

2.2 Thế giới hình tượng trong Hồng Đức quốc âm thi tập

Thế giới hình tượng trong Hồng Đức quốc âm thi tập rất đa dạng và phong

phú Có thể nói rằng tất cả những gì có trong cuộc sống đều được các tác giả

Hồng Đức quốc âm thi tập tái hiện trong tập thơ Từ không gian, thời gian, sông,

núi,đền, chùa cả những vật tầm thường nhất như rau, củ, quả, các con vật nhưcon cóc, con muỗi, con rận,…cho đến hình tượng con người, xuất hiện một cáchsinh động và chân thật nhất trong tập thơ này

2.2.1 Thế giới hiện thực khách quan và xã hội con người (khách thể đời

sống) được thể hiện trong tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập”

2.2.1.1 Thế giới hiện thực khách quan và xã hội con người được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong tập thơ

Từ thời gian đến không gian của vũ trụ, từ năm tháng đến ngày giờ, từ nhữngbậc như Khổng Tử đến phường cờ bạc, từ những vị vua như Hán Cao Tổ chođến anh ăn mày, từ những người yêu nước như Phù Đổng Thiên Vương cho đếnanh bù nhìn, từ cảnh trời bao la rộng lớn đến những nơi ẩm thấp ao tù nướcđọng, từ cây tùng cây bách cho đến cây rau cây cải nhỏ bé, từ loài đẹp sangtrọng như hoa cúc, mẫu đơn …đẹp đẽ cho đến loài hoa bình dị mộc mạc như hoa

Trang 40

chuối, hoa cải… từ những con vật to lớn như voi… cho đến con vật nhỏ bé nhưcon cóc, con rận… từ miếu đường chùa chiền cho đến ngôi nhà dột, từ nhữngmối tình thần tiên (Lưu Nguyễn) đến những chuyện không hạnh phúc như vợchồng ruồng rẩy nhau, nghi ngờ nhau như Vũ Nương…tất cả đều được tái hiệntrong tập thơ Điều này chứng tỏ các tác giả đã quan tâm tới tất cả những gì tồntại trong thế giới này để miêu tả chúng sinh động và chân thật nhất.

Có thể nói rằng, thế giới hiện thực khách quan bao trùm toàn vũ trụ bao larộng lớn trong đó bao gồm cả không gian thời gian vô biên vô tận thậm chí còn

vô hình vậy mà các tác tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đã miêu tả nó một

cách sinh động làm cho nó có hình rồi tô vẽ cho nó trở thành muôn hình:

Rờ rỡ của vàng ngày Thuấn rạng

Làu làu phiến ngọc lịch Nghiêu phân Cao vòi vọi ngôi hoàng cực

Khắp lâng lâng phúc thứ dân

(Tết Nguyên đán, Bài 1, Thiên địa môn)

Sự vô biên của thời gian là vậy, nhưng cũng bị tác giả đóng khung, giới hạnvào khuôn lồng của năm, tháng, ngày, giờ:

Đằng đẳng ngày chầy dương tán nắng

Đùn đùn bóng rợp phủ màn hòe (Cảnh mùa hè, bài 7, Thiên địa môn)

Hoặc khi miêu tả cảnh mùa thu:

Vàng phô rãnh cúc khi sương rụng Bạc điểm ngàn lau thuở tuyết mù

(Cảnh mùa thu, bài 9, Thiên địa môn)Hay cảnh mùa đông :

Vận bốn mùa này đã có công Đêm dài bởi một thuở ba đông Song mai nguyệt tỏ song bằng nước Cửa trúc sương xâm lạnh nữa đồng (Vịnh cảnh mùa đông, bài 11, Thiên địa môn)

Ngày đăng: 15/12/2015, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2004
[2]. Hà Như Chi (2000), Việt Nam thi văn giảng luận, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thi văn giảng luận
Tác giả: Hà Như Chi
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
[3]. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2006), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2006
[5]. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
[6]. Hữu Đạt (2000), Phong cách và phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách và phong cách chức năng tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
[7]. Phạm Trọng Điềm- Bùi Văn Nguyên (Phiên âm- chú giải- giới thiệu) (1962) Hồng Đức quốc âm thi tập , Nxb Văn hóa Viện Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Đức quốc âm thi tập
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn học
[8]. Mai Xuân Hải (1986) Thơ văn Lê Thánh Tông , Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Lê Thánh Tông
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
[9]. Mai xuân Hải (1994), Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông , Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông
Tác giả: Mai xuân Hải
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1994
[10]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
[11]. Nguyễn Thái Hòa (1998), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận phong cách học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[13]. Hồ Sĩ Hiệp và các tác giả khác, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1997), Nxb Văn học Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp và các tác giả khác, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhà XB: Nxb Văn học Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1997
[14]. Phạm Mai Hương (1998), Tìm hiểu giá trị của phần “ Phong cảnh môn” trong Hồng Đức quốc âm thi tập , Luận văn tốt nghiệp Đại học,Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giá trị của phần “ Phong cảnh môn” "trong Hồng Đức quốc âm thi tập
Tác giả: Phạm Mai Hương
Năm: 1998
[15]. Nguyễn Phạm Hùng (1999) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[16]. Đinh Gia Khánh (Chủ bên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1998), Văn học Việt Nam ( từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XVIII), Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam ( từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XVIII
Tác giả: Đinh Gia Khánh (Chủ bên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
[17]. Đinh Gia Khánh (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1983
[18]. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2001), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
[19]. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
[20]. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hóa Thông tin
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin"
Năm: 2000
[21]. Tôn Phương Lan (2001), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Tôn Phương Lan
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
[22]. Nguyễn Lộc (1984), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Hồ Xuân Hương
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Văn học Hà Nội
Năm: 1984

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w