Số lượng và chất lượng tập thơ (Đề tài,chủ đề,nội dung, tư tưởng)

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật hồng đức quốc âm thi tập (Trang 28 - 39)

6- Cấu trúc luận văn

1.2.3 Số lượng và chất lượng tập thơ (Đề tài,chủ đề,nội dung, tư tưởng)

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ Đường luật thất ngôn

bát cú và tứ tuyệt, có xen những câu lục ngôn thể. Tập thơ này được chia làm năm phần.

- Phần Thiên địa môn: gồm 59 bài, gồm những bài Vịnh tết nguyên đán, vịnh trăng, vịnh Hằng nga, vịnh bốn mùa, vịnh năm canh, vịnh mười hai tháng...

- Phần Nhân đạo môn: gồm 46 bài, gồm những bài Tự thuật của Lê Thánh Tông, nhũng bài vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc như Hán Cao Tổ, Hạng Vũ, Hán Tam Kiệt (Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín), và một số ít bài vịnh theo truyền thuyết Trung Quốc như Tô Vũ chăn dê, Lưu Nguyễn nhập Thiên thai, Chiêu Quân xuất tái, những bài vịnh nhân vật lịch sử trong nước như Điếu Lê

Khôi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực, Mỵ Ê, Hoàng giang điếu Vũ Nương. Ngoài ra, cũng có một số bài nói về đạo trung hiếu hay lẽ tứ khoái…

- Phần Phong cảnh môn: gồm 66 bài, vịnh cảnh trí thiên nhiên hoặc ở Trung Quốc hoặc ở nước ta, như Tiêu Tương bát cảnh, Tứ thú(Ngư, Tiều, Canh, Mục) các sông núi đền chùa, các cảnh thơ mộng như Tân xuân lữ xá, Sơ thu xá, đặc biệt có các bài vịnh di tích lịch sử như Phật tích sơn tự, Bạch đằng giang, Chuông Phả lại, Nguyệt Bình than…

- Phần Phẩm vật môn: gồm 69 bài, vịnh cảnh vật nói chung, như vịnh Tuyết, Nguyệt, Phong, Hoa, Cầm, Kỳ, Thi, Tửu, vịnh các loại cây cảnh, như Tùng, Mai, Mẫu đơn, Sen…Các loại cây thực phẩm Dưa, Khoai, Cải...Ngoài ra còn có những bài vịnh về giống vật như Cóc, Muỗi, Voi …Hay các đồ vật linh tinh khác như cái kim, con diều giấy, cây đánh đu…

- Phần Nhàn ngâm chư phẩm: gồm 88 bài. Đây là những bài rơi rớt lại, không ở mấy mục kia, cho nên đề tài cũng phức tạp, có những bài vịnh cảnh trí thiên nhiên, có những bài tự thuật, có những bài vịnh nhân vật lịch sử như Khổng Thánh, Trưng Nữ Vương, Triệu Thị Trinh, Gia Cát Lượng, Chử Đồng Tử, truyện Vương Tường…[7,13].

Mỗi môn loại thể hiện những tình cảm khác nhau, như tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những trí óc thông minh, nhũng tâm hồn trong sáng để từ đó toát lên lòng yêu tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong cảnh độc lập và thanh bình.

Ta thấy rằng Hồng Đức quốc âm thi tập khá phong phú về số lượng bài thơ nhưng lại thể hiện khuynh hướng sáng tác cung đình; nặng về “ngâm hoa vịnh nguyệt, cầm, kỳ, thi, tửu” mượn thơ văn làm trò tiêu khiển cho lớp người sống đài các phong lưu. Vì thế tập thơ thường nặng về đẽo gọt hình thức mà nội dung

có phần nghèo nàn , ý câu thơ sáo, chẳng hạn những câu thơ sau:

Tuyết nguyệt phong hoa xui hứng khách Cầm kỳ thi tửu gợi lòng người

(Bát vịnh khởi ngâm,bài1, Phẩm vật môn)

Hoa thấp hoa hay thửo nguyệt tà Nguyệt ngậm ngùi hoa khi hạ tới Hoa ngao ngán nguyệt thuở thu qua

( Hoa ngụyệt, bài 6, Nhàn ngâm chư phẩm)

Tuyết nguyệt phong hoa dầu hứng đủ Cầm kỳ thi tửu mặc dùng no.

(Bát vịnh kiết ngâm, bài 10, Phẩm vật môn)

Nồng lạt ỷ…quân tử chi Cầm, kỳ, thi, tửu mới hay tình

(Tửu, bài 9, Phẩm vật môm)

Hồng Đức quốc âm thi tập cũng thể hiện phong cách khá lộ liễu đó là

khuynh hướng ca tụng vua, ca ngợi chế độ phong kiến. Hồng Đức quốc âm thi

tập là tập thơ của nhiều tác giả, cho nên về mặt nội dung cũng như nghệ thuật có

nhiều hình nhiều vẽ khó có thể đánh đồng nhất loạt được, và có thể nói đây cũng là một hạn chế của tập thơ này. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế, yếu kém, thì tập thơ cũng thể hiện được những mặt tích cực, khả thi về nội dung cũng như về hình thức ngôn ngữ văn học.

Hồng Đức quốc âm thi tập thường pha lẫn hai mặt tích cực và tiêu cực với

nhau. Nhìn chung khá nhiều bài thơ mang âm điệu ngợi ca triều đại phong kiến trong buổi thịnh thời. Chẳng hạn trong một số bài thơ thể hiện rõ điều này:

Cơ mầu thợ hóa bốn mùa vần Đông cuối ba mươi mồng một xuân Rờ rỡ cửa vàng ngày Thuấn rạng Làu làu phiến ngọc lịch Nghiêu phân Cao vòi vọi ngôi hoàng cực

Khắp lâng lâng khắp thứ dân Tôi mọn dự đòi hàng ngọc duẫn Non cao kính chúc tuổi minh quân

(Tết nguyên đán, bài 1, Thiên địa môn)

Bốn bể đều mừng một chúa xuân Nức ngai vàng, hương mấy hộc Trang cửa phượng ngọc mười phân Trời lộng lộng hay lòng thánh Gió hây hây khắp muôn dân Nhờ ấm dân khi hênh bóng nắng Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân

(Họa vần bài tết nguyên đán, bài 3,Thiên địa môn) Hay trong bài Vịnh cảnh mùa xuân, tác giả làm thơ để ca ngợi tấm lòng vua giúp dân trong lúc đói kém và vì thế nhân dân được sống no đủ trong cảnh thái bình:

Một khí trời đắp đổi vần

Ba tháng đông lại ba tháng xuân Sinh thành mọi việc đều tươi tốt

Đầm ấm ngày nào chẳng đượm nhuần Tượng mở thái hòa Nghiêu vỗ trị Ơn nhiều chẩn thải Hán nuôi dân Đài xuân bốn bể đều vây họp

Tuổi tám mươi, tôi chúc thánh quân.

(Vịnh cảnh mùa xuân, bài 5, Thiên địa môn)

Trong bài thơ Tự thuật của Lê Thánh Tông, nhà thơ làm thơ nói rõ công việc hàng ngày của mình. Điều đó chứng tỏ ông là một ông vua chăm chỉ, hết lòng vì dân, vì nước:

Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời, dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu Nhân khi cơ biến xem người biết, Chứa thuở kinh quyền xét lễ mầu Mựa biểu áo vàngchăng có việc Đã muôn việc nhiệm trước vào đâu.

Hay khi nói về đạo vua tôi, nhà thơ cũng ca ngợi đạo đức làm vua “vua sáng tôi hiền”:

Năm đấng lẽ hằng vẹn trước sau Vua tôi đạo cả ở trên đầu

Thể trời, đất ngôi cao thấp Vì nước, dân, thuở dấu âu

Thuấn nảy Cao, Quì vui đức hợp Thang dùng Y, Hủy lấy nhân thân Rầy mừng chúa thánh, tôi hiền rập Cùng hưởng tôn vinh tộ dõi lâu.

( Quân thần, bài 38, Nhân đạo môn) Ngoài ra trong Hồng Đức quốc âm thi tập còn có một số bài thơ nói về đạo trung hiếu, lẽ tứ khoái. Nói về đạo làm người Lê Thánh Tông cho rằng trong cuộc đời con người phải theo đạo “Tam cương ngũ thường”:

Đạo cả cương thường năm lẫn ba

Đạo “Tam cương”Vua tôi, cha con,vợ chồng. Đạo “Ngũ thường” Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Đạo vua tôi phải thân thiện, vua sáng tôi hiền, hết lòng vì dân, bề tôi hết lòng phò vua giúp nước:

Rầy mừng chúa thánh, tôi hiền rập Cùng hưởng tôn vinh tộ dõi lâu.

(Quân thần, bài 38, Nhân đạo môn)

Tình anh em phải hết mực yêu thương nhau, sống hòa thuận có trên có dưới:

Cùng lòng ruột mẹ cha sinh Anh mực yêu em, em kính anh

(Huynh đệ, bài 39, Nhân đao môn)

Con cái phải có hiếu với cha mẹ, kính trọng cha mẹ, vì cha mẹ là người sinh thành dưỡng dục chúng ta nên người:

Ngày ngày gội tắm nhơ đâu bén Tháng tháng dùi mài đá ắt mòn

Đối với vợ chồng sống với nhau phải thủy, chung son sắt:

Nghĩa đạo vợ chồng xem rất trọng Làm đầu phong hóa phép chưng nhà

(Vi nhân tử, bài 37, Nhân đạo môn) Nhưng, trong tập thơ vẫn thấy thể hiện truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, ca ngợi cảnh núi sông, các di tích lịch sử đền, chùa, miếu mạo, quán động của đất nước:

Rửa không thay thảy thằng Ngô dại Giũ mọi lâng lâng khách Việt hầu Nọ đỉnh Thái sơn rành rạch đó Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu

(Bạch đằng giang, bài 34, Phong cảnh môn)

Hay ngọn núi Nam công cũng là ngọn núi được tác giả nhắc đến đầy tự hào:

Đá ấy xương cỏ ấy lông

Trời Nam đứng giữa gọi Nam công Múa vai bóng rợp dân muôn họ

Giương cánh nâng phò nước chín trùng ….

Đành hay là giống trời sinh đó Ngỏng cổ về chầu đất tổ long

(Nam công sơn, bài 31, Phong cảnh môn) Tập thơ cũng phản ánh được một số vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống của dân tộc trong thời bấy giờ. Đó là cảnh nhân dân no đủ sống trong cảnh thái bình, được thể hiện qua chùm thơ Ngư ,tiều canh, mục và chùm thơ Ngũ canh (Vịnh năm canh). Hình ảnh người lao động được phác họa qua những từ ngữ liên quan đến nghề làm ruộng như: Trâu, nghé, ruộng cày, cuốc, diệt, vắt...

Hình ảnh người làm ruộng:

Gió ngàn xanh xoay nón lệch Mưa núi lục cúi lưng khom

Tấc đất tấc vàng yêu bấy tá Mồ hôi dồn dọi thuở đầu mom

(Canh, bài 52, Phong cảnh môn) Hình ảnh người đi cày:

Một cày, một cuốc phận đà đành Song viết ai bằng song viết canh Diệt, vắt tay cầm quyền tướng súy

Ruộng lành dõi được giống nhà lành

(Vịnh người đi cày, bài 61, Phong cảnh môn) Hình ảnh người hái củi:

Đầu non đã tạnh khói còn om Mấy gã tiều phu đã sớm nom Nửa bó sơn hà mang đủng đỉnh

Đôi bên phong nguyệt quảy lom khom

(Họa người bài hái củi, bài 55, Phong cảnh môn) Hay: Một rìu, một búa của chiều hôm

(Vịnh người hái củi, bài 60,Phong cảnh môn) Người chăn trâu thì nào là; Cỏ, u trâu, mũi nghé, nón nan, rò trúc, thả chăn…

Đầu ngàn êu ếu cỏ xanh om Thả thả chăn chăn ít lại nom Mũi nghé lui chân đứng nhảy U trâu vịnh cật ngồi khom Vang địch trúc lao xao hỏi Mảng ca sừng ngấp nghé nhòm

(Mục, bài 53, Phong cảnh môn)

Nhật nguyệt đôi vầng tấm nón nan Giang sơn ngàn dặm một rò trúc

(Vịnh người chăn trâu, bài 62, Phong cảnh môn) Người đánh cá thì có cần câu, chài, lưới, lèo, buồm, chèo, quai, thuyền…

Xảy thấy thằng chài đứng ấy nom Manh áo quàng mang lụp xụp Quai chèo xách, đứng lom khom

( Ngư, bài 50, Phong cảnh môn)

Thuyền ai chiếc bé tiếng đà om Thấy lũ thằng chài đứng vịnh nom Nửa tấm áo tơi che lủn củn

Một cần câu trúc uốn khom khom.

(Họa bài người kiếm cá, bài 54, Phong cảnh môn) Mui rách dập dềnh năm bảy chiếc

Chèo cùn nối nắm một đôi tai

(Vịnh thuyền người đánh cá, bài 63, Phong cảnh môn)

Chấp chảnh trời vừa mọc đẩu tinh Ban khi trống một mới thu canh Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc Sườn núi chim gù ẩn lá xanh Tuần điếm kìa ai khua mõ cá Dâng hương nọ kẻ nện chày kình Nhà nam, nhà bắc đều no mặt Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình

(Nhất canh, bài 33,Thiên địa môn)

Tất cả hình ảnh đó đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh và cuộc sống vất vả, cực nhọc nhưng vui vẽ, hạnh phúc của người lao động.

Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ của nhiều tác giả, cho nên ý thơ và lời

thơ cũng muôn màu muôn vẻ, nhiều khía cạnh khác nhau, chi tiết khác nhau, phong cách khác nhau. Tuy nhiên hướng sáng tác vẫn tập trung dưới sự chỉ đạo của nhà vua, từ trật tự cho đến trung tâm đề tài, đến các chủ đề chung.

Chẳnh hạn, trong phần Thiên địa môn có đến bốn bài Tết nguyên đán cùng một vần (Tết nguyên đán, Lại thơ tết nguyên đán, Họa vần bài vịnh tết nguyên đán (hai bài)); sau các bài thơ về tết nguyên đán lại có đến mười hai bài vịnh

cảnh bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông (Mỗi mùa lại có ba bài ). Thơ vịnh trăng có đến mười một bài, trong đó một bài xướng và mười bài họa…

Hiện tượng đa dạng của đề tài và chủ đề, hiện tượng chênh lệch về trình độ nghệ thuật và sự nhiều vẻ về phong cách nghệ thuật cũng nói lên tính chất của nhiều tác giả của tác phẩm; đồng thời cũng cho thấy thời này đã có một phong trào sáng tác thơ Nôm lôi cuốn nhiều người. Nhưng cần phải khng định rằng qua tập thơ này vẫn toát lên ý thức của nhà vua về sự khẳng định vai trò lịch sử, và triều đại thịnh trị của mình. Và đương nhiên Hồng Đức quốc âm thi tập cũng nêu lên được nhiều nét về truyền thống tốt đẹp ở tinh thần dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta, cũng như sự bền vững và sức vươn lên của nền văn hiến Việt Nam:

Dẹp yên tám cõi mới buông tay Lồ lộ thai tinh một đóa mây Tể tướng bếp tàn mai vạc lạnh

Tướng quân doanh vắng liễu chau mày Phong lưu phú quý ba đời thấy

Sự nghiệp công danh bốn bể hay Thương ít tiếc nhiều khôn xiết chế Miếu đường hầu lấy cột nào thay.

(Điếu( viếng) Lê Du, bài 12, Nhân đạo môn)

Khí thiêng đã lại thu sơn nhạc Danh lạ còn truyền để quốc gia Khuất ngón tay than tài cái thế Lấy ai làm trạng nước Nam ta.

( Điếu Cao Hương Lương Trạng nguyên

bài 13, Nhân đạo môn)

Bài thơ Lý Ông Trọng cũng nói lên được rất rõ truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta:

Phò Nam dẹp Bắc tài văn võ Chắc nước, giày non sức quỷ thần ….

Chàng Cao, gã Triệu chiêm bao rõ Càng sự An nam có thánh nhân.

(Lý Ông Trọng, bài 86,Thơ vịnh đền miếu nhân vật) Bài thơ Trưng Vương cũng vậy nhằm nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:

Tô Định hồn bay vang một trận Lĩnh nam mở cõi vững trăm thành Mới giày bảo vị ra ơn rộng

Đã đội hoa quan xuống phúc lành Còn nước, còn non, còn miếu mạo, Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.

(Trưng Vương, bài 87, Thơ vịnh đền miếu nhân vật)

Nhìn chung, văn học nửa sau thế kỷ XV tuy bị chi phối bởi quan niệm nghệ thuật cung đình, nhưng vẫn còn có nội dung yêu nước. Diện mạo văn học thời kỳ này khá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần (trong hội Tao đàn) có văn học thoát ly ảnh hưởng cung đình của các nhà thơ có thi tập riêng. Có văn học ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn học phản ánh cuộc sống của nhân dân. Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa dạng nhất định, có phong cách thơ cung đình thiên về từ chương, cũng có phong cách thơ điền viên chú trọng tính sinh động cụ thể của đời sống, lại cũng có phong cách thơ triết lý [16, 319].

Tuy nhiên, nhiều tác giả, nhất là các tác giả cung đình, trong đó có Lê Thánh Tông, đã đóng góp tích cực vào bước tiến của lịch sử văn học Việt Nam, trong đó có thơ Nôm- Đường luật.

Chương 2

PHONG CÁCH TẬP THƠ HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

QUA THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG

2.1 Giới thuyết khái niệm hình tượng và thế giới hình tượng

Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.

Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến, được sống cuộc sống trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sỹ day dứt, trăn trở cho người khác. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó mà thể hiện toàn bộ mối quan hệ sống động giữa chủ thể và khách thể. Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực, mà còn thưởng thức cả nét vẽ, màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy [10, 123].

Vì những lẽ trên, cấu trúc hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập chủ quan và khách quan, lý trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình và cũng chính vì những lẽ trên, hình tượng còn là một quan hệ xã hội- thẩm mĩ vô cùng phức tạp trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng. Thứ đến là quan hệ giữa thế giới

nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh.Về phương diện này, hình tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa từng có

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật hồng đức quốc âm thi tập (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w