1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo trong hồng đức quốc âm thi tập

67 247 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập” để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung tập thơ, để

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

HOÀNG THỊ HUYỀN

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG

HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

HOÀNG THỊ HUYỀN

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của mình tới TS Nguyễn Thị Tính

-người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam,Khoa Ngữ văn đã quan tâm, động viên khích lệ, nhiệt tình giảng dạy; cảm ơnBan Chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡtôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến người thân, gia đình đã giúp đỡ, động viêntôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05năm 2018

Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tính Khóa luận với đề tài Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nếu có gì sai phạm,người viết sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiêncứu khoa học

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018

Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng nghiên cứu 7

5 Phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Bố cục khóa luận 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN 9

CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 9

HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 9

1.1 Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng đến văn học Việt Nam 9

1.2 Khái quát về tác giả, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập 14

1.2.1 Tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập 14

1.2.2 Tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập 16

Tiểu kết chương 1 18

Chương 2 DẤU ẤN NHO GIÁO 19

TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 19

2.1 Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong quan niệm nghệ thuật 19

2.2 Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong nội dung tác phẩm 29

2.2.1 Thiên mệnh, quân vương và thời thái bình, thịnh trị 29

2.2.2 Mối quan hệ xã hội trong nền nếp tam cương, ngũ thường 39

2.3 Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong bút pháp nghệ thuật tác phẩm 48

2.3.1 Ngôn từ cao nhã 49

Trang 6

2.3.2 Lấy cổ xưa làm mẫu mực 51

2.3.3 Bút pháp vịnh 54

Tiểu kết chương 2 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 7

thể hiện rất rõ qua Hồng Đức quốc âm thi tập Tập thơ do nhiều tác giả sáng

tác Đó là những nhân sĩ thời Hồng Đức, mà chủ yếu là sáng tác của các nhân

sĩ hội Tao đàn, dưới sự chủ xướng của Lê Thánh Tông Nhiều người tìm đến

với Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ bởi giá trị văn học mà còn bởi chiều

sâu giá trị lịch sử của cả một thời đại mà nó phản ánh Đây là tập thơ muônmàu muôn vẻ, đa dạng về phong cách sáng tác nhưng đều quy tụ ở ý thức,lòng tự tôn dân tộc và thấm nhuần tư tưởng Nho giáo Lê Thánh Tông đãdùng tư tưởng Nho giáo một cách tiến bộ, tích cực để quản lý, xây dựng xãhội thịnh trị, phát triển Với nhà vua, bản thân mỗi con người từ vua quan chotới dân thường phải có nhân đức thì xã hội mới tốt đẹp Và nhân đức đó, đượcbắt nguồn và học tập theo tư tưởng Nho giáo

Hồng Đức quốc âm thi tập tôn vinh quá khứ hào hùng của cha ông, ngợi

ca vai trò của nhà vua và các anh hùng hào kiệt, đồng thời là khúc ca bất tận

về đất nước giàu đẹp Các sáng tác tuy còn nặng lối cung đình quý tộc nhưnglại hết sức thi vị dễ đi vào lòng người Ý thơ đi từ thiên nhiên kì vĩ mỹ lệ tớicảnh vật bình dị thân thuộc, vai trò của vua quan được ca tụng là để hướngđến cuộc sống đời thường ấm no của muôn dân Mặc dù vậy, các bài thơ nàyđược sáng tác trong thời Hồng Đức, ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng củanhà vua Lê Thánh Tông, mà cụ thể ở đây là tư tưởng Nho giáo nên không dễdàng để hiểu hết được nội dung mà các tác giả muốn truyền đạt Nho giáo cónhững quy tắc, giáo lí nghiêm ngặt, sâu sắc có sức chi phối ảnh hưởng cao tới

Trang 8

đời sống xã hội Nho giáo trong thời kì này đã thấm nhuần vào đường lốiquản lý nhà nước của nhà vua đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới các sáng tác

văn học, điển hình là Hồng Đức quốc âm thi tập Vậy Nho giáo đã tác động

tới vai trò của vua Hồng Đức như thế nào, tạo nên lối sống nhân nghĩa chobậc tôi hiền ra sao, bức tranh xã hội lấy Nho giáo làm quốc giáo có hạnh phúc

ấm no hay không? Tất cả những điều đó sẽ được lý giải qua Hồng Đức quốc

âm thi tập Những bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập phải cần quá trình

nghiên cứu, học tập, đọc hiểu nghiêm túc mới thấm nhuần được nội dung mà

nó biểu hiện, mới hiểu được sâu sắc sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với tậpthơ này Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu

chuyên sâu và riêng biệt về sự ảnh hưởng của Nho giáo trong Hồng Đức quốc

âm thi tập Đây là khó khăn cho việc tiếp cận và học tập những tác phẩm

trong tập thơ Nôm này

Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập” để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn

diện và sâu sắc hơn về nội dung tập thơ, để thấy được rõ tư tưởng Nho giáo đãchi phối tới các sáng tác trong tập thơ này như thế nào đồng thời lý giải đượctại sao Lê Thánh Tông đã trị vì được một xã hội phong kiến hưng thịnh đếnthế trong lịch sử dân tộc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lật đật bình phong mở mấy lần Khắp hòa chốn chốn một trời xuân

(Mùa xuân, bài 13, Thiên địa môn)

Đó là những vần thơ khép lại phần Lời nói đầu của cuốn Hồng Đức quốc

âm thi tập Cái rung rinh, phơi phới của câu thơ cũng chính là không khí

chung của toàn tập thơ khi viết về một thời đại phong kiến thịnh trị của dân

tộc trong lịch sử Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời dựa trên sự kế thừa và phát

Trang 9

huy tinh thần đã có trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở đầu thế kỉ XV.

Chắc hẳn khi viết về một thời đại hoàng kim trong lịch sử dân tộc, tác phẩm

ra đời vào thời Hồng Đức kia cũng phải đồ sộ về số lượng, cuốn hút về nộidung để sánh ngang tầm với thời đại mà nó phản ánh Thực tế cho thấy, đã cónhiều công trình nghiên cứu về giá trị của tập thơ này và để lại những đónggóp đáng kể cho nền văn học dân tộc Đó là những cuốn sách giáo trình đạihọc, sách chuyên luận chuyên khảo, các sách tham khảo về lịch sử và luậnvăn tốt nghiệp đại học

Giáo trình Văn học Việt Nam (Thế kỉ X – nửa đầu thế kỷ XVIII) của

nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, ởchương XV do Mai Cao Chương viết đã dành gần 12 trang giới thiệu phântích về sự nghiệp văn học của Lê Thánh Tông Ở những trang giáo trình ấy cómột nhận xét khách quan có giá trị gợi ý để tôi thực hiện khóa luận này: “Vănhọc nửa thứ hai của thế kỷ XV tuy bị chi phối bởi quan điểm văn nghệ cungđình, nhưng vẫn còn có nội dung yêu nước Diện mạo văn học thời kỳ nàycũng khá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần (tronghội Tao đàn), cũng có văn học thoát ly ảnh hưởng cung đình của các nhà thơ

có thi tập riêng; có văn học ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn học catụng cuộc sống của nhân dân Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa dạng nhấtđịnh Có phong cách thơ cung đình thiên về từ chương, cũng có phong cáchđiền viên chú trọng tính cụ thể sinh động của đời sống lại cũng có phong cáchthơ triết lý” [6, tr.319]

Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của

nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì đãdành trọn chương 5 viết về Lê Thánh Tông ở mục III “Lê Thánh Tông, vịnguyên súy sáng tác văn học và chỉ đạo việc sáng tác văn học” Các tác giảgiáo trình viết: “Đặc biệt có quyển Hồng Đức quốc âm thi tập, chắc chắn rằng

Trang 10

do người đời sau sưu tập, trong đó có một số là thơ nhà vua, còn lại một sốnhiều là thơ của văn thần nhưng không ghi tên ai cả, nên hóa ra khuyết danh.Đây là tập thơ quốc âm duy nhất ở thế kỷ XV hiện còn lại cùng với Quốc âmthi tập của Nguyễn Trãi” [8, tr.246] Chính điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểutác phẩm và đi sâu nghiên cứu đề tài này.

Các tác giả cuốn Văn học trung đại Việt Nam tập 1 do Nguyễn Đăng Na chủ biên đã đưa ra những đánh giá khái quát về tập thơ Hồng Đức quốc âm

thi tập như sau: “Thời đại Hồng Đức không những đánh dấu giai đoạn hoàng

kim của chế độ phong kiến Việt Nam mà còn ghi một cột mốc lớn trên conđường phát triển của lịch sử văn học dân tộc với sự ra đời của tập thơ mangchính tên thời đại đó” [7, tr.158] Về mặt nội dung các tác giả cũng đưa ranhận xét: “đồng thời mở rộng những nội dung Nho giáo, khẳng định đề caovương triều phong kiến” [7, tr.157] Nhận xét đề cập tới tư tưởng Nho giáotrong tác phẩm và trong thời đại mà nó ra đời tuy nhiên chỉ mang tính chấtlướt qua Điều này gợi ý tôi đi sâu vào thực hiện đề tài này

Cuốn giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX của Nguyễn

Phạm Hùng đã nhận định: “Một bộ phận văn học nửa sau thế kỷ XV đi vào xuhướng cung đình hóa rõ rệt Có lẽ không thời kỳ nào văn học cung đình gặthái được nhiều thành tựu như thời kỳ này Văn học cung đình, một mặt thểhiện được sự trì trệ và máy móc của nghệ thuật khi quá đi sâu vào tán tụng vàtiểu xảo, một mặt nó tự xác lập được những giá trị nhất định trong nội dung tưtưởng và nghệ thuật phản ánh, mà không thời nào có được, như những phẩmchất đặc định cho văn học một thời kỳ Tác gia tiêu biểu nhất là Lê ThánhTông” [4, tr.56] Cùng với đó, theo Nguyễn Phạm Hùng: “Lê Thánh Tôngthành công hơn cả ở thơ Nôm Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập Hồng Đứcquốc âm thi tập… Tập thơ thể hiện tâm trạng hào sảng của một vị vua thờithịnh mang niềm tự hào trước lịch sử dân tộc, trước non sống gấm vóc, ca

Trang 11

tụng vương quyền, ca tụng cuộc sống thái bình, bày tỏ lòng quan tâm tới đờisống muôn dân… Nghệ thuật thơ trau chuốt điêu luyện, có tính dân tộc, giàusắc thái dân dã Song nhiều khi thơ ông quá cầu kỳ, đơn điệu, sáo rỗng Song

dù sao, đây cũng là một tập thơ lớn, đánh dấu trình độ phát triển cao của nghệthuật tiếng Việt, trong việc phô diễn không chỉ đời sống thô tục, mà cả đờisống cao nhã, sang quý bên trên” [4, tr.72] Ý kiến của tác giả cuốn giáo trìnhtuy rất khái quát nhưng cũng có những nhận xét khá chính xác về tập thơ Vẫn

là những nhận xét quen thuộc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm, chưa có sựnghiên cứu sâu lý giải nội dung tác phẩm được chi phối bởi tư tưởng Nhogiáo

Cuốn sách chuyên luận “Lê Thánh Tông, về tác gia và tác phẩm” củanhiều tác giả, ở phần 4 có tiêu đề “Lê Thánh Tông – Thơ văn quốc âm” cónhiều bài viết đề cập tới tập thơ Trong số đó thì có các bài viết của TrươngChính, Bùi Văn Nguyên, Bùi Duy Tân, Vương Lộc là những bài nghiên cứu

toàn diện về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.

Nguyễn Hữu Sơn trong chuyên luận Văn học trung đại Việt Nam, quan

niệm con người và tiến trình phát triển có bài viết với tiêu đề: “Lê Thánh

Tông - đời thơ và những dấu hiệu trữ tình” đã nhận xét như sau: “Con người

Lê Thánh Tông phân hóa trong thơ khá rõ nét: Ông vừa hướng thượng đóngvai một vị hoàng đế để có những bài thơ thắng thưởng vịnh đề đầy tính khoatrương…; vừa phần nào bộc lộ tâm sự riêng… lại bày tỏ thái độ cảm thôngvới các tầng lớp chúng sinh” [14, tr.181]

Đó là một số sách giáo trình nghiên cứu về Lê Thánh Tông, về cuốn

Hồng Đức quốc âm thi tập Bên cạnh đó còn có các sách tham khảo về lịch sử

cũng tạo nên một cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm bởi bất cứ một tác phẩm

văn học nào cũng gắn với giai đoạn lịch sử mà nó ra đời Cuốn Những giai

thoại về vua Lê Thánh Tông do Nguyễn Tá Nhí và Mai Xuân Hải biên soạn,

Trang 12

trong giai thoại số 8 có tiêu đề Rộng cửa dùng người tài đã chép một bài thơ

chữ Nôm của Lê Thánh Tông viếng trạng nguyên Nguyễn Trực khi ông này

qua đời Giai thoại số 28 có tiêu đề Thơ điếu Vũ Nương, người biên soạn

không chỉ kể lai lịch mà còn chép đầy đủ hai bài thơ Nôm của vua Lê ThánhTông viếng nàng Vũ Thị Thiết Những người biên soạn không bình luận gì cảnhưng việc sưu tầm và chép những bài thơ đó cho thấy rằng tập thơ HồngĐức quốc âm thi tập có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác văn học của vị

hoàng đế anh minh Cùng với đó là cuốn Sách các triều đại Việt Nam của

Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng ở mục triều Lê Sơ có các giới thiệu về Lê Thánh

Tông trong đó trích dẫn bài thơ Tự thuật trong phần Nhân đạo môn để minh

họa cho phẩm chất đạo đức tuyệt vời của vua Lê Thánh Tông: “chính bảnthân Lê Thánh Tông cũng rất tự ý thức về sự cần mẫn chăm lo trau dồi trithức bỏ công sức của mình vào việc cai quản đất nước” [1, tr.184] Những lờingợi ca hết mực về Lê Thánh Tông, về thời đại Hồng Đức khiến người đọckhông thể không đặt ra câu hỏi: Do đâu mà có một thời đại thịnh trị, vua sáng

và tôi hiền đến vậy? Việc đi tìm hiểu sự ảnh hưởng của Nho giáo trong Hồng

Đức quốc âm thi tập sẽ giúp chúng ta tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Bên cạnh đó còn có các luận văn đại học nghiên cứu về giá trị Hồng

Đức quốc âm thi tập, tiêu biểu như các đề tài: “Tìm hiểu giá trị của phần

Phong cảnh môn trong Hồng Đức quốc âm thi tập” hay đề tài: “Lý tưởng thẩm mỹ trong Hồng Đức quốc âm thi tập qua phần Nhân đạo môn”… Cùng

với đó còn rất nhiều các bài viết in trên tạp chí và các bài viết trên mạng

Internet nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập.

Tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập là thứ văn chương “máu mủ ruột

rà” của dân tộc ta cần phải được tất cả công chúng nghiên cứu thưởng thức

Đã có rất nhiều nghiên cứu về tập thơ này Đó là những nghiên cứu về giá trịcủa từng môn loại trong tập thơ, nghiên cứu về phong cách nghệ thuật thơ,

Trang 13

nghiên cứu về giá trị nội dung tập thơ, về vị trí của tập thơ trong tiến trìnhphát triển thơ Nôm dân tộc ta… Mỗi nghiên cứu đều có những thế mạnh vàđặc sắc riêng và đều mang giá trị sâu sắc Qua việc tìm hiểu đó, thấy đượcmột vấn đề đặc biệt là giá trị của tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng tới nội dung

tác phẩm, tôi đi vào thực hiện khóa luận với đề tài: “Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập” với hi vọng đem tới một

cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tập thơ Tuy nhiên, các tài liệu đã có ởtrên là cơ sở quan trọng tạo nền tảng chỗ dựa để tôi đi vào nghiên cứu đề tàinày

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng tới những mục đích sau:

- Góp phần tìm hiểu về Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn

- Có được cái nhìn sâu sắc nhất về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong

Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng và văn học trung đại Việt Nam dưới thời

Lê Thánh Tông nói chung

4 Đối tượng nghiên cứu

Triển khai khóa luận “Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng

Đức quốc âm thi tập”, người viết xác định những ảnh hưởng của tư tưởng

Nho giáo trong phương diện nội dung và nghệ thuật của tập thơ Hồng Đức

quốc âm thi tập là đối tượng nghiên cứu.

5 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

do hai nhà nghiên cứu Phạm Trọng Điềm và Bùi Văn Nguyên phiên âm, chúgiải, giới thiệu, biên soạn, xuất bản năm 1982, Nhà xuất bản Văn học Tácphẩm gồm 328 bài thơ, được chia thành 5 phần: Thiên địa môn, Nhân đạomôn, Phong cảnh môn, Phẩm vật môn, Nhàn ngâm chư phẩm

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

Để đảm bảo cho công việc nghiên cứu khóa luận đồng thời để có nguồn

tư liệu phong phú và đủ tin cậy đáp ứng được mục đích đặt ra, người viết tiếnhành những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê phân loại

Chương 1: Khái quát về những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và tác giả,

tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập

Chương 2: Dấu ấn Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập

Trang 15

NỘI DUNGChương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN

CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

1.1 Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng đến văn học Việt Nam

Cơ sở của Nho giáo bắt nguồn từ Trung Quốc, được hình thành từ thờiTây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công.Đến thời Xuân Thu xã hội loạn lạc, Khổng Tử ( sinh năm 551 trước côngnguyên ) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền

bá các tư tưởng đó Chính vì thế mà người đời sau gọi ông là người sáng lập

ra Nho giáo Thông qua những ghi chép của học trò Khổng Tử và sự hệ thốnglại của các nhà nghiên cứu, người đời sau đã nắm bắt được một cách gián tiếpnhững tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử Nho giáo phát triển qua ba thời kì:Nho giáo nguyên thủy, Hán Nho, Tống Nho

Những tư tưởng của Nho giáo được thể hiện trong hai bộ sách kinh điển:

Tứ Thư và Ngũ Kinh Hệ thống kinh điển đó hầu như viết về chính trị, xã hội,

ít viết về tự nhiên Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, vềchính trị, đạo đức là những tưởng cốt lõi của Nho giáo Khổng Tử và các họctrò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của Nho giáo đối với xãhội Tư tưởng cơ bản của Nho giáo nằm ở hai nội dung là tu thân và hành đạo.Trước hết, về vấn đề tu thân, một loạt những tư tưởng tam cương, ngũthường, tam tòng, tứ đức,… được Khổng Tử đặt ra để làm chuẩn mực chomọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội Tam cương và ngũ thường là lẽ đạođức mà nam giới phải theo Tam tòng và tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phảitheo Khổng Tử cho rằng xã hội an bình chỉ khi mọi người giữ được tamcương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan

Trang 16

hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũluân: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn – bè Trong đó, ba mốiquan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là tam cương – ba sợi dây ràngbuộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội Tam cương: tam

là ba, cương là giềng mối Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi),phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng) Trong xã hội phong kiến, những mốiquan hệ này được vua chúa thiết lập dựa trên một loạt nguyên tắc bắt buộcphải tuân thủ vô cùng chặt chẽ nghiêm ngặt Thứ nhất đối với mối quan hệquân thần, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là dù vua ra lệnh cho

bề dưới phải chết thì bề dưới cũng phải chết để làm đúng theo lệnh vua, nếu

bề dưới không phục tùng mệnh lệnh tức là không trung thành với vua Trongmối quan hệ này, vua phán xét thưởng phạt luôn phân minh còn bề dưới thìnhất mực trung thành một lòng một dạ Bên cạnh đó là mối quan hệ phụ tử,

“phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” nghĩa là cha khiến con chết, con khôngchết là con bất hiếu Nếu như lệnh của vua đối với bề tôi đặt chữ “trung” lênhàng đầu, thì giữa cha con coi trọng chữ “hiếu” hơn tất cả Mối quan hệ cuốicùng trong tư tưởng “tam cương” là phu phụ, “phu xướng phụ tùy” đồngnghĩa với việc chồng nói, vợ phải theo Tư tưởng “tam cương” chính là cươnglĩnh đạo đức, là chuẩn mực của các mối quan hệ xã hội mà Nho giáo đề ra .Đức chính là phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thựchiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên

Gắn liền với tam cương là ngũ thường Ngũ là năm, thường là hằng có.Ngũ thường là năm điều phải hằng có khi sống trong đời của một người quântử: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Nhân là tấm lòng yêu thương muôn loài trên cõiđời này Lễ là sự kính trọng, lịch sự trong cách cư xử với mọi người Nghĩa làđối xử với những người xung quanh bình đẳng, công minh theo đúng lẽ phải.Trí là sự hiểu biết, hanh thông lí lẽ, biết phân biệt thiện ác, tốt xấu, đúng sai

Trang 17

Còn tín là luôn đáng tin cậy trong mọi lời nói, hành động Những phạm trùnày đều là chuẩn mực đạo đức làm người, là thước đo đánh giá phẩm hạnhcủa con người.

Nếu như Nho giáo đề ra những nguyên tắc nhất định cho người quân tửthì bên cạnh đó, Nho giáo cũng không quên đặt ra một loạt những tư tưởngđạo đức khắt khe và nghiêm ngặt dành cho chuẩn mực đạo đức của một ngườiphụ nữ trong xã hội bấy giờ, đó là tam tòng và tứ đức Tam là ba, tòng là theo.Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giátòng phu, phu tử tòng tử” Tại gia tòng phụ là người phụ nữ khi còn ở nhà thìtheo cha Xuất giá tòng phu là lúc lấy chồng phải theo chồng Phu tử tòng tử

là chồng qua đời thì phải theo con Từ lẽ ấy, Nho giáo quy định cả cuộc đờibất kì một người phụ nữ nào đều đứng sau và phụ thuộc vào người đàn ông làcha, chồng, con Bên cạnh đó, họ còn phải tuân theo tư tưởng tứ đức Tứ làbốn, đức là đức tính tốt Tứ đức là bốn đức tính quý báu người phụ nữ phải cólà: công – dung – ngôn – hạnh Công là khéo léo trong việc làm Dung làdung dị, nhã nhặn trong sắc diện Ngôn là tế nhị, mềm mại trong lời nói Cònhạnh là đức hạnh, phẩm hạnh và những tính nết tốt Tất cả là khuôn vàng,thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ

Sau khi tu thân, bậc quân tử phải hành đạo, tức là phải ra làm quan, gópsức cai quản chính trị xã hội Cụ thể của việc hành đạo là “tề gia, trị quốc,bình thiên hạ” Nghĩa là phải thực hiện tốt từ những việc nhỏ trong gia đìnhcho tới những việc lớn ngoài thiên hạ Hai phương châm được coi là kim chỉnam chi phối mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là nhân trị vàchính danh Trước hết, về nhân trị, nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằngtình người, yêu thương con người Quan điểm này của Nho giáo đồng nhất vàphù hợp với lối sống nhân đạo tình nghĩa của dân tộc Việt Nam Trong luân lýđạo đức, nhân được coi là điều cao nhất Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử

Trang 18

nói: “Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc

mà làm gì?” Cùng với nhân trị , chính danh là mỗi người phải làm đúng chứcphận của mình, mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó Trong sách Luậnngữ có dẫn: “Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận thì tấtviệc không thành” và cũng chỉ rõ rằng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tửtử” nghĩa là “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” Trong kinh sáchcủa Nho giáo, đó chính là những điều quan trọng nhất Tất cả được tóm gọnlại trong chín chữ: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nó là cương lĩnhđạo đức để phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân trong xã hội Có thể nói tưtưởng của Nho giáo đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo đánh giáphẩm hạnh con người

“Nho giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam đồng thời với Phật giáo và Đạogiáo (cả tư tưởng Lão – Trang) nhưng phải đến hàng chục thế kỉ sau, đến cuốiđời Trần nó mới có sức ảnh hưởng lớn” [5, tr.54] Sau những chiến thắng lớnquân xâm lược, dân tộc ta giành độc lập và bắt đầu xây dựng nhà nước phongkiến tự chủ Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, suốt hai triều Lê – Nguyễn, Nhogiáo đã thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam Nho giáo du nhập vào ViệtNam, nước ta uốn mình theo tư tưởng Nho giáo, kế thừa và sáng tạo chứkhông học thuộc lòng sách Nho của Khổng Tử Nh o gi á o k hông ngừng củng

cố và phát triển cho đến giữa thế kỷ XIX, yêu cầu tất yếu này dần như bị suysụp và dần nhạt phai khi sự du nhập mạnh mẽ của phương Tây, của thực dânPháp Tuy nhiên o giNh á o v ẫn là công cụ ảnh hưởng đối với những nhà yêunước cách mạng như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học hay H ồ Chí M i n h , …Nho giáo có ảnh hưởng rất sâu đậm và rõ rệt tới văn hóa xã hội ViệtNam mà chủ yếu là in dấu rõ nét trong văn học Trên quê hương Việt Nam,Nho giáo đã kết duyên với văn học trung cận đại, góp phần tạo nên giá trị đạođức vốn là nét nổi trội của nền văn học này Từ kim cổ đông tây, thật hiếm có

Trang 19

học thuyết nào coi trong vấn đề tu thân và vấn đề đạo đức con người như Nho

giáo Nho giáo có bao nhiêu danh ngôn để đời như: "Kiến nghĩa bất vi vô

dũng dã", "Sát thân thủ nghĩa", "Xá thân thành nhân", "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất", "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân", "Thế thiên hành đạo", "Quân

tử thận kỳ độc", "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân", "Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên

hạ lạc"… Nho giáo ảnh hưởng tới đối tượng sáng tác của các tác giả thời bấy

giờ Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ phải “tam tòng tứ đức” đã thổivào nước ta không khí hệ tư tưởng bất bình đẳng Các tác giả lớn có tài đều lànam nhân, mãi sau mới xuất hiện một số nhà thơ nữ kiệt xuất như Hồ XuânHương, Bà Huyện Thanh Quan… Nho giáo còn in dấu ấn sâu đậm tới nộidung của các tác phẩm văn học, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của các tácgiả lớn thời bấy giờ Học thuyết thiên mệnh, học thuyết nhân nghĩa, tư tưởngtrung quân ái quốc, ảnh hưởng của “thi dĩ ngôn chí”,… là những điều khôngthể không nhắc tới khi nói đến sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với nền vănhọc Việt Nam, tất cả đều có cội nguồn từ Nho giáo Nếu trong thời trung cậnđại, trên đất nước ta, thiếu đi học thuyết Nho giáo thì con người Việt Nam ta,văn học Việt Nam ta sẽ ra sao? Nho giáo là nguồn tư tưởng tình cảm nuôidưỡng tinh thần nhân dân ta, làm đẹp con người, văn học của dân tộc ta Nhogiáo coi văn chương là phương tiện để giáo hóa, động viên, tổ chức, hoànthiện con người và xã hội Nhà nước chuyên chế phong kiến dùng hình thứcthi cử để chọn người tài mà Nho giáo chính là hệ tư tưởng chính thống trongcác bài thi mà cụ thể là các bài văn “Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp đến vănhọc qua thế giới quan của người viết” [21, tr.51] Ngòi bút các tác giả bị chiphối mạnh mẽ bởi quan niệm cái đẹp cái hay của Nho giáo Đọc các tác phẩm

bị chi phối bởi tư tưởng Nho giáo, ta thường hay bắt gặp những đề tài trùnglặp đôi khi có phần hơi khô khan nghèo nàn thậm chí nghệ thuật đơn điệu

Trang 20

không sáng tạo được những phong cách riêng mới lạ Đó là một ảnh hưởngtiêu cực của Nho giáo đối với văn học Khi văn học bước sang những giaiđoạn sau, lối viết chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo vẫn chi phối tớinhiều tác phẩm được viết sau này Tuy vậy, không thể phủ nhận được nhữngảnh hưởng tích cực Nho giáo đối với nền văn học trung cận đại Việt Nam, nótạo ra rất nhiều tác phẩm thời đại “Những triều đại được sử sách coi là thịnhtrị như thời Lê Thánh Tông ở Việt Nam không chỉ được ca tụng vì đất nướcthái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp mà còn vì có văn vận phát đạt, nhà nướcchăm lo phát triển Nho học, ưu đãi kẻ sĩ có văn học Những thời kì như thếcũng là những thời kỳ còn để lại cho ngày nay nhiều thư tịch, nhiều tác phẩmvăn học Đó là một mặt quan hệ giữa Nho giáo và văn học: Nho giáo khích lệ

sự phát triển của văn học” [5, tr.50] Trong văn học Việt Nam trung cận đại,

tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập là một kiệt tác tiêu biểu in đậm dấu ấn sự

ảnh hưởng của Nho giáo thể hiện trên nhiều giá trị tư tưởng nội dung và bútpháp nghệ thuật

1.2 Khái quát về tác giả, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập

1.2.1 Tác giả “Hồng Đức quốc âm thi tập”

Hồng Đức quốc âm thi tập không phải là sáng tác của một cá nhân, tác

phẩm gồm nhiều bài thơ thuộc về rất nhiều tác giả tài năng dưới thời HồngĐức mà chủ yếu là những nhân sĩ tập hợp trong Hội Tao đàn – “môn đệ” củaNho giáo Hội Tao đàn được thành lập vào năm Hồng Đức 26 (1495), là tổchức sáng tác thơ và bình thơ do vua Lê Thánh Tông đứng đầu tự xưng là Taođàn nguyên súy Đây là hội thơ có tính chất nhà nước, nằm trong quy mô triềuđình Sự ra đời của Hội Tao đàn đánh dấu một bước tiến của thơ ca cung đình.Hai mươi tám hội viên trong Hội Tao đàn do nhà vua chọn trong số các quanvăn đậu tiến sĩ ở triều đình thường được gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”, tứchai tám ngôi sao trên đàn văn chương như Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Ngô

Trang 21

Luân, Ngô Hoán, Lưu Hưng Hiếu, Nguyễn Xung Xác, Nguyễn Quang Bật,Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thầm, Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm,Lưu Thư Mậu, Nguyễn Tốn Miệt, Nguyễn Nhân Bị, Ngô Quyền, Nguyễn BảoKhuê, Bùi Phố, Dương Trực Nguyên, Chu Hoãn, Phạm Cấn Trực, NguyễnÍch Tốn, Đỗ Thuần Thứ, Phạm Nhu Huệ, Lưu Dịch, Đàm Thận Huy, PhạmĐạo Phú, Chu Huân.

Là cánh chim đầu đàn, Tao Đàn nguyên súy luôn khuyến khích các nhân

sĩ hăng say sáng tác thơ ca Nhà vua không chỉ có tài trị quốc mà còn là vị vua

có tâm hồn thi sĩ Phần lời giới thiệu của Hồng Đức quốc âm thi tập, đã viết

rõ về Lê Thánh Tông: “Nguyên súy quả có một tâm hồn nghệ sĩ…Trong bàiTựa tác phẩm Quỳnh uyển cửu ca…học sĩ là Đào Cử làm bài bạt ở cuối tácphẩm đó, đã nói rõ ý đồ của nguyên súy: “Từ khi đức vua lên ngôi, trongngoài đều phục, mưa nắng thuận hòa, dân yên vật thịnh Trong khi nhàn rỗi,nhà vua thường bỏ hết thú vui như đàn hát, săn bắn, khiến cho sạch lòng, dục

ít, như cây ngay từ gốc, nước trong từ nguồn, lại có tài học cao minh, lòngđạo sáng suốt, cho nên anh hoa phát tiết ra ngoài, biểu hiện ở lời ngâm vịnh”

[3, tr.13] Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có rất nhiều bài thơ được xác định

là do Lê Thánh Tông sáng tác không phải dựa vào khẩu khí đế vương mà dolời thơ rõ ràng của ông Đó là những bài viết về chủ đề như vịnh năm canh,vịnh tứ thời, vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc, vịnh các nhân vật lịch sửViệt Nam Tuy nhiên tập thơ là sáng tác của một tập thể tác giả nên có nhiềubài rất khó xác định một cách chính xác ai đã viết bài nào Dù đây là tập thơ

của nhiều tác giả, song trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam tập 1 của tác

giả Nguyễn Đăng Na chủ biên ghi rõ: “Các tác giả phần lớn là Nho sĩ Vì thế

bên cạnh tính chất đa dạng của một tập thơ với nhiều tác giả, Hồng Đức quốc

âm thi tập vẫn có sự nhất quán trong nội dung cảm xúc và hình thức nghệ

thuật biểu hiện” [7, tr.147]

Trang 22

Như vậy, có thể xác định rằng Hồng Đức quốc âm thi tập là tập hợp các

sáng tác của nhiều tác giả, chủ yếu là thành viên hội Tao đàn trong đó khôngthể thiếu vua Lê Thánh Tông Trong số nhiều tác giả ấy, cũng có người khôngphải là thành viên của Hội Tao đàn, nhưng họ sáng tác thơ và bình thơ dưới

sự chủ súy của vua Lê Thánh Tông “Theo tài liệu còn lại cho đến ngày nay,

Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ chỉ được sưu tập về sau, chứ không

phải được biên soạn từ thời Lê Thánh Tông, do đó, có thể ở đây chép lẫn lộnmột số thơ người đời sau” [3, tr.5]

1.2.2 Tác phẩm “Hồng Đức quốc âm thi tập”

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời vào cuối thế kỉ XV trong bối

cảnh đất nước yên bình, phát triển thịnh vượng, đời sống nhân dân ấm nohạnh phúc Các bài thơ được sáng tác trong thời gian khoảng 28 năm dướiniên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) của triều đại Lê Thánh Tông Ngoài thờiHồng Đức, thật khó có thể tìm được cái không khí xướng họa yêu đời, lạcquan của tập thơ ở bất kì thời đại nào khác Người đời sau đặt tên cho tácphẩm là “Hồng Đức quốc âm thi tập” thật phù hợp với thời đại lịch sử xuấthiện của những bài thơ trong tác phẩm Toàn tập thơ hiện có 328 bài, đượcchia làm năm phần như sau: Thiên địa môn gồm (59 bài), Nhân đạo môn (46bài), Phong cảnh môn gồm (66 bài), Phẩm vật môn gồm (69 bài), Nhàn ngâm

chư phẩm (88 bài) Lối chia môn loại này có phần gần gũi với Quốc âm thi

tập của Nguyễn Trãi Tập thơ phong phú đa dạng về lời thơ và ý thơ, các chi

tiết, khía cạnh, phong cách các bài thơ cũng khác nhau do đây là sản phẩm lao

động trí tuệ của nhiều tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ cuốn hút

về hình thức số lượng các bài thơ, mà còn hấp dẫn về giá trị ý nghĩa thời đại.Đây là sáng tác của vua quan thời Hồng Đức, đặc biệt dưới sự chủ súy của LêThánh Tông nên tác phẩm còn mang nặng khuynh hướng cung đình, ngâmhoa vịnh nguyệt Tuy nhiên không thể phủ nhận giá trị của một tác phẩm tràn

Trang 23

đầy lòng tự tôn dân tộc, tràn đầy tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống Tác

phẩm được viết dựa trên sự kế thừa thành tựu trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và có sự phát huy đổi mới Tác giả của Hồng Đức quốc âm thi

tập rất đông đảo nên đề tài nội dung của tập thơ, các vấn đề xã hội cũng được

mở rộng rất phong phú Điểm nổi bật đáng chú ý trong tác phẩm là sự kết hợp

hài hòa tư tưởng Nho giáo với tinh thần, tình cảm dân tộc Hồng Đức quốc âm

thi tập mang đậm dấu ấn sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Nho giáo là

cương lĩnh cai trị đất nước thời bấy giờ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong

xã hội, Nho giáo thấm nhuần tư tưởng của nhà vua Và với Hồng Đức quốc

âm thi tập, nhà vua Lê Thánh Tông lại là người chủ súy việc sáng tác nên tập

thơ ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo là điều tất yếu

Hồng Đức quốc âm thi tập mang đậm giá trị văn chương bao gồm giá trị

nội dung và giá trị nghệ thuật trong đó điều đặc biệt là từ nội dung cho tớinghệ thuật của tác phẩm đều in đậm dấu ấn của Nho giáo Nghiên cứu về sự

ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập chính là

“cuộc hành trình về nguồn” văn hóa dân tộc Và chắc chắn, đây sẽ là mộtcuộc “ôn cố tri tân” hết sức bổ ích và thú vị

Trang 24

Tiểu kết chương 1

“Cho tới nay, đã ngót năm thế kỷ, chúng ta vui sướng đọc lại lời thơ củaNguyễn Trãi ở nửa đầu thế kỷ XV trong Quốc âm thi tập, thì chúng ta cũngvui sướng đọc lại lời thơ nguyên vẹn của các nhân sĩ thời Lê Thánh Tông

trong Hồng Đức quốc âm thi tập ở nửa sau thế kỷ đó” [3, tr.31] Các tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập không thể tránh khỏi lối viết công thức, cung

đình nhưng họ cũng đã biết cách vượt qua, quan tâm tới nhiều đề tài phongphú trong cuộc sống Tập thơ là sự khẳng định triều đại Lê Thánh Tông quanhững vần thơ ca ngợi bậc minh quân, ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị;đồng thời là tiếng thơ về một đất nước giàu đẹp yên bình, chan chứa niềm tựhào dân tộc Thời bấy giờ, Nho giáo chính là cương lĩnh chính trị, đạo đức đểxây dựng nên một đất nước thịnh trị Hơn nữa, tập thơ có tác giả là các Nho sĩnên chắc chắn tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo

Trang 25

Chương 2 DẤU ẤN NHO GIÁO

TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

2.1 Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong quan niệm nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “quan niệm nghệ thuật là hình thức bên

trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ qui chiếu ẩn chìm trong hình thứcnghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệthuật và làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệthuật” [2, tr.197] Quan niệm nghệ thuật được thể hiện qua mô hình nghệthuật về thế giới và con người, cách tổ chức các tuyến nhân vật, sự kiện, cáchgiải quyết mâu thuẫn, qua điểm nhìn, cách nhìn, qua không gian, thời giannghệ thuật, qua motif các nhân vật, qua các kiểu biến cố, sự kiện Nó chính làcái nhìn nghệ thuật về cuộc đời, con người, gắn với xúc cảm, với sự miêu tảnghệ thuật, phương tiện nghệ thuật qua đó thể hiện cách cắt nghĩa lý giải hiệnthực của người nghệ sĩ Phát hiện được quan niệm nghệ thuật của tác giả cónghĩa là người đọc đã tìm được một trong những cánh cửa đi vào thế giớinghệ thuật của nhà văn

“Nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến sự sáng tạo về chất trong cảmthụ và miêu tả đời sống” [17, tr.90] Thời đại, hoàn cảnh xã hội chi phối tớiquan niệm nghệ thuật của tác giả Quan niệm nghệ thuật lại ảnh hưởng tới

cách thức và phương tiện phản ánh trong tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi

tập gồm những bài thơ được viết vào thời Hồng Đức, cuối thế kỉ XV, là thời

đại tôn sùng Nho giáo Hơn nữa, các tác giả của tập thơ này lại là vua, quan,

là môn đệ của Nho giáo nên Nho giáo ảnh hưởng tới quan niệm nghệ thuật

trong Hồng Đức quốc âm thi tập là lẽ tất yếu Trong mọi tác phẩm văn học,

quan niệm nghệ thuật có thể được phát biểu trực tiếp hoặc được thể hiện gián

tiếp qua sáng tác Ở Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng hay ở bất kỳ sáng tác

chữ Hán của Lê Thánh Tông nói chung, quan niệm nghệ thuật không được

Trang 26

phát biểu thành lời một cách trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua tácphẩm biểu hiện cụ thể ở việc tác giả lựa chọn đề tài, chủ đề, và cách thức thựchiện đề tài chủ đề đó Các tác giả quan niệm rằng văn chương phải dùng đểgiáo huấn đạo đức theo quan niệm Nho giáo, cái đẹp từ cảnh vật đến conngười phải là cái đẹp theo quy chuẩn của Nho giáo Nội dung thơ ca vì thế màxoay quanh “tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức”, “tu, tề, trị, bình”,

“nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”…

“Con người trong văn học bao giờ cũng có hai mặt: Mặt cảm tính và mặtquan niệm Mặt cảm tính là những chi tiết về ngoại hình, tính cách, tìnhcảm… hiện diện trong tác phẩm Còn đằng sau những hình ảnh cảm tính đó,chiều sâu của sự phản ánh đó, chính là tư tưởng, là quan niệm nghệ thuật của

tác giả chi phối cách thức phản ánh” [22, tr.2] Thế giới nhân vật trong Hồng

Đức quốc âm thi tập phần lớn là vua quan, những người tài giỏi trong lịch sử.

Nó tuân theo chuẩn mực của Nho giáo về việc đề cao người quân tử, đề caođấng quân vương Quan niệm nghệ thuật về con người của các nhân sĩ HộiTao đàn hầu như không có gì thay đổi với các tác phẩm văn học trung đạitrước đó: Con người phải ở địa vị công danh lỗi lạc, phải có quyền uy trongthiên hạ, văn võ tài đức song toàn Nhà thơ nêu cao những tấm gương chínhgiáo, cương thường theo thuyết lý của Khổng Mạnh Điều này có thể thấy rõtrong phần Nhân đạo môn của tác phẩm Chúng ta dễ dàng nhận ra khẩu khí

của nhà vua Lê Thánh Tông trong bài Tự thuật:

Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời, dám trễ đâu

Trống dời canh còn đọc sách, Chiêng xế bóng chửa thôi chầu…

(Tự thuật, bài 1, Nhân đạo môn)

Trang 27

Chỉ với bốn câu thơ đã vẽ ra bức chân dung một vị vua lý tưởng Nhàvua tự ý thức rất rõ về bổn phận và trách nhiệm lớn lao mà trời giao phó, từ

đó, ông không ngừng tu thân để trị quốc Hình ảnh đức vua đọc sách thâuđêm, mải chầu triều quên rằng trời đã xế bóng thật đáng khâm phục Có thểnói đây chính là chuẩn mực đạo đức cho người quân tử thời bấy giờ, nó giúp

ta hiểu vì sao cuối thế kỉ XV lại là thời kì thịnh trị bậc nhất của nền phongkiến dân tộc

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Hồng Đức quốc âm thi tập

không chấp nhận những kẻ hèn yếu tiểu nhân kém cỏi Các tác giả hết lòng cangợi các bậc minh quân không chỉ của nước ta mà còn ở Trung Quốc Đó là

Lưu Bang đã làm nên “Bốn trăm nghiệp Hán dài bấy lâu” (Vịnh vua cao tổ

nhà Hán, bài 2, Nhân đạo môn) Đó là Hạng Vũ – đối thủ của Lưu Bang trong

thời Hán Sở:

Mười một phen khua Tần lạnh gáy Bảy mươi trận dã Hán tanh mè

(Vịnh Hạng Vũ, bài 4, Nhân đạo môn)

Vương giỏi thì không thể không nhắc tới tướng tài là Trương Lương,Tiêu Hà, Hàn Tín hết mực phục vụ Lưu Bang, được ngợi ca trong các bàiVịnh Trương Lương, Vịnh Tiêu Hà, Vịnh Hàn Tín Tác giả còn quan niệm mẹcủa bậc anh hùng giúp vua thì cũng là một bậc anh hùng:

Mệnh thiếp già này bao nỡ tiếc

Về thì khuyên nó nghĩa quân thần

(Lăng mẫu tống sứ giả, bài 11, Nhân đạo môn)

Từ việc vịnh về các anh hùng vua quan tài giỏi Trung Quốc, ngợi ca họtrên tinh thần coi trọng người tài trong thiên hạ, các tác giả đi tới việc ngợi ca các bậc anh tài của dân tộc mình:

Dẹp yên tám cõi mới buông tay

Trang 28

Lồ lộ thai tinh một đóa mây

(Điếu (Viếng) Lẽ Du, bài 12, Nhân đạo môn)

Tưởng nhớ về Lê Khôi:

Phong lưu phú quý ba đời thấy,

Sự nghiệp công danh bốn bể hay

Đây là tên tuổi vang danh khắp ba triều Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, LêNhân Tông Thật ít thấy triều đại nào coi trọng người tài như triều đại HồngĐức Các trạng nguyên cũng giữ một vị trí quan trọng và không thể khôngxuất hiện trong thơ Bài “Điếu Cao – Hương Lương trạng nguyên”, “ĐiếuNghĩa – Bang trạng nguyên”,… là những lời viếng đầy tiếc thương cho mộtđời thánh hiền tài hoa :

Lấy ai làm trạng nước Nam ta!

(Điếu Cao – Hương trạng nguyên, bài 13, Nhân tự môn)

Các nhân vật đều là những người hừng hực khí thế lập công danh, hừnghực khát vọng tô điểm cho đất nước bằng tài năng của mình Họ sống theo tônchỉ của Nho giáo Có “chí”, có “đạo” nên con người không bị rơi vào bế tắc,không phải mò mẫm tìm đường cho lối đi của cuộc đời mình Con người được

đề cập đến ở đây phải là con người đấng bậc, không có chỗ cho cái nhỏ nhentầm thường Vịnh về Quan Vũ thời Tam quốc có tới hẳn sáu bài trong phầnNhàn ngâm chư phẩm thi tập Cùng với đó là các tên tuổi lừng danh như:Khổng Tử, Triệu Tử Long, Tào Tháo, Trưng Vương, Triệu Âu,… đều trởthành đối tượng sáng tác của các nhân sĩ hội Tao đàn Hiện lên như bức tượngđài uy nghi trong thơ ca, liệu các bậc quan, thánh, các đấng anh hùng, trạngnguyên có quá lung linh hư ảo và xa vời với bạn đọc? Nho giáo khoác lênmình họ tấm áo choàng của chí đạo tôn nghiêm và đằng sau đó là lòngngưỡng mộ chân thành xuất phát từ trái tim của các tác giả Nho giáo như mộtsợi dây vô hình đã quy định con người phải gắn với khát vọng chí lớn, phải tu

Trang 29

thân và hành đạo Quan niệm về con người như vậy, nhưng tại sao trong tácphẩm vẫn xuất hiện những bài thơ về người kiếm cá, người hái củi, người đicày, người đi chăn trâu, thật chẳng phải mâu thuẫn sao? Không, cái mới mẻtrong ngòi bút của các tác giả là ở chỗ: đang biết cách vượt ra lối viết cungđình, đi vào cuộc sống xã hội bình dị gần gũi khi viết về những con người laođộng bình thường Thế nhưng, dù viết về đối tượng nào thì ngòi bút của cáctác giả vẫn không đi lệch hướng, nó vẫn chăm chỉ nhắc về vua chúa và tên

tuổi những nhân vật đã đi vào lịch sử Kết thúc bài thơ Ngư (Vịnh người kiếm

cá) tác giả bất ngờ để chủ thể bức tranh xuất hiện đó là Phạm Lãi – “người đờiXuân Thu, làm quan nước Việt, sau khi đã giúp Câu Tiễn diệt được nước Ngô

để báo thù cho nước Việt, liền đổi họ tên và buông thuyền đi ngao du ở Ngũ

hồ (sử ký)” [3, tr.5]:

Có kẻ làm ơn nheo nhẻo mách Kia kìa Phạm Lãi mái kia mom

(Ngư, bài 50, Phong cảnh môn)

Cùng với đó, khi vịnh về người đi cày:

Lều Nam – dương đã khoan chân đứng, Non Phú – xuân qua cất mặt nhòm

Câu thơ nhắc tới “Nam – dương” là nơi ở làm ruộng của Gia Cát Lượnglúc chưa ra giúp Lưu Bị, “Phú – Xuân” là nơi Nghiêm Tú đi ở ẩn khi Lưu Tú(tức vua Quang Vũ nhà Hán) ra làm quan Có thể nói, những tên tuổi sử sáchluôn in dấu ấn trong tập thơ này “Chí”, “Đạo” cùng khát vọng tề gia, trị quốc,bình thiên hạ trong tư tưởng của Nho giáo khiến các tác giả coi các tên tuổitrong sử sách là điều cao cả, tuyệt vời và đưa họ vào mọi trang viết của mình

Con người trong Hồng Đức quốc âm thi tập không gặp phải bế tắc bất hạnh

hay những vấn đề tủn mủn của cuộc sống đời thường mà họ được định sẵnmột con đường mà lý tưởng Nho giáo là thứ ánh sáng bất diệt soi dọi Nếu

Trang 30

không phải là bậc trượng phu gánh vác giang sơn thì con người lại được nhìn

ở một phương diện khác, đó chính là chuẩn mực đạo đức trong các mối quan

hệ Đó là tình anh em, đạo vợ chồng, đạo làm con và phép dạy con của cha

mẹ trong các bài như “Huynh đệ”, “Giáo tử”, “Tử đạo”, “Ái tử”… Phải chăngđây chính là quan niệm nghệ thuật về con người theo khuôn mẫu của văn họctrung đại đặc biệt là trong quan niệm của Nho giáo?

Trong tập thơ, ngoài quan niệm nghệ thuật về con người phải là bậc quân

tử dòng dõi anh kiệt tài hoa thì ta còn bắt gặp quan niệm nghệ thuật về cảnhvật cuộc sống con người Nhiều bài ở phần Phong cảnh môn và Phẩm vật mônnói về thời tiết hay cây cỏ thường gửi gắm tư tưởng triết lý của đạo về vũ trụ,

xã hội, nhân sinh… Trong không khí thời đại tràn ngập niềm vui, con người

có nhu cầu “ngâm hoa vịnh nguyệt”, “đối chén họa vần” Phải chăng “Đạongười” của Nho giáo ở đây bao hàm cả tình người và tình cảm con người vớithiên nhiên Lật trang sách, biết được thời đại tác phẩm ra đời, biết được tácgiả viết nên chúng, ta đoán bắt được rằng cảnh vật thiên nhiên nếu có đượcmiêu tả thì cũng là cảnh đẹp theo thước đo chuẩn mực của Nho giáo Đó làtrăng hoa tuyết nguyệt – nơi mà người quân tử có thể trải lòng mà vui cùnggió trăng Hơn nữa, chữ “lễ” trong Nho giáo quy định những điều nói đếnphải trang nhã nên ắt hẳn cảnh ở đây chẳng thể là cảnh thô tục đời thường.Thật đúng như vậy:

Tuyết nguyệt phong hoa xui hứng khách, Cầm kỳ thi tửu gợi lòng người

Đây là những câu thơ trong bài Bát vịnh khởi ngâm mở đầu phần Phẩm

vật môn đã dự báo trước rằng một loạt những bức tranh thiên nhiên mĩ lệ sẽxuất hiện Cái tao nhã của Nho giáo thể hiện ngay ở nhan đề các bài thơ:Tuyết, Nguyệt, Phong, Hoa Vẽ về tuyết phải gắn liền với Đạo:

Cửa Trình chăm chăm lòng cầu đạo,

Trang 31

Thành thái hây hây chí lập công

(Tuyết, bài 2, Phẩm vật môn)

Tả về phong cũng phải nhắc tới điển tích ghi trong Sử ký và Hán thư:

Xem cậy mới biết lòng Cơ Đán Thấy cát thì hay phúc Bái Công

(Phong, bài 4, Phẩm vật môn)

Các thú vui: Cầm, kì, thi, tửu cho tới các loài cây: tùng, cúc, trúc, mai,sen, hải đường, đều rất thanh cao và mang chí khí tượng trưng cho ngườiquân tử Viết về hoa mai có tới 6 bài, về sen có tới 7 bài, chưa kể hoa cúc, câyhòe, cây me, hải đường, mẫu đơn, ba tiêu… thiết nghĩa nếu quy tụ lại, nhữngtrang thơ ấy chẳng khác nào một khu vườn tràn ngập hương sắc thanh tao và

cao quý trong Hồng Đức quốc âm thi tập Nét quý phái của ngòi bút cung

đình là ở đó, cái nhã nhặn của Nho giáo là ở đó Hơn nữa, tả hoa mà có nhắcđến chúa:

Phi Đường chi ngọc tin thôi lần, Chúa Tống đà nhiều phát thưởng qua

(Hoa, bài 5, Phẩm vật môn)

Nói cúc trong đó có chuyện Đào Tiềm hay cùng bạn uống rượu trongvườn cúc:

Ba đường Tưởng Hủ hồn thêm nhặt, Mấy phút Uyên Minh hứng chẳng dài

(Cúc hoa, bài 15, Phẩm vật môn)

Họa về hoa mẫu đơn có vẻ đẹp tựa như mỹ nhân đương say rượu buổisáng gắn với việc Tắc Thiên hoàng hậu đời Đường hạ chiếu đi Lạc - dươngngắm hoa:

Thức tươi chiếm được xuân thiên hạ, Giá trọng kham khoe đất Lạc - dương

Trang 32

(Mẫu đơn, bài 16, Phẩm vật môn)

Chưa kể đến viết về sen thì nhắc tới Tây tử, Thái Chân, Ả Tây,… về maithì so sánh chẳng khác nào bức tranh của Vương Duy vẽ Tả cảnh tả ngườinhưng những trang viết của Hồng Đức quốc âm thi tập cũng không thiếunhững bài thơ viết về vật Quả dưa, củ khoai, rau cải cho tới hòn đá, cái nón,cái rế,… thậm chí đến con rận, con kiến, con muỗi,… những hình ảnh tưởngchừng không bao giờ xuất hiện trong một tác phẩm do vua quan viết chịu ảnhhưởng cung cách cao quý lễ nghi của Nho giáo vậy mà giờ đây lại bất ngờxuất hiện Điều này có mâu thuẫn và đi lạc chủ đề chăng? Không, quan niệmnghệ thuật của tác giả nắm chắc gốc rễ và tư tưởng của tập thơ nên dù có sửdụng phương tiện truyền đạt là gì thì vẫn chung một ý đồ mục đích sáng tác.Viết về những đồ vật tầm thường, con vật nhỏ bé nhưng chúng lại được biếnhóa khéo léo dưới ngòi bút của tác giả để thể hiện lòng trung thành của bề tôivới vua chúa, hết mực tận tâm với chữ “trung” trong đạo lý tam cương:

Phô loài cả vóc nghênh ngang, Mòn mọn song mầu kiến mấy càng.

Đạo biết quân thần tôn nhượng,

Cơ hay thiên địa nhu cương Báo

ơn nghĩa cả danh còn để, Xuyên ngọc tài cao tiếng hãy vang Có thở trận ra binh phụ tử,

Kỳ kỳ chính chính sắp đòi hàng.

(Nghĩ, bài 50, Phẩm vật môn)

Tác giả mượn đặc điểm loài kiến để nói về đạo quân thần, về danh vềnghĩa về tài Như vậy, cái bình thường, nhỏ bé kia đâu còn là nghịch lý mâuthuẫn khi đưa vào tác phẩm, mà trái lại nó trở nên thú vị và mới lạ hơn baogiờ hết khi dùng để nói Đạo

Trang 33

Như vậy có thể thấy rằng quan niệm nghệ thuật của các tác giả viết tậpthơ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo: “văn chương phải để giáohóa, có quan hệ đến thế đạo, nhân tâm, có tác dụng di dưỡng tính tình nênphải có nội dung đạo lý” [5, tr.52] Nói về đạo thì phải gắn với người quân tử

cụ thể là vua, quan, tướng tài trong xã hội bởi vì “đối chiếu một nhân vật lịch

sử nào đó với những chuẩn mực đạo đức, lí tưởng chính trị để căn cứ vào đấy

mà khen chê, đó là cách làm quen thuộc của nhà nho khi viết thơ vịnh sử”[21, tr.120] Chính vì lẽ đó nên con người được xây dựng luôn theo mộtkhuôn mẫu nhất định Nhân vật ở đây là nhân vật lịch sử, nhân vật chức năngbuộc người đọc phải ngưỡng vọng tôn kính Không chỉ có nhân vật, con vật

đồ vật hay cảnh vật thậm chí các thú vui cũng đều theo chuẩn mực của cungđình quý tộc, theo chữ “lễ” của Nho giáo Phép tắc, chuẩn mực, lễ nghi không

có chốn dung thân cho những điều tầm thường, dung tục Cái bình thường nếuđược đề cập đến cũng là phương tiện để nói đạo Hoàn cảnh lớn ở đây là xã hội thời thái bình thịnh trị, dân chúng ấm no hạnh phúc, đã qua xa rồi cái thời:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

(Bình Ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi)

Nhà vua tập trung xây dựng một xã hội theo chuẩn mực đức đạo củaNho giáo, chỉ có Nho giáo mới gìn giữ được phép tắc trật tự trong xã hội Cáctác giả phóng ngòi bút của mình trong niềm say mê bất tận khi viết về nonsông đất nước mình Đó là âm hưởng chung của thời đại, của cả một nền vănhọc lúc bấy giờ Những phát ngôn cho tu, tề, trị, bình là tôn chỉ của thời đại.Chúng ta thật chẳng thể nào tìm thấy một con người luẩn quẩn trong khátvọng hạnh phúc bình thường, với nỗi trăn trở nhỏ mọn cho cuộc sống hằngngày, hay những than thở đớn đau trong cuộc đời… tất cả những điều đó chỉ

có thể xuất hiện trong văn học giai đoạn sau khi văn học thoát ly khỏi khuôn

Ngày đăng: 11/09/2019, 11:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2006), Các triều đại Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
Nhà XB: Nxb. ThanhNiên
Năm: 2006
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử , Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử , Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2006
3. Hồng Đức quốc âm thi tập (1982), Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên( phiên âm – chú giải – giới thiệu ), Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Đức quốc âm thi tập
Tác giả: Hồng Đức quốc âm thi tập
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1982
4. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỷ XX, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỷXX
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
5. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1999
6. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1998), Giáo trình văn học Việt Nam (Thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), Nxb.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học Việt Nam (Thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII)
Tác giả: Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương
Nhà XB: Nxb.Giáo dục
Năm: 1998
7. Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2005), Văn học trung đại Việt Nam tập 1, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họctrung đại Việt Nam tập 1
Tác giả: Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang
Nhà XB: Nxb. Đại học sư phạm
Năm: 2005
8. Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì (1989), Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, Nxb.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII
Tác giả: Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì
Nhà XB: Nxb.Giáo dục
Năm: 1989
9. Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên - tập 2 - văn học lịch triều Việt văn, Nxb. Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên - tập 2 -văn học lịch triều Việt văn
Tác giả: Phạm Thế Ngũ
Nhà XB: Nxb. Đồng Tháp
Năm: 1997
10. Nguyễn Tá Nhí, Mai Xuân Hải (1998), Những giai thoại về vua Lê Thánh Tông, Nxb. Văn học dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giai thoại về vua LêThánh Tông
Tác giả: Nguyễn Tá Nhí, Mai Xuân Hải
Nhà XB: Nxb. Văn học dân tộc
Năm: 1998
11. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Định Ngọc Bảo (2010), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Tác giả: Vũ Dương Ninh, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Định Ngọc Bảo
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2010
12. Vũ Đức Phúc (1964), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 6, Nxb.Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 6
Tác giả: Vũ Đức Phúc
Nhà XB: Nxb.Văn học
Năm: 1964
13. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về con người cá nhân trongvăn học cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1997
14. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học Việt Nam trung đại, quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam trung đại, quan niệm conngười và tiến trình phát triển
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2005
15. Phạm Văn Sĩ (1968), Lịch sử văn học Việt Nam tập II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam tập II
Tác giả: Phạm Văn Sĩ
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1968
16. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1999
17. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Tố Hữu
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1995
18. Bùi Duy Tân (2000), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (TK X – XIX) tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (TK X –XIX) tập 1
Tác giả: Bùi Duy Tân
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2000
19. Lê Sĩ Thắng (1999), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo tại Việt Nam
Tác giả: Lê Sĩ Thắng
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1999
20. Thánh Tông Di Thảo (2001), Nguyễn Bích Ngô (dịch và chú thích), Phạm Văn Thắm(giới thiệu), Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh Tông Di Thảo
Tác giả: Thánh Tông Di Thảo
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w