Lý do chọn đề tài Thời đại Hồng Đức không những đánh dấu một giai đoạn cực thịnh trong xã hội phong kiến Việt Nam mà còn ghi lại một mốc lớn trên con đường phát triển của lịch sử văn họ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO
GIÁ TRỊ THƠ VỊNH SỬ
TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP
CỦA LÊ THÁNH TÔNG VÀ HỘI TAO ĐÀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học Th.S An Thị Thuý
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam và ThS
An Thị Thúy là người hướng dẫn trực tiếp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy cô!
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận
Đỗ Thị Phương Thảo
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi Những nội dung này không trùng khớp với kết quả nghiên cứu của người khác
Hà nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận
Đỗ Thị Phương Thảo
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG 6
1.1 Tác giả và tác phẩm 6
1.1.1 Tác giả 6
1.1.2 Tác phẩm 9
1.2 Thơ vịnh sử 12
1.2.1 Khái niệm thơ vịnh sử 12
1.2.2 Thơ vịnh sử trước và sau Hồng Đức quốc âm thi tập 13
Chương 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VỊNH SỬ TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 18
2.1 Thống kê và phân loại 18
2.2 Thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập nhìn từ phương diện nội dung 19
2.2.1 Thơ vịnh về các nhân vật lịch sử 19
2.2.2 Thơ vịnh về các nhân vật truyền thuyết 30
2.2.3 Thơ vịnh về di tích lịch sử 39
Trang 52.3 Thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập nhìn từ phương diện nghệ
thuật 42
2.3.1 Thể thơ 42
2.3.2 Giọng điệu 46
2.3.3 Sử dụng điển tích, điển cố 48
KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thời đại Hồng Đức không những đánh dấu một giai đoạn cực thịnh trong
xã hội phong kiến Việt Nam mà còn ghi lại một mốc lớn trên con đường phát
triển của lịch sử văn học dân tộc với sự ra đời của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập do những nhân sĩ của hội Tao Đàn
sáng tác dưới sự chủ xướng của vua Lê Thánh Tông Tuy sáng tác còn nặng lối cung đình tuy nhiên tập thơ đã đem đến cho văn học những vần thơ hết sức thi vị Có thể thấy ở tập thơ này, về mặt nội dung rất phong phú, có sự kế thừa
và tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của thơ Nôm trước đó
Từ trước đến nay đã có nhiều độc giả đón nhận và khai thác tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ để hiểu rõ cái hay về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm mà còn tiếp cận tác phẩm như một nguồn tài liệu lịch sử quý giá về một giai đoạn lịch sử dân tộc, có thêm sự hiểu biết về các nhân vật lịch sử của Trung Quốc và của dân tộc ta
Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đề tài thơ vịnh sử là một đề tài
lớn không chỉ trong tác phẩm mà còn của cả văn học trung đại, được gợi ra từ cảm hứng lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam Qua những lời thơ đánh giá
và bình luận về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử đã có độ lùi về thời gian, bằng hình tượng văn học và ngôn ngữ thi ca người đọc sẽ hiểu thêm về quan điểm nhân sinh của các tác giả hội Tao Đàn và đặc biệt với những bài thơ vịnh nhân vật Nam sử ta còn có thêm tình yêu và lòng tự hào đối với dân tộc
Từ trước đến nay tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập được đưa vào giảng
dạy ở các trường chuyên nghiệp, tuy nhiên người học hầu như chỉ quan tâm đến thơ vịnh cảnh, vịnh vật mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến một đề tài lớn trong tác phẩm đó là thơ vịnh sử Cộng với đó là khoảng cách thời gian
Trang 7lịch sử và hạn chế trong việc giới thiệu tài liệu học tập nên người học và độc giả khó khăn về mặt tiếp cận, hơn nữa các tài tiệu nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khái quát chung mà chưa đi vào những vấn đề cụ thể
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Giá trị thơ vịnh
sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn”
với mong muốn được tìm hiểu, học hỏi tài năng văn chương và nhân cách lịch sử của những nhà thơ thế kỉ thứ XV và hy vọng đề tài sẽ soi sáng một
phần quan trọng trong Hồng Đức quốc âm thi tập Từ đó giúp bạn đọc có
những hiểu biết cơ bản về Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn, cũng như giúp
cho việc học tập giảng dạy những bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập
có hiệu quả hơn
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ lớn của Lê Thánh Tông và hội Tao
Đàn ở thế kỉ thứ XV Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ nổi tiếng này Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều dừng lại ở việc phân tích
khái quát tập thơ, chứ chưa đi vào từng khía cạnh cụ thể Riêng với đề tài
“Giá trị thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông
và hội Tao Đàn” thì ít tác giả đề cập đến, nếu có thì các tác giả cũng chỉ nói
một cách chung chung mà chưa nói đến những giá trị cụ thể của thơ vịnh sử được thể hiện trong tập thơ
Trong lời giới thiệu về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập của tác giả
Phạm Trọng Điền và tác giả Bùi Văn Nguyên (phiên âm – chú giải – giới
thiệu) có viết “ nếu như tình thơ của tác giả chan chứa trước cảnh trí thiên nhiên trong mục (Thiên đạo môn), thì tình thơ của tác giả cũng tha thiết đối với vận mệnh đất nước, cũng tràn đầy tự hào dân tộc trong mục ( Nhân đạo môn ), và các mục khác … Nhưng đọc những vần thơ vịnh sử ta mới thấy ý
Trang 8kiến trên được diễn ra đầy đủ hơn…” [3, tr21] Song những ý kiến này chỉ
dừng lại ở những nhận xét ban đầu chưa đi vào vấn đề cụ thể
Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (tập 1) của tác giả Nuyễn Đăng
Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn – Định Thị Khang đã phân tích những nội dung
cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Trong giáo trình này, các tác giả đã đề cập đến thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập “ Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc còn thể hiện qua mảng thơ viết về đề tài lịch sử Có thể nói đây là một trong những mảng thơ đặc sắc nhất của Hồng Đức quốc âm thi tập” [7, tr153] Tuy nhiên, việc nghiên cứu
chỉ dừng lại ở việc khảo sát chứ chưa thực sự đi sâu phân tích cụ thể giá trị của thơ vịnh sử trong tập thơ
Trên tạp chí Văn học số 8-1997, trong bài Cảm hứng dân tộc và cảm hứng nhân văn qua thơ nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông PGS Bùi Duy Dân
đã khẳng định rằng : “Chỉ đến thời Lê Thánh Tông mới xuất hiện lối thơ vịnh Nam sử và viết bằng chữ Nôm của chính nhà vua Lê Thánh Tông là người đầu tiên dùng chữ Nôm vịnh nhân vật lịch sử dân tộc mở đường cho sự xuất hiện một lối thơ rất độc đáo và rất phong phú về cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn trong văn học Trung Đại Việt Nam” Và "Cái mới của Lê Thánh Tông so với các tác giả khác ở chỗ ông đó biết kết hợp hài hòa hơn tinh thân thần dân tộc và tinh thần Nho giáo, trong việc xác định tiêu chí cái đẹp có tính lịch sử cho thơ vịnh sử Thơ vịnh sử của ông đầy cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn cảm hứng lịch sử, và luôn có khả năng trở thành những bài ca yêu nước và tự hào về nền văn hiến dân tộc"
Nhìn chung, vấn đề về thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập của
Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn đã được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp Tuy nhiên, những bài viết đó, chưa đặt thành vấn đề riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện hệ thống, mà còn mang tính tản
Trang 9mạn Chính vì vậy tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước chúng
tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Giá trị của thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc
âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn” Hy vọng tìm ra những nét
độc đáo, hấp dẫn và khẳng định được giá trị to lớn của tập thơ trên thi đàn văn
học dân tộc
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới những mục đích sau
- Góp phần tìm hiểu về tác giả Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn
- Có được cái nhìn khái quát nhất về thơ vịnh sử trong văn học trung đại
Việt Nam, đặc biệt là trong tập thơ Hồng đức quốc âm thi tập
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu được những nét khái quát nhất về thơ vịnh sử trong văn học trung đại
- Thấy được giá trị của thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập trên
cả hai phương diện nôi dung và nghệ thuật
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Với khuôn khổ của một khóa luận và khả năng làm chủ tư liệu có hạn, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những bài thơ viết về những nhân vật
và sự kiện lịch sử trong cuốn Hồng đức quốc âm thi tập do tác giả Phạm
Trọng Điền và Bùi Văn Nguyên phiêm âm, chú giải và giới thiệu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận là chỉ tập trung nghiên cứu
một khía cạnh của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, cụ thể là “giá trị của
thơ vịnh sử” được thể hiện trong tập thơ
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
Để khai thác để khai thác được đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, bình giảng
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp tổng hợp
6 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm hai chương chính
Chương 1 Những vấn đề chung
Chương 2 Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn
Trang 11NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG
1.1 Tác giả và tác phẩm
1.1.1 Tác giả
Tác giả của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là những nhân sĩ thời
Hồng Đức mà chủ yếu là những nhân sĩ tập hợp trong hội Tao Đàn
Theo các sách Đại Việt sử kí toàn thư đời Lê, Việt sử thông giám cương mục đời Nguyễn, tháng 11 năm Ất Mão (1495) nhân gặp thời tiết thuận hòa,
mùa màng tươi tốt, mọi việc nhàn rỗi, Lê Thánh Tông sáng tác chín khúc ca
làm thành Quỳnh uyển cửu ca, tự soạn bài tựa, tự xưng là Tao đàn nguyên
súy, chọn hai mươi tám văn thần ứng với hai mươi tám ngôi sao trên trời,
phong làm Tao Đàn nhị thập bát tú, và truyền họa lại dung vần chín khúc Quỳnh uyển cửu ca nói trên Hai mươi tám người đó là
Đại nguyên soái: Lê Thánh Tông
1 Thân Nhân Trung, (Yên Ninh – Yên Dũng - Bắc Giang), Đông các đại học sĩ, Phó Nguyên Súy
2 Đỗ Nhuận, (Kim Anh - Phúc Yên), Đông các đại học sĩ, Phó nguyên súy
3 Ngô Luân, (Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh), Đông các hiệu thư
4 Ngô Hoán, (Tượng Đáp - Nam Sách - Hai Dương), Đông các hiệu thư
5 Lưu Hưng Hiếu, (Hà Lương - Quảng Hóa - Hưng Hóa), Hàn lâm viện thị độc tham trưởng viện sự
6 Nguyễn Xung Xác, (Kim Đôi - Võ Giàng - Bắc Ninh), Hàn lâm viện thi độc tham trưởng viện sự
7 Nguyễn Quang Bật (Bình Ngô - Gia Bình - Bắc Ninh), Hàn lâm viện thị thư
Trang 128 Nguyễn Đức Huấn, (Yên Định - Chí Linh - Hải Dương), Hàn lâm viện thị thư
9 Vũ Dương, (Mạnh Nhuế - Nam Sách - Hải Dương), Hàn lâm viện thị thư
10 Ngô Thầm, (Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh), Hàn lâm viện thị thư
11 Ngô Văn Cảnh, (Yên Ninh - Yên Dũng - Bắc Ninh), Hàn lâm viện thì chế
12 Phạm Trí Kiêm, (An Trang - Lang Tài - Bắc Ninh), Hàn lâm viện thị chế
13 Lưu Thư Mậu, (Đa Nghi - Vĩnh Bảo - Hải Dương), Hàn lâm viện thị chế
14 Nguyễn Tôn Miệt, (Vĩnh Phú), Hàn lâm viện hiệu lý
15 Nguyễn Nhân Bị, (Kim Đôi - Võ Giàng - Bắc Ninh), Hàn lâm viện lý
16 Ngô Quyền, (Nghiêm Xá – Thường Tín - Sơn Nam - Hà Đông), Hàn lâm viện lý
17 Nguyễn Bảo Khê, (Lý Hải - Yên Lăng - Sơn Tây), Hàn lâm viện lý
18 Bùi Phố, (Lê Xá - Kiến Thụy - Kiến An - Hải Dương), Hàn lâm viện lý
19 Dương Trực Nguyên, (Thượng Phúc - Thường Tín - Hà Đông - Hà Nội), Hàn lâm viện lý
20 Bùi Phổ, (Lê Xá - Kiến Thụy - Kiến An - Hải Dương), Hàn lâm viện lý
21 Chu Hoãn, (Hải Dương), Hàn lâm viện lý
22 Phạm Cẩn Trực, ( Đàm Xá - Gia Lộc - Hải Dương), Hàn lâm viện kiểm thảo
23 Nguyễn Ích Tốn, (Mậu Hòa - Đan Phượng - Hà Nội), Hàn lâm viện kiểm thảo
24 Đỗ Thuần Thứ, (Tú Kiều - Khoái Châu - Hưng Yên), Hàn lâm viện kiểm thảo
25 Phạm Như Huệ, (Thái Bình), Hàn lâm viện kiểm thảo
Trang 1326 Lưu Dịch, (Lãi Xuyên - Kim Thành - Hải Dương), Hàn lâm viện kiểm thảo
27 Đàm Nhuận Huy, (Hương Mặc - Từ Sơn - Bắc Ninh), Hàn lâm viện kiểm thảo
28 Phạm Đạo Phú, (Nghĩa Hưng - Sơn Nam - Nam Định), Hàn lâm viện kiểm thảo
29 Chu Huân, (Ngọc Đô - Võ Giàng - Bắc Ninh), Hàn lâm viện kiểm thảo
Theo sách Thoái thực kí văn còn có thêm hai người nữa gọi là sái phu:
Lương Thế Vinh (Cao Hưng - Nghĩa Hưng - Nam Định) và Thái Thuận (Liễu Lâm - Thuận Thàn - Bắc Ninh)
Hội viên Tao Đàn thường làm thơ chữ Hán, hoặc quốc âm để xướng họa cùng nhau, hay nói dùng hơn là họa những bài xướng của Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông là người đứng đầu hội Tao Đàn và là người đứng ra thành lập hội
Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), mất ngày 30/1 năm Đinh Tỵ (1497), có tên là Tư Thành, là con trai út của vua Thái Tông Thân Mẫu là bà Ngô Thị Ngọc Dao con gái của Thái Bảo Ngô Từ, một trong những công thần khai quốc nhà Lê, người làng Động Bàng, huyện Yên Định (Thanh Hóa) Vua Lê Thánh Tông là vị vua không chỉ có tài trị quốc mà còn là vị vua có tâm hồn thi sĩ, học sĩ Đào Cử đã nói về Lê Thánh Tông một
cách hết sức tôn kính như sau: “Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, mưa nắng thuận hòa , dân yên, vật thịnh Trong khi nhàn rỗi nhà vua thường bỏ hết thú vui như đàn hát, săn bắn, khiến cho sạch lòng, dục ít Như cây ngay từ gốc, nước trong từ nguồn…, biểu hiện ở lời ngâm vịnh Ngài chỉ phóng bút một lúc chín bài xong ngay Trước thì vịnh thời tiết thuận năm được mùa … Nghĩa lý thật cao xa, lời lẽ thật mạnh mẽ, thiện ý khuyên răn, chan chứa ở lời, thực là văn dạy người ở bậc đế vương….” [10, 125] Người
Trang 14đã cổ súy việc bình thơ và sáng tác thơ, tạo điều kiện cho thơ ca phát triển,
trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông là một tác giả lớn
với nhiều bài thơ được xác định do nhà vua sáng tác, đó là những bài xướng
về những chủ đề như vịnh năm canh, vịnh tứ thời, vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc, vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam Được sự khuyến khích của nhà vua, các nhân sĩ thời Hồng Đức đều hăng say sáng tác thơ, những bài mang tính chất vịnh được xác định là của các văn thân xong rất khó xác định một cách chính xác ai đã viết bài nào
Như vậy, có thể khẳng định tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là tập hợp
những sáng tác của nhiều tác giả, chủ yếu là thành viên của hội Tao Đàn trong
đó không thể thiếu vua Lê Thánh Tông, cũng có người không phải là thành viên của hội Tao Đàn, bình thơ và sáng tác thơ dưới sự chủ súy của nhà vua
1.1.2 Tác phẩm
1.1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Văn học là một hiện tượng xã hội vì thế sự hình thành và phát triển của một nền văn học, một dòng văn học hay chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn liền với những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa – văn
học nhất định Sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập cũng không nằm
ngoài quy luật ấy
Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, hòa bình được lập lại, Lê Thái Tổ đã xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền dựa trên một cơ sở xã hội khác hẳn thời Trần Sự nghiệp đó tiếp tục được củng cố về mọi mặt qua các đời vua Thái Tông, Nhân Tông, đặc biệt là vua Thánh Tông Đến nửa sau thế kỉ thứ XV, nhà nước phong kiến thời Hậu Lê đã đạt tới giai đoạn cực thịnh, là quốc gia cường thịnh nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ Đây cũng chính là tiền đề quan trọng cho sự phục hưng văn hóa, văn học thế kỉ thứ XV nói chung và nửa sau thế kỉ thứ XV nói riêng
Trang 15Công cuộc phục hưng văn hóa thế kỉ thứ XV xuất phát xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử những năm đầu thế kỉ Có thể khẳng định: công cuộc phục hưng văn hóa thời Hậu Lê được tiến hành đồng bộ qua cánh ứng xử với văn hóa vật chất, chú ý nâng cao văn hóa – tổ chức đời sống xã hội và phát triển mạnh văn hóa giáo dục Bên cạnh đó, sự phát triển của Nho giáo đã đồng thời khích lệ
sự phát triển của văn hóa, văn học… Môi trường xã hội ấy là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển một nền văn hóa, văn học rực rỡ Vì thế văn học nửa sau thế kỉ thứ XV đã kế tục xuất sắc những thành tựu văn học của thời đại Lý – Trần, văn học nửa đầu thế kỉ tiếp nối và phát triển dòng thơ Nôm Đường luật với một đội ngũ sáng tác đông đảo, đứng đầu là Lê Thánh
Tông Hồng Đức quốc âm thi tập đã ra đời trong không khí xã hội ấy
Không chỉ có vậy, sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập còn chịu ảnh
hưởng sâu sắc của dòng văn học chữ Nôm trước đó Đặc biệt là tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Có thể khẳng định rằng, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một cột
mốc lớn, ở vị trí hàng đầu của chặng đường phát triển tiếng Việt, là tiền đề
quan trọng cho sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập, tạo nên một thời đại
thơ Nôm phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử văn học tiếng Việt thời trung đại Đặc biệt, tháng 11 năm Ất Mão (1495) nhân gặp tiết trời thuận hòa, mùa màng tươi tốt, mọi việc nhàn rỗi, Lê Thánh Tông sáng tác chín khúc ca làm
thành Quỳnh uyển cửu ca, tự soạn bài tựa, tự xưng là Tao đàn nguyên súy,
chọn hai mươi tám văn thần, phong làm Tao đàn nhị thập bát cú, và truyền
họa lại đúng vần chín khúc Quỳnh Uyển cửu ca nói trên Sự ra đời của hội Tao đàn chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập
Trên đây là những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa – văn học đưa đến sự
ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập Hiểu được những tiền đề xuất hiện tác
Trang 16phẩm này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn, một cách đánh giá đầy đủ, khoa học và chính xác hơn, tránh được lối áp đặt, giáo điều khi khảo sát, nghiên cứu khi khảo sát văn chương nhất là văn chương cổ
1.1.2.2 Nội dung chính
Về nội dung của tập Hồng Đức quốc âm thi tập, tác giả Phạm Trọng Điền và Bùi Văn Nguyên trong cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập cho rằng: “ Đây là tập hợp thơ nhiều tác giả cho nên ý thơ và lời thơ cũng muôn màu muôn vẻ… Tuy nhiên, hướng sáng tác vẫn tập trung dưới sự chỉ đạo của nhà vua, từ trật tự đến các chủ đề chung: tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu trí óc thông minh, yêu tâm hồn trong sáng, và từ đó toát lên niềm tự hào dân tộc, trong tổ quốc độc lập và thanh bình.” [3, tr 17]
Bên cạnh đó, Hồng Đức quốc âm thi tập cũng có nét mô tả đời sống
nhân dân trong thôn xóm, trong đồng ruộng mặc dù còn sơ sài nhưng rất quý Các nhà thơ ở đây đã chú ý đến hình dáng “con trâu”, “đụn củi”, đến “cơm trắng”, “cá tươi” của người bình dân và phần nào thấy được cảnh khổ của những người thuộc lớp dưới
Toàn tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập hiện có 328 bài, chia làm năm
phần như sau:
Hồng đức quốc âm thi tập cũng là một tập thơ nhiều tác giả, cho nên nội
dung cũng như nghệ thuật có nhiều hình, nhiều vẻ và khi nhận định không thể đánh đồng nhất loạt được Bên cạnh mặt hạn chế thì tập thơ cũng thể hiện được những mặt tích cực và khả thủ về nội dung cũng như về hình thức ngôn
Trang 17ngữ văn học Đồng thời tập thơ cũng phản ánh được một số vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống của dân tộc trong thời bấy giờ…
1.2 Thơ vịnh sử
1.2.1 Khái niệm thơ vịnh sử
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “ Thơ vịnh sử là thơ ca vịnh sự kiện và nhân vật lịch sử Bài thơ vịnh sử nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc là của Ban Cổ đời Hán, viết về sự tích nàng Đề Oanh xin chịu tội thay cha, lấy “ Vịnh sử” làm tên bài thơ Nhưng thơ vịnh sử có thể bắt đầu sớm hơn từ trong Kinh Thi và Li Tao” [4, tr320]
Theo giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ thứ X đến nửa đầu thế kỉ thứ XVIII: “ Thơ vịnh sử là loại thơ vịnh truyện cũ người xưa “ Làm thơ vịnh sử chủ yếu gửi gắm ý khen chê” trích lời tự tập thơ Việt giám vịnh sử của Đặng Minh Khiêm) Cũng như các thể tài khác, thơ vịnh sử được sáng tác theo những quan niệm truyền thống, trong đó nổi bật là tính chất sùng cổ và tính giáo huấn theo quan niệm chính thống” [6, tr204]
Như vậy, khái niệm về thơ vịnh sử đã chỉ cho thấy hai yếu tố căn bản: Thứ nhất là thể loại thơ ca Thứ hai là đề tài viết về lịch sử
Nói về đề tài lịch sử thì thơ vịnh sử khai tác chất liệu lịch sử ở ba bình diện
1- Nhân vật lịch sử
2- Sự kiện lịch sử
3- Di tích lịch sử (phong cảnh, địa danh có liên quan đến lịch sử, ghi dấu những sự kiện lịch sử)
Các tác giả lấy chất liệu lịch sử ở hai nguồn cơ bản:
1- Truyền thuyết, truyện cổ dân gian Việt Nam và Trung Quốc
2- Sách sử (dã sử và chính sử), ghi chép lịch sử dân tộc, lịch sử Trung Quốc (Bắc sử và Nam sử)
Trang 18Dựa vào những bình diện khác nhau trong khai thác chất liệu lịch sử, người ta chia thơ vịnh sử ra làm nhiều loại: vịnh nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử… (đối với thơ vịnh nhân vật các tác giả chia làm nhiều loại nhân vật, thí
dụ Đặng Minh Khiêm trong Thoát Hiên thi tập phân thành danh thân; danh
nho; danh tướng; nữ chúa…) có khi ở dạng vịnh đền miếu, chùa quán nhưng tính chất vịnh sử thường thể hiện rõ ở loại vịnh nhân vật, các tác giả cũng thiên về vịnh nhân vật
Vì là thơ vịnh nên có những đặc điểm khác thơ ca bình thường Thơ vịnh luôn biểu lộ thái độ, tình cảm của người làm thơ trước đối tượng được đưa ra làm khách thể Có thể nói, thơ vịnh sử là những áng văn chương nhằm xác định giá trị của nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, dưới góc độ một lý tưởng nào đó
Người làm thơ vịnh sử có thể bộc lộ thái độ khen chê, tán thưởng hay phê phán, tự hào, khâm phục… trước sự liện lịch sử, trước nhân vật được nhắc tới tùy theo góc nhìn nhận
Việc thống kê và phân tích thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập
sẽ cụ thể hóa khái niệm thơ vịnh sử của một thời kì
1.2.2 Thơ vịnh sử trước và sau Hồng Đức quốc âm thi tập
1.2.2.1 Thơ vịnh sử trước Hồng Đức quốc âm thi tập
Dòng văn học Việt Nam được hình thành cùng với sự ra đời của quốc gia phong kiến độc lập đầu tiên đứng đầu là vua Lý Thái Tổ (thế kỷ thứ X) Từ thời Lý, bên cạnh loại văn học chính luận (hịch, chiếu, biểu)… đã có văn học hình tượng, điểm xuyết trong những lời truyền đạo, giảng kinh (thường là những bài thơ ngắn theo thể cổ phong) đã có những hình ảnh, liên tưởng thoát
ra ngoài ý nghĩa biểu hiện khô khan, khuân sáo Các nhà sư không chỉ dùng
“ngôn từ” cô đọng để minh họa giáo lý nhà Phật, quan niệm thế giới, nhân sinh mà dần dùng thơ để “tỏ chí”, biểu lộ cảm xúc cuộc đời, những bài thơ
“ngôn hoài”, “thuật hoài” đã kín đáo bộc lộ cái “bản ngã” “cái riêng” của nhà
Trang 19sư (đồng thời là thi sĩ) thời Lý Sự khảng định “chân giá trị” của con người từ chỗ ý thức về sự tồn tại cá nhân (tiểu hồn) trong vũ trụ, (đại hồn) mở rộng dần
ra đối tượng khách quan Thơ ca ngợi những nhân vật của lịch sử (những con người có tác động đến lịch sử, đó không phải là những nhân vật anh hùng trong thần thoại hoặc truyền thuyết, những anh hùng chống ngoại xâm mà chủ yếu là những nhà sư) Thơ thời Lý bị thất truyền nhiều, số còn lại với chúng ta ngày nay bao gồm nhiều loại trong đó có những bài thơ vịnh nhân vật Như
Lý Nhân Tông có bài Tặng Giác Hải thiền sư Ở thời kì mà Phật giáo đang
thịnh hành thì những môn đồ của Thích Ca trở thành thần tượng được cả xã hội tôn thờ Sự tồn tại của những nhà sư gắn liền với sự tồn tại của một thời kì lịch sử, có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của lịch sử
Sang thời Trần (thế kỉ thứ XIV) lối thơ vịnh bằng chữ Hán đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất ít, số tác phẩm được lưu lại không nhiều, nếu như ở thời Lý đối tượng vịnh là các nhà sư thì đến thời Trần, đối tượng vịnh được
mở rộng hơn nhân vật là những anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Vương, Trần Nguyên Đán Những người có công xây dựng văn hiến như Chu Văn An, những nhân vật trong lịch sử Trung Quốc như Hán Cao Tổ, Đường Trúc Tông, Hạng Vũ Bên cạnh những bài thơ vịnh nhân vật còn có những bài thơ
vịnh dấu tích lịch sử (vịnh cảnh có liên quan tới chiến tích), ví dụ như: Hàm
Tử Quan (Trần Lâu), Chi Lăng Động (Phạm Sư Mạnh), Bạch Đằng Giang (
Trần Minh Tông)… hoặc những địa danh liên quan tới truyền thuyết như Tản Viên Sơn, Vọng Phu Thạch…
Đầu thế kỉ thứ XV, Lý Tử Thần có bài ca Pháp vân cổ tự kí kể về truyền
thuyết Nam Vương được coi là bài thơ vịnh sử (theo Lê Quý Đôn), Nguyễn
Trãi cũng có một số bài thơ bằng chữ Hán vịnh di tích lịch sử như Vân Đồn, Bạch Đằng Giang, Đề Kiếm… số lượng các bài thơ là quan trọng nhưng quan
trọng hơn là ý thức của các tác giả trong sáng tác theo một “kiểu thơ” lấy đề
Trang 20tài trong lịch sử, nó không bó hẹp ở các dạng viếng, tặng một cách trực tiếp
mà vịnh cả nhân vật xa xưa được sử sách ghi chép lưu truyền (thơ Trần Anh Tông)
Điểm qua một số thành tựu của văn học trước Hồng Đức quốc âm thi tập
để có thể thấy rằng: xu hướng tái hiện sự kiện lịch sử của văn học bằng những hình thức nhất định đã được hình thành từ trước thế kỉ thứ XV thời điểm ra
đời của Hồng Đức quốc âm thi tập, lịch sử (qua nhân vật lịch sử) và sự kiện
lịch sử trở thành đối tượng (đề tài) của thơ ca
1.2.2.2 Thơ vịnh sử sau Hồng Đức quốc âm thi tập
Từ sau thế kỉ thứ XV, thơ vịnh sử đã phát triển mạnh Bên cạnh những bài thơ vịnh nhân vật Bắc sử còn chú trọng cả nhân vật Nam sử, nhưng từ sau thế kỉ thứ XV, thơ vịnh sử phát triển là một biểu hiện khuynh hướng cảm thán thời thế của các nhân sĩ trước thực trạng xã hội phong kiến suy vi, thơ vịnh sử tiếp tục chủ nghĩa yêu nước trong văn học ở loại đề tài lịch sử Sự phát triển của thơ vịnh sử được đánh dấu bằng:
Thứ nhất, là những bài thơ vịnh sử có tính chất hệ thống, chuyên đề
Ngay cùng thời với Hồng Đức quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông bên cạnh việc
khuyến khích các văn thần xướng họa, vịnh nhân vật lịch sử, các sử gia sưu tập sự tích chuyện dân gian để viết bộ sử nước nhà, ông còn sáng tác tập thơ
vịnh sử bằng chữ Hán Cổ tâm bách vịnh là tập thơ vịnh sử có hệ thống đầu
tiên trong văn học viết Việt Nam Hầu hết các tác giả thơ văn từ thế kỉ thứ XVI đều có thơ vịnh sử, nhiều tác giả có những tập thơ vịnh sử lớn có ý thức trong sáng tác thơ vịnh sử Thơ vịnh sử không còn phát triển lác đác, thưa thớt
mà đã trở thành một dòng văn học Các tác giả lớn của dòng thơ vịnh sử thời
kì này: Đặng Minh Khiêm với tác phẩm Việt giám vịnh sử gồm 125 bài thơ
(ông vịnh các nhân vật nước Nam từ vua chúa, tướng lĩnh đến các văn thần,
danh nho, liệt nữ…), Hà Nhiệm Đại với Khiếu vịnh thi tập gồm 106 bài thơ
Trang 21(vịnh các đề xướng, công thần, gian thần thuộc thời Lê), Lê Quang Bí và Vũ
Công Đạo với tác phẩm Tư hương vạn lục (Vịnh các nhân vật Nam sử vừa có
tính chất địa phương vừa có tính chất gia tộc, hai ông đã để công trong việc sưu tập truyện kể về thần hoàng ở các làng xã, đền miếu và những con người
cụ thể ở địa phương) Ngoài các tác giả với những thi tập lớn còn có những tác giả khác có sáng tác thơ vịnh sử như Phùng Khắc Khoan, Lê Công Triều, Nguyễn Cư Trinh, Ngô Thì Ức, Phạm Lan Anh… hàng loạt các tác giả sáng tác thơ vịnh sử, hàng loạt tác phẩm được sáng tác với đề tài vịnh sử đã chứng
tỏ sự phát triển của đề tài này từ sau thế kỉ thứ XV khuynh hướng phát triển
ấy dẫn đến sự hình thành của loạt diễn ca lịch sử vào thế kỉ thứ XVII
Thứ hai, là đến thế kỉ thứ XVII, về mặt thể loại của thơ ca đã có sự phát triển, không chỉ có thơ cổ phong, thơ hàn luật, Đường luật… mà nhu cầu phản ánh cuộc sống, đời sống tình cảm đã thúc đẩy thơ lục bát và song thất lục bát phát triển Trước khi được sáng tác khúc ngâm và truyện thơ, loại thể này đã được dùng để “viết sử”, người ta đã có những sáng tác “dài hơi” hơn để kể
chuyện lịch sử Ví dụ như Thiên nam ngữ lục xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ
XVIII với hơn 8000 câu thơ lục bát giống như cuốn biên niên bằng thơ làm
sống lại các thời kì lịch sử của dân tộc Thiên nam ngữ lục đánh đấu thành tựu
lớn của thể loại lịch sử - văn học không phải ở trữ lượng sự kiện lịch sử được phản ánh mà đáng kể nhất là ngôn ngữ Nôm tiếp tục phát huy được vai trò
của nó trong việc tái hiện lịch sử Thơ vịnh sử Nôm bắt đầu từ Hồng Đức quốc âm thi tập nhưng đến thế kỉ thứ XVII các nhà thơ ít sử dụng chữ Nôm
trong thơ vịnh sử (phần lớn các bài thơ vịnh sử được viết bằng chữ Hán)
Tiếp sau Thiên Nam ngữ lục nửa cuối thế kỉ XVII, tập diễn ca lịch sử Thiên Nam minh giám ra đời với 936 câu thơ song thất lục bát tái hiện lịch sử
dân tộc Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh những bộ sử kí (chính sử) đồ sộ lại có những truyện thơ về lịch sử, truyện thơ lịch sử (diễn ca lịch sử) không
Trang 22những tái hiện lịch sử mà còn tái tạo lịch sử bằng hình tượng lịch sử Nó cung cấp không chỉ những cứ liệu lịch sử mà còn đem đến những rung cảm thẩm
mỹ đối với nhân vật và sự kiện lịch sử, diễn ca lịch sử tạo ra con đường riêng của nghệ thuật đối với chức năng nhận thức lịch sử và phản ánh lịch sử
Thứ ba, vào thế kỉ thứ XVIII các tác giả tiếp tục sáng tác thơ vịnh sử
Nguyễn Du trong Bắc hành tạp lục đã vịnh các nhân vật Bắc sử (Hàn Tín,
Tào Tháo, Dương Quý Phi, Đỗ Phủ ) Thơ vịnh sử của Nguyễn Du thể hiện cái nhìn nhân đạo của ông Ông thường chú ý “vịnh” số phận bi kịch của con người hơn là những phẩm chất anh hùng So với thơ vịnh sử của các tác giả khác cùng thời thì thơ vịnh sử của Nguyễn Du có bản sắc riêng Cuối thế kỉ thứ XVIII, Cao Bá Quát viết khá nhiều thơ vịnh nhân vật Bắc sử và Nam sử Thơ vịnh sử là nơi ông gửi gắm ý chí, phẩm cách cao khiết của mình Thơ vịnh sử không chỉ phản ánh lịch sử mà còn là sự thể hiện mình đối với các tác
giả từ sau Hồng Đức quốc âm thi tập thơ vịnh sử mang cảm xúc cá nhân rõ rệt
hơn Đó cũng là sự phát triển của thơ vịnh sử qua tài năng sáng tạo của các tác gia văn học viết
Như vậy, cùng với sự phát triển của văn học viết, thơ vịnh sử sau Hồng Đức quốc âm thi tập đã phát triển với một số lượng ngày càng lớn, đặc biệt
hơn nữa thời kì này thơ vịnh sử đã lấy chất liệu từ lịch sử Việt Nam Thơ vịnh
sử được sáng tác theo những nguyên tắc nghệ thuật của thơ ca cổ nhưng vấn đề
cơ bản là sáng tạo ra những vần thơ mang tâm hồn của dân tộc Điều đó khiến cho lịch sử được khúc xạ vào nghệ thuật không còn đơn thuần là lịch sử
Trang 23Chương 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA
THƠ VỊNH SỬ TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP
2.1 Thống kê và phân loại
Sau khi tiến hành khảo sát tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập chúng tôi
thấy có 48 bài thơ vịnh sử và được phân loại như sau :
2.1.2 Vịnh về nhân vật
STT Nhân vật được đề
vịnh
Số lượng bài
Loại nhân vật được
đề vịnh
Nhân vật Việt Nam
Nhân vật Trung Quốc Nhân vật
truyền thuyết
Nhân vật lịch sử
Trang 25Thơ vịnh sử bên cạnh gửi gắm tâm trạng chủ quan của tác giả thì chủ yếu là giải quyết những vẫn đề của lịch sử Khác với những thể loại văn học phản ánh hiện thực lịch sử (tức là những vấn đề lịch sử đang đặt ra, ví dụ trong Hịch, Cáo…), thơ vịnh sử lại đặt nặng những vấn đề suy tư lịch sử
Trước Hồng Đức quốc âm thi tập đã có nhiều bài thơ vịnh sử song đó chủ yếu
là thơ vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc và được viết bằng chữ Hán Đề
tài, chủ đề vịnh sử Nôm chỉ thực sự được khai mở từ Hồng Đức quốc âm thi tập, các nhà thơ Nôm khác ít viết về đề tài chủ đề lịch sử Vì thế có thể khẳng
định Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời đánh dấu bước phát triển mới cho thơ
vịnh sử Nôm “Do thái độ sùng cổ nhân và mục đích giáo hóa của văn chương, văn học mới có đề tài vịnh sử Thể tài ấy mới thấy ít bài chữ Hán vịnh các nhân vật Bắc sử thời Trần Đến Lê Thánh Tông thơ vịnh sử trải qua bước phát triển mới … Có ý nghĩa hơn cả là những bài vịnh sử Nôm, tuy chỉ vài chục bài, lại vịnh Bắc sử khá nhiều, nhưng những bài vịnh Nam sử của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức đến nay vẫn là cổ kính nhất [10,
tr.121]
Trước những cái đã qua, con người được phán xét và khái quát thành quy luật: Lê Thánh Tông và những văn thần thời ông hiểu sự tồn tại của thời đại mình từ những cái bắt đầu như thế nào Con người Đại Việt từ bao đời đã phát huy ý thức độc lập tự cường, luôn khẳng định mình, luôn đấu tranh để bảo vệ quyền sống trên mảnh đất phương Nam vốn được định bởi “sách trời”
Lê Thánh Tông đã kế tục sự nghiệp dựng nước trên những thành quả đổi bằng xương máu của các thế hệ trước Vịnh những nhân vật lịch sử Việt Nam (gắn nhân vật với sự kiện lịch sử) chính là “nỗi niềm ưu ái”, sự trân trọng quá khứ dân tộc của các tác giả thời Hồng Đức
Nếu như các bài thơ vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc thể hiện khá rõ tính khuôn mẫu, điền phạm của văn chương nhà Nho (sùng bái cổ nhân với
Trang 26mục đích triết lý, giáo huấn), thì các bài thơ vịnh các nhân vật lịch sử nước nhà của Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức là một đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển của nước nhà, đem đến cho Đường luật Nôm một cảm hứng mới mẻ Vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam, các tác giả thời Hồng Đức chú ý khai thác vẻ đẹp truyền thống: đề cao những anh hùng
vệ quốc và danh nhân văn hóa quốc gia Đặc biệt, vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam các tác giả tỏ ý thức về sự gắn bó chặt chẽ giữa họ với đất nước,
nhân dân, dân tộc và “ Khác với những bài thơ vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc, khi vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam, nhìn chung các tác giả không mang tư tưởng Nho giáo khoác lên người họ Cảm hứng về đất nước về dân tộc là cảm hứng chủ đạo tạo nên vẻ đẹp của các nhân vật lịch sử Việt Nam trong Hồng Đức quốc âm thi tập” [ 9, tr 104]
Khi xây dựng “tượng đài” bằng thơ về những anh hùng chống ngoại xâm các tác giả thời Hồng Đức thường lấy chất liệu từ truyền thuyết nhằm tô đậm thêm truyền thống dân tộc trong các bài vịnh Nam sử
Bài “Triệu Ân” (Triệu Thị Trinh – thế kỉ thứ VI thời Bắc thuộc) cũng lấy chất liệu từ truyền thuyết Tác giả chú trọng ngoại hình của nhân vật
Cao một trượng, cả mười vầng
Bỏ tóc ngang lung, vú chấm sừng
Tư thế bà Triệu lúc xung trận Họp chúng rừng xanh oai nác nức Cỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng
… Mác dài trỏ vây tan đàn giặc
Trong miêu tả ngoại hình có nét phóng đại nhưng không hẳn là những nét dị hình, thần kì Nữ tướng ra trận cưỡi trên con voi trắng, cầm ngọn giáo chỉ huy quân sĩ đánh đông dẹp bắc, tiếng tăm vang lừng quân Cửu chân Vẻ đẹp “Oai phong lẫm liệt” của người con gái Việt đã được vịnh qua những chi
Trang 27tiết cụ thể Hình ảnh bà Triệu “Đạp cơn gió mạnh, cưỡi cá kình trên biển Đông”, một mình đứng lên khởi nghĩa, không chịu “cam tâm làm tì thiếp cho người” trong bài thơ vịnh của tác giả Hồng Đức không “xa” với hình ảnh bà Triệu trong nhận thức của dân gian Từ thế giới nhân vật là thần đến bán thần rồi tới con người trần gian bằng da bằng thịt (tuy còn những nét dị hình, dị tướng) cho thấy nhận thức của nhân dân về người anh hùng, về sức mạnh và tài năng của họ đã dần thoát khỏi tính chất hoang đường Tác giả của những bài thơ vịnh nhân vật anh hùng chống ngoại xâm đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để khắc họa hình tượng nhân vật
Các nhân sĩ thời Hồng Đức còn tập trung ngòi bút của mình để miêu tả
Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa oanh liệt của hai Bà, Hồng Đức quốc âm thi tập có bốn câu:
Trợ dân dẹp loạn trả thù mình Chị nhủ cùng em cất nghĩa binh
Tô Định bay hồn âng một trận Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành
(Trưng Vương)
Khi nước ta bị phương Bắc đô hộ, tên thái thú Tô Định tham tàn đã giết chết Thi Sách – chồng của Trưng Trắc Bà căm hận đã cùng em gái chiêu mộ quân sĩ đánh phá quận Giao Chi Tô Định phải bay hồn trở về Nam Hải Vì công lao to lớn ấy mà sau này nhân dân đã xây đền thờ Trưng Trắc và tôn là
“Nữ trung đệ nhất đấng tài danh”
Một anh hùng dân tộc nữa được các nhân sĩ Hồng đức hết lời ca ngợi là
Lý Ông Trọng
Tầm cả tầm cao chín xuất quần Khí thiêng quan nhạc dấu mười phần Phò nam, dẹp bắc tài văn võ
Trang 28Chắc nước, dời non sức quỷ thần Vòi vọi Thụy hương từ đã đặng, Nhơn nhơn Tư Mã tiếng còn dăn
Chàng Cao, gã Triệu chiêm bao rõ, Càng sợ An Nam có thánh nhân
(Lý Ông Trọng)
Trong lịch sử nhân vật Lý Ông Trọng theo giúp vua Tần Thủy Hoàng, nhờ có sức mạnh và tài năng mà chấn động xứ Hung nô Lý Ông Trọng không tham gia vào kháng chiến dân tộc nhưng vẫn là niềm tự hào của người Việt vì
đã có một người anh hùng lừng danh “ngoại quốc” Lý Ông Trọng là người hùng, là người Đại Việt, thơ vịnh Lý Ông Trọng với ý nghĩa đó
Thơ vịnh Nam sử của các tác giả thời Hồng Đức không chỉ có hình ảnh của các nhân vật lịch sử trong quá khứ mà còn có cả các nhân vật cùng thời với họ như Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực…
Lương Thế Vinh vốn là người thông minh, đỗ trạng nguyên từ năm hai mươi ba tuổi, từng làm quan đến Hàn lâm viện thừa chi, biên soạn nhiều sách
giáo khoa về đạo Phật và quển Toán pháp đại thành… Vì thế khi ông mất đi
đã để lại niềm tiếc thương vô hạn:
Khuất ngón tay than tài cái thế Lấy ai làm trọng nước Nam ta!
(Điếu cao hương Lương trạng nguyên)
Khác với Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực lại sinh ra trong một gia đình đời đời theo nghiệp Nho Ông đỗ trạng nguyên khoa Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại thứ ba và sau này khi đi xứ Trung Quốc, gặp nhà Minh mở khoa thi ông xin thi và đỗ cao Tài năng ấy đã được ca ngợi:
Đời đời nho tông phát ấp bang Trong đạo đức, có từ chương
Trang 29Nối dòng thi lễ nhà truyền báu, Tranh giải khôi nguyên bảng chói vàng
Nam bắc hai triều danh dậy, Phong lưu một cửa họ sang
(Điếu nghĩa – bang trạng nguyên)
Thời đại Lê Thánh Tông là thời đại thịnh trị của giai cấp phong kiến Nhà vua luôn có ý thức củng cố địa vị vững mạnh của vương triều Do vậy ca ngợi truyền thống, ca ngợi anh hùng dân tộc tức là khẳng định thêm sức mạnh của quốc gia phong kiến Sự khẳng định không chỉ có giá trị “tự thân” của truyền thống dân tộc mà còn trong so sánh với Bắc triều bấy giờ đang song song tồn tại Khi vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam, các tác giả thời Hồng Đức đã có ý thức về sự gắn bó chặt chẽ giữa họ với đất nước, nhân dân và dân
tộc Vì thế các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Lê Thánh Tông là một nhà thơ giàu sáng tạo trong một giai đoạn khai sáng thơ Nôm Đường luật Ông là tác giả vịnh sử Nôm đầu tiên viết về các nhân vật lịch sử nước nhà… mở đường cho
sự xuất hiện của lối thơ rất độc đáo, rất phong phú và rất giàu bản ngã Lê Thánh Tông, bản ngã Đại Việt… tạo nguồn mạch cho thơ vịnh sử Nôm hình thành và phát tiển” [9, tr 104]
2.2.1.2 Khắc họa các nhân vật lịch sử Trung Hoa
Nếu như các bài thơ vịnh Nam sử chủ yếu đề cao vẻ đẹp truyền thống, các nhân vật ít bị chi phối bởi Nho giáo thì các nhân vật lịch sử trong các bài thơ vịnh Bắc sử lại mang nặng tính chất giáo dục của Nho giáo Các nhân vật Bắc sử được lựa chọn đều không phải ngẫu nhiên mà các nhân vật đó đều mang trong mình một bài học về đạo đức, xã hội
Thế kỉ thứ XV, dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đã vươn lên vị trí độc tôn Về mặt ý thức hệ, giai cấp phong kiến thời Hồng Đức lấy đạo Nho làm rường cột để xây dựng và củng cố chế độ phong kiến tập quyền, tiếp tục