Bút pháp ước lệ

Một phần của tài liệu Thiên nhiên đất nước trong hồng đức quốc âm thi tập của lê thánh tông và hội tao đàn (Trang 52)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Bút pháp ước lệ

Ước lệ được xem một đặc điểm thi pháp nổi bật của văn học Việt Nam trung đại. Ước lệ là những hình ảnh mang tính quy ước và có tiền lệ từ

§ç ThÞ Dung 48 Khoa Ng÷ V¨n trước.Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, Lê Bá Hán (chủ biên) đã đưa ra hai cách hiểu về tính chất ước lệ:

Cách thứ nhất là: “Ước lệ nghệ thuật là tính không đồng nhất giữa hình

tượng nghệ thuật với thực tại đời sống” [3, tr. 333]. Với ý nghĩa này, tất cả

mọi yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật như không gian, thời gian, người trần thuật, lời đối thoại…đều mang tính ước lệ.

Ước lệ theo nghĩa thứ hai là “Sự phá vỡ cố ý và lộ liễu tính giống hiện

thực trong phong cách tác phẩm” [3, tr. 333].

Theo “Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học” - M.B Khrapchenko: Tính ước lệ là “đặc tính của nghệ thuật cho phép nó

khái quát những hiện tượng của thực tại, những quá trình cuộc sống tinh thần của con người” [5, tr. 77]

Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng chúng vẫn thống nhất với nhau ở chỗ: Tính ước lệ được hiểu là những quy ước, quy tắc, trong nghệ thuật, những điều lệ có sẵn, giao ước về cách hiểu nghệ thuật của những con người trong cùng cộng đồng, văn hóa tạo thành những mô hình chung, công thức chung.

Xuất phát từ quan niệm, mục đích sáng tác của các tác giả “Hồng Đức

quốc âm thi tập” đã khái quát và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ bằng các biểu

tượng tượng trưng có sẵn trong tư duy nghệ thuật của người trung đại: Từ miêu tả cảnh trí thiên nhiên, xây dựng biểu tượng về con người…đã thành mô típ dễ dàng nhận ra trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”.

Như đã khẳng định thiên nhiên là một hệ thống đề tài xuyên suốt trong

“Hồng Đức quốc âm thi tập”. Số bài thơ có đề tài thiên nhiên chiếm 114 trên

tổng số 328 bài. Thiên nhiên trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” rất phong

phú, đa dạng tuy nhiên nó vẫn nằm trong sự quy định chặt chẽ của tư duy nghệ thuật thời trung đại. Đặc điểm nổi bật khi miêu tả thiên nhiên trong tập

§ç ThÞ Dung 49 Khoa Ng÷ V¨n thơ là vẻ đẹp mĩ lệ, kì thú vô cùng, vô tận khác biệt với vẻ đẹp kỳ vĩ hoành tráng trong thơ chữ Hán.

Cảnh thiên nhiên trong tập thơ là những bức tranh sơn thủy hữu tình, phong, hoa, tuyết, nguyệt tạo nên những nét vẽ nhẹ nhàng, thanh thoát, màu sắc hài hòa, êm dịu không thua kém gì những bức tranh “phong hoa tuyết nguyệt”, “sơn thủy hữu tình” của Đường thi.

Một loạt các bài thơ “Vịnh năm canh”, “Tiêu tương bát cảnh”, “Đào

nguyên bát cảnh”, “Tuyết”, “Nguyệt”, “Phong”, “Hoa”…đều là những bức

tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:

Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc, Sườn núi chim gù ẩn lá xanh. (Vịnh năm canh)

Hai câu thơ như một bức tranh lụa: màu sắc nhạt, đường nét thanh nhẹ cảnh thơ mộng êm đềm như hư, như thực. Tuy nhiên màu sắc nhạt nhưng không lạnh, đường nét nhẹ nhưng không siêu thoát, cảnh thơ mộng nhưng vẫn là cảnh thực trong cuộc sống hằng ngày.

Số lượng những bài thơ viết về phong, hoa, tuyết, nguyệt chiếm ưu thế trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”. Riêng viết về trăng không chỉ trong phần “Phẩm vật môn” mà ngay trong phần “Thiên địa môn” có tới 13 bài về trăng và vịnh trăng: “Tân nguyệt”, “Lại vịnh trăng non”, “Nguyệt”…10 bài “Họa vần bài vịnh trăng”. Trăng ở đây được miêu tả ở nhiều góc độ khác nhau:

Đông lên tây xuống kéo như giằng,

Tỏ lòng người thế gọi là trăng. Ánh núi cung treo chim thắc thơm, Dãi hồ câu thả cá thung thăng (Tân nguyệt)

§ç ThÞ Dung 50 Khoa Ng÷ V¨n Cảnh thật thơ mộng huyền ảo, ánh sáng của vầng trăng lung linh sáng tỏ khắp thế gian làm các vì sao đều bị phai mờ:

Gương soi vằng vặc soi muôn dặm, Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh. Ngẫm xem khi tượng hình dung ấy, Chợt ló ra thì lạt chúng tinh.

(Nguyệt)

Còn vịnh về hoa thì cũng không kém: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cửa ngọc sinh thành giống lạ dường, Hoa hoa đua nở nức nức mùi hương. Má hồng mới học (dồi) phấn,

Nhụy ngọc chưa hề bén sương… (Hoa)

Hoa ở đây vừa có sắc vừa ngát hương thơm vừa tinh khôi, tinh khiết như chốn thần tiên.

Cảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt luôn gợi cảm hứng sáng tác cho các thi nhân. Không chỉ thế mà còn cảnh “sơn thủy hữu tình”, “non kỳ nước nhược” thơ mộng, lãng mạn, trữ tình như trong hàng loạt bài thơ trong phần “Phong cảnh môn”: “Ngọc nữ sơn”, “Thần Phù sơn”, “Bạch nha động”, “Phật tích

sơn”, “Song ngư sơn”…Ở những cảnh trí núi non, sông biển thì nhà thơ lại

say sưa miêu tả cái hùng vĩ bao la. Động bạch Nha mở ra trước mắt ta một vùng non xanh nước biếc:

Quanh co nước biếc doành muôn khảm, Chồng chập non xanh đá mấy hòn. (Bạch nha động)

Trong bài thơ vịnh “Núi Thần Phù” thì nhà thơ lại từ đỉnh cao phóng tầm bao quanh cả một vùng nước non, ngút ngàn trời mây:

§ç ThÞ Dung 51 Khoa Ng÷ V¨n

Muối pha bãi bạc sông sâu loáng, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyệt núi. Khói quán, mây ngàn tuôn ngùn ngụt. Chợ quê, sóng bể đức ù, ù…

(Thần Phù Sơn)

Đất nước hiện ra với lòng yêu cảnh vật thiên nhiên và lòng yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc hòa lẫn với nhau.

Phong cảnh tự nhiên hiện ra muôn hình vạn trạng dưới ngòi bút của thi nhân: “Tiếng chuông Phả Lại, cảnh nguyệt Bình Than, những tua mây trắng,

những ráng đỏ dưới bến sông Phù Thạch, những ngọn núi đứng chon von ở xứ An Bang tất cả đều gợi lên lòng tự hào về đất nước tươi đẹp của ta” [1, tr.

173]. Đồng thời qua đó thể hiện “tinh thần lạc quan tươi tắn thắm đượm trên

phong cảnh núi sông non nước của nhà thơ là sự khẳng định ý thức dân tộc, tâm hồn yêu nước” [6, tr. 276] xuyên suốt “Hồng Đức quốc âm thi tập”.

Tạo vật rung rinh dưới ngòi bút của các thi nhân thời Hồng Đức của các hội viên Tao đàn: có song mai nguyệt tỏ, có cửa trúc sơn đầm, có dặng cúc vàng phô, có ngàn lau điểm bạc…

“Hồng Đức quốc âm thi tập” giống như “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, số lượng bài viết về hình tượng tùng, cúc, trúc, mai rất nhiều.

Trong phần “Phẩm vật môn” có những bài : “Hoa cúc”, “Mai thụ”, “Lão

mai”, “Tỏa mai”, “Thủy trung mai”, “Hoa mai”, “Lại vịnh hoa mai vẽ”, “Tùng thụ”, “Trúc thụ”, “Quân tử trúc” nhưng chúng đều có chức năng chỉ người

quân tử. Những quan niệm về khía cạnh tốt đẹp khác nhau trong phẩm chất người quân tử được ước lệ hóa thành hình tượng nghệ thuật.

Những hình tượng tùng, cúc, trúc, mai sử dụng nhiều trong Hồng Đức quốc âm thi tập là những ước lệ có sẵn trong tư tưởng thời đại, trong tư tưởng tác

§ç ThÞ Dung 52 Khoa Ng÷ V¨n tượng “Ba người bạn mùa đông” tùng, cúc, trúc, mai có nhiều trong thơ Nguyễn Trãi và đến Hồng Đức quốc âm thi tập có sự kế thừa và phát huy cao độ.

Hoa cúc ở đây là loài hoa đặc trưng của mùa thu, có hương, có sắc,

mang cốt cách của Nho gia cũng được nhắc nhiều trong Hồng Đức quốc âm thi tập:

Nết na nhẵn mịn khác chưng loài,

Chiếm được thu chơi ít có hai. Hương ắt chỉn nhiều, vàng chỉn có, Tuyết đà chăng nhiễm, bạc chăng phai. (Cúc hoa)

Cây mai cũng cốt cách không kém:

Trội cành nam chiếm một chồi,

Tin xuân mãi mãi điểm cây mai. Tinh thần sáng, thuở trăng tĩnh, Cốt cách đông khi gió thổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiết cứng trượng phu thông ấy bạn, Nét trong quân tử trúc là đôi.

(Mai thụ)

Cây mai dù non hay già cũng như người quân tử lúc nào cũng giữ được cốt cách, khí tiết của mình:

Tiết là đá sắt thêm khoe muộn, Sực nức danh thơm kiếp chẳng mòn. (Lão mai)

Tùng, cúc, trúc, mai không chỉ tạo nên cảm xúc thẩm mĩ trong người đọc mà còn cho ta thấy vẻ đẹp lí tưởng, phẩm chất thanh cao, khó tiết trong sạch của nhà Nho, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cứng cỏi vững vàng, hiên ngang như “tùng”, “trúc”, cũng “tiết cứng”, “chẳng kinh sương tuyết như” như “cúc”, “mai”.

§ç ThÞ Dung 53 Khoa Ng÷ V¨n Ngoài tùng, cúc, trúc, mai, cây sen cũng được sử dụng làm biểu tượng

chỉ phẩm chất, khí tiết trong sạch của người quân tử. Trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” có tới bảy bài viết về sen: “Nội liên”, “Tình liên”, “Phong liên”, “Lão liên”, “Quan tứ liên đồ”, “Liên”, “Lại vịnh sen”:

Chẳng bén lầm nhơ của khác thường,

Nhìn khi gió cả lạ nhiều dường. Vật vờ Thái - dịch nghìn tầng biếc, Sực nức Tây hồ mấy dặm hương. (Phong liên)

Cũng giống như Nguyễn Trãi xưa, say với thiên nhiên, các thi sĩ Tao

đàn để tâm hồn mình chan hòa trong cảnh vật để nói lòng người. Cách nhà thơ sử dụng các biểu tượng thiên nhiên đó vừa thể hiện được tấm lòng trong sạch, khẳng định phẩm chất của người quân tử vừa thể hiện “cảm hứng yêu nước và tự hào trước giang sơn cẩm tú”.

Như vậy các tác giả thời Hồng Đức đã xây dựng nên những biểu tượng thiên nhiên điển hình mang tính ước lệ quy phạm cao. Mặc dù không tránh khỏi sự gò bó, công thức song những tác phẩm đó vẫn mang giá trị và ý nghĩa đặc sắc.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên đất nước trong hồng đức quốc âm thi tập của lê thánh tông và hội tao đàn (Trang 52)