Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thiên nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn” mong muốn được tìm hiểu, được học hỏi tài nă
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*********
ĐỖ THỊ DUNG
THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC TRONG
HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP CỦA
LÊ THÁNH TÔNG VÀ HỘI TAO ĐÀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
THS AN THỊ THÚY
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Sinh viên
Đỗ Thị Dung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là kết quả nghiên cứu riêng của tôi; nó không trùng với công trình nghiên cứu của bất cứ tác giả nào đã được công
bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Sinh viên
Đỗ Thị Dung
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1 Tác giả, tác phẩm 6
1.1.1 Tác giả 6
1.1.2 Tác phẩm 10
1.2 Khái quát thơ tả thiên nhiên đất nước trong văn học trước Hồng Đức Quốc âm thi tập 13
1.2.1 Thiên nhiên trong văn học đời Lý 14
1.2.2 Thiên nhiên trong văn học thời Trần-Hồ 17
CHƯƠNG 2 THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP CỦA LÊ THÁNH TÔNG VÀ HỘI TAO ĐÀN 23
2.1 Cảm quan thiên nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập 23
2.1.1 Thiên nhiên đất nước trong cảm quan thưởng ngoạn 23
2.1.2 Thiên nhiên đất nước trong cảm quan lịch sử 37
2.2 Nghệ thuật thể hiện thiên nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập 43
2.2.1 Bút pháp tả cảnh ngụ tình 43
2.2.2 Bút pháp ước lệ 47
2.2.3 Bút pháp tả thực 53
Trang 5KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã thành công tốt đẹp,
mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc: thời kì đất nước được độc lập sau hơn hai mươi năm bị giặc Minh đô hộ Mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội có điều kiện phát triển hơn bao giờ hết
Do tình hình lịch sử quyết định, văn học suốt thế kỉ XV đều nhằm ca ngợi chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong suốt cuộc kháng chiến chống Minh, thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, con người Đại Việt, đồng thời cũng ca ngợi đất nước trong giai đoạn thịnh trị sau chiến thắng đó Dưới thời vua Lê Thánh Tông, nhất là dưới niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497), văn học đã có sự phát triển vượt bậc Thời kì này có nhiều tập
thơ chữ Hán ra đời như: Quỳnh uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú… Đặc biệt,
Lê Thánh Tông đã thành lập hội Tao đàn với hai mươi tám nhân sĩ đương thời
để cùng bàn luận và sáng thơ ca Sáng tác của hội, ngoài những tác phẩm viết bằng chữ Hán như đã nói ở trên thì còn có rất nhiều tác phẩm viết bằng chữ
Nôm, trong đó Hồng Đức quốc âm thi tập là tác phẩm tiêu biểu nhất
Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập chủ đề thiên nhiên đất nước là
một chủ đề lớn Qua những vần thơ gợi tả sự mĩ lệ của thiên nhiên, các tác giả
đã ca ngợi vẻ đẹp của non sông cẩm tú, ca ngợi đất nước con người Việt Nam
Do đó qua tập thơ này sẽ giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp, tình yêu thiên nhiên đất nước được thể hiện trong tập thơ, thấy được tâm tư, tình cảm của các tác giả đối với quê hương bản quán của mình Đồng thời nghiên cứu về thiên
nhiên đất nước trong tập thơ Hồng Đức Quốc âm thi tập giúp chúng ta có
thêm cơ sở để xác định vị trí của nó trong dòng mạch thơ trung đại
Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời đã khẳng định sức sống và khả năng
phát triển to lớn của ngôn ngữ Việt, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, dân tộc
Trang 7hóa và thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, văn hóa Việt Sự xuất hiện của
Hồng Đức quốc âm thi tập cũng như dòng thơ Nôm Đường luật là một minh
chứng cho tinh thần chủ động tiếp thu có chọn lọc của cha ông ta trong mối quan hệ giao lưu với văn hóa, văn học nước ngoài
Mặc dù có những giá trị to lớn như vậy nhưng trong các bậc học phổ
thông, cao đẳng, đại học…Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn chưa có sự quan
tâm đúng mức
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thiên nhiên đất
nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn”
mong muốn được tìm hiểu, được học hỏi tài năng văn chương và nhân cách lịch sử của những nhà thơ thế kỉ XV và hi vọng đề tài sẽ góp phần soi sáng
một phương diện cơ bản và chủ đạo trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”: đó là
“thiên nhiên đất nước” Từ đó giúp bạn đọc có những hiểu biết cơ bản về Lê Thánh Tông và hội Tao đàn, cũng như giúp cho việc học tập, giảng dạy những
bài thơ trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” có hiệu quả hơn
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Hồng Đức quốc âm thi tập” là tập thơ lớn của Lê Thánh Tông và hội
Tao đàn ở thế kỉ XV Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ nổi tiếng này Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích
khái quát tập thơ, chứ chưa đi vào từng khía cạnh cụ thể Riêng với đề tài
“Thiên nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập “thì ít tác giả đề cập
đến, nếu có thì các tác giả cũng chỉ nói một cách chung chung mà chưa nói đến những biểu hiện cụ thể của thiên nhiên đất nước được thể hiện trong tập thơ
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (tập 2) tác giả Bùi Văn Nguyên
đã đề cập đến các phương diện nội dung và nghệ thuật của một số tập thơ do
Lê Thánh Tông và hội Tao đàn sáng tác, trong đó có Hồng Đức quốc âm thi tập Tác giả đã đề cập tới nhiều khía cạnh, đặc biệt là về những cảnh trí thiên
Trang 8nhiên đất nước, tác giả viết: “Tình yêu thiên nhiên và tình yêu lứa đôi trong thơ văn của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn Ngoài mục “Thiên địa môn” và
“Phong cảnh môn” trong Hồng Đức quốc âm thi tập, còn có rất nhiều bài thơ Hán và Nôm khác nói về tình yêu thiên nhiên đất nước… Thường thường các nhà thơ trong hội Tao đàn vịnh thiên nhiên theo những đề tài nhất định, như vịnh bốn mùa, vịnh 12 tháng, vịnh 5 canh, vịnh đào nguyên bát cảnh, vịnh ngư tiêu canh mục…, hoặc vịnh một hệ thống cửa bể, một hệ thống chùa chiền … Khi mô tả sự vật, họ đã chú ý đến hình tượng và lời văn” [7, tr 171,
172] Song, nếu xét một cách tổng quát thì tác giả Bùi Văn Nguyên mới chỉ
nói một cách khái quát về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập chứ chưa đi sâu
nghiên cứu từng khía cạnh của tập thơ, nhất là về thiên nhiên đất nước được thể hiện trong tập thơ
Trong cuốn“Hồng Đức quốc âm thi tập” của tác giả Phạm Trọng Điềm
và tác giả Bùi Văn Nguyên (phiên âm - chú giải - giới thiệu) Trong lời giới thiệu các tác giả cũng đã đề cập tới vấn đề thiên nhiên đất nước được thể hiện
trong tập thơ: “Điểm nổi bật đầu tiên trong tập thơ quốc âm, thời Hồng Đức
là tình thơ của các tác giả qua sự biến chuyển của thời khắc và qua vẻ mỹ lệ của thiên nhiên mông lung vô cùng vô tận Lòng người và cảnh vật, nhà thơ với thiên nhiên: một đề tài có thể nói là “muôn thuở” từ “cổ chí kim” từ đông sang tây…” [1, tr 17] Song những ý kiến này chỉ dừng lại là những nhận xét
bước đầu chưa đi vào vấn đề cụ thể
Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (tập 1) các tác giả Nguyễn
Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn - Định Thị Khang đã phân tích những nội
dung cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Trong giáo trình này, các tác đã đề cập đến thiên nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát
Trang 9chứ chưa thật sự đi sâu phân tích cụ thể từng biểu hiện của thiên nhiên đất nước trong tập thơ
Nhìn chung, vấn đề thiên nhiên đất nước đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn đã được đề cập đến ở
những góc độ khác nhau, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chưa đặt thành vấn đề riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện, hệ thống, mà còn mang tính tản mạn Chính vì vậy, tiếp thu thành tựu
của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài Thiên
nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn Hi vọng tìm ra những nét độc đáo, hấp dẫn và khẳng định được giá
trị to lớn của tập thơ trên thi đàn văn học dân tộc
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới những mục đích sau:
- Góp phần tìm hiểu về tác giả Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn
- Có được cái nhìn khái quát nhất về thiên nhiên đất nước trong thơ ca
trung đại Việt Nam, đặc biệt là trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu được những khái quát nhất về thơ tả về thiên nhiên đất nước
trong văn học trước Hồng Đức quốc âm thi tập
- Thấy được thiên nhiên đất nước trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp và khả năng làm chủ tư liệu
có hạn, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những bài thơ viết về thiên nhiên
đất nước trong cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập do tác giả Phạm Trọng Điềm và
tác giả Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu
Trang 104.2 Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận là chỉ tập trung nghiên cứu
một khía cạnh của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, cụ thể là “thiên nhiên
đất nước” được thể hiện trong tập thơ
5 Phương pháp nghiên cứu
Để khai thác đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, bình giảng
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp tổng hợp
6 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm hai chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Thiên nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập của
Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn
Trang 11
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả, tác phẩm
1.1.1 Tác giả
Văn học chữ Nôm nửa sau thế kỉ XV phát triển trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của văn học nửa đầu thế kỉ mà tiêu biểu là Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi Thời này, Lê Thánh Tông bắt đầu sáng tác văn thơ Nôm và khuyến khích các triều thần tham gia Do đó, việc sáng tác văn học Nôm đã thành một phong trào sôi nổi Phong trào này đã thể hiện một bước tiến mới của dòng văn học Nôm Những tác phẩm Nôm thời kì này hiện nay còn giữ
được là Thập giới cô hồn quốc ngữ văn và tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ Nôm cỡ lớn của thế kỉ XV, nó là
một tuyển tập của nhiều các tác giả mà đứng đầu là Lê Thánh Tông
Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập là Lê Thánh Tông cùng hai mươi tám thành viên hội Tao đàn
(Tao đàn nhị thập bát cú ) do ông sáng lập
1.1.1.1 Lê Thánh Tông
Trong bài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết:
…“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Quả thật, đất nước ta từ xưa tới nay, núi sông linh thiêng chung đúc, không bao giờ thiếu anh hùng, hào kiệt Đó là những người dù ở cương vị nào, văn quan hay võ tướng, làm vua hay làm tôi, bằng tài năng trí tuệ của mình đã đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Trang 12Nam, hoặc đóng góp xứng đáng trong nhiều lĩnh vực cụ thể khác như văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật, nông nghiệp, y học… và trong số vĩ nhân của đất nước ấy, Lê Thánh Tông nổi lên với những đóng góp có hiệu quả cho đất nước và dân tộc, vừa có võ công vừa có văn trị Những đóng góp đó đã tạo thành những hệ giá trị mang đặc trưng thời đại - thời đại Hồng Đức (như
Hồng Đức luật lệ, Hồng Đức bản đồ, Hồng Đức khoa cử, Hồng Đức tao đàn, Hồng Đức quốc âm…) đã để lại ảnh hưởng lâu dài trong nhiều đời sau Qủa
thật Lê Thánh Tông vừa là một vị hoàng đế anh minh, vừa là nhà chính trị, nhà quản lí đất nước tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn của nước ta vào nửa sau thế kỉ XV
Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), mất ngày
30 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1497), có tên tự là Tư Thành, là con trai thứ tư và cũng là con út của vua Thái Tông Thân mẫu là bà Ngô Thị Ngọc Dao, con gái của Thái Bảo Ngô Từ, một trong những công thân khai quốc của nhà Lê, người làng Động Bàng, huyện Yên Định (Thanh Hóa)
Có nhiều chuyện kể lại rằng Lê Tư Thành được sinh ra bên ngoài cung cấm, tại chùa Huy Văn (phía trong ngõ Văn Chương, đường Hàng Bột, Hà Nội) Sống giữa chốn nhân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi, mẹ Nhân Tông buông rèm nghe chính sự, mới cho đón Tư Thành về phong làm Bình Nguyên vương, cho ở nhà Phiên để hàng ngày cùng vua Nhân Tông và các phiên vương khác học tập tại tòa Kinh Diên
Khi Nghi Dân, con cả của vua Thái Tông trước đó bị biếm truất rồi âm mưu thoán đạt đã giết mẹ con Bang Cơ (vua Nhân Tông) lên ngôi vua, lại phong Tư Thành làm Gia Vương và vẫn cho ở nhà Tây để trong nội điện Khi Nghi Dân bị lật đổ, trong triều có người bàn lập Tư Thành làm vua, nhưng một viên quan là Lê Lăng can rằng: Tư Thành còn có người anh nữa là Cung
Trang 13Vương Khắc Xương, không nên bỏ anh lập em, dẫm lại vết xe đổ Nghi Dân - Bang Cơ Triều thần đến đón Cung Vương song ông này từ chối Khi đó họ mới rước Tư Thành lên ngôi, bấy giờ ông vừa tròn 18 tuổi
Trị vì đất nước được 38 năm, đến cuối năm Hồng Đức thứ 27 năm Bính Thìn (1496) vua bị mệt nhưng vẫn tự giải quyết những việc quan trọng Tháng giêng năm sau vua càng mệt nặng rồi mất
Lê Thánh Tông là một nhà chính trị tài ba, đồng thời ông cũng là một nhà thơ lớn Vừa là một vị hoàng đế, ông lại vừa có phong cách của một nghệ
sĩ giang hồ thưởng ngoạn thú non sông Lê Thánh Tông là tác giả của chín tập thơ chữ Hán và hàng trăm bài thơ Nôm Sau khi làm thơ, ông đưa cho các triều thần họa lại để phát triển ý mình Ông chính là người khơi dậy lên một không khí sáng tác rất sôi nổi lúc bấy giờ Đặc biệt là ông còn cho lập hội Tao đàn và tự xưng là Tao đàn nguyên súy
Trong sự ham thích thơ văn, Lê Thánh Tông còn có một ưu điểm khiến cho văn học sử sau này phải trân trọng Đó là việc ông có sở trường thơ Nôm Văn Nôm trước đây thường không được coi trọng, vì thế một ông vua chuyên làm thơ Nôm và lại làm rất nhiều là một điều hết sức đặc biệt
Lịch sử đã thừa nhận Lê Thánh Tông là một vị anh quân, một ông vua giỏi, có đường lối chính trị rõ ràng, có chủ trương giáo dục quốc dân chu đáo Ông đề ra luật đúng đắn, sử dụng quan lại đúng sức, đúng tài Đặc biệt là suốt mấy chục năm đương quyền, ông không bao giờ lơ là với trách nhiệm, luôn coi sóc mọi việc đầy đủ, đảm bảo cho bộ máy quốc gia hoạt động nhịp nhàng
1.1.1.2 Hội Tao Đàn
Theo các sách Đại Việt sử kí toàn thư đời Lê, Việt sử thông giám cương mục đời Nguyễn, tháng 11 năm Ất Mão (1495) nhân gặp thời tiết thuận hòa,
mùa màng tươi tốt, mọi việc nhàn rỗi, Lê Thánh Tông sáng tác chín khúc ca
làm thành Quỳnh uyển cửu ca, tự soạn bài tựa, tự xưng là Tao đàn nguyên
Trang 14súy, chọn hai mươi tám văn thần ứng với hai mươi tám ngôi sao trên trời, phong làm Tao đàn nhị thập bát tú, và truyền họa lại đúng vần chín khúc
Quỳnh uyển cửu ca nói trên Hai mươi tám người đó là:
Đại nguyên soái: Lê Thánh Tông
1 Thân Nhân Trung, (Yên Ninh, Yên Dũng, Bắc Giang), Đông các đại học sĩ, Phó nguyên súy
2 Đỗ Nhuận, (Kim Anh, Phúc Yên), Đông các đại học sĩ, Phó nguyên súy
3 Ngô Luân, (Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh), Đông các hiệu thư
4 Ngô Hoán, (Tượng Đáp, Nam Sách, Hải Dương), Đông các hiệu thư
5 Lưu Hưng Hiếu, (Hà Lương, Quảng Hóa, Hưng Hóa), Hàn lâm viện thị độc tham chưởng viện sự
6 Nguyễn Xung Xác, (Kim Đôi, Võ Giàng, Bắc Ninh), Hàn lâm viện thị độc tham chưởng viện sự
7 Nguyễn Quang Bật, (Bình Ngô, Gia Bình, Bắc Ninh), Hàn lâm viện thị thư
8 Nguyễn Đức Huấn, (Yên Định, Chí Linh, Hải Dương), Hàn lâm viện thị thư
9 Vũ Dương, (Mạn Nhuế, Nam Sách, Hải Dương), Hàn lâm viện thị thư
10 Ngô Thầm, (Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh), Hàn lâm viện thị thư
11 Ngô Văn Cảnh, (Yên Ninh, Yên Dũng, Bắc Giang), Hàn lâm viện thị chế
12 Phạm Trí Kiêm, (An Trang, Lang Tài, Bắc Ninh), Hàn lâm viện thị chế
13 Lưu Thư Mậu, (Đa Nghi, Vĩnh Bảo, Hải Dương), Hàn lâm viện thị chế
14 Nguyễn Tôn Miệt, (Vĩnh Phú), Hàn lâm viện hiệu lí
15 Nguyễn Nhân Bị, (Kim Đôi, Võ Giàng , Bắc Ninh), Hàn lâm viện hiệu lí
16 Ngô Quyền, (Nghiêm Xá, Thường Tín, Sơn Nam, Hà Đông), Hàn lâm viện hiệu lí
17 Nguyễn Bảo Khuê, (Lí Hải, Yên Lăng, Sơn Tây), Hàn lâm viện hiệu lí
18 Bùi Phổ, (Lê Xá, Kiến Thụy, Kiến An, Hải Dương), Hàn lâm viện hiệu lí
19 Dương Trực Nguyên, (Thượng Phúc, Thường Tín, Hà Đông, Hà Nội), Hàn lâm viện hiệu lí
Trang 1520 Chu Hoãn, (Hải Dương), Hàn lâm viện hiệu lí
21 Phạm Cẩn Trực, (Đàm Xá, Gia Lộc, Hải Dương), Hàn lâm viện kiểm thảo
22 Nguyễn Ích Tốn, (Mậu Hòa, Đan Phượng, Hà Nội), Hàn lâm viện kiểm thảo
23 Đỗ Thuần Thứ, (Tú Kiều, Khoái Châu, Hưng Yên), Hàn lâm viện kiểm thảo
24 Phạm Như Huệ, (Thái Bình), Hàn lâm viện kiểm thảo
25 Lưu Dịch, (Lãi Xuyên, Kim Thành, Hải Dương), Hàn lâm viện kiểm thảo
26 Đàm Nhuận Huy, (Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh), Hàn lâm viện kiểm thảo
27 Phạm Đạo Phú, (Nghĩa Hưng, Sơn Nam, Nam Định), Hàn lâm viện kiểm thảo
28 Chu Huân, (Ngọc Đôi, Võ Giàng, Bắc Ninh), Hàn lâm viện kiểm thảo
Theo sách Thoái thực kí văn, còn có thêm hai người nữa gọi là sái phu:
Lương Thế Vinh (Cao Hương, Nghĩa Hưng, Nam Định) và Thái Thuận (Liễu Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Hội viên Tao đàn thường làm thơ chữ Hán, hoặc quốc âm để xướng họa cùng nhau, hay nói đúng hơn là họa những bài xướng của Lê Thánh Tông Sự xuất hiện của hội Tao đàn, đánh dấu sự phát triển cao của phong trào sáng tác văn học cung đình do Lê Thánh Tông đề xướng, khuyến khích Quan niệm văn hóa của hội Tao đàn là quan điểm Nho gia, dùng văn học phục vụ nhà nước phong kiến
1.1.2 Tác phẩm
1.1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Văn học là một hiện tượng xã hội, vì thế sự hình thành và phát triển của một nền văn học, một dòng văn học hay chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn liền với những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa - văn
học nhất định Sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập cũng không nằm
ngoài quy luật ấy
Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, hòa bình được lặp lại,
Lê Thái Tổ đã xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền dựa
Trang 16trên một cơ sở xã hội khắc hẳn đời Trần Sự nghiệp đó tiếp tục được củng cố
về mọi mặt qua các đời vua Thái Tông, Nhân Tông và đặc biệt là Thánh Tông Đến nửa sau thế kỉ XV, nhà nước phong kiến thời Hậu Lê đã đạt tới giai đoạn cực thịnh, là quốc gia cường thịnh nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ Đây cũng chính là tiền đề quan trọng cho sự phục hưng văn hóa, văn học thế kỉ XV nói chung và nửa sau thế kỉ XV nói riêng
Công cuộc phục hưng văn hóa thế kỉ XV xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử những năm đầu thế kỉ Có thể khẳng định: công cuộc phục hưng văn hóa thời Hậu Lê được tiến hành đồng bộ qua cách ứng xử với văn hóa vật chất, chú ý nâng cao văn hóa - tổ chức đời sống xã hội và phát triển mạnh văn hóa giáo dục Bên cạnh đó, sự phát triển của Nho giáo đã đồng thời khích lệ sự phát triển của văn hóa, văn học Môi trường xã hội ấy là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển một nền văn hóa, văn học rực rỡ Vì thế văn học nửa sau thế kỉ XV đã kế tục xuất sắc những thành tựu văn học thời đại Lí - Trần, văn học nửa đầu thế kỉ tiếp nối và phát triển dòng thơ Nôm Đường luật với một
đội ngũ sáng đông đảo, đứng đầu là Lê Thánh Tông Hồng Đức quốc âm thi tập đã ra đời ra trong không khí xã hội ấy
Không chỉ có vậy, sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập còn chịu
ảnh hưởng sâu sắc của dòng văn học chữ Nôm có từ trước đó Đặc biệt là tập
thơ nổi tiếng Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Có thể khẳng định rằng, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một cột
mốc lớn, sừng sững ở vị trí hàng đầu của chặng đường phát triển của văn học
tiếng Việt, là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập,
tạo ra một “thời đại thơ Nôm” rạng rỡ nhất trong lịch sử văn học tiếng Việt thời trung đại
Đặc biệt, tháng 11 năm Ất mão (1495) nhân gặp tiết trời thuận hòa, mùa màng tươi tốt, mọi việc nhàn rỗi, Lê Thánh Tông sáng tác chín khúc ca
Trang 17làm thành Quỳnh uyển cửu ca, tự soạn bài tựa, tự xưng là Tao đàn nguyên
súy, chọn hai mươi tám văn thần, phong làm Tao đàn nhị tập bát cú, và truyền
họa lại đúng vần chín khúc Quỳnh uyển cửu ca nói trên.Sự ra đời của hội Tao
đàn chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của
Hồng Đức quốc âm thi tập
Trên đây là những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học đưa đến sự
ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập Hiểu được những tiền đề xuất hiện tác
phẩm này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn, một cách đáng giá đầy đủ, khoa học và chính xác hơn, tránh được lối áp đặt, giáo điều khi khảo sát, nghiên cứu tác phẩm văn chương, nhất là văn chương cổ
1.1.2.2 Nội dung chính
Về nội dung của Hồng Đức quốc âm thi tập, tác giả Phạm Trọng Điềm
và Bùi Văn Nguyên trong cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập (tái bản lần 2/1982) cho rằng: “Đây là tập hợp thơ nhiều tác giả, cho nên ý thơ và lời thơ cũng muôn màu muôn vẻ…Tuy nhiên, hướng sáng tác vẫn tập trung dưới sự chỉ đạo của nhà vua, từ trật tự đến các chủ đề chung; Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những trí óc thông minh, yêu những tâm hồn trong sáng, và từ đó toát lên lòng tự hào dân tộc, trong tổ quốc độc lập
và thanh bình.” [1, tr.17]
Bên cạnh đó, Hồng Đức quốc âm thi tập cũng có nét mô tả đời sống
nhân dân trong thôn xóm, trong đồng ruộng, mặc dù còn sơ sài nhưng rất quý Các nhà thơ ở đây đã chú ý đến hình dáng “con trâu”, “đụn củi”, đến “cơm trắng”, “cá tươi” của người bình dân và phần nào thấy được cảnh khổ của những người thuộc tầng lớp dưới
Toàn tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập hiện có 328 bài, chia làm năm
phần như sau:
1 Thiên địa môn, gồm 59 bài
2 Nhân đạo môn, gồm 46 bài
Trang 183 Phong cảnh môn, gồm có 66 bài
4 Phẩm vật môn, gồm 69 bài
5 Nhàn ngâm chư phẩm, gồm 83 bài
Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ nhiều tác giả, cho nên nội
dung cũng như nghệ thuật có nhiều hình, nhiều vẻ và khi nhận định không thể đánh đồng nhất loạt được Bên cạnh mặt hạn chế thì tập thơ cũng thể hiện được những mặt tích cực và khả thủ về nội dung cũng như về hình thức ngôn ngữ văn học Đồng thời tập thơ cũng phản ánh được một số vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống của dân tộc trong thời bấy giờ…
1.2 Khái quát thơ tả thiên nhiên đất nước trong văn học trước Hồng Đức
Quốc âm thi tập
Thế kỉ X - XV là giai đoạn bắt đầu của nền văn học viết Việt Nam Là chặng đường đầu tiên từ năm Ngô Quyền xưng vương dựng nước (năm 938) Đây là giai đoạn bao gồm sự hưng vong của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê,
Lí, Trần, Hồ Bên cạnh dòng văn học truyền miệng lâu đời, từ thế kỉ thứ X chúng ta đã có một dòng văn học viết, lực lượng sáng tác cũng đông đảo hơn,
đề tài, chủ đề sáng tác ngày càng phong phú hơn Trong đó viết về thiên nhiên đất nước luôn là một chủ đề được ưa chuộng và phổ biến ở thời kì văn học này, đặc biệt thơ tả về thiên nhiên đất nước được viết nhiều và thể hiện rõ nét hơn cả trong văn học đời Lí và văn học đời Trần - Hồ
Thơ ca đời Lý, Trần, và Hồ là một nền thơ ca phát triển, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành nền thơ ca cổ điển Việt Nam Trong tiến trình văn học trung đại, thơ ca đời Lý, Trần và Hồ có một vị trí đặc biệt quan trọng ngay từ các công trình khảo cứu của các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá
rất cao về nền thi ca của giai đoạn này Lê Quý Đôn trong “Quần thư khảo biện” và “Kinh thư diễn nghĩa”đã tự hào rằng “Nước Nam ta, hai triều nhà
Lý, nhà Trần ngang vào khoảng triều nhà Tống, nhà Nguyên Lúc ấy tinh hoa, nhân tài cốt cách văn chương không khác gì Trung Hoa” Thật vậy! không
Trang 19những nhà Lý, nhà Trần mà là cả nhà Hồ đều là những triều đại có một nền thơ ca có những đóng góp to lớn không thể nào phủ nhận trong nền văn học dân tộc Trong đó mảng thơ ca viết về thiên nhiên đất nước có vai trò quan trọng trong việc góp phần khẳng định vị trí đặc biệt của thơ ca dưới ba triều đại này trong tiến trình văn học cổ điển dân tộc
1.2.1 Thiên nhiên trong văn học đời Lý
Văn học đời Lý là thời kì đầu tiên của nền văn học Việt Nam được hình thành trong giai đoạn lịch sử của nhà Lý (1009-1225) Dưới thời Lý, sự ảnh hưởng của đạo Phật đến chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó có cả văn học khá
mạnh mẽ Trong sách “Việt Nam cổ văn học sử” của Nguyễn Đổng Chi đã ghi lại “Trong thế kỉ X, cửa chùa đã đóng một vai trò quan trọng về văn học Cũng vì thế mà đạo Phật ở Việt Nam từ đó mà càng lắm tín đồ và được chính phủ vị nể”
Xuất phát từ lí do đó mà thiên nhiên trong thơ ca đời Lý đa phần là những biểu tượng, là phương tiện để nói lên nội dung triết lí hay cảm quan Thiền đạo Hầu hết những hình ảnh thiên nhiên thường tượng trưng cho những thế lực siêu nhiên, trừu tượng của triết lí Chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật nên những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong thơ như là những biểu tượng của lẽ thiền, chất triết lí còn in đậm
Đặc điểm nổi bật của văn học đời Lý là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn Các nhà sư tìm thấy niềm vui trong cõi đời này không phải là những gì cao xa, viễn vông mà đó là những niềm vui rất đỗi bình dị, đó có thể là tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, niềm tự hào, ngợi ca dân tộc
Ví dụ như trong bài “Thị đệ tử” của Vạn Hạnh được làm trước lúc tác
giả tịch diệt Bức di ngôn thể hiện rất rõ quan niệm Thiền học về các phạm trù hữu, vô, sống, chết:
Trang 20Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
(Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cối xuân tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.)
Quan niệm này tiếp tục được thể hiện rõ hơn nữa trong bài “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác thiền sư:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tong đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Xuân đi trăm hoa rụng,
Trang 21Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi
Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.)
(Cáo tật thị chúng)
Đọc bài kệ này lên ta thấy tác giả thông qua đây để phát biểu về một vấn đề của Phật học Đó là quy luật tuần hoàn trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc đời Con người vạn vật đều biến đổi, chỉ có bản thể trường tồn Nhà sư có thể chết đi nhưng “chân thân” của người tu hành đạt thành chính quả sẽ vượt khỏi vòng sinh tử luân hồi để đến với cõi vĩnh hằng Cho dù mục đích nhằm phát triển một quan niệm triết lí Thiền tông nhưng qua lăng kính tôn giáo, bài kệ vẫn gợi ra rất rõ một vấn đề nhân sinh Điều này có thể ở ngoài ý muốn của thiền sư Đã là quy luật, mỗi khi xuân về, thế giới trẻ lại Nhưng xuân đến xuân qua, cái già theo năm tháng sẽ đến với con người Thiên nhiên luân hồi theo vòng biến chuyển một năm Cuộc sống con người luân hồi theo chiều biến chuyển một đời người trong “sinh, lão, bệnh, tử” Bốn câu đầu bài thơ là
sự chuyển đổi từ nhận thức quy luật khách quan của triết gia, đến nỗi bâng khuâng trước số phận con người trong thế giới vô cùng Vượt lên trên ảo tưởng của mong muốn về sự trường sinh bằng phép lạ của thế nhân nhưng cũng không rơi vào tâm trạng bế tắc về kiếp người mong manh, vô nghĩa Trong góc tâm hồn Thiền sư lại xao động, nhạy cảm tiếp nhận “cái thần” sự sống Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của bài kệ
Tóm lại, thiên nhiên trong văn học đời Lý gắn với quan niệm thiền, chịu
sự tác động mạnh mẽ của đạo Phật “Trong thơ thiền đời Lý có cả một chủ nghĩa nhân văn Việt Nam mãnh liệt, điều thật bất ngờ mà rất đáng tự hào”
Trang 221.2.2 Thiên nhiên trong văn học thời Trần - Hồ
Nếu như thơ ca thời Lí viết nhiều về thiên nhiên, nhưng ở những sáng tác này thiên nhiên chỉ là phương tiện nghệ thuật dùng làm ẩn dụ để thể hiện
tư tưởng, triết luận tôn giáo Thì đến văn học thời Trần - Hồ phát triển phong phú, đa dạng hơn cả về nội dung, thể loại và nghệ thuật Văn học thời Trần -
Hồ được sáng tác chủ yếu dưới ánh sáng của lí tưởng “nhập thế” nên gần với cuộc sống hiện thực
Dưới thời Trần - Hồ, thiên nhiên đã trở thành đối tượng miêu tả của văn học Thế giới muôn hình muôn vẻ được thể hiện ở nhiều góc độ với nhiều sắc thái tình cảm Các tác giả, với đời sống tích cực, vui vẻ, với tâm hồn cởi mở, nhạy cảm đã tìm thấy nguồn thi hứng từ mọi cảnh trí của đất nước Cảnh vật trong thơ đều mang rung động nghệ thuật tinh tế, tình yêu đời, yêu thiên nhiên Đặc biệt các vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông… đều có những bài thơ hay về cảnh thiên nhiên tươi đẹp
Vua Trần Nhân Tông đã viết bài Xuân hiểu (Buổi sớm mùa xuân):
Thụy khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp, Phách phách sấn hoa phi
(Ngủ dậy ngỏ song mây, Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng, Phấp phới sấn hoa bay.)
(Xuân hiểu)
Tình yêu đời tha thiết của ông vua thi sĩ này thể hiện ngay trong hai câu đầu Dường như ông day dứt, tự trách mình thờ ơ, thiếu nhạy cảm nên không biết xuân đã về, phải đến khi bắt gặp bướm đến với hoa mới cảm nhận được sức sống của mùa xuân, cảnh sắc của mùa xuân Những tín hiệu của mùa xuân
Trang 23có tính công thức trong văn học cổ vì thế vẫn mang một hồn thơ riêng, làm nên một bức tranh đẹp, hấp dẫn
Cũng viết về ngày xuân, giữa “muôn hồng nghìn tía” của vườn ngự Trần Thánh Tông lại nhớ người cũ, bâng khuâng “hoa xuân đẹp nở vì ai”
Ông còn viết về cảnh hè (Hạ cảnh):
Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường,
Hà hoa xuy khởi bắc song lương
Viên lâm vũ quá lục thành ác, Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương
(Bóng ác ngày dài dãi gác hoa,
Nhị sen đưa mát trước song qua
Sau mưa cây cỏ buông màn biếc, Vài tiếng ve kêu rộn bóng tà.)
(Hạ cảnh - Trần Thánh Tông)
Bài thơ dường như là sự tập hợp những hình tượng mang tính chất ước
lệ về mùa hè, những vẫn có một vẻ khác lạ của bóng ngày dài ở lầu hoa, của hương sen thoảng đưa ở cửa bắc, vài tiếng ve làm rộn buổi chiều tà và đặc biệt là trận mưa lớn làm cây cối được gội sạch, khiến vườn cây trở thành tấm màn màu biếc Chút riêng của một không gian hẹp cụ thể, của một thời điểm, một trạng thái làm nên sự lôi cuốn của bốn câu thơ Và lòng người như thanh tao hơn, rộn ràng hơn bởi những âm sắc của mùa “hạ trưởng”
Sáng tác thơ ca của các vị vua - thi sĩ dường như đã đặt ra một vấn đề của lí luận sáng tạo nghệ thuật: thế giới khách quan là cội nguồn của nghệ thuật Nhưng cảm hứng sáng tác và thành tựu tác phẩm chỉ có được khi nghệ
sĩ trải nghiệm thực tiễn cuộc sống Có thể nói, từ những vần thơ ngày xưa của cha ông, những mạch nguồn quan niệm, tâm tư vẫn lưu chảy đến ngày nay
Trang 24Ngoài ra còn có một số tác giả khác lại viết nên những bài thơ về thiên
nhiên bình dị Tiêu biểu như bài “Quy hứng” (Mong muốn trở về) của
đối với cố hương Chốn quê nghèo với những hương vị đạm bạc, dân dã mà
thơm ngon đậm đà luôn là niềm day dứt và cảm xúc chân thực của tác giả
Đằng sau chốn lụa là gấm vóc, lầu son bệ ngọc, trong thơ đời Trần - Hồ đã
thấp thoáng bóng nhà dân, cánh đồng trong mùa lúa sớm, những nong tằm
chín, hương vị canh cua béo chốn quê nghèo… Qua nét bút tự nhiên và tình
cảm yêu mến trân trọng của các thi sĩ, một thiên nhiên bình dị đã được thể
hiện gần gũi, chân thật, sinh động và hấp dẫn, đem đến một sắc thái mới mẻ
cho thơ ca thời Trần - Hồ
Thi nhân xưa thường cảm nhận thiên nhiên bằng thính giác và thị giác
nên yếu tố nhạc và họa phát triển “thi trung hữu nhạc”, “thi trung hữu họa”
Thiên nhiên trong thơ đời Trần chỉ hiện lên như những nét phác họa của tranh
thủy mặc Đó là những nét bút chấm phá giản lược chứ không phải là nét cụ
thể, tỉ mỉ Nó không đáp ứng yêu cầu phân tích miêu tả nhưng lại gợi khả
năng liên tưởng và đặc biệt là gợi tình cảm sâu sắc hơn Thiên nhiên ở đây
Trang 25không hoàn toàn câm lặng nhưng cũng không ồn ã Đó là những tiếng chim khuya, tiếng đỗ quyên khắc khoải canh trường, tiếng trùng nỉ non, tiếng mưa rơi ngoài hiên vắng… thi nhân mở lòng đón nhận cái vang vọng của những
âm thanh thiên nhiên vào tận cõi sâu thẳm tâm hồn để cùng đồng điệu, cùng rung cảm chứ ít khi thấy họ miêu tả cụ thể những âm thanh ấy
Nếu như thi nhân đời Lý chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Phật giáo, thì các thi nhân đời Trần - Hồ hầu hết đều chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học Nho-Phật-Lão (tam giáo đồng nguyên)
Ở thời Trần và Hồ đa phần trong sáng tác của các thi nhân, thiên nhiên
đã thực sự trở thành đối tượng thẩm mĩ Các thi nhân, đã trải lòng với cảnh núi cao sông dài, với ánh trăng trên đóa mộc tê, trải tầm mắt với cánh bạch âu lung trời, theo đàn cò liệng xuống cách đồng chiều vãn, rồi ngắm cảnh bướm xuân phơi phới trên những đóa hoa thắm tươi đầy hương sắc:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên, Bán vô bán hữu tịch dương biên
Sổ thanh địch lí quy ngưu tận, Bạch lộ song song phi hạ điền
(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng, Bóng chiều bên có lại bên không
Theo hồi kèn mục, trâu về hết,
Có trắng từng đôi liệng xuống đồng.)
(Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông)
Từ hành cung nơi quê hương, Trần Nhân Tông đã hướng tầm mắt ngắm cảnh làng thôn, lòng vui với tiếng sáo trẻ chăn trâu, với từng đôi cò trắng liếng xuống đồng Trong cảnh chiều, qua làn khói phủ, xóm thôn đông đúc, yên bình như mờ ảo trong cõi hư không Trước cảnh thực mà tâm hồn thi sĩ như lồng trong cảm quan tôn giáo Tấm lòng của bậc “chăn nuôi muôn dân” đã hướng
Trang 26tới lắng nghe âm thanh của cuộc sống nơi thôn dã, hướng tới đón nhận hình ảnh, sắc màu của cảnh vật nơi đồng nội và tạo nên một bức tranh đẹp Quả là trong thơ có nét vẽ (Thi trung hữu họa)! Bài thơ dường như hòa nhập cái cảm, cái tâm, cái tài của ba con người: bậc đế vương - thiền sư - thi nhân trong một con người: tác giả Trần Nhân Tông Tình và cảnh của vùng thôn quê Thiên Trường đã đem đến cho ông những giây phút êm đềm, thanh thản
Ngoài ra thơ thiên nhiên đời Trần - Hồ còn là những vần thơ kết hợp giữa những rung cảm cá nhân và cảm hứng yêu nước Đó là những lời tâm sự,
là tấm lòng thương dân, lo lắng, trăn trở cho vận mệnh của dân tộc Tiêu biểu như trong thơ của Nguyễn Phi Khanh (1356 - 1429), ông là con rể của quan
Tư đồ Trần Nguyên Đán Năm 1374, ông thi đỗ Tiến sĩ nhưng không được bổ dụng làm quan Đến đời Hồ, ông được Hồ Qúy Ly trọng dụng Trong thơ của ông luôn xuất hiện hình ảnh con người cô đơn, uống rượu quên sầu Ông có những bài viết về mùa xuân lạnh, về mùa thu mang nỗi buồn da diết Đó là nỗi xót xa cho dân chúng chịu rét buốt và mong được làm bễ lò rèn thổi hơi
ấm cho lòng người Đó còn là ước nguyện được làm ánh sáng trên trời soi
thấu mọi nỗi khổ nhân gian Ví dụ như trong bài Thu nhật vãn khởi hữu cảm
(Sân trước quét sầu, nhìn lá rụng,
Trời xa ngăn lệ, đếm chim hồng
Than ôi, thế sự nên sao đặng, Thơ cũ ba lần đọc Đại Đông.)
(Thu nhật vãn khởi hữu cảm)
Trang 27Nguyễn Phi Khanh đã rơi lệ khi đọc thơ Đại Đông Sự lao khổ khánh kiệt của dân chúng nhà Chu làm ông thêm xót xa cho tình cảnh dân mình và
tự hỏi phải làm gì trước tình cảnh này Thơ Nguyễn Phi Khanh tuy mang nỗi đau buồn nhưng vời vợi một tấm lòng thương dân
Viết về thiên nhiên tươi đẹp đa dạng, thơ ca giai đoạn thời Trần- Hồ đã mang những nét rung động nghệ thuật tinh tế, sâu đậm tình đời, tình người, tình yêu quê hương đất nước Những bài thơ viết về thiên nhiên trong văn học thời Trần- Hồ chan chứa tinh thần lạc quan, trong sáng, mang sức sống mạnh
mẽ của thời đại, xứng đáng xếp bên cạnh những bài thơ hào hùng khí thế chống ngoại xâm
Trang 28CHƯƠNG 2 THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC TRONG
HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP CỦA LÊ THÁNH TÔNG
VÀ HỘI TAO ĐÀN
2.1 Cảm quan thiên nhiên đất nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập
Như các nhà nghiên cứu đã khẳng định, thế kỉ XV được coi là thời đại
hoàng kim của văn học chữ Nôm mà Hồng Đức quốc âm thi tập là một trong
những tác phẩm tiêu biểu nhất Cũng giống như các tác phẩm văn học thời kì
này, Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện rõ, phong phú, sinh động cảnh trí
thiên nhiên đất nước của dân tộc Đại Việt Đó là sự thưởng ngoạn, sự ngợi ca
vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, ngợi ca cuộc sống thanh bình và lòng tự hào dân tộc qua các di tích lịch sử Điểm nổi bật trong tập thơ quốc âm này là tình thơ của các tác giả được thể hiện qua sự biến chuyển của thời khắc và qua vẻ
mĩ lệ của thiên nhiên mông lung, vô cùng, vô tận Lòng người và cảnh vật, nhà thơ với thiên nhiên, đã được các tác giả của hội Tao đàn thể hiện một
cách hết sức tinh tế trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
2.1.1 Thiên nhiên đất nước trong cảm quan thưởng ngoạn
Các bài thơ viết về thiên nhiên chiếm số lượng lớn trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập (141/283 bài) là một hiện tượng hoàn toàn phù hợp với
đặc điểm của thơ trung đại và thơ Đường luật Bởi trong quan niệm thời trung
đại: “Con người tự ý thức mình là một yếu tố quan trọng trong mô hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân Thiên nhiên, vũ trụ trong các biểu hiện biến đổi của hoa, cỏ, trời, mây, mưa, nắng, chim muông, côn trùng, cá, nước, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn luôn là tấm gương để con người soi thấy sự sống của chính mình…Đến lượt mình, các biểu hiện muôn vẻ của vũ trụ lại trở thành chất liệu để con người biểu đạt tình cảm và suy nghĩ” [2, tr 14]
Hồng Đức quốc âm thi tập tuy là tác phẩm tiêu biểu cho văn chương cung đình thời trung đại Việt Nam nhưng thơ về thiên nhiên trong Hồng Đức
Trang 29quốc âm thi tập đã có sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo và tinh thần
dân tộc, giữa tư tưởng thời đại và truyền thống nhân dân tạo ra một trường mĩ cảm mới thông qua việc thưởng ngoạn và nhận thức về vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên đất nước dưới cái nhìn của các tác giả Hồng Đức
Thơ thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập phần nhiều được lựa
theo các khuôn mẫu nghệ thuật ước lệ của văn chương Nho giáo, của thơ Đường luật như: vịnh bốn mùa, vịnh năm canh, vịnh mười hai tháng theo cái
lẽ tuần hoàn của vũ trụ - lẽ tuần hoàn của triết lí cổ phương Đông trong “Kinh Dịch”, vịnh sơn thủy, vịnh phong hoa tuyết nguyệt, vịnh các loài cây cảnh, hoa cảnh…là để bộc lộ cái thú thưởng ngoạn của bậc trí nhân quân tử và ngụ cho mĩ đức của cá nhân mình:
Giống lạ Giang-lăng đã được dành,
Một mai năng chiếm được cao danh
Lòng không chẳng vả phô niềm tục,
Khí cứng hằng thìn một tiết thanh
(Quân tử trúc)
Hơn thế, trong nhiều trường hợp, thiên nhiên trong tập thơ chỉ là cái cớ
để các nhà thơ tán dương công đức của “minh quân lương thần” hoặc ca tụng chế độ phong kiến:
Gương giơ vằng vặc soi muôn dặm,
Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh
Ngẫm xem khí tượng hình dung ấy,
Chợt ló ra thì lạt chúng tinh
Ở chùm thơ xướng họa về trăng (10 bài), các nhà thơ Hồng Đức đã tìm thấy được mối giao hòa tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên, giữa cái
“khuôn cả” với ngôi báu của bậc chí tôn Cái ánh sáng “vằng vặc”, bóng tỏ
“làu làu” trùm khắp nhân gian, “ruỗi khắp năm canh” ấy không phải là gì
Trang 30khác mà chính là mĩ đức của minh vương đương triều Nói cách khác, ca ngợi trăng, xưng tụng trăng lên đến tuyệt đỉnh, tuyệt vời như vậy không ngoài mục đích ca ngợi vua, ca ngợi sự thông minh, tài giỏi, thấu suốt, cao cả vĩ đại của vua, của “khuôn cả” kia
Thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập lúc nào cũng đẹp đẽ, tươi
tắn Mùa xuân vốn là mùa của sự sinh sôi nảy, là mùa của sự ấm áp yêu thương Bởi thế cho nên mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, viết về mùa xuân, dưới con mắt thưởng ngoạn các tác giả Hồng Đức đã có những vần thơ hết sức tinh tế:
Hiu hiu gió thổi hương lồng áo,
Phơi phới mưa sa ngọc đượm chân
Liễu vẽ mày xanh oanh chấp chới,
Mai tô má phấn bướm xun xoăn
(Vịnh cảnh mùa xuân)
Xuân đến, không còn những cơn gió bấc lạnh lẽo của mùa đông, mà chỉ
có những con gió nhẹ hiu hiu “thổi hương lồng áo”, chỉ còn những cơn mưa phùn nhè nhẹ thấm vào chân người qua đường Và xuân đến, dường như cỏ cây hoa lá cũng biết trang điểm như người, vì vậy mà liễu mới “vẽ mày xanh” khiến cho “oanh chấp chới”, còn mai thì “tô má phấn” khiến cho “bướm xun xoăn” Bức tranh mùa xuân đã hiện lên với đầy đủ hình ảnh, đường nét, màu sắc Không chỉ có vậy, mùa xuân còn là ngày hội của cỏ hoa, ong bướm và của cả con người:
Đường hoa chấp chới tin ong dạo,
Dặm liễu thung thăng sứ điệp truyền
Ả ngụy nàng Diêu khoe đẹp mẽ,
Người thơ khách rượu rộn mời khuyên
(Lại vịnh cảnh mùa xuân)
Trang 31Qua vẻ mĩ lệ của thiên nhiên, sự chuyển biến của thời khắc đã nêu lên được lẽ tuần hoàn của vũ trụ Đó là lẽ thuần hoàn theo triết lí cổ phương Đông trong Kinh Dịch, thường được nhắc tới nhiều trong những bài thơ tả cảnh thiên nhiên, có điều là tâm tư các tác giả thời Hồng Đức không bi quan vì cái vòng luẩn quẩn của tạo vật: lòng nhà thơ là cả một mùa xuân, mùa xuân năm nay đi, thì mùa xuân năm sau trở lại:
Ba dương đã gặp thuở thời vần,
Bốn bề đều mừng một chúa xuân…
(Họa nguyên đán, bài 3)
Chớ chớ ngại rằng mai lạnh lẽo,
Kìa kìa mai đã thức xuân hồng
Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương
(Bảo kính cảnh giới, 43)
Cũng giống như mùa hè trong thơ của Nguyễn Trãi, mùa hè trong Hồng Đức quốc âm thi tập hiện lên với những hình ảnh hết sức chân thực:
Thức xuân một khí hãy còn khoe,
Phút đã nam ngoa đến tiết hè
Đằng đẵng ngày chầy dương tán nắng,
Trang 32Đùn đùn bóng rợp phủ màn hoe
(Vịnh cảnh mùa hè, bài 7)
Hay:
Nghi ngút ngàn mây tán lửa che,
Rùng người thay bấy gọi là hè
Hồng bay lựu, màn vây liễu,
Hương nức sen, bóng rợp hòe
Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc,
Cành kia dắng dỏi gẩy cầm ve
(Vịnh cảnh mùa hè, bài 14)
Nếu như mùa hè trong thơ của Nguyễn Trãi được miêu tả vào những ngày cuối hè, khi ấy “hồng liên trì đã tịn mùi hương”, thì các thành viên hội Tao đàn lại miêu tả mùa hè trong những ngày đầu tiên của nó thật sinh động đầy màu sắc, âm thanh và mùi vị Ở đó có hoa lựu đỏ tươi cùng những cành liễu rủ xuống, có hoa sen thơm ngát trong hồ và đâu đó có tiếng cuốc gọi hè vang vọng Và một điều rất đặc trưng của mùa hè đó là cái nắng vàng rực rỡ khiến người ta phải “rùng người”
Không chỉ dừng lại ở mùa xuân, mùa hè mà mùa thu cũng được hiện lên hết sức thơ mộng với những đặc trưng riêng biệt của nó “Thơ là thu của lòng người Thu là thơ của đất trời” câu nói ngỡ như cách chơi chữ của người xưa lại nói lên mối tương quan kì lạ giữ mùa thu và thơ ca Cho nên trong bốn mùa, thi nhân thiên vị cho mùa thu hơn cả Ngay như hai câu thơ tả cảnh được
coi là hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã viết về mùa thu:
Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Mùa hè đi qua, mùa thu lại tới - quy luật vốn có của đất trời không bao giờ thay đổi Và khi nhìn thấy “Ngô đồng nhất diệp lạc” (Một chiếc lá ngô đồng rụng) thì biết: “Thiên hạ cộng tri thu” (Cả gầm trời cùng biết thu sang)