6. Bố cục của khóa luận
2.2.1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
Tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc những tư tưởng, cảm xúc và suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Cảnh không chỉ là bức tranh tâm trạng mà còn là nơi con người có thể giãi bày tâm trạng của mình, trong tình có cảnh, trong cảnh có tình.
Sự tổ chức đặc biệt mối quan hệ giữa tình và cảnh tạo nên ý nghĩa lớn ngoài lời, hình thành tính hình tượng mới thể hiện qua các hình ảnh, mà mỗi hình ảnh đều đóng vai trò khêu gợi những giá trị lớn hơn nó, bao trùm lên nó. Chỉ xét riêng nền văn học trung đại Việt Nam, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được coi là một trong những thủ pháp chính để bộc lộ cảm xúc tâm trạng. Bởi
§ç ThÞ Dung 44 Khoa Ng÷ V¨n Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng ở rất nhiều các tác phẩm như Đại thi hào Nguyễn Du khi sáng tác Truyện Kiều đã viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ.
Lời thơ trên được coi như tuyên ngôn nghệ thuật chung của các tác giả trung đại khi sử dụng thủ pháp sáng tạo nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Là một sáng tác tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam, tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn, một sáng tác bằng chữ
Nôm ra đời vào khoảng thế kỉ XV thì thủ pháp tả cảnh ngụ tình này cũng được sử dụng khá nhiều mang đến những giá trị riêng, tạo nên sức lôi cuốn cho tập thơ.
Trong tập thơ Hồng Đức, để miêu tả thiên nhiên, đồng thời để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của con người, các tác giả Tao đàn đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Trong đó tả cảnh ngụ tình là một trong những thủ pháp quen thuộc và tiêu biểu. Khi tả cảnh, nhiều khi nhà thơ không nhằm vào việc hướng người đọc cảm nhận cái đẹp của cảnh mà đích cuối cùng muốn đạt được chính là tình. Cảnh chỉ là cái phông, cái nền cho tình biểu đạt như trong bài Hằng nga nguyệt, Trào nguyệt:
Thượng đế tuy hay nghiêm cấm đoán, Có đêm lởm thởm đến phòng ta… (Hằng Nga nguyệt) Cấm cũng nép sau thu (lớp) giá, Ngăn thì bay trước rẽ (tầng mây)… (Trào nguyệt)
Đằng sau những câu thơ mượt mà miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng các tác thời Hồng Đức đã khéo léo, tế nhị điểm xuyết cho nàng trăng cái nhí nhảnh trước sự ràng buộc của thượng đế, biểu tượng của giáo lí phong kiến. Qua đó thể hiện thái độ phản kháng những lễ giáo phong kiến một cách kín đáo.
§ç ThÞ Dung 45 Khoa Ng÷ V¨n Hơn thế, trong nhiều trường hợp thiên nhiên chỉ là cái cớ để các nhà thơ ca tụng triều đại đó, ca tụng chế độ phong kiến tất nhiên là phải ca tụng cả vị vua của thời đại đó:
Ló lên liền thấy khác thường tình, Có vẻ cao hòa có vẻ thanh.
Lầu ngọc gương giơ soi mọi nước, Tán vàng xe gác ruổi năm canh. (Họa vần bài vịnh trăng I)
Hay :
Suốt nhân gian, khắp mọi tình, Cao vòi vọi, sáng thanh thanh. Đúc muôn tượng lại và phần bóng, Thu chín châu về một khắc canh. Nhiều thuở rây vàng tương gác đỏ, Ghê phen nhả ngọc thếp cung xanh. Càng cao càng sáng trên ngôi ấy, Càng tỏ huân danh đấng tướng tinh. (Họa vần bài vịnh trăng II)
Ở chùm thơ xướng họa về trăng (10 bài), các nhà thơ Hồng Đức đã thông qua việc miêu tả trăng, ca ngợi trăng, xưng tụng trăng để ca ngợi vua, ca ngợi sự thông minh, tài giỏi, thấu suốt, cao cả vĩ đại của vua. Mặt khác còn ca ngợi triều đại phong kiến với các quan đại thần sáng suốt, tài năng đã giúp đỡ cho nhà vua và cống hiến, phục vụ cho nhân dân đất nước.
Ta còn có thể thấy rõ được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của các tác giả Hồng Đức thông qua chùm thơ Vịnh mùa hè, mà tiêu biểu là thông qua ba bài 14, 45, 46:
Nghi ngút ngàn mây tán lửa che,
§ç ThÞ Dung 46 Khoa Ng÷ V¨n
Hồng bay lựu, vây màn liễu, Hương nức sen, rợp bóng hòe.
Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc, Cành kia dắng dỏi gảy cầm ve.
Lầu cao gió mát người vô sự, Khúc Nam huân văng vẳng nghe. (Vịnh cảnh mùa hè, bài 14) Mai gầy liễu guộc, cỏ le te,
Biết chạy làm sao khỏi nắng hè? Đậu lá võ vàng con bướm bướm, Ấp cây gầy guộc cái ve ve.
Thốt chi kẻ đã nằm trên gác,
Thương một người còn lội dưới khe. Càng điểm mây mưa càng lõi lục, Hay làm cho bỏ khách màn the.
(Lại vịnh nắng mùa hè, bài 45)
Ở 6 câu thơ đầu của bài xướng thiên về tả cảnh mùa hè thông qua những tín hiệu đổi thay của cảnh vật và âm thanh, nhưng qua đó ta còn cảm nhận được một chút cảm giác của con người “rùng người thay” đó là sự bất ngờ, ngỡ ngàng trước sự thời khắc thay đổi của thiên nhiên. Còn ở bài thơ 45, ngay từ những câu thơ đầu, cái tình đã trào lên cảnh thông qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (mai gầy, liễu guộc, võ vàng con bướm, gầy guộc cái ve), làm tiền đề cho sự so sánh về thân phận con người ở hai câu luận: “Thốt chi kẻ đã nằm trên gác, thương một người còn lội dưới khe”. Qua đó thể hiện sự trách móc, nỗi oán giận của phận má hồng.
Bài thơ số 46 cũng có nội dung, cảm xúc tương tự như bài 45: Cũng thì đất chở cũng trời che,
§ç ThÞ Dung 47 Khoa Ng÷ V¨n
Khắc khoải đã đau lòng cái quốc, Băn khoăn thêm tức ngực con ve. Người nằm trướng vóc bồ hôi mướt, Kẻ hái rau tần nước bọt se.
Nào khúc “Nam huân” sao chửa gẩy? Chẳng thương bồ liễu phận le te. (Lại vịnh nắng mùa hè, bài 46)
So với bài 45, lời trách móc ở bài thơ này da diết, khắc khoải hơn (đau lòng cái quốc, tức ngực con ve). Nếu ở bài thơ số 45 các hình ảnh thơ thiên về đặc tả những dấu hiệu hình thể tạo vật để thể hiện đời sống tinh thần (mai gầy, liễu guộc…) thì ở bài này sử dụng hình ảnh thế giới tâm trạng để đặc tả, xoáy sâu vào những biến thái của đời sống nội tâm của con người (băn khoăn, khắc khoải, đau đớn, tức ngực). Qua đó các tác giả bộc lộ thái độ đồng cảm và xót thương cho những số phận bất hạnh, khổ cực đặc biệt là người phụ nữ.
Xuất phát từ việc thiên nhiên là một chủ đề lớn, xuyên suốt bởi vậy mà ta dễ dàng nhận thấy sự phổ biến của bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập. Các tác giả tìm đến thiên nhiên như một tư liệu để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức bởi vậy mà thi nhân không những chỉ tả hình xác của tạo vật mà còn qua đó còn gợi tả linh hồn của thiên nhiên, chứa đựng những cảm giác, cái không thấy của con người. Nhờ đó giúp cho thiên nhiên đất nước hiện lên đa dang, phong phú và sinh động, hấp dẫn người đọc người nghe. Đồng thời góp phần tạo nên những đặc trưng riêng biệt của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng và của thơ văn trung đại nói chung.