6- Cấu trúc luận văn
2.2.1.2 Hình tượng con người được thể hiện trong tập thơ
quốc âm thi tập
Cả tập thơ này đã dành một phần khá quan trọng để nói về con người; đặc biệt là vịnh các nhân vật lịch sử. Những bậc anh hùng để lại công nghiệp chống ngoại xâm như Trưng Vương, Triệu Thị Trinh…; những trung thần như Lê Khôi, Nguyễn Trực…những bậc hiền thánh, những anh hùng thần thoại như Xung Thiên Thần Vương, Đổng Thiên Vương, Lý Ông Trọng, Chử Đồng Tử, những liệt nữ như Mỵ Ê, Vũ Nương …đều được các tác giả trong Hồng Đức quốc âm
thi tập đề cao, ca tụng. Họ không những ca tụng nhân vật lịch sử trong nước, mà
lấy đó làm gương để khích lệ tinh thần dân tộc. Như vậy có thể thấy rằng người anh hùng trong Hồng Đức quốc âm thi tập đều là những người tài ba đức độ, có chí lớn và lập được nghiệp lớn.
Trong số những người tài ba đức độ đó thì người đầu tiên được nói tới chính là Lê Thánh Tông và được thể hiện rõ nhất trong bài thơ “Tự Thuật” của chính nhà Vua:
Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời, dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng chửa thôi chầu Nhân khi cơ biến xem người biết Chứa thuở kinh quyền xét lẽ mầu Mựa biểu áo vàng chăng có việc, Đã muôn sự nhiệm trước vào đâu.
(Tự thuật, bài 1, Nhân đạo môn)
Đây là bài thơ rất hay thể hiện tấm lòng của nhà thơ và nói lên khá đầy đủ công việc hàng ngày của một ông vua chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, với nhân dân. Có thể nói đó là một hiện tượng rất hiếm thấy trong thơ ca của vua chúa ngày xưa. Bởi đây là bài thơ không hề có điển tích, nhiều từ chữ Hán-Việt giản dị, hàm súc, tứ thơ vừa thân thuộc, vừa mới lạ thể hiện rất rõ phong cách Lê Thánh Tông.
Những bài vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc như Hán Cao Tổ, Hạng Vũ, Hán tam kiệt (Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín) hay một số bài vịnh theo truyền thuyết. (Tô Vũ chăn dê, Lưu Nguyễn nhập thiên thai, Chiêu Quân xuất tái) là những bài ghi lại dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc.
+ Hán Cao Tổ (Lưu Bang) là người biết tôn sư trọng đạo, cơ nghiệp nhà Hán tồn tại được lâu là nhờ đức tính đó của ông:
Bốn trăm nghiệp Hán dài bấy lâu Quá lỗ vì chưng chút đãi buôi .
Lê Thánh Tông khâm phục nên làm bài thơ ca ngợi đức tính và phong thái làm vua của ông.
+ Bài Vịnh Hạng Vũ: tên là Hạng Tịch, người đất Hạ, thời Hán- Sở, Hạng Tịch với Lưu Bang là hai đối thủ. Bài thơ này nhằm tỏ ý khiêu khích coi thường Hạng Vũ vì tính ba hoa. Một người thiếu cảnh giác đã bị mưu thần của Lưu Bang là Trần Bình dùng âm mưu chia rẽ Phạm Tăng (mưu thần của Hạng Tịch) làm cho hai người nghi ngờ nhau, Phạm Tăng uất sinh bệnh mà chết, còn Hạng Vũ thì suy yếu và vì thế Lưu Bang ngày càng củng cố được vị thế của mình.
+ Vịnh Trương Lương. Gia thế năm đời làm quan nhà Hàn, vua nước Hàn bị nhà Tần giết. Trương Lương theo Lưu Bang diệt nhà Tần báo thù cho nước Hàn, sau khi báo thù xong, ông lấy cớ là nhiều bệnh, xin đi theo tiên học đạo để thoát khỏi vòng lợi danh:
Phò Hán công nên liền liện ngơi Xích tùng tiên tử náu tìm chơi Đền phong khúm núm còn từ bệ Thành cốc mơ màng đã tới nơi
(Vịnh Trương Lương, bài 5, Nhân đạo môn) Như vậy, với bài thơ này ta hiểu Trương Lương là người hết mực trung thành với vua, với đất nước, không màng đến lợi danh, đây chính là tư tưởng của những người hết lòng thờ vua giúp nước mà Lê Thánh Tông muốn ngợi ca.
Hay trong những bài Vịnh Hán tam kiệt (Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín) Đây là ba người bầy tôi vào hàng tuấn kiệt đã giúp Lưu Bang ngự trị ngai vàng.
Nhân vật Trương Lương thì vậy. Còn với nhân vật Tiêu Hà- Một người luôn nhặt đề thư nên rất biết về tình thế trong nước, là người cầm cân nảy mực có nhiều mưu trí, nên khi Lưu Bang lên ngôi thì phong tước Tản Hầu cho Tiêu Hà.
Trong tập thơ có đến hai bài vịnh về Hàn Tín, nhà nghèo nên phải làm nghề đánh cá, lúc ấy bà Phiếu Mẫu thương hại nhường cơm cho ăn. Sau này được Lưu Bang dùng làm đại tướng. Hàn Tín lập được nhiều chiến công nên Lưu Bang phong cho tước Hoài âm hầu. Nhưng cuối cùng bị Lã Hậu là vợ của Hán
Cao Tổ tru di tam tộc.Cho nên những bài thơ vịnh sử như là nổi xót xa cho một con người tài giỏi, hết lòng phò vua giúp nước nhưng phải gánh chịu nỗi oan.
Một số bài vịnh theo truyền thuyết Trung Quốc. Tô Vũ chăn dê, Lưu Nguyễn nhập thiên thai, Chiêu Quân xuất tái…
Đọc bài thơ Tô Vũ chăn dê ta mới hiểu được nổi khổ của ông lúc mới sang Hung Nô:
Ăn chiên chẳng quản đói cùng no Mười tám thu dư ở đất Hồ.
Lúc mới sang đất Hung Nô chúa Thuyền Vu bắt ông giam vào một cái hang lớn, gặp trời mưa tuyết, Tô Vũ phải ăn tuyết và lông thú trong hai, ba ngày mà không chết. Nên Thuyền Vu cho là thần, bèn dời ông ra bể bắc. Ở đây Tô Vũ phải chăn dê với điều kiện khi nào dê đực đẻ mới tha cho về. Tác giả bài thơ hiểu được nổi lòng của Tô Vũ khi phải chịu cảnh đọa đầy trong 19 năm trời ở Hung Nô. Trong khoảng thời gian đó, Tô Vũ không lúc nào không nghĩ đến vua nhà Hán, lá cờ “tiết mao” vua Hán giao cho lúc nào Tô Vũ cũng giữ bên mình. Điều đó phần nào khẳng định được tấm lòng thủy chung, trung nghĩa của Tô Vũ với vua nhà Hán.
Ngoài ra trong tập thơ ở phần “Nhân đạo môn” với khuôn khổ của thể thơ cách luật, nhiều bài thơ vẫn khắc họa được những cảnh ngộ éo le của tình yêu như kiểu
Lưu, Nguyễn nhập Tthiên Thai, Ngưu Lang Chức Nữ, Chiêu Quân xuất tái…
Mối tình Lưu, Nguyễn với tiên nữ chỉ là mối tình bâng quơ giữa tiên và tục, nhưng không phải là không đượm sầu, không nhớ nhung:
Non cao mây phủ dư ngàn dặm Sông thẳm sầu đeo mấy phút hoa
(Lưu Nguyễn từ biệt Tiên Tử, bài 25-Nhân đạo môn) Hoặc bài Lưu, Nguyễn hoài Tiên Tử:
Khách ở thai cách mấy trùng
Thân này khôn chước hỏi Ngưu Lang
Mối tình Ngưu Lang- Chức Nữ cũng vậy, có vẽ như ở trên trời, nhưng khi đọc bài thơ này ta thường thấy có ở trần gian:
Bát ngát mặt ngừng chan giọt ngọc Dùng dằng chân ngại bước đường mây Băng trông cầu thước sầu thêm chất Đoái thấy doành ngân thảm dễ xây
( Ngưu Lang từ biệt Chức Nữ, bài 34-Nhân đạo môn)
Hay bài thơ: Chức Nữ ức Ngưu Lang:
Đêm thanh lần tưởng hai phương nguyệt Ngày vắng buồn xem một giải sông Gẫm thấy một thu là một hợp Còn hơn kẻ chực Quảng hàn cung
Mối tình của Chiêu Quân là mối tình đau đớn của những người phụ nữ bị “hi sinh” để che chở cho ngai vàng nhà Hán.Vương Tường bị bọn quyền thần buộc phải cắt tình mẹ con, tình vợ chồng, và đau đớn hơn nữa là cắt đứt tình tổ quốc để sang một nước khác lấy chồng. Sự hi sinh của nàng là để hai nước có được mối quan hệ tốt đẹp. Mỗi lần gảy đàn, khúc Tì Bà ai oán của nàng như đượm máu và nước mắt:
Tuyết lọt mấy tầng chăn phỉ thúy
Sầu tuôn đòi đoạn khúc tì bà
Bâng khuâng đền Hán ba canh nguyệt Vò võ thành Hồ một đóa hoa.
( Vịnh Chiêu Quân, bài19, Nhân đạo môn)
Trải qua bao nhiêu gian khổ, buồn tủi, cay đắng xót xa, những lời nhắn gửi của
nàng về cho triều đình là tất cả những nhục nhã cho vua tôi nhà Hán:
Ai về nhắn nhủ cung phi Hán Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
( Chiêu Quân xuất tái, bài 20,Nhân đạo môn)
Một thiếp lạnh lùng ngoài của ải Chín trùng đầm ấm thuở đền xuân
Có nhiều bài thơ nói về những mối tình tiên và tục như Lam Kiều gặp tiên, Chử Đồng Tử gặp tiên. Nhưng người xưa nói chuyện tiên không phải chỉ nói
chuyện tiên, mà chính để nói chuyện trần gian. Hay có những bài thơ, chùm thơ nói về chuyện Vương Tường trong lịch sử Trung Quốc thì cũng để ngụ ý cảm thông với những mối tình bị hi sinh thường ngày mà thôi.
Đặc biệt, ở một số bài thơ vịnh về nhân vật xuất chúng trong nước như
Điếu Lê Khôi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực, Vũ Thị Thiết…Các tác giả đã thể
hiện rất rõ cảm hứng nhân văn của mình và lấy tấm gương của người xưa để răn dạy đời nay là việc thường tình trong tâm thức của con người:
Dẹp yên tám cõi mới buông tay Lồ lộ thai tinh một đóa mây …
Phong lưu phú quý ba đời thấy Sự nghiệp công danh bốn bể hay.
(Điếu Lê Du, bài 12- Nhân đạo môn)
Ở bài thơ này cảm quan anh hùng của nhà thơ cũng được xoáy vào sự nghiệp phục quốc, trấn yên bờ cõi phía nam của tổ quốc.
Bên cạnh cảm quan anh hùng, thơ nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông và các hội viên Hội Tao đàn còn thể hiện cảm hứng lịch sử qua việc đề cao nhân cách văn hóa của danh nhân đất Việt. Nhân cách văn hóa xuất thân từ chế độ khoa cử ngày càng nhiều, càng thịnh ở thời phong kiến nhất là thời Lê Thánh Tông. Bài thơ Điếu nghĩa bang Trạng nguyên Nguyễn Trực thời Lê sơ được viết với một thái độ tôn trọng bậc hiền tài nổi danh Nam Bắc “Nối dòng thi lễ”, “Nho tông”:
Nối dòng thi lễ nhà truyền báu
Tranh giải khôi nguyên chói bảng vàng
(Điếu Nghĩa Bang Trạng nguyên, bài44-Nhân đạo môn) Với Cao Hương Lương Thế Vinh, Trạng nguyên đầu tiên mà lý lịch, phẩm cách hầu như được Lê Thánh Tông huyền thoại hóa. Đó là người nhà trời, được sai xuống để phò vua giúp nước:
Chiếu thư thượng đế xuống hôm qua Gióng thánh trên đài kíp tới nhà Cẩm tú mấy hàng về động ngọc Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa
(Điếu Cao Hương Lương Trạng nguyên,
bài 13-Nhân đạo môn)
Từ đường ở đấy niềm riêng lạnh Dấu cũ càng thơm xạ có hương
(Điếu Nghĩa Bang Trạng nguyên, bài 14-Nhân đạo môn)
Bên cạnh cảm hứng dân tộc, còn có nhiều bài thơ mang cảm hứng nhân văn của nhà thơ, cảm thông với số phận của những người phụ nữ bình dân. Khi tuần du qua miếu “Vợ chàng Trương” ông từng xúc động trước câu chuyện về nàng Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương vì chồng nghi ngờ lòng chung thủy, trinh tiết mà phải gieo mình xuống sông tự vẫn. Lê Thánh Tông đã làm hai bài thơ viếng với những câu thơ đau đớn lòng người:
Ngàn lau san sát cỏ xanh xanh Sảy nhớ ngày xưa kẻ tiết trinh Cách trở bấy lâu hằng giữ phận Hiềm nghi một phút bổng vô tình
(Hoàng giang điếu Vũ Nương, bài 16, Nhân đạo môn) Bài thơ Lại viếng Vũ Thị tác giả cũng viết với tấm lòng thông cảm nhưng đầy sự trách móc đối với chàng Trương:
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy
Khá trách chàng Trương khéo phủ phàng
(Lại viếng Vũ Thị, bài 17, Nhân đạo môn) Tuy là một ông vua ở ngôi cao, Lê Thánh Tông vẫn có sự liên hệ với người dân qua những chuyến vi hành. Ông trực tiếp lao động và cảm nhận khung cảnh lao động của người dân với con mắt ưu ái. Thơ ông có những hình ảnh làm bật
lên những số phận khác nhau giữa các tầng lớp người trong xã hội. Tấm lòng cảm động trước dân nghèo của ông được thể hiện qua các bài thơ:
Rừng kia bố cốc còn khuya gióng Làng nọ nông phu đã thức nằm Bóng ác đông trời đã rạng Tiếng gà sôi nổi tiếng hàn châm
(Ngũ canh, bài 37,Thiên đia môm)
Người nằm trướng vóc bồ hôi mướt Kẻ hái rau tần nước bọt se
(Lại vịnh nắng mùa hè, bài 46, Thiên địa môn)
Nhờ gần dân mà ông hiểu được nỗi thống khổ của dân, bãi bỏ những luật lệ hà khắc, điều chỉnh hoạt động trị nước của mình. Đây là nguyên nhân quan trọng để cho tư tưởng cũng như các chính sách của Lê Thánh Tông đạt được sự hợp lý.
Như vậy, chúng ta thấy rằng Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức có ý thức rõ về sức mạnh của văn thơ đối với đời sống con người. “Văn dĩ tải
đạo”, thơ văn làm cho con người sống có chừng mực hơn, khuyên răn con người
sống với nhau có tình, có nghĩa, là tấm lòng của nhà thơ gửi gắm qua từng bài thơ. Chính vì vậy mà hình tượng con người trong Hồng Đức quốc âm thi tập
được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn đương thời, trong đó chủ yếu đưa ra một hệ thống phẩm chất làm người có khả năng thực hiện được trong các mối quan hệ cụ thể. Vì thế con người trong thơ Lê Thánh Tông là con người “có văn
hóa”, “được giáo hóa” biết “hành đạo”. Tất cả nhằm làm cho đất nước cường
thịnh, thanh bình, nhân dân no ấm, yên vui. Rõ ràng con người trong thơ Lê Thánh Tông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, mang sắc thái dân tộc với đặc trưng lớn nhất là hướng về đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vượt lên “tam cương ngũ thường” mang tính luân lý áp đặt, đạo cương thường của Lê Thánh Tông cụ thể và thiết thực hơn, hợp lý và dân chủ hơn. Do đó tư tưởng Lê Thánh Tông rất gần với người dân, đó là ý thức và trách nhiệm của ông trước con người và đất nước.
2.2.1.3 Hình tượng đồ vật, sự vật được miêu tả trong Hồng Đức quốc âm thi tập
Quan sát tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, ta thấy phổ biến là lối thơ vịnh: vịnh thiên nhiên, vịnh phong cảnh, vịnh chùa chiền, đền miếu, vịnh nhân vật. Có không ít bài thơ vịnh là bài thơ hay, như những bài thơ vịnh sử đã trình bày phần trên. Nhưng thơ vịnh vật thường biến đối tượng miêu tả, ngâm vịnh thành phương tiện để ký thác, răn dạy đạo đức, để thực hiện mục đích giáo huấn của văn chương nhà nho. Trong thể tài thơ vịnh, có nhiều bài nói về các loài hoa như: hoa giấy, hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa mai, hoa sen, cây me… ngoài ra có một số bài xưa nay vẫn được coi là thơ khẩu khí, nằm chủ yếu trong phần phẩm vật môn; đó là những bài vịnh về quả dưa “ Lòng son thờ chúa niềm chăng trễ; Áo lục nhà truyền lộc có thừa” củ khoai “Nẻo ra thì phá lấy ngôi trước; Một đám nhà ta ai dám tranh”, rau
cải “ Ba đông xuân sắc nhân chưng tuyết; Một tiết âm nhu chẳng quản sương”, cái rế “ Bao nhiêu mắm muối đà thu hết; Một bữa nào quên nghĩa chúa tôi”, cái nón
“Vành vạnh dường bằng vầng nhật nguyệt; Vần vần mấy tựa tán công hầu”, cái
kim “Luyện tiết cứng vuỗn chẳng tà; Khôn uốn làm câu chưa dễ nga”, cái đó “Ơn
chúa biết tài hay cắt đặt; Duyên ưa cá nước khắp hòa nhà”, cái quạt “Thác ở trong tay tạo hóa quyền; Một mình thờ chúa thuở hè thiên”, cái cối xay, con cóc,
con rận, con kiến, con muỗi, con gà, người ăn mày, người bù nhìn…Tác giả của những bài thơ vịnh muốn lấy việc nhỏ nói điều to, lấy sự vật tầm thường nói về những vấn đề đạo lý, hoặc những sự vật cao sang, những nhân vật cao quý. Lời thơ trong những bài thơ vịnh ấy mang tính khẩu khí rõ rệt:
Con kiến mà cũng “Đạo biết quân thần tôn nhượng”. Con rận thì: “Hết lòng uống máu vì nhà chúa”. Còn con cóc, rõ ra khí tượng khanh tướng đế vương:
Miếu đường có thuở vang lừng tiếng
Giúp được dân lành khỏi nắng nôi.
(Thiềm thừ, bài 48, Phẩm vật môn)
Ông Đầu rau mà có cái thế ra ân:
Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng ơn chẳng đến muôn dân.
Như vậy, “đứng trước một vật thường thấy hàng ngày, tác giả nhờ một cái nhìn tinh tế sâu sắc, gần giống như một linh cảm nhận thấy giữa sự vật ấy và chí hướng của mình có gì phảng phất giống nhau nên nảy ra ý định “tổng quát”, đem vật ấy ra ngâm vịnh để bày tỏ những hoài bão của mình” [42, 123]
Chẳng hạn người bù nhìn đem so sánh với một vị tướng uy nghi chính trực:
Nhà chúa truyền cho giữ ruộng dưa Tay áo phất phơ thuở gió
Mồ hôi lã chã khi mưa
Khua loài điểu thử đi cho quạnh
(Cảo nhân, bài 53, Phẩm vật môn) Hoặc con chó đá như là một ông quan dốc lòng thờ chúa:
Lần kể xuân thu biết mấy mươi