Bút pháp tả thực

Một phần của tài liệu Thiên nhiên đất nước trong hồng đức quốc âm thi tập của lê thánh tông và hội tao đàn (Trang 58)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.3.Bút pháp tả thực

Nghệ thuật tả thực là phản ánh một cách chân thực những đặc điểm của sự vật hiện tượng, thể hiện một cách trung thành hiện thực và hiện thực trong tác phẩm có cấu trúc đồng đẳng với hiện thực vốn có ngoài đời. Trong văn học trung đại thì đây cũng được coi là một bút nghệ thuật tiêu biểu và khá phổ biến. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập viết về những cảnh trí thiên nhiên đất nước là một đề tài tiêu biểu cho thơ hội Tao đàn, cho thơ thời Hồng Đức, mặt khác nó còn tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật, cho khả năng sáng tạo trong những công thức ước lệ có sẵn của các thi sĩ Tao đàn. Thơ về thiên nhiên đất

§ç ThÞ Dung 54 Khoa Ng÷ V¨n nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập còn đặc sắc ở chỗ các tác giả đã vận

dụng, sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả hiện thực, miêu tả thiên nhiên đất nước, con người, diễn tả khá thành công cảnh vật và tâm trạng con người.

Khi miêu tả về thiên nhiên nhìn chung bút pháp của các tác giả trong hội Tao đàn là bút pháp tượng trưng, giống như bút pháp của phần lớn các nhà thơ cổ ở Trung Quốc và ở nước ta. Nhưng trong khuôn khổ tượng trưng, qua những nét chấm phá, vẫn là những yếu tố tả thực “Các thi sĩ Tao đàn đã

nói lên được phần nào cái hiện thực của thời đại của thời đại Hồng Đức với không khí thanh bình trong giai đoạn lịch sử đó…từ một cảnh cung đình cho đến một cảnh nông thôn, từ một cảnh thiên nhiên cho đến một vật tầm thường như cái ấm đất, cái cối xay…” [7, tr. 176]. Những hình ảnh rút ra từ thực tế

dân tộc, có khi vị dân tộc, có thể nói người và cảnh của dân tộc Việt Nam ẩn hiện trong Hồng Đức quốc âm thi tập:

Lầu treo cung nguyệt người êm giấc, Đường quạnh nhà thôn cửa chặt cài. Cảnh vật chòm chòm bay lửa đóm. Cỏ hoa gốc gốc đượm hương trang… (Nhị canh)

Ở chùm thơ “Vịnh năm canh” đã thể hiện năng lực quan sát hết sức tinh tế của các thi sĩ thời Hồng Đức. Các nhà thơ đã miêu tả sự chuyển biến của cảnh vật trong đêm, trước hết trên cái nền của âm thanh và sau đó trên cái nền của hình ảnh và màu sắc:

Chấp chảnh trời vừa mọc đẩu tinh, Ban khi trống một mới thu canh. Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc, Sườn núi chim gù ẩn lá xanh. Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,

§ç ThÞ Dung 55 Khoa Ng÷ V¨n

Dâng hương nọ kẻ nện chày kình. Nhà nam, nhà Bắc đều no mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình. (Nhất canh)

Âm thanh động hay tĩnh, nhiều hay ít - đó là cái nhịp chủ đạo của thời gian trong đêm. Chính vì vậy mặc dù chùm thơ mở đầu bằng câu thơ có hình ảnh, màu sắc: “Chấp cảnh trời vừa mọc đẩu tinh” nhưng toàn bộ bức tranh lại được dựng trước hết trên nền của âm thanh. Đọc bài thơ ta nhận thấy tác giả đã sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả khung cảnh vật vào canh một, ánh ngày chưa tắt hẳn, bóng tối cũng chưa bao trùm. Ở cái thời điểm giao thời này, cuộc sống vẫn âm vang rộn rã. Trong tám câu thơ, chúng ta có thể thấy được ít nhất bốn tín hiệu âm thanh cụ thể mà rất thực trong cuộc sống: một hồi trống thu canh (Ban khi trống một mới thu canh), những tiếng chim gù trong lá (Sườn núi chim gù ẩn lá xanh), những tiếng mõ ngoài điếm canh (khua mõ cá), những tiếng chuông niệm phật (nện chày kình). Bốn tín hiệu âm thanh cùng vang lên, mà lại vang lên một cách khá rộn rã, mõ thì khua, chày kình thì nện. Thêm vào những âm thanh rộn rã đó là “ca khúc thái bình” cùng ca lên “lừng lẫy” từ nhà bắc đến nhà nam. Cuộc sống ban ngày đã chuyển vào giấc ngủ ban đêm bằng những âm thanh, bằng nhiều âm thanh như vậy là hiện thực được miêu tả hết sức tinh tế.

Ở chùm thơ “Vịnh năm canh”, cảnh vật hiện lên thơ mộng và đầy sức sống dưới con mắt của các thi nhân yêu tạo vật, yêu đời và lạc quan trước hoàn cảnh xã hội. Khi phân tích cảnh vật được miêu tả qua âm thanh, hình ảnh, màu sắc chúng ta đã thấy được khả năng quan sát tinh tế đến mức vi diệu của thi nhân. Phải là một người yêu thiên nhiên tới mức độ nào mới có thể vẽ nên một bức tranh thiên nhiên vừa thơ mộng, vừa hiện thực, vừa cụ thể, sinh

§ç ThÞ Dung 56 Khoa Ng÷ V¨n động đến vậy. Con người yêu thiên nhiên đến mức chan hòa vào thiên nhiên. Đọc lại hai câu thơ sau ta càng thấy rõ điều đó:

Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc, Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.

Hình ảnh “sườn núi chim gù ẩn lá xanh” là hình ảnh thực trong thiên nhiên, khi đọc lên ta không những liên tưởng tới những tổ chim ẩn lấp trong những tán lá sum xuê, mà ta còn liên tưởng tới bao tổ ấm gia đình quây quần dưới mái nhà khi màn đêm buông xuống. Không chỉ vậy hàng loạt các hình ảnh khác cũng hiện lên rất thực như “khói tỏa” - hình ảnh nói về hoạt động cuộc sống con người, “sương bạc” - hình ảnh nói về thiên nhiên rất đỗi đời thường trong cuộc sống hàng ngày. Dưới ngòi bút của các nhà thơ, mỗi canh là một cảnh sắc riêng, một cách cảm nhận riêng, giàu yếu tố tả thực.

Trong Hồng Đức quốc âm thi tập các tác giả khi khắc họa nhiều bức

tranh thiên nhiên đẹp, tuy lời thơ tượng trưng, nhưng tình thơ hiện thực. Sau đây là một vài nét khắc họa, kiểu tranh thủy mạc:

Một cảnh trăng thượng huyền chênh chếnh:

Ánh núi: cung treo chim thắc thỏm, Dải hồ: câu thả cá thung thăng… (Tân nguyệt, bài 17) Cá ngỡ câu chìm xui bạn lánh, Chim ngờ cung bắn bảo nhau bay… (Tân nguyệt, bài 18)

Một cảnh xuân:

Đường hoa chấp chới tin ong đạo,

Dặm liễu thung thăng sứ điệp truyền… (Xuân, bài 6)

§ç ThÞ Dung 57 Khoa Ng÷ V¨n Tin thu hiu hắt lọt hơi may,

Ngàn kia cách nước xo le địch. Mai nọ bên tường đủng đỉnh chày… (Thu, bài 10)

Hay đó còn là một cảnh hè. Nếu như mùa hè trong thơ của Nguyễn Trãi được miêu tả vào những ngày cuối hè, khi ấy “hồng liên trì đã tịn mùi hương”, thì ở các thành viên hội Tao Đàn lại miêu tả mùa hè trong những ngày đầu tiên của nó. Ở đó có hoa lựu đỏ tươi cùng những cành liễu rủ, có hoa sen thơm ngát trong hồ và đâu đó có tiếng cuốc gọi hè vang vọng. Điều đặc biệt rất đặc trưng của mùa hè đó là cái nắng hè rực rỡ khiến người ta phải “rùng người”. Cái nắng hè oi ả đã được thi nhân xưa nhiều lần nhắc tới. và trong Hồng Đức quốc âm

thi tập ta cũng dễ dàng bắt gặp những vần thơ như thế: Nước hồng sừng sực đầu rô trỗi, Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè.

(Lại vịnh nắng mùa hè, bài 3)

Đọc những câu thơ trên khiến người đọc cảm nhận được cụ thể, sinh động, chân thực cái oi bức, ngột ngạt, nắng nôi của trưa hè nơi đồng ruộng. Hình ảnh “đầu rô trỗi”, “lưỡi chó thè” là những hình ảnh rất thực, rất điển hình nổi bật cho cái nắng hè gay gắt của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ... Mà điều này chúng ta có thể bắt gặp trong thơ của Nguyễn Khuyến sau này:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng,

Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người. (Đến chơi nhà bác Đặng)

Với bút pháp tả thực các tác giả Tao đàn đã miêu tả một thiên nhiên thơ mộng, sinh động,và đẹp đẽ. Chính bút pháp tả thực được sử dụng sáng tạo linh hoạt đã giúp cho thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập hiện lên

trước mắt chúng ta như một bức phác thảo kí hóa, chân thực, đa dạng và hấp dẫn.

§ç ThÞ Dung 58 Khoa Ng÷ V¨n

KẾT LUẬN

Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời vào thế kỉ XV khi đất nước thanh

bình, thịnh trị, chế độ phong kiến quan liêu được củng cố. Vấn đề trung tâm của văn học cung đình lúc này là phản ánh bộ mặt “thịnh trị” của xã hội. Lê Thánh Tông và “hai mươi tám ngôi sao” tinh túy đã sáng tác Hồng Đức quốc

âm thi tập theo tinh thần ấy. Hồng Đức quốc âm thi tập của hội Tao đàn ra

đời là một sự đóng góp to lớn vào sự phát triển thơ Nôm nói riêng và thành tựu thơ ca trung đại nói chung. Lần đầu tiên thấy xuất hiện một tổ chức sáng tác, một hội thơ là một sự độc đáo lớn của Hồng Đức quốc âm thi tập.

Hồng Đức quốc âm thi tập trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của văn

học nửa đầu thế kỉ, đã có những bước phát triển mới. Tập thơ tuy bị chi phối bởi quan điểm văn nghệ cung đình nhưng nội dung phản ánh và hình thức thể hiện vẫn khá đa dạng, phong phú.

Về nội dung, Hồng Đức quốc âm thi tập đã phản ánh đậm nét hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên đất nước, từ con sông, ngọn núi, ngôi đền…Bên cạnh đó các tác giả Hồng Đức đã thể hiện sự ngợi ca triều đại, ơn vua, ngợi ca các vị anh hùng dân tộc trong quá khứ và hiện tại…Những nội dung này không những giàu bản sắc dân tộc mà còn mang đậm tính nhân văn và đạo lí truyền thống, khơi gợi một dòng cảm hứng trữ tình mới mẻ cho thơ ca trung đại Việt Nam.

Về nghệ thuật, các tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập đã sử dụng một cách đa dạng các thể thơ, đặc biệt là việc sử dụng sáng tạo các biện pháp nghệ như bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả thực, ước lệ …khiến cho thiên nhiên đất

§ç ThÞ Dung 59 Khoa Ng÷ V¨n nước trong Hồng Đức quốc âm thi tập hiện lên một cách sinh động, chân

thực, phong phú và hấp dẫn.

Văn học thời Hồng Đức quả đã phản ánh được thiên nhiên đất nước, thực trạng xã hội nước ta thời phong kiến cực thịnh. Nếu chúng ta đọc được ở đây “Tâm lí thỏa mãn và tâm lí hưởng thụ” của giai cấp thống trị ở thời kì thịnh trị của nó thì chúng ta cũng đọc được ở đây lòng tự hào dân tộc, và lòng yêu thiên nhiên đất nước, tình yêu lứa đôi, tình cảm đối với số kiếp đau đớn của con người. Với sự đóng góp lớn lao ấy Hồng Đức quốc âm thi tập xứng đáng có vị trí trong nền văn học trung đại nước nhà.

Thiên nhiên đất nước trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập của

Lê Thánh Tông và hội Tao đàn” là một đề tài độc đáo và hấp dẫn. Tuy

nhiên, để tìm hiểu kĩ vấn đề này cần phải có rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, với một khoảng thời gian ngắn cùng khả năng làm chủ tài liệu có hạn, nên có thể chúng tôi còn nhiều chỗ thiếu sót. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.

§ç ThÞ Dung 60 Khoa Ng÷ V¨n

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức quốc âm thi tập,

Nxb. Văn học, H.

2.Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục.

3.Lê Bá Hán (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học

Quốc gia, H.

4.Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Bùi Duy Tân - Mai Cao Hương (1997), Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII, Nxb. Giáo dục. H.

5.M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, H.

6.Đặng Thanh Lê (1998), Lê Thánh Tông và thể chế thời Hồng Đức, Tạp chí văn học, số 5,6.

7.Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam (tập 2), Nxb. Giáo dục, H. 8.Nhiều tác giả (1997), Hoàng đế Lê Thánh Tông, con người và sự nghiệp,

Nxb. Văn học, H.

9. Nhiều tác giả (1997), Lê Thánh Tông, con người và sự nghiệp, Nxb. Đại

học Quốc gia, H.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên đất nước trong hồng đức quốc âm thi tập của lê thánh tông và hội tao đàn (Trang 58)