0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thiên nhiên đất nước trong cảm quan lịch sử

Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP CỦA LÊ THÁNH TÔNG VÀ HỘI TAO ĐÀN (Trang 42 -42 )

6. Bố cục của khóa luận

2.1.2. Thiên nhiên đất nước trong cảm quan lịch sử

Theo truyền thống thi ca trung đại “cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ” (Hồ Chí Minh), các tác giả Tao đàn dành một số lượng khá lớn thơ viết về thiên nhiên. Đó là một thiên nhiên kì vĩ, hoành tráng nhưng cũng đồng thời mĩ lệ, thi vị. Thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập còn gắn bó với những địa danh lịch sử như một cuốn nhật kí gắn bó với cuộc đời của con người. Qua đó mà giúp ta nhận ra được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người trong thời kì Lê Thánh Tông.

Thơ thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập không đơn thuần là

tình yêu thiên nhiên đất nước qua cảm quan thưởng ngoạn mà nó có sự hòa đồng, xuyên thấm giữa tư tưởng Nho giáo và tinh thần dân tộc, giữa phát hiện ra vẻ đẹp mĩ lệ của đất nước qua những dấu hiệu của thiên nhiên với việc ngợi ca, tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, giữa cảm quan thưởng ngoạn, nhận thức về thiên nhiên, phong vật với cảm quan về lịch sử dân tộc.

Một thành công không nhỏ của các tác giả Hồng Đức là đã “chuyển dịch

cảm xúc từ thơ vịnh về thiên nhiên vào thơ vịnh sử, làm thơ vịnh thiên nhiên nhưng thông qua thiên nhiên để vịnh sử. Vì thế, dù là ngôi đền, cửa biểm hay ngọn núi, dòng sông… trong cảm hứng của các nhà thơ đều là những vật sống, có tâm hồn, có tình cảm, có phận mệnh, có uy linh” [9, tr. 415]. Nói cách khác,

niềm tự hào dân tộc ở các nhà thơ Hồng Đức có cơ sở từ truyền thống lịch sử - văn hóa vững chắc và ở sự cổ kính, uy nghi của vượng khí non sông:

Dăng ngang biển, chờn vờn lớn,

Cao chọc trời, ngần ngật xanh. Muôn kiếp chầu về đền Bắc Cực, Ngàn thu chống khỏe cõi Nam Minh

§ç ThÞ Dung 38 Khoa Ng÷ V¨n

( Song Ngư sơn)

Đất nước hiện ra với tất cả vẻ đẹp của một kì quan hùng vĩ chan hòa màu sắc và âm thanh. Và ẩn chứa trong mỗi kì quan danh thắng ấy là sức sống mãnh liệt đang trào dâng, sức sống của một dân tộc đã từng chiến thắng quân thù và đang xây dựng cuộc sống của mình. Các bài thơ đề vịnh sơn thủy trong Hồng Đức quốc âm thi tập, vì thế đã vươn đến cái tầm của thời đại, chứ không bó hẹp trong sự thưởng thức phong cảnh thuần túy. Bởi:“Đằng sau

tiêu đề cổ điển Phong cảnh môn là cả một tầm vóc lịch sử... là cảm nhận về sự gắn bó giữa vận mệnh không gian lịch sử với vận mệnh không gian đất nước trên quá trình hoạch định và bảo vệ biên giới lãnh thổ” [4, tr 486]

Không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt mới gợi cảm hứng cho các nhà thơ thời Hồng Đức, mà cảnh sơn thủy hữu tình, non kì nước nhược thơ mộng, lãng mạn, trữ tình như trong hàng loạt bài thơ của phần Phong cảnh môn cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân sáng tác. Ở những cảnh núi non, sông biển thì nhà thơ lại say sưa miêu tả cái hùng vĩ bao la. Núi Song Ngư như hai con cá khổng lồ bơi lội trên làn sóng bạc, ngàn năm canh giữ cho cõi Nam được hòa bình, thịnh trị:

Dăng ngang biển, chờn vờn lớn, Cao chọc trời, ngần ngật xanh. (Song ngư sơn)

Động Bạch Nha thì lại mở ra trước mắt ta một vùng non xanh nước biếc:

Quanh co nước biếc doành muôn khảm, Chồng chập non xanh đá mấy lần.

(Bạch nha động)

Trong bài thơ Núi Thần Phù thì các nhà thơ lại thể hiện một cái nhìn, cách quan sát của các nhà thơ đối với một vùng non nước, vượt qua ngưỡng thưởng thức thiên nhiên thuần túy, để thể hiện một cái nhìn có trách nhiệm và

§ç ThÞ Dung 39 Khoa Ng÷ V¨n tình cảm với non sông gấm vóc. Các nhà thơ đã từ đỉnh phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non:

Phân cõi Nam châu đất Ái châu,

Bút vương khôn mạc cảnh Thần phù. Muối pha bãi bạc sông sâu hoáy, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyệt mù. Chợ quê, sóng bể dức ù ù.

(Thần phù sơn)

Đất nước hiện ra với tất cả vẻ đẹp của một kì quan hùng vĩ, chan hòa màu sắc và âm thanh. Bài thơ đã thể hiện một sức sống mãnh liệt đang trào dâng, sức sống của dân tộc đã từng thắng quân thù và đang xây dựng cuộc sống của mình. Bài thơ đã vươn lên đến cái tầm của thời đại chứ không bó hẹp trong sự thưởng thức phong cảnh thuần túy. “Lòng yêu cảnh vật thiên

nhiên và lòng yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc thường có sự hòa lẫn với nhau như vậy” [6, tr. 276]. Núi Nam Công với hình tượng con chim khổng lồ

giương đôi cánh rộng lớn che chở cho “dân muôn họ”. Múa vai bóng rợp dân muôn họ,

Giương cánh nâng phò nước chin trùng. Long lánh kiền khôn thế giới,

Xênh xang xuân hạ thu đông. (Nam công sơn)

Qua những nét chấm phá của nghệ thuật thơ cổ phương Đông, các nhà thơ thời Hồng Đức đã mô tả nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước như núi Non nước, động Mạch nha, cửa Thần phù, núi Chiếc đũa, hòn Song ngư, chùa Phật tích… không phải các nhà thơ chỉ chú ý đến vẻ mĩ lệ của thiên nhiên mà quên nhấn mạnh đến tích chất hào hùng của dân tộc. Qua các bài thơ như

§ç ThÞ Dung 40 Khoa Ng÷ V¨n kiện lịch sử, với chiến tích vẻ vang của cha ông vì vậy lòng tự hào dân tộc hầu như bao hàm trong từng ý, từng câu của bài thơ. Bài “Bạch đằng giang”

là một ví dụ, đó là một trong những bài thơ hay nhất trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Sông Bạch Đằng là con sông lịch sử của dân tộc ta. Nơi đây đã hai

lần vùi xác bọn phong kiến xâm lược phương Bắc, nhiều nhà thơ đến đây đã viết lên những dòng thơ, những câu phú hùng tráng, ca ngợi chiến công chống ngoại xâm của ông cha ta, như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi… Các tác giả Tao đàn làm thơ về sông Bạch Đằng cũng nối tiếp truyền thống đấy. Một trăm năm sau chiến thắng sông Bạch Đằng, trải bao vật đổi sao dời, đất nước lại mấy mươi năm chiến đấu để đuổi sạch quân giặc xâm lược phương Bắc khác - giặc Minh, đã bước vào thời kì xây dựng kinh tế, vui hưởng thái bình. Thời thế đã đổi thay, triều đại cũng đã đổi thay, tuy nhiên mỗi lần ngang qua con sông này các tác giả Hồng Đức vẫn thấy dấu ấn của những chiến công đắp nên đài chiến thắng ngày nào:

Leo lẻo doành xanh nước tựa đầu, Trăm ngòi ngàn lạch chảy về đâu. Rửa không thảy thảy thằng Ngô dại, Dũ mọi lâng lâng khách Việt hầu. Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạch đó, Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu. Bốn phương kình bằng thóc, Thong thả dầu ta bủa lưới câu. (Bạch đằng giang)

Đôi câu thơ kết của bài thơ là một cái lạ. Tự hào về đất nước với tư cách là vị quân chủ mà không chút kiêu căng, cái tư thế thanh thản buông câu trên dòng sông chiến địa có phần nào mang dáng dấp của một thi nhân minh triết.

Đọc những vần thơ trên ta lại nhớ đến những câu thơ của Nguyễn Trãi:

§ç ThÞ Dung 41 Khoa Ng÷ V¨n

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. (Bạch Đằng giang khẩu)

Với nét bút hoành tráng, các nhà thơ thời Hồng Đức thường gắn thiên nhiên kì vĩ của đất nước với lịch sử hào hùng của dân tộc. Sông Bạch Đằng kì vĩ nhưng chiến tích của ông cha ta trên dòng sông ấy lại kì vĩ hơn. Địa linh nhân kiệt - quan niệm ấy đã thấm vào lời thơ của những thành viên hội Tao đàn. Ở đây quá khứ và hiện tại có một mối quan hệ chặt chẽ.

Trong cảm quan lịch sử các tác giả Hồng Đức còn ca ngợi đất nước An Nam gấm vóc, giàu truyền thống lịch sử, mang đậm dấu ấn của thời đại. Như chúng ta đã biết, ở nước ta đạo Phật khá phát triển, chùa chiền miếu mạo được xây dựng ở khắp nơi trên đất nước. Chính những ngôi chùa, ngôi đền ấy đã trở thành cảm hứng sáng tác cho các thành viên hội Tao đàn. Chùa Thiên Phúc tuy nhỏ nhưng lại đầy đủ, trọn vẹn và đẹp vô cùng:

Kiền khôn vẹn thiểu một bầu đông, Nẩy nẩy siêu nhiên chỉn lạ lung. Hương vũ trăng thiền soi vặc vặc, Vân song tiu ngọc nện boong boong. Trì thanh leo lẻo ngư long hội,

Non diễu trùng trùng cẩm tú phong. (Chùa Thiên Phúc)

Tạo vật dưới ngòi bút của các tác giả Tao đàn luôn sinh động, từ đường nét, hình khối, màu sắc, âm thanh quyện lấy nhau, trong một điệu hợp xướng hài hòa, trong một khung cảnh diễm lệ. Thiên nhiên được hiện lên trong cảm quan lịch sử vừa có nét nghiêm trang mà khỏe khắn, siêu thoát mà chân chất

§ç ThÞ Dung 42 Khoa Ng÷ V¨n của những ngôi chùa trên núi, có cái thanh tịnh, đượm chút bâng khâng của không gian. Đó còn là vẻ đẹp kín đáo của một ngôi chùa cổ:

Hoa nở châu rơi màu hổ phách, Rêu in cỏ mọc thức đồi mồi.

(Lại vịnh chùa Pháp Vân)

Ở một bài thơ khác ta lại bắt gặp một vẻ đẹp lộng lẫy của một đạo quán giữa chốn phồn hoa đô hội:

Là tuông doành quế màu lai láng, Gấm trải đường hoa khách dập dìu. (Quán Trấn Vũ)

Cũng giống như nhiều thi nhân khác, các tác giả thời Hồng Đức miêu tả thiên nhiên cũng chính là để ca ngợi, tưởng nhớ các bậc anh hùng, hào kiệt của đất nước, để suy tưởng về những vấn đề lớn lao của cuộc sống dân tộc, để phát biểu những liên tưởng mang ý nghĩa triết học về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa cái đã qua, đang qua và sắp tới. Đối với các tác giả Tao đàn, non sông đất nước Việt Nam không thiếu những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử rất đáng tự hào và là nguồn cảm hứng kì tuyệt của thi nhân nước Việt.

Dù là ngôi đền, cửa biển hay ngọn núi dòng sông, trong cảm xúc của nhà thơ đều là những vật có hồn, có vận mệnh, có uy linh. Niềm tự hào về non sông thể hiện ở truyền thống văn hóa lịch sử, ở sự vững chắc, cổ kính, uy nghi vượng khí non sông đất nước. Đúng hơn, với nét bút tài tình và tài hoa, Lê Thánh Tông và các văn nhân hội Tao đàn đã dùng thơ văn để họa hình đất nước: Đất nước hiện tại và đất nước trong quá khứ: “Lê Thánh Tông đã là một con người không phải đi tìm hình của nước mà là đi họa hình đất nước. Những bức tranh về Nam quốc, Nam thiên là một hình tượng đầu tiên có giá trị gây ấn tượng về non sông Tổ quốc mà nhà thơ đã đem đến cho người đọc”

§ç ThÞ Dung 43 Khoa Ng÷ V¨n [8, tr486]. Cho nên nhiều nhà thơ ở đề tài sơn thủy trong cảm quan lịch sử nói riêng cũng như thơ thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập nói chung đã thể hiện được tình cảm chân thực của nhà thơ đối với cảnh vật, trong đó đáng chú ý là những bài lấy cảnh vật thiên nhiên có màu sắc dân tộc. Các nhà thơ đã có sự rung cảm chân thành viết nên những câu thơ hay và đẹp để ca ngợi phong cảnh đất nước.

2.2. Nghệ thuật thể hiện thiên nhiên đất nƣớc trong Hồng Đức quốc âm thi tập

Đề tài thiên nhiên là hệ thống đề tài xuyên suốt trong “Hồng Đức quốc

âm thi tập”, và để miêu tả vẻ đẹp mĩ lệ, kỳ thú của thiên nhiên mông lung, vô

cùng, vô tận các tác giả Tao đàn không chỉ chú ý tới các hình tượng, những khoảnh khắc, những ấn tượng mà còn đặc biệt chú trọng tới các bút pháp nghệ thuật thể hiện - một trong những yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công khi miêu tả về thiên nhiên trong tập thơ Hồng Đức.

2.2.1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình

Tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc những tư tưởng, cảm xúc và suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Cảnh không chỉ là bức tranh tâm trạng mà còn là nơi con người có thể giãi bày tâm trạng của mình, trong tình có cảnh, trong cảnh có tình.

Sự tổ chức đặc biệt mối quan hệ giữa tình và cảnh tạo nên ý nghĩa lớn ngoài lời, hình thành tính hình tượng mới thể hiện qua các hình ảnh, mà mỗi hình ảnh đều đóng vai trò khêu gợi những giá trị lớn hơn nó, bao trùm lên nó. Chỉ xét riêng nền văn học trung đại Việt Nam, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được coi là một trong những thủ pháp chính để bộc lộ cảm xúc tâm trạng. Bởi

§ç ThÞ Dung 44 Khoa Ng÷ V¨n Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng ở rất nhiều các tác phẩm như Đại thi hào Nguyễn Du khi sáng tác Truyện Kiều đã viết:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ.

Lời thơ trên được coi như tuyên ngôn nghệ thuật chung của các tác giả trung đại khi sử dụng thủ pháp sáng tạo nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Là một sáng tác tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam, tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn, một sáng tác bằng chữ

Nôm ra đời vào khoảng thế kỉ XV thì thủ pháp tả cảnh ngụ tình này cũng được sử dụng khá nhiều mang đến những giá trị riêng, tạo nên sức lôi cuốn cho tập thơ.

Trong tập thơ Hồng Đức, để miêu tả thiên nhiên, đồng thời để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của con người, các tác giả Tao đàn đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Trong đó tả cảnh ngụ tình là một trong những thủ pháp quen thuộc và tiêu biểu. Khi tả cảnh, nhiều khi nhà thơ không nhằm vào việc hướng người đọc cảm nhận cái đẹp của cảnh mà đích cuối cùng muốn đạt được chính là tình. Cảnh chỉ là cái phông, cái nền cho tình biểu đạt như trong bài Hằng nga nguyệt, Trào nguyệt:

Thượng đế tuy hay nghiêm cấm đoán, Có đêm lởm thởm đến phòng ta… (Hằng Nga nguyệt) Cấm cũng nép sau thu (lớp) giá, Ngăn thì bay trước rẽ (tầng mây)… (Trào nguyệt)

Đằng sau những câu thơ mượt mà miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng các tác thời Hồng Đức đã khéo léo, tế nhị điểm xuyết cho nàng trăng cái nhí nhảnh trước sự ràng buộc của thượng đế, biểu tượng của giáo lí phong kiến. Qua đó thể hiện thái độ phản kháng những lễ giáo phong kiến một cách kín đáo.

§ç ThÞ Dung 45 Khoa Ng÷ V¨n Hơn thế, trong nhiều trường hợp thiên nhiên chỉ là cái cớ để các nhà thơ ca tụng triều đại đó, ca tụng chế độ phong kiến tất nhiên là phải ca tụng cả vị vua của thời đại đó:

Ló lên liền thấy khác thường tình, Có vẻ cao hòa có vẻ thanh.

Lầu ngọc gương giơ soi mọi nước, Tán vàng xe gác ruổi năm canh. (Họa vần bài vịnh trăng I)

Hay :

Suốt nhân gian, khắp mọi tình, Cao vòi vọi, sáng thanh thanh. Đúc muôn tượng lại và phần bóng, Thu chín châu về một khắc canh. Nhiều thuở rây vàng tương gác đỏ, Ghê phen nhả ngọc thếp cung xanh. Càng cao càng sáng trên ngôi ấy, Càng tỏ huân danh đấng tướng tinh. (Họa vần bài vịnh trăng II)

Ở chùm thơ xướng họa về trăng (10 bài), các nhà thơ Hồng Đức đã thông qua việc miêu tả trăng, ca ngợi trăng, xưng tụng trăng để ca ngợi vua, ca ngợi sự thông minh, tài giỏi, thấu suốt, cao cả vĩ đại của vua. Mặt khác còn ca ngợi triều đại phong kiến với các quan đại thần sáng suốt, tài năng đã giúp đỡ cho nhà vua và cống hiến, phục vụ cho nhân dân đất nước.

Ta còn có thể thấy rõ được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của các tác giả Hồng Đức thông qua chùm thơ Vịnh mùa hè, mà tiêu biểu là thông qua ba bài 14, 45, 46:

Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP CỦA LÊ THÁNH TÔNG VÀ HỘI TAO ĐÀN (Trang 42 -42 )

×