MỞ ĐẦU Vườn quốc gia VQG Xuân Thủy là vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định được đặc trưng bởi sinh cảnh của hệ sinh thái rừng ngập mặn, là nơi di cư, trú
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1 Tổng quan hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước (ĐNN) ở Việt Nam 2 1.1.1 Một số khái niệm về đất ngập nước 2
1.1.2 Chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước 3
1.2 Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 6
1.2.1 Điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy 6
1.2.2 Kết quả quy hoạch VQG Xuân Thủy 9
1.2.3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa và xã hội VQG Xuân Thủy 13
1.3 Đặc điểm và hiện trạng sử dụng môi trường hệ sinh thái đất ngập nước VQG Xuân Thủy 19
1.3.1 Các sinh cảnh và cồn cát ở vùng triều cửa sông 19
1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất VQG Xuân Thủy 22
1.3.3 Tài nguyên nước VQG Xuân Thủy 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Nội dung nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 26
2.3.2 Phương pháp thu mẫu môi trường 26
2.3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng môi trường đất, nước 32
3.1.1 Môi trường đất 32
3.1.2 Môi trường nước 45
Trang 23.2 Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững VQG Xuân Thủy,
tỉnh Nam Định 55
3.2.1 Kiểm soát chất lượng môi trường đất, môi trường nước 55
3.2.2 Sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy 56
KẾT LUẬN 58
KIẾN NGHỊ 59 PHỤ LỤC
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Loại hình khai thác thủy sản của người dân 14
Bảng 2: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân 15
Bảng 3: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã 16
Bảng 4: Thông tin về địa điểm lấy mẫu đất tháng 7/2011 ở VQG Xuân Thủy 27
Bảng 5: Thông tin về địa điểm lấy mẫu đất tháng 12/2012 ở VQG Xuân Thủy 28
Bảng 6: Thông tin về địa điểm lấy mẫu nước tháng 7/2011 ở VQG Xuân Thủy 29
Bảng 7: Thông tin về địa điểm lấy mẫu nước tháng 12/2012 ở VQG Xuân Thủy 30
Bảng 8 Kết quả phân tích chất lượng đất tại VQG Xuân Thủy tháng 7/2011 32
Bảng 9 Kết quả phân tích chất lượng đất tại VQG Xuân Thủy tháng 12/2012 39
Bảng 10 Kết quả phân tích chất lượng nước tại VQG Xuân Thủy tháng 7/2011 46
Bảng 11 Kết quả phân tích chất lượng nước tại VQG Xuân Thủy tháng 12/2012 51
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Giá trị pH của đất (7/2011) 33
Biểu đồ 2: Hàm lượng phốt pho dễ tiêu của đất (7/2011) 34
Biểu đồ 3: Hàm lượng Canxi và Magie trao đổi của đất (7/2011) 35
Biểu đồ 4: Nồng độ Pb2+ trong đất (7/2011) 36
Biểu đồ 5: Nồng độ Cd2+ và As3+ trong đất (7/2011) 37
Biểu đồ 6: pH của đất (12/2012) 40
Biểu đồ 7: Hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi trong đất (12/2012) 42
Biểu đồ 8: Hàm lượng Pb2+, Cd2+ linh động trong đất (12/2012) 43
Biểu đồ 9: Hàm lượng NO3-, NH4+ linh động trong đất (12/2012) 45
Trang 6MỞ ĐẦU
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định được đặc trưng bởi sinh cảnh của hệ sinh thái rừng ngập mặn, là nơi di cư, trú ngụ của nhiều loài chim nước trên thế giới
Hệ sinh thái này được cấu thành bởi môi trường đất, nước và các loài sinh vật sống trong nó, đặc biệt là sinh cảnh rừng ngập mặn Các thành phần chất lượng môi trường đất, nước là giá đỡ, nuôi dưỡng sự tồn tại và phát triển sinh cảnh rừng ngập mặn, tạo cho hệ sinh thái rừng ngập mặn những chức năng, giá trị kinh tế xã hội, môi trường và văn hóa vô cùng quan trọng đối với cộng đồng dân cư vùng cửa sông ven biển Giao Thuỷ
Tuy nhiên, VQG Xuân Thủy đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng bởi các hoạt động phát triển của con người và tác động của thiên nhiên Những tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần chất lượng môi trường đất, nước và sinh cảnh của rừng ngập mặn, gây ảnh hưởng đến hệ thống cấu trúc của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Nhằm góp phần phục vụ công tác quản lý và bảo tồn hiệu quả tài nguyên đa
dạng sinh học (ĐDSH) Vườn quốc gia Xuân Thủy, đề tài luận văn “Nghiên cứu
một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin số liệu và
phân tích các chỉ tiêu lý hóa của một số mẫu đất, nước lấy tại các khu vực khác nhau trong VQG nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, qua đó đề xuất các giải pháp
sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước (ĐNN) ở Việt Nam
1.1.1 Một số khái niệm về đất ngập nước
Đất ngập nước là hệ sinh thái quan trọng trên trái đất, nó là nguồn tài nguyên
có giá trị kinh tế cao, là bồn chứa cacbon, là nơi bảo tồn các nguồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học Ngoài ra, ĐNN là nơi thu nhận ở hạ nguồn các chất thải có nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh, chúng làm sạch nước ô nhiễm, ngăn ngừa ngập lụt, bảo vệ bờ biển và tái nạp tầng chứa nước ngầm Một vai trò rất quan trọng khác của ĐNN là nơi cư trú cho nhiều động thực vật hoang dã Chính những vai trò quan trọng này mà ĐNN hiện nay đã được đưa vào các bộ luật để bảo vệ cùng với những quy định và kế hoạch quản lý [14]
Thuật ngữ ĐNN được hiểu theo nhiều cách khác nhau, hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa về ĐNN khác nhau được sử dụng [40] Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học về ĐNN đã xác định được những điểm chung của ĐNN thuộc các loại khác nhau, đó là chúng đều có nước nông hoặc đất bão hòa nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân hủy chậm và nuôi dưỡng nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hòa nước [24]
- Định nghĩa về ĐNN theo công ước Ramsar (Công ước về các vùng ĐNN
có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước) năm
1971 có tầm khái quát và bao hàm nhất Công ước Ramsar định nghĩa: ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khu thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m [6]
- Theo Chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Mỹ định nghĩa về ĐNN
như sau: Về vị trí phân bố, ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa những HST trên cạn và HST thủy vực Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông ĐNN phải có một trong ba
đặc tính sau [36]:
Trang 8+ Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh + Nền đất hầu như không bị khô
+ Nền đất không có cấu trúc rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước ở mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm
- Theo các nhà khoa học Canada: “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh Đó là những nơi khó tiêu thoát nước,
có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt”
- Các nhà khoa học New Zealand định nghĩa: “ĐNN là một khái niệm chung
để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên Những vùng đất ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loại thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”
Dù có nhiều định nghĩa về ĐNN nhưng có thể thấy nước – chế độ thủy văn vẫn là yếu tố tự nhiên quyết định và đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, duy trì và quản lý các vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN nước ngọt nội địa Ở Việt Nam, ĐNN rất đa dạng với diện tích xấp xỉ
1.1.2 Chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước
1.1.2.1 Chức năng sinh thái của đất ngập nước
- Nạp nước ngầm: Nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng
- Hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hòa lượng nước mưa như “bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu
- Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nước trong các HST, nhờ lớp phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định
Trang 9- Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là RNM ven biển, thảm cỏ có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy bề mặt
- Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc, : Vùng ĐNN được coi như một “bể lọc” tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt
- Giao thông thủy: Hầu hết các sông, kênh rạch, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng ngập lụt thường xuyên hay theo mùa, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư địa phương
- Giải trí, du lịch: Các Khu bảo tồn ĐNN như Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), nhiều vùng cảnh quan đẹp như Bích Động và Vân Long (tỉnh Ninh Bình), cũng như nhiều đầm phá ven biển miền Trung thu hút nhiều khác du lịch đến thăm quan giải trí [14]
Trang 10- Sản phẩm nông nghiệp: Các ruộng lúa nước chuyên canh hoặc xen canh với các cây hoa màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng ĐNN
- Cung cấp nước ngọt: Nhiều vùng ĐNN là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất nông nghiệp Ví dụ: Rừng tràm, ngoài giá trị kinh tế còn giữ vai trò dự trữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của các cộng đồng dân cư sống trên vùng đất phèn
- Tiềm năng năng lượng: Than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng; các đập; thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng Rừng tràm ở Việt Nam có khoảng 305 triệu tấn than bùn cung cấp nguồn năng lượng lớn Lớp than bùn này còn được dùng làm phân bón và ngăn cản quá trình xì phèn
1.1.2.3 Giá trị đa dạng sinh học
Giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của ĐNN Nhiều vùng ĐNN là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di trú
Chỉ riêng HST rừng ngập mặn (RNM) vùng cửa sông ven biển, một kiểu HST được tạo thành bởi môi trường trung gian giữa biển và đất liền, là một HST có năng suất cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học Đó là nơi cung cấp các lâm sản, hải sản có giá trị kinh tế cao Bên cạnh vai trò điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, ổn định và mở rộng bãi bồi
Giá trị đa dạng sinh học của ĐNN bao gồm cả giá trị văn hóa, nó liên quan tới cuộc sống tâm linh, các lễ hội truyền thống phản ánh ước vọng của người dân địa phương sống trong đó và các hoạt động du lịch sinh thái Giá trị văn hóa còn bao gồm cả tri thức bản địa của người dân trong nuôi trồng, khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và cách thích ứng của con người với môi trường tự nhiên (lũ lụt, hiện tượng ngập nước theo mùa hoặc đột biến của thiên nhiên ) Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội, ngôn ngữ và văn hóa là không thể tách rời, nó thể hiện lòng tin của con người và nhào nặn nên “cảnh quan văn hóa” Thông thường, nơi nào giá trị đa dạng sinh học cao thì cũng là nơi
cư trú của những người dân “bản địa” Người ta chưa thống kê được có bao nhiêu
Trang 11“xã hội truyền thống”, nhưng loại trừ các cư dân thành thị còn khoảng 85% dân số thế giới sống trên các vùng rừng nhiệt đới và vùng ĐNN Tất cả những yếu tố tự nhiên này góp phần không nhỏ tạo nên “văn hóa truyền thống” của nhân dân địa phương [14]
1.2 Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
1.2.1 Điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy
1.2.1.1.Vị trí địa lý lãnh thổ nghiên cứu
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy thuộc địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, nằm ở Cửa sông Hồng có tọa độ địa lý 20010’ – 20021’ vĩ độ Bắc và 106021’ –
106035’ kinh độ Đông
- Vùng triều của Vườn bao gồm: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh
- Vùng lõi của VQG Xuân Thủy bao gồm: Phần Bãi trong của Cồn Ngạn,
toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3.100 ha
và đất còn ngập nước là 4.000 ha Tổng diện tích đất tự nhiên 7.100 ha
- Vùng đệm VQG Xuân Thủy: có tổng diện tích 7.233,6 ha Vùng này bao
gồm 960 ha còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê Vành Lược đến lạch sông Vọp), 2.632 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích tự nhiên rộng 3.641,6 ha của 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải [32]
1.2.1.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C; nhiệt độ cao nhất trong mùa
hè là 40,30C; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,80C Độ ẩm trung bình 84%
1.2.1.3 Lượng mưa
Trung bình năm 1700 – 1800 mm; số ngày mưa trong năm là 133 ngày Chế
độ mưa phân bố theo hai nền mùa hè và mùa đông, có những giao thời Đông Xuân – Hè Thu Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 8, đạt tới 400 mm và trong tháng này có tới 15 – 18 ngày mưa Mùa Thu Đông có lượng mưa trung bình thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng Lượng bốc hơi hàng năm 1.000 – 1.200 mm
Trang 12Lũ sông Hồng từ tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh với gió đông bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo của vùng
1.2.1.4 Gió
Về mùa Đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông, sau chuyển hướng Đông Nam và Nam Tốc độ gió: Mùa Đông từ 3,2 – 3,9 m/s (trong đất liền 2,0 – 2,5 m/s), mùa Hè từ 4,0 – 4,5 m/s (trong đất liền 2,3 – 2,6 m/s) Bão xuất hiện nhiều hàng năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam trong đó có 3 cơn bão mạnh: cơn bão số 2 (Washu) sức gió cấp 10; cơn bão số
6 (Vincente) sức gió cấp 9 và cơn bão số 7 (Damrey) sức gió cấp 12
1.2.1.5 Độ mặn
Biến động từ 11‰ - 30‰ Sự biến thiên của độ mặn còn tùy thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 1‰ NaCl vào sâu tới 20 km và ở hàm lượng 4‰ tới 10 km
1.2.1.6 Thủy triều
Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ Biên độ triều trung bình khoảng 150 đến 180 cm, lớn nhất 4,3m, nhỏ nhất 0,00 m Biến thiên thủy triều trong khoảng nửa tháng có 01 lần triều cường, 01 lần triều kém, đôi khi cũng có xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau
1.2.1.7 Đặc điểm thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật
a, Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai toàn vùng VQG Xuân Thủy nói chung được tạo thành từ nguồn phù
sa bồi lắng của toàn bộ hệ thống sông Hồng Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông, ven biển Lớp thổ nhưỡng
ven châu thổ có những loại hình :
- Đất nhẹ: cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ là cát thuần loại
- Đất trung bình: thịt trung bình
- Đất nặng: từ thịt đến sét (sét cố kết)
Trang 13b, Lớp phủ thổ nhưỡng bãi triều VQG Xuân Thuỷ có những nhóm, loại đất sau:
* Đất cát biển: (đất cát và cồn cát biển):
- Đất cát biển và cồn cát được hình thành bởi quá trình trầm tích cửa sông ven biển do quy luật lắng đọng Đất cát ven biển VQG Xuân Thuỷ được hình thành lâu ngày gọi là đất cát biển, cồn cát biển là nơi mới và đang được hình thành Đất cát biển phân bố ở Cồn Ngạn, Cồn Lu (trừ phần đuôi Cồn Lu) Cồn cát biển phân bố toàn bộ ở Cồn Xanh và đuôi Cồn Lu Sự sai khác giữa đất cát biển và cồn cát biển là đất cát biển đã có hình thành giới thực vật còn cồn cát biển chưa hình thành giới
thực vật, vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp của động lực thuỷ triều
- Đặc điểm chính của đất cát ven biển là: Toàn bộ phẫu diện là cát, đất rời rạc, đôi chỗ xen lớp cát pha, đất có phản ứng trung tính (pH=7,0-7,5) Độ chua tiềm tàng rất thấp, hàm lượng mùn <0,8%, N tổng số trung bình khoảng 0,04 - 0,05%, P tổng số < 0.04% Những diện tích đất cát ven biển thoát triều nhưng vẫn còn ảnh hưởng của triều cường, bị nhiễm mặn ở mức độ ít Những diện tích còn ngập triều
có độ nhiễm mặn cao (mặn nhiều) Do ảnh hưởng của ngập triều đã phân dị đất cát ven biển thành 2 loại: Đất cát mặn ít (Cmi) và đất cồn cát mặn nhiều (Cmn)
* Đất mặn nhiều – Mn:
- Đất mặn bãi triều VQG Xuân Thuỷ là loại đất mặn clorua Đất mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của mặn thủy triều được hình thành do quá trình lắng đọng phù
sa cửa sông Hồng trong môi trường mặn nước biển Đất mặn bãi triều thuộc loại đất
mặn nhiều vì tổng số muối tan chiếm 0,5 - 1,0% nồng độ Clo 0,15 - 0,25%
- Đặc tính cơ bản của đất mặn VQG là có nồng độ muối hoà tan cao, hàm lượng magiê cao trội hơn hàm lượng canxi Điều này rất phù hợp với qui luật phân
bố magiê trong đất, vì đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển
- Thành phần cơ giới của đất mặn bãi triều được phân hoá như sau: Đất mặn
nhiều Cồn Ngạn có thành phần cơ giới thịt nặng, đất Cồn Lu có thành phần cơ giới
từ cát pha đến thịt trung bình Đất mặn nhiều lạch sông Vọp, sông Trà lạch triều có nhiều biến động thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng
- Đất mặn nhiều VQG có những tính chất hoá học sau:
Trang 14Lượng chất hữu cơ nơi ngập nước thường xuyên, nơi có rừng ngập mặn khá cao, trung bình 2,5 - 3,5% Vì chất hữu cơ phân giải kém, do mặn cao làm cho vi sinh vật hoạt động yếu Hàm lượng mùn nghèo vì trong môi trường mặn mùn phân tán Đạm tổng số và đặc biệt đạm hoạt tính nghèo vì phân giải chất hữu cơ kém, Lân tổng số và Kali tổng số đều cao đến rất cao vì mang tính chất phù sa sông Hồng Phản ứng môi trường đất từ trung tính đến hơi kiềm, canxi trao đổi cao Đất mặn nhiều VQG Xuân Thuỷ là môi trường thuận lợi cho sú vẹt, đước và trang phát sinh
và phát triển thành rừng ngập mặn
1.2.2 Kết quả quy hoạch VQG Xuân Thủy
1.2.2.1.Cơ sở quy hoạch VQG Xuân Thủy
a, Phạm vi ranh giới và diện tích
Diện tích VQG đã được phê chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2/1/2003 với diện tích là 7.100ha [31]
Phạm vi, ranh giới VQG Xuân Thuỷ được hoạch định như sau:
VQG là phần bãi bồi bao gồm một phần của Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh nằm giáp ranh với 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long và phần Bãi Trong (bãi bồi) huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định
Ranh giới được mô tả như sau: Bắt đầu từ nơi giao nhau của đê Vành Lược với sông Vọp (phía Bắc) theo đê Vành Lược cắt một phần diện tích của Cồn Ngạn đến nơi giao nhau của đê Vành Lược với sông Vọp (phía Nam); theo sông Vọp chạy bao lấy Cồn Lu và Cồn Xanh (ranh giới này chạy ra biển) đến cửa Ba Lạt theo Sông Hồng (ranh giới giữa tỉnh Thái Bình và Nam Định) đến Sông Vọp
Ranh giới ngoài biển có thể được nhận biết bằng phao, cứ năm năm lại phúc tra lại một lần để mở rộng VQG theo đúng công ước Ramsar Nếu như ngoài biển
có cồn mới nổi lên sẽ được tính vào ranh giới của VQG
Ranh giới VQG Xuân Thuỷ theo quy hoạch trên có các đặc trưng sau:
Có diện tích đủ lớn, bao trùm hầu hết diện tích RNM quan trọng trong khu vực và bảo tồn được toàn bộ diện tích các kiểu sinh cảnh vùng ĐNN VQG Xuân Thuỷ
Trang 15Ranh giới VQG bao gồm toàn bộ các HST, nơi sống của các loài động thực vật Đặc biệt đối với các loài chim di cư đang bị đe doạ cấp quốc gia và toàn cầu Trong ranh giới VQG không có dân sống định cư
b, Cơ sở phân khu chức năng
Theo “Dự án đầu tư VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định” do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp thuộc Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thực hiện thì luận chứng phân khu chức năng VQG bao gồm:
Luận chứng khoa học và thực tiễn phân chia các phân khu chức năng:
- Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của VQG Xuân Thuỷ Căn cứ vào phân bố của các loài động thực vật quý hiếm
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, vào tài nguyên rừng và giá trị ĐDSH còn bảo vệ được
- Cân nhắc với hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư ở các xã vùng đệm, tập quán sinh sống, canh tác và những tác động vào tài nguyên thiên nhiên của nhân dân quanh vùng [23]
1.2.2.2 Kết quả quy hoạch
a, Phân khu chức năng vùng lõi VQG Xuân Thủy
Tham khảo “Dự án đầu tư VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định” do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp thuộc Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thực hiện kết hợp với Quyết định của thủ tướng chính phủ số 186/2006/QĐ ngày 14/08/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng vùng lõi VQG được phân thành
3 phân khu chức năng như sau:
* Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
- Ranh giới: Phạm vi của vùng lõi là 7.100ha, trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng khoảng 5.400ha, bao gồm toàn bộ diện tích sinh cảnh RNM gần như nguyên sinh (1.602ha), rừng phi lao ở Cồn Lu (77ha) và những sinh cảnh mặt nước, cồn cát, bãi cát là những bãi chim quan trọng nhất
- Phương thức quản lý các hoạt động tại khu vực:
Trang 16+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ tài nguyên sinh học (đặc biệt là RNM), các kiểu sinh cảnh sống của các loài động thực vật
+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về rừng, về động thực vật,
về môi trường theo các chương trình đã đề ra của VQG Các hoạt động nghiên cứu
sẽ được thiết kế trên một số tuyến, một số địa điểm nhất định Còn phần lớn diện tích sẽ được giữ yên tĩnh cho động vật sinh sống
+ Giáo dục và đào tạo về bảo tồn thiên nhiên Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông được tiến hành các hoạt động thực tập về môi trường, rừng và sinh học
+ Thực hiện du lịch tham quan và du lịch sinh thái: quy hoạch phát triển du lịch sinh thái vừa hấp dẫn khách du lịch vừa không ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên của VQG
+ Khai thác cây làm thuốc và mật ong, đánh bắt thủy sản: cần quản lý chặt chẽ, có quy định cụ thể Nghiêm cấm săn bắt, bẫy các loài chim thú, đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt…
* Phân khu phục hồi sinh thái
- Ranh giới: Được chia thành 2 phân khu: Phân khu phục hồi sinh thái cồn Ngạn và khu phục hồi sinh thái cồn Lu với tổng diện tích khoảng 1.700ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái cồn Ngạn (khu phục hồi sinh thái đầm tôm): 300ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái cồn Lu (khu phục hồi sinh thái vây vạng): 1400ha
- Phương thức quản lý các hoạt động tại khu vực:
+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ tài nguyên sinh học, các kiểu sinh cảnh của các loài động thực vật
+ Phục hồi lại các diện tích rừng đã bị suy thoái vì tác động của con người bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi sinh cảnh, trồng rừng
+ Thực nghiệm, nghiên cứu về động, thực vật, địa chất thuỷ văn…
+ Tổ chức tham quan, du lịch sinh thái
Trang 17* Phân khu hành chính dịch vụ
Phân khu hành chính dịch vụ và du lịch đảm bảo đủ chức năng của trụ sở ban quản lý VQG, là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục trong khu vực
b, Phân khu chức năng vùng đệm VQG Xuân Thủy
Vùng đệm là vành đai bảo vệ VQG đồng thời là vùng gây ra áp lực về kinh
tế, xã hội lên VQG Vì vậy, cần có những giải pháp kinh tế xã hội, thực hiện các quy định của nhà nước về vùng đệm, bao gồm:
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục môi trường: đầu tư xây dựng nhà văn hóa, cung cấp các tài liệu về môi trường
- Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật phát triển các ngành nghề địa phương: thí điểm
mô hình kinh tế trang trại ( trồng cỏ nuôi bò, chăn nuôi lợn, nuôi tôm sinh thái…)
- Vùng bảo vệ RNM: Là khu vực RNM giàu và trung bình ở Bãi Trong cạnh sông Vọp Dân cư 5 xã vùng đệm muốn khai thác tài nguyên vùng này phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định đối với vùng đệm
Trang 18- Vùng nuôi trồng nhuyễn thể: Vùng nằm ở bãi vây vạng thuộc xã Giao Xuân, Giao Lạc cạnh sông Vọp
1.2.3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa và xã hội VQG Xuân Thủy
1.2.3.1 Hiện trạng sinh kế của VQG Xuân Thủy
Theo điều tra thực địa và tham khảo các nguồn tư liệu thu thập được [28], [29], trong khu vực vùng đệm và vùng lõi của VQG vào năm 2011, có các nhóm nghề chính như sau:
* Khai thác thủy sản thủ công
Đặc điểm: đối tượng làm nghề này chủ yếu là người nghèo từ các xã trong khu vực vùng đệm và một số xã lân cận, làm theo mùa vụ và vào lúc nông nhàn, thu nhập ngày công tương đối khá nhưng không ổn định Vào mùa khai thác ngao giống thu hút một lượng lớn lao động tập trung tại khu vực các bãi bồi
Khu vực thực hiện hoạt động sinh kế: các lạch sông và các bãi bồi ngoài đê
- Hiện trạng đánh bắt thủy sản
Phương tiện đánh bắt mà người dân sử dụng chủ yếu là các công cụ thô sơ như các bẫy tự làm bằng tay chiếm tới 65%; gần 3% số hộ sử dụng thuyền thô sơ để đánh bắt gần bờ và ở các bãi; và gần 25% có các phương tiện hiện đại như thuyền máy và chủ yếu để khai thác ở ngoài biển quy mô lớn Những hộ sử dụng bằng công
cụ thô sơ để đánh bắt thủy sản tập trung ở các xã như: Giao Thiện (74,29%), Giao
An (88,24%), Giao Xuân (86,36%), và Giao Lạc (62,50%), còn số hộ sử dụng thuyền máy tập chung chủ yếu ở xã Giao Hải (51,52%) [5]
Trang 19Bảng 1: Loại hình khai thác thủy sản của người dân (số liệu tháng 12/2008) Địa phương
Loại hình
khai thác(%)
Giao Thiện
Giao
An
Giao Xuân
Giao Hải
Giao Lạc
Trung bình
Khai thác thủ công tự do ngoài
(Nguồn: Nguyễn Viết Cách và nnk (2009), Báo cáo kinh tế xã hội)
- Địa điểm khai thác thủy sản của người dân:
+ Địa điểm mà người dân đánh bắt rất đa dạng nhưng tập trung ở Rừng ngập mặn tự nhiên (cồn Lu), khu vực bãi bồi Cồn Lu và vùng biển (đều chiếm trên 20%)
Và tùy vào vị trí địa lý của các xã mà khu vực khai thác cho các hộ dân của các xã khác nhau Bảng trên chỉ ra rằng địa điểm khai thác của người dân xã Giao thiện và Giao Hải là đa dạng nhất Trong khi đó người dân các xã khác chỉ khai thác được ở một số nơi Ví dụ, xã Giao Lạc người dân ở đây chỉ có thể khai thác ở các bãi trong Cồn Ngạn và bãi bồi Cồn Lu; xã Giao Xuân phát huy thế mạnh ở khu phía nam VQG (bãi bồi cồn Lu) còn xã Giao An lại tập trung vào khu vực phía bắc (cồn Ngạn
và RNM cồn Lu)
+ Mặt khác do khu dân cư cách xa khu vực khai thác trung bình khoảng 10
km, một số xã cách xa 12-16 km, phương tiện mà người dân sử dụng để đi tới nơi đánh bắt rất đa dạng Trong đó có 40% đi xe đạp tới nơi đánh bắt, chủ yếu là những đối tượng khai thác thủ công; khoảng 40% khác sử dụng thuyền của nhà, 23,90% đi
đò, 22,64% đi bộ tới nơi đánh bắt, rất ít (3,14%) người sử dụng xe máy [5]
Trang 20Bảng 2: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân (số liệu điều tra 12/2008)
Địa phương
Địa điểm
khai thác (%)
Giao Thiện Giao An
Giao Xuân
Giao Hải
Giao Lạc Chung
Ao kênh và rừng nuôi
trồng 2,7 0 0 1,28 0 1,08 Bãi trong Cồn Ngạn 2,7 15,79 0 0 25 3,24 RNM Cồn Ngạn (rừng
trồng) 5,41 63,16 0 3,85 0 9,19 Bãi bồi Cồn Ngạn 29,73 10,53 0 1,28 0 7,57 RNM tự nhiên Cồn Lu 21,62 10,53 34,88 17,95 0 21,08 Bãi bồi Cồn Lu 16,22 0 46,51 25,64 75 28,11 Rừng phi lao 0 0 2,33 0 0 0,54 Sông rạch trong RNM 16,22 0 9,3 0 0 5,41 Biển 2,7 0 6,98 47,44 0 22,16 Cồn xanh và các cồn
cát 2,7 0 0 2,56 0 1,62
(Nguồn: Nguyễn Viết Cách và nnk (2009), Báo cáo kinh tế xã hội)
Trang 21Bảng 3 cho thấy mỗi xã có một thế mạnh khai thác các loại nhuyễn thể riêng
Bảng 3: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã (điều tra tháng 12/2008)
(Nguồn: Nguyễn Viết Cách và nnk (2009), Báo cáo kinh tế xã hội)
Các loại thuỷ sản được người dân đánh bắt rất đa dạng tùy theo từng xã, nhiều nhất là ngao thịt chiếm 67,44 %, tiếp đến là các và một số loài nhuyễn thể khác (đều hơn 40%)
Theo đánh giá của những người thường xuyên khai thác thuỷ sản qua phỏng vấn, so với 5 năm trước sản lượng khai thác tự nhiên đã giảm đi từ 50% đến 70% Điều này chứng tỏ số lượng thuỷ sinh đang giảm mạnh và nguyên nhân của xu hướng giảm sút này là do việc người dân khai thác quá mức
Mặc dù sản lượng khai thác thay đổi, các yếu tố khác liên quan tới đánh bắt không thay đổi so với 5 năm trước Căn cứ vào số liệu điều tra, có từ 80% tới hơn 90% hộ khai thác thủy sản vẫn giữ nguyên số thành viên tham gia, địa điểm và thời gian đánh bắt, số giờ đánh bắt/ngày, và các công cụ để đánh bắt Thực tế này đã cho thấy người dân sống dựa vào nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong khu vực
VQG Xuân Thủy sẽ phải chịu áp lực gấp đôi trong việc khai thác và kiếm thêm thu nhập cho gia đình Mặt khác, bản thân các loại thủy sinh vật của vùng ĐNN và biển VQG Xuân Thủy cũng phải đối đầu với nguy cơ bị khác thác quá mức
và dễ dẫn đến cạn kiệt [5]
Trang 22* Khai thác thủy sản đi biển
Đặc điểm: chủ yếu đánh bắt thuỷ sản ven bờ, vẫn còn hiện tượng sử dụng phương pháp huỷ diệt (xung điện, hoá học ) Một số hộ có thuyền lớn đánh bắt xa
bờ, mỗi chuyến đánh bắt kéo dài khoảng 3 ngày
Khu vực: chủ yếu là các tàu thuyền thuộc xã Giao Hải
c, Nuôi trồng thủy sản
Các khoản đầu tư cho nuôi trồng các loại thuỷ sản rất lớn, nhất là việc cải tạo nuôi tôm trong các đầm, và nuôi vạng trong các vây Trung bình các hộ đầu tư khoảng 100 triệu cho các khoản chi phí để nuôi thuỷ sản tuỳ thuộc vào diện tích của các vây, các đầm Vì vậy, mặc dù có điều kiện tự nhiện thuận lợi nhưng chỉ có 6,6%
hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản Trong số các hộ nuôi thủy sản tập trung chủ yếu
là nuôi tôm chiếm 51%, các hộ nuôi cá và nuôi ngao đều chiếm 15%, còn lại là nuôi các loại thủy sản khác
Khu vực nuôi trồng thủy sản của người dân cũng rất đa dạng, nhưng nuôi nhiều nhất là Bãi trong (đầm tôm) và Cồn Lu (vây vạng) Phần lớn các điểm nuôi trồng (đầm tôm) đều là các đầm trắng – không có RNM (52,05%), chỉ có khoảng 30,14% có cây ngập mặn và một số vùng nuôi thủy sản là các bãi trống
Về sản lượng của tôm thả và tôm tự nhiên có sự khác nhau rất lớn Sản lượng tôm thả trung bình thấp hơn 3 lần so với sản lượng tôm tự nhiên Trong đầm tôm, chủ hộ có thể kết hợp nuôi cua, cá, và trồng rau câu Sản lượng ngao giống trung bình là 2,9 tấn và ngao thịt trên 15 tấn
Sản lượng nuôi trồng các loại thuỷ sản so với những năm trước đều giảm đi nhiều: cua biển giảm tới 60%, một số loại khác như tôm, ngao và cá cũng giảm từ trên 30% đến 50% Nguyên nhân suy giảm sản lượng do nhiều yếu tố có cả yếu tố
do thiên nhiên và con người Theo kinh nghiệm và ý kiến của người dân địa phương, đó có thể là do việc thay đổi thời tiết, dịch bệnh, chất lượng nước ở các vùng đang bị ô nhiễm (mà phần lớn là do thuốc trừ sâu từ nội đồng xả ra vùng triều), mật độ nuôi thả quá dày, kỹ thuật nuôi trồng hạn chế, con giống thiếu và kém chất lượng,…
Trang 23* Nuôi tôm
- Đặc điểm: trong những năm gần đây, nuôi tôm hiệu quả thấp, nhiều hộ bị thua lỗ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như sau: chất lượng môi trường bị ô nhiễm, chất lượng con giống không đảm bảo, kỹ thuật nuôi trồng không khoa học, hệ thống thuỷ lợi không phù hợp Hiện nay, rất nhiều diện tích đầm nuôi tôm trước kia bị bỏ trống do hiệu quả kinh tế không cao
- Khu vực thực hiện hoạt động sinh kế: tập trung chủ yếu tại khu vực bãi trong cồn Ngạn, một phần cồn Lu thuộc địa bàn hành chính của 2 xã Giao An, Giao Thiện
* Nuôi Vạng
- Đặc điểm: có nhiều hộ thu khá từ việc nuôi trồng và khai thác ngao vạng, nhưng không ổn định Hiện nay, nhiều diện tích trên thực tế đã trở nên không phù hợp cho nuôi ngao nhưng con người cố tình thay đổi địa hình để canh tác Tỷ lệ sống giảm, sản lượng và kích cỡ nhỏ hơn, chất lượng và hình thức của sản phẩm ngao kém đi
- Chỉ một số ít hộ có khả năng để nuôi vì việc nuôi vạng cần nguồn vốn lớn, đặc biệt là con giống đắt
- Khu vực thực hiện hoạt động sinh kế: tập trung chủ yếu tại khu vực các bãi bồi thuộc 2 xã Giao Lạc, Giao Xuân và một phần bãi bãi bồi thuộc xã Giao Hải
* Nuôi trồng thuỷ sản khác
- Đặc điểm: đa dạng loài như hà, rau câu chỉ vàng vv hiệu quả kinh tế thấp, không ổn định Hiện nay, tại một số đầm tôm bỏ trống, người dân dùng để thu rau câu thủ công
- Tập trung chủ yếu tại khu vực Bãi Trong Cồn Ngạn thuộc các xã Giao Lạc, Giao An và Giao Thiện
Bên cạnh các ngành nghề tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi vốn có còn
có các nhóm nghề khác: nuôi giun quế, trồng nấm, khai thác mật ong và phấn hoa
Trang 241.2.3.2 Đặc điểm xã hội, văn hóa và du lịch của VQG Xuân Thủy
Dân số toàn vùng 48160 người, tổng số hộ gia đình 12080 hộ, trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,7%, số hộ nghèo 1214 hộ nếu so với các vùng khác trong khu vực đồng bằng Sông hồng thì đây là vùng có tỷ lệ nghèo khá cao [5]
Mỗi xã đã có 1 trạm y tế, tuy nhiên tỷ lệ bác sỹ trên đầu người còn rất thấp,
do vậy khả năng chăm sóc sức khỏe tại chỗ còn hạn chế Vệ sinh môi trường là vấn
đề chưa thực sự được chú ý ở đây Hiện nay, Giao Thiện là xã duy nhất trong huyện
có bãi chôn lấp rác tập trung
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là trên 1%/năm (giai đoạn 2000 - 2005), cao hơn
so với mức tăng tự nhiên trung bình của cả tỉnh là 0,7%/năm Thiên chúa giáo là tôn giáo chính trong vùng
1.3 Đặc điểm và hiện trạng sử dụng môi trường hệ sinh thái đất ngập nước VQG Xuân Thủy
1.3.1 Các sinh cảnh và cồn cát ở vùng triều cửa sông
Khu Ramsar Xuân Thuỷ nằm trong vùng cửa sông Hồng với các sinh cảnh rõ nét: sinh cảnh vùng triều cửa sông và sinh cảnh các bãi bồi cửa sông
1.3.1.1 Các sinh cảnh vùng triều cửa sông
Đặc trưng cơ bản của các sinh cảnh vùng triều cửa sông là mối quan hệ phát sinh, phát triển của sinh cảnh với quá trình tương tác biển và sông ở khu vực cửa sông Nhờ dòng chảy của sông đưa vật chất từ đất liền ra cửa sông và biển ven bờ, cùng với vận động của thủy triều, sóng, dòng chảy biển ven bờ và các tác nhân khác
đã hình thành nên vùng nước và nền thổ nhưỡng của đất ướt ngập triều với hình thái, đặc tính thủy lý hoá khác nhau ở vùng triều cửa sông tạo nên môi trường sống đặc trưng của sinh cảnh này
Theo đặc điểm điều kiện môi trường sống và sự phát triển quần xã sinh vật,
có thể phân biệt các sinh cảnh khác nhau ở vùng triều cửa sông
a) Bãi triều lầy có rừng ngập mặn
Được hình thành ở các vùng cửa sông dọc ven biển nước ta, nhưng đặc biệt phát triển, với diện tích rộng lớn ở vùng cửa sông Hồng Đặc trưng cơ bản của sinh
Trang 25cảnh là có thảm rừng ngập mặn phát triển mạnh trên nền bùn nhuyễn, bùn cát Bãi triều lầy có rừng ngập mặn phát triển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng của các vùng triều biển nhiệt đới Loại sinh cảnh này thường ở khu triều giữa và triều cao, nơi có thời gian ngập nước khi triều cường trong ngày Khu vực này là môi trường thuận lợi cho nhiều nhóm hải sản ven biển
Trong sinh cảnh bãi triều lầy, rừng ngập mặn (mangrove) là kiểu hệ sinh thái
đặc trưng của vùng triều ven biển ở đây Dưới góc độ sinh thái học, rừng ngập mặn
là một kiểu hệ sinh thái sản xuất cung cấp thức ăn thông qua chuỗi thức ăn tự nhiên
mà khởi đầu là các cây ngập mặn Chúng là kiểu rừng nhiệt đới sớm nhất bởi đặc điểm sinh học sinh sản và tính thích ứng sinh thái với điều kiện sống vùng triều giữa, là nơi cư trú, sinh sản của cả một quần xã sinh vật rừng ngập mặn rất phong phú, có tầm quan trọng lớn về nguồn lợi biển ven bờ và bảo vệ vùng ven biển
b) Bãi triều lầy không có rừng ngập mặn
Các dạng bãi triều thẳng, bằng phẳng, ngập nước thường xuyên vào những ngày nước kém, chỉ được phơi cạn vào kỳ nước cường Đặc điểm quan trọng của sinh cảnh này là không có rừng ngập mặn che phủ, chỉ có thực vật nhỏ phân tán hoặc không có Nền đáy có thể là cát bột, bùn cát, bùn sét tùy theo điều kiện động lực mạnh hoặc yếu của quá trình tương tác sông và biển Do không có thực vật che phủ, trao đổi nước tốt, nên là môi trường phát triển hải sản tốt Thường thấy ở các vùng cửa sông châu thổ
1.3.1.2 Các cồn cát ở vùng triều cửa sông
Được hình thành phổ biến ở vùng cửa sông Hồng, từ các nguồn cát các sông đưa ra được các dòng chảy ven bờ và sóng di chuyển về hai phía cửa sông, thường thấy ở các vùng cửa sông châu thổ, tạo nên các cồn cát chạy song song với bờ, chắn
ở phía ngoài cửa sông Có thể xem đây là một kiểu bãi bồi ở vùng cửa sông, được hình thành trong quá trình động lực sông-biển Phía trong các cồn cát thường là các
hệ lạch triều ngang hoặc các bãi triều lầy có thực vật ngập mặn Nền đáy các cồn cát thường là bùn cát hoặc cát bùn, nhưng nhìn chung hàm lượng hữu cơ thấp, thành phần sinh vật kém phong phú
Trang 26Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi các lạch sông nhỏ là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh
Bãi Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài
khoảng 12km, chiều rộng bình quân khoảng 1.500 m Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị sông Vọp giới hạn Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua và khai thác hải sản Diện tích Bãi Trong khoảng 2.500 ha, trong đó có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng RNM
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng
10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2.000 m Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản Phần còn lại thuộc vùng lõi của khu Ramsar Xuân Thủy là vùng bị đê Vành Lược và sông Trà giới hạn thì vẫn còn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm (ở giáp cửa sông
Ba Lạt) Ngoài ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảnh canh Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2.000 ha
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000m và
chiều rộng bình quân khoảng 2.000m Ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao (1,2m - 2,5 m) không bị ngập triều Địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sông Trà Trừ các cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển Tổng diện tích của Cồn Lu xấp xỉ 2.500 ha
Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5
- 0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha
Tại khu vực khu Ramsar Xuân Thuỷ: Cồn Ngạn là cồn cát lớn nhất, trên đó chủ yếu là các đầm nuôi trồng thuỷ sản và hầu hết có rừng ngập mặn bao phủ Cồn
Lu gồm một bãi cát rộng lớn, cùng các bãi bồi lầy Cồn Xanh (cồn Mờ) là cồn nhỏ nhất có lớp cát mỏng và vẫn đang tiếp tục bồi đắp do phù sa từ sông Hồng đem lại
Trang 27Cồn Xanh và Cồn Lu thường bị ngập khi thuỷ triều lên
Khu Ramsar Xuân Thuỷ và vùng cửa sông Ba Lạt đã được điều tra, nghiên cứu nhiều vào các thời điểm khác nhau về các lĩnh vực như điều kiện tự nhiên, môi trường, tài nguyên sinh vật, bảo tồn ĐDSH Bởi vậy, cho đến nay, đã có khá nhiều các dẫn liệu điều tra cơ bản rất có giá trị làm số liệu nền [32]
1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất VQG Xuân Thủy
Việc quản lý, sử dụng đất tại đây có những đặc thù riêng, theo từng phân khu Vùng lõi của VQG bao gồm hai phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (là phần diện tích rừng ngập mặn ở đầu cồn Lu), Phân khu phục hồi sinh thái (là diện tích bãi bùn cát mới nổi cuối cồn Lu và diện tích cồn Ngạn từ đê Vành Lược trở ra sông Trà)
Vùng đệm VQG bao gồm ba khu vực: 5 xã vùng đệm; khu vực khai thác tích cực thuộc bãi Trong được giới hạn phía Bắc là đê Quốc gia Ngự Hàn, phía Nam là sông Vọp; khu vực khai thác hạn chế thuộc phần còn lại của Cồn Ngạn đã được ngăn thành các ô thửa để nuôi trồng thủy sản (NTTS) Tổng diện tích được thống kê theo cấp xã (5 xã và Cồn Lu, Cồn Ngạn) là 11.576,52 ha và diện tích mặt nước ven biển chưa được thống kê bao quanh vùng lõi VQG Xuân Thủy là 3.523,48 ha Phần diện tích tự nhiên của 5 xã hiện tại đã trở thành nơi sinh sống của cộng đồng địa phương và là nơi canh tác lúa nước truyền thống, khu vực bãi bồi thuộc vùng đệm, một phần đã được chuyển hóa thành khu NTTS quảnh canh cải tiến, một phần diện tích được phục hồi lại rừng ngập mặn
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, tổng diện tích đất trong địa giới hành chính bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng và mặt nước ven biển quan sát
Diện tích đất đang sử dụng và các bãi cát bùn mới nổi, mặt nước ven biển quan sát bao bọc quanh vùng lõi VQG Xuân Thủy (nằm ngoài ranh giới hành chính
là 3.524,48 ha) đây cũng là một đặc thù riêng trong sử dụng đất của vùng cửa Ba Lạt 5 xã vùng đệm chỉ chiếm 26,61%, các cồn bãi ngoài đê chiếm 73,39% diện tích
Trang 28đất tự nhiên của vùng cho thấy sức ép của khai thác sử dụng đất và nguồn lợi tự nhiên lên vùng bãi bồi ngoài đê bao gồm cả vùng lõi VQG Xuân Thủy là rất lớn
Năm 2010 cơ cấu đất phi nông nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng thấp (chủ yếu
là sông suối và mặt nước chuyên dùng), theo xu hướng phát triển chung trong những năm tới cho thấy áp lực của việc giảm diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp cho phát triển hạ tầng trong thời gian tới là khá lớn
1.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Việc sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông, lâm nghiệp nói riêng đối với vùng bãi bồi cửa sông là rất nhạy cảm bởi tính phòng hộ của rừng ngập mặn chắn sóng, rừng phi lao chắn cát đối với vùng bãi bồi phía trong, đồng thời do là vùng lõi VQG nên nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học là rất quan trọng
Tuy nằm trong VQG nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu,
vì vậy đất sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung tại 5 xã vùng đệm với hai loại chính là:
- Đất trồng cây hàng năm: có hai loại hình chủ yếu là trồng lúa nước và cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm: chủ yếu là cây lâu năm trong vườn tạp như chuối, thanh long
Đất chuyên trồng lúa nước được phân bố đều ở địa bàn 5 xã vùng đệm Đất lúa hết hợp với NTTS tập trung ở ngoài đê gần cửa sông thuộc xã Giao Thiện, trồng lúa vào mùa mưa và kết hợp nuôi tôm sú vào mùa khô
Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường của vùng là rất quan trọng như chắn sóng, chắn gió, lọc nước và giữ đất cố định bãi bồi Những năm gần đây, việc bảo vệ và trồng dặm rừng được chú trọng đầu tư, toàn bộ là rừng đặc dụng với các cây RNM chủ yếu là sú, vẹt, đâng, bần tập trung ở vùng lõi VQG thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (cồn Lu), phân khu phục hồi sinh thái (đầu cồn Ngạn) và một phần thuộc bãi Trong khu vực khai thác tích cực
Trang 29Đất NTTS tập trung phần lớn tại vùng bãi bồi với các loài thủy sản nước mặn như tôm, cua, ngao, vạng , một phần nhỏ diện tích 7,62% (594,1 ha) được phân bố tại các ao đào trong nội đồng ngay giáp đê chủ yếu nuôi thủy sản nước lợ
1.3.2.2.Hiện trạng đất chưa sử dụng
Năm 2010, đất chưa sử dụng chủ yếu là phần đất ngập nước mới bồi chỉ nổi khi triều kiệt ở cuối cồn Lu (bãi cát vùng gian triều) và cồn Xanh (cồn bãi ngập cửa sông); phần diện tích còn lại 14,74 ha nằm rải rác ở các xã vùng đệm
1.3.2.3 Một số loại hình sử dụng đất
- Phân bố đều khắp ở phía trong đê Ngự Hàn thuộc 5 xã vùng đệm diện tích đất chuyên trồng lúa khoảng 2086,74 ha trên đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn và đất mặn trung bình và ít Đây là khu vực trồng lúa lớn nhất của vùng Tuy nhiên, do đất bị nhiễm mặn nên lúa mùa năng suất thường khá thấp
- Lúa – thủy sản với 32,98 ha phân bố ở xã Giao Thiện phía ngoài đê giáp cửa sông Hồng với kiểu sử dụng đất: lúa (tạp giao) và tôm sú Mùa mưa trồng lúa
và mùa khô thì nuôi tôm trên đất mặn trung bình và ít Kiểu sử dụng này phải nạo vét đầm nuôi với tần suất 2 – 3 năm/ lần sau khi thu hoạch lúa, quá trình nạo vét làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong bùn đáy nên phần nào ảnh hưởng đến năng suất lúa
- Nuôi trồng thủy sản (NTTS): có tổng diện tích là 3084,20 ha tập trung phần lớn ở vùng bãi bồi ngoài đê thuộc phân khu khai thác tích cực 1668,38 ha, khai thác hạn chế 648,73 ha, 5 xã vùng đệm 594,10 ha Diện tích còn lại thuộc vùng lõi VQG với 16 ha ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 157 ha ở phân khu phục hồi sinh thái Việc nuôi tôm kiểu bán công nghiệp có tần suất nạo vét đáy ao nuôi trung bình là 1 – 2 năm/ lần sau khi thu hoạch có tác dụng làm giảm các mầm bệnh và các chất độc tích lũy, giải phóng các chất khử trong bùn đáy của ao nuôi, tuy nhiên nó cũng làm biến đổi mạnh tính chất tự nhiên, sinh thái môi trường trong khu vực đặc biệt là kết cấu bề mặt đất
- Vùng nuôi ngao vạng tập trung ở cuối bãi Trong thuộc khu vực khai thác tích cực là 404,58 ha; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10 ha và phân khu phục hồi
Trang 30sinh thái là 35,88 ha Để có được các bãi vạng mới, người dân phải đổ thêm cát để nâng cao cốt đất cho phù hợp với yêu cầu của loài nhuyễn thể và không nạo vét đầm nuôi Tuy nhiên, tại các vây vạng, RNM bị chết do bị hà bám gốc làm thối rễ, đồng thời việc đổ thêm cát cũng làm ảnh hưởng đến quá trình bồi lắng tự nhiên, ảnh hưởng đến kết cấu tự nhiên của đất [27]
1.3.3 Tài nguyên nước VQG Xuân Thủy
1.3.3.1 Nguồn tài nguyên nước mặt
Giao Thuỷ là một huyện có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nguồn tài nguyên nước khá phong phú Tài nguyên nước mặt phân bố chủ yếu trên ba hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò
Ngoài ba hệ thống sông lớn còn rất nhiều hệ thống các sông, hồ chứa và phân phối nước phụ vụ giao thông, sinh hoạt, tưới tiêu nội đồng Các kênh tưới trong khu vực thường được sử dụng kết hợp tiêu thoát nước mưa và nước thải Do vậy, thành phần và tính chất của nước trong các kênh phụ thuộc vào chế độ hoạt động của các cống tưới và cống tiêu trong khu vực Thành phần và tính chất của nước mặt trên các kênh tiêu thoát nước biến động không ngừng
1.3.3.2 Nguồn tài nguyên nước ngầm
Địa tầng khu vực Huyện Giao Thuỷ thuộc địa tầng nước ngầm của tỉnh Nam Định có 5 tầng chứa nước ngầm Đó là các tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích, hệ tầng Thái Bình, hệ tầng Hải Hưng, hệ tầng Hà Nội, tầng chứa nước vỉa – khe nứt, tầng chứa nước khe nứt – kát Tuy nhiên, trong 5 tầng chứa nước này chỉ có hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hà Nội được nghiên cứu kỹ, có trữ lượng lớn và ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sản xuất nhất là nuôi trồng thuỷ sản và làm muối vùng ven biển tỉnh Nam Định
Hệ tầng Thái Bình: 30.434m3/ngày đêm
Hệ tầng Hải Hưng: 14.973m3/ngày đêm
Hệ tầng Vĩnh Phú – Hà Nội: 174.988m3/ngày đêm [18]
Trang 31CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường đất và nước của VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Một số chỉ tiêu chất lượng môi trường đất trong 2 năm 2011 và 2012
- Một số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước trong 2 năm 2011 và 2012
- Đề xuất giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường đất và nước cho VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như sau:
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Luận văn đã sử dụng một số kết quả, tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ, các phương tiện thông tin đại chúng
và tài liệu thu thập từ Ban quản lý VQG Xuân Thủy và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định Cụ thể:
- Các tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cùng với các tài liệu, tư liệu về vùng cửa
Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Các tài liệu, và công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến môi trường
và quản lý của VQG Xuân Thủy
2.3.2 Phương pháp thu mẫu môi trường
Các mẫu đất và nước được lấy vào 2 đợt:
- Đợt 1: tháng 07 năm 2011
- Đợt 2: tháng 12 năm 2012
Trang 32* Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt với độ sâu trung bình 0 – 20 cm Mẫu được bảo quản trong các túi polyme sau đó được mang về phòng thí nghiệm phân tích Thông tin về các điểm lấy mẫu đất được mô tả ở bảng 4, bảng 5:
Bảng 4: Thông tin về địa điểm lấy mẫu đất tháng 7/2011 ở VQG Xuân Thủy
Trang 33Bảng 5: Thông tin về địa điểm lấy mẫu đất tháng 12/2012 ở VQG Xuân Thủy
Trang 34* Các mẫu nước được lấy ở độ sâu 20 cm Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển
và bảo quản tuân theo QCVN 08:2008/BTNMT Thông tin chung về các điểm lấy mẫu được mô tả ở bảng 6 và bảng 7:
Bảng 6: Thông tin về địa điểm lấy mẫu nước tháng 7/2011 ở VQG Xuân Thủy
1060 34’ 20,1”
Gần trạm bảo vệ cồn Ngạn
Trang 35Bảng 7: Thông tin về địa điểm lấy mẫu nước tháng 12/2012 ở VQG Xuân Thủy
2.3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
* Mẫu đất sau khi được lấy ngoài hiện trường, các mẫu đất được xử lý và phân tích tại phòng thí nghiệm bằng các phương pháp thông dụng đang được sử dụng trong các phòng phân tích thổ nhưỡng [12] Cụ thể:
Trang 36- Xác định pHKCl bằng máy đo pH – meter
- Xác định phốt pho tổng số theo phương pháp so màu xanh molipden
- xác định Canxi trao đổibằng phương pháp trilon B
- Xác định Magiê trao đổi bằng phương pháp trilon B
- Xác định nitơ dễ tiêu dạng amon (NH4+) theo phương pháp so màu
- Xác định NO3- trong đất theo phương pháp đisunphophenic (theo Grandwal, Lajoux)
- Xác định hàm lượng Cd2+, Pb2+, As3+ bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (ASS)
* Mẫu nước lấy ngoài hiện trường được đo trực tiếp một số chỉ tiêu thông dụng, sau đó được xử lý và phân tích theo các phương pháp phổ biến hiện hành tại các phòng thí nghiệm Cụ thể:
- Các chỉ tiêu như pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO), độ đục và nhiệt độ được
đo trên máy phân tích 6 chỉ tiêu ngay tại hiện trường
- Phân tích COD được tiến hành nhờ chất oxi hóa là K2Cr2O7 dư trong môi trường H+
và lượng Cr2O72- dư được chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr
- Chỉ số Coliform được xác định theo phương pháp lên men nhiều ống, nuôi cấy trong môi trường lactoza
- Xác định nitrat bằng phương pháp so màu với thuốc thử đisunphophenic
- Xác định Canxi, Magiê trao đổi bằng phương pháp trilon B
- Xác định hàm lượng Cd2+, Pb2+, As3+ bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (ASS)
Trang 37CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng môi trường đất, nước
3.1.1 Môi trường đất
Để đánh giá được chất lượng môi trường đất của khu Ramsar Xuân Thuỷ, cần hồi cứu và cập nhật các số liệu của chất lượng đất để đánh giá diễn biến các thông số chất lượng đất theo thời gian Việc cập nhật số liệu được thực hiện thông qua lấy mẫu và phân tích chất lượng đất trong phạm vi khu Ramsar làm nhiều đợt nhằm xem xét, nghiên cứu cụ thể các thông số hoá lý cơ bản có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong khu vực
Nghiên cứu, cập nhật và đánh giá sự biến đổi chất lượng môi trường đất khu Ramsar Xuân Thủy, bao gồm các số liệu phân tích về tích chất cơ học của đất, chỉ tiêu dinh dưỡng và hàm lượng một số độc tố kim loại nặng
3.1.1.1 Kết quả nghiên cứu chất lượng đất tháng 7 năm 2011
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng đất tại các điểm lấy mẫu đất tại khu Ramsar Xuân Thủy trong đợt khảo sát tháng 7/2011 được thể hiện trong bảng 8
Bảng 8 Kết quả phân tích chất lượng đất tại VQG Xuân Thủy tháng 7/2011
Trang 38 pH KCl
Giá trị pH ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học và động thái của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất như: Ca, P Qua giá trị pH có thể đánh giá một cách định tính hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng nhiều hay ít Giá trị pH của đất có ảnh hưởng lớn đến thực vật, vi sinh vật, tốc độ và phương hướng của các quá trình lý hóa xảy
ra trong đất Ngoài ra, pH còn ảnh hưởng tới sự đồn hóa chất dinh dưỡng của thực vật, hoạt động của vi sinh vật đất, sự khoáng hóa chất hữu cơ, phân hủy khoáng đất, hòa tan các hợp chất khó hòa tan, keo tụ và các quá trình lý hóa khác phụ thuộc vào phản ứng của đất Đối với cây trồng thì giá trị pH phù hợp cho quá trình sống, tồn tại, sinh trưởng và phát triển là khác nhau Sự thay đổi của pH về phía axit hay kiềm
sẽ kìm hãm sự phát triển của cây trồng khi không phù hợp với chúng, thậm chí gây chết cây trồng [13]
Trong tất cả 6 mẫu đất được lấy để tiến hành thí nghiệm, ta thấy có sự khác nhau tương đối giá trị pH của 2 mẫu đất lấy tại khu hút bùn cát và đất trong đê, thể hiện rõ trong biểu đồ 1 dưới đây:
Biểu đồ 1: Giá trị pH của đất (7/2011) Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy, giá trị pH giữa các mẫu đất lấy tại những vị trí khác nhau trong VQG Xuân Thủy không có sự chênh lệch lớn pH trong đất của VQG có tính kiềm yếu, cụ thể tại vùng lõi VQG có độ kiềm cao nhất (giá trị pH = 8,5), mặt khác pH trong đất vườn ở khu vực trong đê (vùng đệm) lại thấp nhất so