6. Bố cục của khóa luận
2.1.1. Thiên nhiên đất nước trong cảm quan thưởng ngoạn
Các bài thơ viết về thiên nhiên chiếm số lượng lớn trong tập thơ Hồng
Đức quốc âm thi tập (141/283 bài) là một hiện tượng hoàn toàn phù hợp với
đặc điểm của thơ trung đại và thơ Đường luật. Bởi trong quan niệm thời trung đại: “Con người tự ý thức mình là một yếu tố quan trọng trong mô hình vũ
trụ: Thiên - Địa - Nhân. Thiên nhiên, vũ trụ trong các biểu hiện biến đổi của hoa, cỏ, trời, mây, mưa, nắng, chim muông, côn trùng, cá, nước, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn luôn là tấm gương để con người soi thấy sự sống của chính mình…Đến lượt mình, các biểu hiện muôn vẻ của vũ trụ lại trở thành chất liệu để con người biểu đạt tình cảm và suy nghĩ” [2, tr. 14]
Hồng Đức quốc âm thi tập tuy là tác phẩm tiêu biểu cho văn chương
§ç ThÞ Dung 24 Khoa Ng÷ V¨n
quốc âm thi tập đã có sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo và tinh thần
dân tộc, giữa tư tưởng thời đại và truyền thống nhân dân tạo ra một trường mĩ cảm mới thông qua việc thưởng ngoạn và nhận thức về vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên đất nước dưới cái nhìn của các tác giả Hồng Đức.
Thơ thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập phần nhiều được lựa theo các khuôn mẫu nghệ thuật ước lệ của văn chương Nho giáo, của thơ Đường luật như: vịnh bốn mùa, vịnh năm canh, vịnh mười hai tháng theo cái lẽ tuần hoàn của vũ trụ - lẽ tuần hoàn của triết lí cổ phương Đông trong “Kinh Dịch”, vịnh sơn thủy, vịnh phong hoa tuyết nguyệt, vịnh các loài cây cảnh, hoa cảnh…là để bộc lộ cái thú thưởng ngoạn của bậc trí nhân quân tử và ngụ cho mĩ đức của cá nhân mình:
Giống lạ Giang-lăng đã được dành,
Một mai năng chiếm được cao danh. Lòng không chẳng vả phô niềm tục, Khí cứng hằng thìn một tiết thanh... (Quân tử trúc)
Hơn thế, trong nhiều trường hợp, thiên nhiên trong tập thơ chỉ là cái cớ để các nhà thơ tán dương công đức của “minh quân lương thần” hoặc ca tụng chế độ phong kiến:
Gương giơ vằng vặc soi muôn dặm,
Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh... Ngẫm xem khí tượng hình dung ấy, Chợt ló ra thì lạt chúng tinh.
(Nguyệt)
Ở chùm thơ xướng họa về trăng (10 bài), các nhà thơ Hồng Đức đã tìm thấy được mối giao hòa tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên, giữa cái “khuôn cả” với ngôi báu của bậc chí tôn. Cái ánh sáng “vằng vặc”, bóng tỏ “làu làu” trùm khắp nhân gian, “ruỗi khắp năm canh” ấy không phải là gì
§ç ThÞ Dung 25 Khoa Ng÷ V¨n khác mà chính là mĩ đức của minh vương đương triều. Nói cách khác, ca ngợi trăng, xưng tụng trăng lên đến tuyệt đỉnh, tuyệt vời như vậy không ngoài mục đích ca ngợi vua, ca ngợi sự thông minh, tài giỏi, thấu suốt, cao cả vĩ đại của vua, của “khuôn cả” kia.
Thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập lúc nào cũng đẹp đẽ, tươi tắn. Mùa xuân vốn là mùa của sự sinh sôi nảy, là mùa của sự ấm áp yêu thương. Bởi thế cho nên mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, viết về mùa xuân, dưới con mắt thưởng ngoạn các tác giả Hồng Đức đã có những vần thơ hết sức tinh tế:
Hiu hiu gió thổi hương lồng áo, Phơi phới mưa sa ngọc đượm chân. Liễu vẽ mày xanh oanh chấp chới, Mai tô má phấn bướm xun xoăn. (Vịnh cảnh mùa xuân)
Xuân đến, không còn những cơn gió bấc lạnh lẽo của mùa đông, mà chỉ có những con gió nhẹ hiu hiu “thổi hương lồng áo”, chỉ còn những cơn mưa phùn nhè nhẹ thấm vào chân người qua đường. Và xuân đến, dường như cỏ cây hoa lá cũng biết trang điểm như người, vì vậy mà liễu mới “vẽ mày xanh” khiến cho “oanh chấp chới”, còn mai thì “tô má phấn” khiến cho “bướm xun xoăn”. Bức tranh mùa xuân đã hiện lên với đầy đủ hình ảnh, đường nét, màu sắc. Không chỉ có vậy, mùa xuân còn là ngày hội của cỏ hoa, ong bướm và của cả con người:
Đường hoa chấp chới tin ong dạo, Dặm liễu thung thăng sứ điệp truyền. Ả ngụy nàng Diêu khoe đẹp mẽ,
Người thơ khách rượu rộn mời khuyên. (Lại vịnh cảnh mùa xuân)
§ç ThÞ Dung 26 Khoa Ng÷ V¨n Qua vẻ mĩ lệ của thiên nhiên, sự chuyển biến của thời khắc đã nêu lên được lẽ tuần hoàn của vũ trụ. Đó là lẽ thuần hoàn theo triết lí cổ phương Đông trong Kinh Dịch, thường được nhắc tới nhiều trong những bài thơ tả cảnh thiên nhiên, có điều là tâm tư các tác giả thời Hồng Đức không bi quan vì cái vòng luẩn quẩn của tạo vật: lòng nhà thơ là cả một mùa xuân, mùa xuân năm nay đi, thì mùa xuân năm sau trở lại:
Ba dương đã gặp thuở thời vần, Bốn bề đều mừng một chúa xuân… (Họa nguyên đán, bài 3) Chớ chớ ngại rằng mai lạnh lẽo, Kìa kìa mai đã thức xuân hồng. (Đông, bài 16)
Lật lật bình phong mở mấy lần, Khắp hòa chốn chốn một trời xuân. (Xuân, bài 13)
Xuân qua, hè đến - đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Trong văn học trước thời Hồng Đức đã có rất nhiều bài viết về mùa hè. Đó là mùa hè trong thơ Nguyễn Trãi:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tịn mùi hương. (Bảo kính cảnh giới, 43)
Cũng giống như mùa hè trong thơ của Nguyễn Trãi, mùa hè trong Hồng
Đức quốc âm thi tập hiện lên với những hình ảnh hết sức chân thực: Thức xuân một khí hãy còn khoe,
Phút đã nam ngoa đến tiết hè.
§ç ThÞ Dung 27 Khoa Ng÷ V¨n
Đùn đùn bóng rợp phủ màn hoe. (Vịnh cảnh mùa hè, bài 7)
Hay:
Nghi ngút ngàn mây tán lửa che, Rùng người thay bấy gọi là hè. Hồng bay lựu, màn vây liễu, Hương nức sen, bóng rợp hòe.
Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc, Cành kia dắng dỏi gẩy cầm ve.
(Vịnh cảnh mùa hè, bài 14)
Nếu như mùa hè trong thơ của Nguyễn Trãi được miêu tả vào những ngày cuối hè, khi ấy “hồng liên trì đã tịn mùi hương”, thì các thành viên hội Tao đàn lại miêu tả mùa hè trong những ngày đầu tiên của nó thật sinh động đầy màu sắc, âm thanh và mùi vị. Ở đó có hoa lựu đỏ tươi cùng những cành liễu rủ xuống, có hoa sen thơm ngát trong hồ và đâu đó có tiếng cuốc gọi hè vang vọng. Và một điều rất đặc trưng của mùa hè đó là cái nắng vàng rực rỡ khiến người ta phải “rùng người”.
Không chỉ dừng lại ở mùa xuân, mùa hè mà mùa thu cũng được hiện lên hết sức thơ mộng với những đặc trưng riêng biệt của nó. “Thơ là thu của lòng người. Thu là thơ của đất trời” câu nói ngỡ như cách chơi chữ của người xưa lại nói lên mối tương quan kì lạ giữ mùa thu và thơ ca. Cho nên trong bốn mùa, thi nhân thiên vị cho mùa thu hơn cả. Ngay như hai câu thơ tả cảnh được coi là hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã viết về mùa thu:
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Mùa hè đi qua, mùa thu lại tới - quy luật vốn có của đất trời không bao giờ thay đổi. Và khi nhìn thấy “Ngô đồng nhất diệp lạc” (Một chiếc lá ngô đồng rụng) thì biết: “Thiên hạ cộng tri thu” (Cả gầm trời cùng biết thu sang).
§ç ThÞ Dung 28 Khoa Ng÷ V¨n Mùa thu đã trở thành gạch nối giữa mùa hạ ấm nóng sang mùa đông lạnh giá. Vì thế khi thu đến, cảnh vật không còn giữ được vẻ căng tràn sức sống như khi xuân về, mà nó đang bước vào độ phai tàn:
Lác đác ngô đồng mấy lá bay,
Tin thu hiu hắt lọt hơi may. Ngàn kia cách nước xo le địch, Mái nọ bên tường đủng đỉnh chày. Lau chổng bãi nam ngàn dặm rợp, Nhạn về ải bắc mấy hàng bày. (Lại vịnh cảnh mùa thu)
Mùa thu đến cây cối không còn xanh tươi như trong mùa xuân, mùa hạ. Những chiếc lá ngô đồng bắt đầu “lác đác” rời cành, những khóm lau bắt đầu chuyển màu vàng úa và từng đàn chim nhạn nháo nhác tìm đường về phương Bắc tránh rét. Cũng không còn nữa những câu thơ trong sáng rộn ràng trong cảnh nương dâu xanh ngắt khi bóng hoàng hôn đổ xuống, cũng không còn ánh nắng vàng tươi rực rỡ của mùa hè… Thay vào đó là hình ảnh gió thu lạnh lẽo, cỏ cây tiêu điều, gần như không còn sinh khí của sự sống. Cả bài thơ không có một chữ buồn nào, nhưng nỗi buồn cứ thấm vào cảnh vật, cứ thấm vào lòng người, để lại những dư vị khó quên.
Tuy vậy cái đẹp của mùa thu không phải là cảnh buồn man mác trời mây mà còn ở đâu đó có sự tươi tắn:
San sát vàng buông giậu cúc,
Phau phau bạc phất cờ lau.
Hòa pha khóm lục chim phơi ngọc, Nguyệt dãi dòng cá hớp châu. (Vịnh cảnh mùa thu)
Tạo vật rung rinh dưới ngòi bút của các nhà thơ thời Hồng Đức, của các hội viên Tao đàn: có dặng cúc vàng phô, có ngàn lau điểm bạc, có song
§ç ThÞ Dung 29 Khoa Ng÷ V¨n mai nguyệt tỏ, có cửa trúc sương đầm… đó cũng là nghệ thuật tả cảnh theo những công thức như phong, hoa, tuyết, nguyệt, như canh, mục, ngư, tiều, nhưng ý thơ nồng đượm, tình thơ mênh mang. Các tác giả đã khắc họa nhiều bức tranh đẹp, tuy lời thơ tượng trưng nhưng tình thơ rất hiện thực.
Khi những cánh hoa cúc vàng rực rỡ của mùa thu chuyển màu tàn úa thì cũng là lúc những cơn gió bấc lạnh lẽo tràn về, báo hiệu một mùa đông lạnh giá đang đến gần:
Thượng uyển cúc tàn năm bẩy lá, La phù mai chiếng một, hai bông. (Lại vịnh cảnh mùa đông)
Việt Nam vốn là một nước nhiệt đới, từ xa xưa tới nay hầu như không có tuyết. Nhưng bằng sự tưởng tượng của mình, các tác giả thời Hồng Đức đã vẽ lên một bức tranh mùa đông có đầy tuyết:
Đòi phương lạt xạt trận hàn phong, Da diết người thay bấy hỡi đông. Mốc rắc rêu tiền xanh những tuyết, Cát pha màu bạc giá đầy sông. (Vịnh cảnh mùa đông)
Cái lạnh của mùa đông như đang thấm dần vào da thịt của con người, cũng có thể vì thế mà đông thường khiến người ta buồn da diết, lúc nào cũng mong muốn có được ngọn lửa ấm nồng. Thế nhưng bên ngoài chỉ thấy “xanh những tuyết”, và xa xa “cát pha màu bạc giá đầy sông”…
Qua đây ta có thấy rằng các tác giả Hồng Đức đã có cái nhìn hết sức tinh tế và cách miêu tả cũng hết sức tinh tường khiến cho bức tranh thiên nhiên bốn mùa của đất nước hiện lên thật sinh động và gần gũi.
Chính cái cảm quan mới mẻ, tinh tế trong thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên đất nước của các tác giả Hồng Đức đã thể hiện chân thực, sinh động
§ç ThÞ Dung 30 Khoa Ng÷ V¨n nhất những vẻ tuyệt mĩ của thiên nhiên như trăng, hoa, thảo mộc, thời tiết
bốn mùa, cảnh đẹp năm canh, lễ hội… đều được miêu tả một cách tỉ mỉ và
đầy chất thơ. Nhất là thông qua đề tài Vịnh ngũ canh thi, qua đó các tác giả ca ngợi xã hội, ca ngợi triều đại Lê Thánh Tông. Trong năm canh, âm thanh có lúc động, lúc tĩnh nhưng cái nền âm thanh bao giờ cũng động, động là yếu tố xuyên suốt, màu sắc có lúc đậm, lúc nhạt nhưng cái nền chung luôn chan hòa ánh sáng. Điều đó làm cho bức tranh Vịnh năm canh càng thêm sinh động và cảnh vật trong đêm là cảnh vật có sự sống.
Nước cạn đồng hồ canh chuyển hai, Đêm dài đằng đẵng tựa năm dài. Vang ngõ nọ chày cao thấp, Nhộn đầu kia địch (sáo) bẻ bai. Trăng sáng ba ngàn thế giới, Gió đưa mấy xóm lâu đài… (Nhị canh)
Ở chùm thơ Vịnh năm canh người đọc không chỉ bắt gặp ở đó lẽ tuần
hoàn của vũ trụ theo triết lí cổ phương Đông mà qua vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên dưới cảm quan thưởng ngoạn của các tác giả Hồng Đức nhiều bài thơ đã khắc họa được cảnh thanh bình của đất nước. Đó là không khí làng thôn hiện nên thật nên thơ:
Lầu treo cung nguyệt trời êm giấc, Đường quạnh nhà thôn cửa chặt cài. Cảnh vật chòm chòm bay lửa đóm, Cỏ hoa gốc gốc đượm hương trời… (Nhị canh)
Đó còn là những bài thơ vẽ lên bức tranh toàn cảnh về cuộc sống tươi vui của một làng thôn, qua việc miêu tả một buổi tối thanh bình, không một
§ç ThÞ Dung 31 Khoa Ng÷ V¨n nét tiêu sơ trong thiên nhiên tạo vật, không một nỗi lo âu trong cuộc sống con người:
Chấp chảnh trời vừa mọc đẩu tinh,
Ban khi trống một mới thu canh. Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc, Sườn núi chim gù ẩn lá xanh. Tuần điếm kìa ai khua mõ cá, Dâng hương nọ kẻ nện chày kình. Nhà nam, nhà bắc đều no mặt, Lững lẫy cùng ca khúc thanh bình. (Nhất canh)
Cảm xúc chủ đạo bao trùm cả bài thơ là tâm trạng vui vẻ về một thời phong kiến thịnh trị, thái bình qua cách cảm nhận cụ thể về cảnh sắc một làng quê lúc chập tối. Bức tranh làng quê ấy có âm thanh (tiếng trống thu canh, tiếng chim gù trong lá, tiếng mõ ngoài điếm canh, tiếng chuông chùa niệm Phật…), có màu sắc (lá xanh, sương bạc), có sự chuyển đổi của cảnh vật từ “trời mọc đẩu tinh” sang “đầu nhà lan khói tỏa” và đến sườn núi chim gù, và còn có cả hành động của con người (tuần điếm khua mõ, kẻ nọ dâng hương…). Chẳng cần bình luận nhiều ta cũng có thấy được tư tưởng, thái độ của tác giả trước hiện thực xã hội. Kết thúc bài thơ thi nhân trực tiếp ca ngợi cuộc sống, ca ngợi xã hội để thông qua đó ca ngợi triều đại: “Nhà nam, nhà bắc đều no mặt - Lừng lẫy cùng ca khúc thanh bình”. Hai câu thơ không hẳn là tả thực nhưng lại nói lên một điều rất thực về xã hội và tâm trạng của tác giả: khúc ca thái bình có ở mỗi người và có trong tất cả mọi người. Nếu cả bài thơ là bản nhạc ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị thì câu kết chính là đỉnh điểm, là cao trào với những âm thanh tưng bừng và rộn rã nhất.
Qua chùm thơ Năm canh đã giúp chúng ta không chỉ thấy được vẻ đẹp, sự chuyển biến tinh tế của thiên nhiên mà còn giúp ta cảm nhận được về cuộc
§ç ThÞ Dung 32 Khoa Ng÷ V¨n sống đời thường dân dã một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Ví dụ như hình ảnh “Cảnh vật chòm chòm bay lửa đóm - Cỏ hoa gốc gốc đượm hương trang” (Nhị canh), “Vạc thẩn thơ tìm nội quạnh - trời lác đác vẻ sao thưa” (Tứ canh), “Rừng kia bố cốc còn khua gióng - Làng nọ nông phu đã thức nằm” (Ngũ canh)… Dưới ngòi bút của các nhà thơ, mỗi canh là một cảnh sắc riêng, một cách cảm nhận riêng, giàu yếu tố tả thực. Trong mỗi canh, mỗi thời khắc của vũ trụ, cảm hứng về thiên nhiên, tạo vật của các nhà thơ thường xuất hiện đồng thời với sự quan sát xã hội. Bởi vậy, dù có mang âm hưởng Đường thi đến đâu, thiên nhiên trong chùm thơ Năm canh vẫn giàu nét đẹp bình dị của
cuộc sống - con người. Đúng như tác giả Bùi Văn Nguyên nhận xét: “Ở nhiều
bài thơ khác nhau, các nhà thơ này cũng đã vượt qua được khuôn sáo hình thức để diễn tả một cách thanh thoát vẻ đẹp thoáng qua sự biến chuyển của thời khắc, của vạn vật vô cùng vô tận của cuộc sống. Chúng ta có thể quan sát sự biến hóa cùng với vẻ đẹp của nó, chỉ trong một đêm, qua năm canh với bài xướng của Lê Thánh Tông [1, tr. 18]. Chính xu hướng “vượt khuôn” đề tài
ước lệ, đưa cảm xúc thơ đề vịnh thiên nhiên về với cuộc sống, với con người đời thường bình dị mà dấu ấn nghệ thuật riêng của người cầm bút cũng được định hình rõ nét, hé mở những nỗi niềm riêng của người làm thơ bên cạnh giọng điệu tụng ca chung của cộng đồng Tao đàn.
Tình yêu thiên nhiên đất nước của các tác giả thời Hồng Đức không dừng lại ở việc miêu tả các mùa trong năm, ở sự chuyển giao giữa năm canh