Sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 61)

Trước những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường đất của khu Ramsar Xuân Thủy, nếu không có các giải pháp cải tạo và bảo vệ hợp lý thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh cảnh, môi trường sống của các loài, đặc biệt là chim di cư và các loài quý hiếm của khu vực. Vì vậy, việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy nhằm hạn chế tối đa các mối đe dọa đến môi trường khu Ramsar Xuân Thuỷ phục vụ phát triển bền vững ĐNN khu vực này.

Để có thể sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của Khu Ramsar Xuân Thuỷ, cầnnghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế quản lý thích hợp chung cho toàn bộ Khu Ramsar Xuân Thủy. Cụ thể nội dung quy chế phải tập trung vào các hoạt động sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học Khu Ramsar, vai trò của các bên liên quan trong quản lý hiệu quả VQG - Khu Ramsar Xuân Thủy.

Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của cộng đồng địa phương về chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệm trong quản lý bảo tồn và phát triển tài nguyên đất ngập nước thuộc vùng lõi của khu Ramsar - Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

Xây dựng quy chế có sự tham gia của cộng đồng địa phương và các cơ quan tư vấn hữu quan từ Trung ương đến địa phương về việc sử dụng khôn khéo và đồng quản lý bền vững tài nguyên đất ngập nước tại Khu Ramsar.

Tổ chức triển khai thí điểm các quy chế và đề án trên, giám sát, đánh giá và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và ban hành văn bản pháp quy quản lý thích hợp.

KẾT LUẬN

Luận văn đã đưa ra được kết quả phân tích bước đầu về một số nguyên tố trong đất và trong nước để đánh giá hiện trạng và đề xuất được giải pháp cải tạo, bảo vệ hợp lý chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thuỷ phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững khu Ramsar trước nhu cầu phát triển của xã hội, cụ thể:

- Môi trường đất: Độ chua (giá trị pHKCl) của các mẫu đất đều có tính kiềm yếu, hàm lượng phốt pho dễ tiêu đa số đều ở mức giàu. Một số chỉ tiêu Ca2+, Mg2+, NO3-, NH4+ đều ở mức thấp. Nồng độ kim loại nặng (Pb2+, Cd2+, As3+) đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam, tuy nhiên với một số mẫu đất lấy xung quanh các khu vực nuôi trồng thủy sản thì hàm lượng kim loại nặng có xu hướng tăng nhẹ (so sánh qua 2 đợt khảo sát, thu mẫu và phân tích nồng độ).

- pHKCl của các mẫu nước lấy tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy có giá trị gần trung tính cho đến kiềm yếu. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), chỉ số Coliform đều nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước, thuận lợi cho sinh vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển. Hàm lượng phốt pho tổng số hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép ngoại trừ các mẫu nước lấy gần khu hút bùn cát gần trụ sở Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Hàm lượng Ca2+, Mg2+ tương đối thấp. Nồng độ các kim loại nặng (Pb2+, Cd2+, As3+) đều nằm trong giới hạn cho phép.

KIẾN NGHỊ

Sự can thiệp bất hợp lý của con người trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và quy luật bồi lấp dòng sông ở vùng triều, đã khiến cho việc điều hòa chế độ nước, chất lượng nước trong khu vực VQG Xuân Thủy gặp trở ngại lớn, tác động tiêu cực đến cân bằng sinh thái tự nhiên của khu vực. Vì vậy cần phải có sự điều chỉnh hợp lý, bằng các biện pháp kỹ thuật cũng như thể chế quản lý đảm bảo sự bền vững của môi trường sinh thái, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống của người.

Các mô hình sử dụng đất ngập nước vùng ven biển nên phát triển theo hướng lâm ngư kết hợp bán thâm canh hoặc quảng canh cải tiến, sẽ duy trì rừng ngập mặn và lợi ích kinh tế lâu dài của người dân.

Đánh giá đúng hiện trạng môi trường đất và nước của khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy, từ đó đưa ra giải pháp ban đầu nhằm kiểm soát chất lượng môi trường phục vụ việc phát triển kinh tế đa mục tiêu (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân sinh kinh tế và du lịch sinh thái).

Xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN ven biển, vùng lõi khu Ramsar Xuân Thủy có sự tham gia của cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống bản đồ rải thửa cho toàn vùng, đặc biệt là vùng lõi. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các bên liên quan đối với các vùng có liên quan đến VQG Xuân Thủy. Xây dựng quy chế cộng đồng quản lý tài nguyên đất ngập nước ven biển. Tăng cường giám sát và đánh giá mô hình quản lý và sử dụng ĐNN khu Ramsar Xuân Thủy.

Cần đầu tư nhiều hơn nữa về tài chính cũng như hợp tác nghiên cứu khoa học về môi trường tại VQG Xuân Thủy để xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá được sự biến động chất lượng môi trường chính xác hơn nhằm kịp thời đưa ra những biện pháp cải tạo hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Thanh Bình, Nguyễn Viết Cách và cộng sự (2007), Vấn đề quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy. Cục Bảo vệ môi trường – Trung tâm Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển cộng đồng, Hà Nội, Việt Nam.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu hải sản (2008), báo cáo: Đánh giá tác động môi trường của 4 đầm nuôi thủy sản trong vùng lõi VQG Xuân Thủy.

3. Nguyễn Viết Cách (2006), Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển tại VQG Xuân Thủy. Tạp chí Ramsar.

4. Nguyễn Viết Cách (2007), Bảo tồn và phát triển HST RNM ở khu Ramsar Xuân Thủy. Tạp chí Ramsar.

5. Nguyễn Viết Cách, Đinh Thị Phương, Đặng Thành Vinh (2009), Báo cáo kinh tế - xã hội: Giám sát tác động xã hội và đánh giá khả năng bị tổn thương của các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên ĐNN khu vực VQG Xuân Thủy, Nam Định.

6. Công ước Ramsar, điều 1.1 (1971)

7. Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005). Tổng quan hiện trạng Đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar. Hà Nội, Việt Nam

8. Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007), Đặc điểm kinh tế xã hội ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn – Trung tâm Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển cộng đồng, Hà Nội, Việt Nam.

9. Nguyễn Xuân Hải, Trần Thị Kim Tĩnh (2011), Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng môi trường đất và nước phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học khu Ramsar Xuân Thủy, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Hội khoa học đất Việt nam (2000), Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

11. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007), Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. MERC-MCD, Hà Nội, Việt Nam.

12. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2000), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2000). Đất và Môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội

14. Lê Văn Khoa, Nguyễ Cử, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân (2005),

Đất ngập nước. NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Khôi, Dương Thị Thơm (1980), Động vật nổi ở vùng cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và song Đáy tỉnh Hà Nam. Tuyến tập Nghiên cứu Biển, II – 1, 111 – 132

16. Lưu Thị Ngoan (2007), Luận văn: Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động cảnh quan, đề xuất giải pháp quy hoạch PTBV VQG Xuân Thủy.

17. Mai Trọng Nhuận và nnk (2007), Báo cáo tổng kết Dự án: Điều tra đánh giá tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN ven biển và đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai đến 2020. Lưu trữ Cục Bảo vệ Môi trường.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo: Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực VQG Xuân Thủy.

19. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định (2010), Tập bản đồ chuyên đề khu vực VQG Xuân Thủy tỉnh Nam Định.

20. Vũ Trung Tạng (1981), Nguồn lợi thủy sản các đầm phá phía nam sông Hương và những vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi đó. Tuyển tập Nghiên cứu Biển.

21. Vũ Trung Tạng (1994), Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam (khai thác, duy trì và phát triển nguồn lợi). Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Vũ Trung Tạng (1997), Nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông và hậu quả sinh thái gây ra do hoạt động của con người. Tuyển tập báo cáo Khoa học Hội nghị Sinh học toàn quốc lần I. Viện Hải dương học Nha Trang.

23. Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch cho một số HST ĐNN ven Bắc Bộ cho PTBV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, Cres (2006), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam.

25. Chu Văn Thuộc (2001), Tổng quan hiện trạng vi tảo biển gây hại và độc tố tảo trong môi trường ven biển phía bắc Việt Nam. Tạp chí Thuỷ Sản (6): tr. 25-27

26. Chu Văn Thuộc (2009), Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới sự phát triển của chi tảo độc hại Pseudo–nitzschia trong một số vùng biển ven bờ Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển - Journal of Marine Science and Technology.

27. Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Hữu Thành (2011), Thực trạng sử dụng đất vùng cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011, tập 9, số 06: 994 – 1003. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

28. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) (2008), Báo cáo tổng kết phân vùng sinh kế VQG Xuân Thủy.

29. Nguyễn Tố Uyên, Thẩm Ngọc Diệp, Hà Minh Trí (2007), Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam, WWF.

30. Văn phòng Dự án Quản lý tổng hợp đới bờ Nam Định (2004), Dự thảo Kế hoạch quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định, Nam Định.

31. Văn phòng dự án VQG Xuân Thủy (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động của hợp tác xã sản xuất nấm và dịch vụ VQG Xuân Thủy.

32. Văn phòng Dự án QLTHVB – sở TN & MT tỉnh Nam Định. Kế hoạch chiến lược Quản lý VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

33. Vũ Văn Vụ (chủ biên), Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tâm (2008), Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

34. Chiang Rai Province, Nong Bong Kai Wetland Management Plan (2004), Thailand.

35. Department of Wildlife Protection (2007), Comprehensive Management Action Plan for Wular Lake - Kashmir, India.

36. Department of Environmental Affairs (2008), Okavango delta management plan, Botswana.

37. NSW Nationnal Parks and Wildlife Service (2001), Towra Point Nature Reserve Plan of Management, Australia.

38. Patrik J. Dugan( 1990) Bảo vệ đất ngập nước – tổng quan các vấn đề hiện tại và hành động cần thiết. Bản dịch tiếng Việt, IUNC.

39. Ivar Puura (2007), Status of wetland management in the project sites, BIRD project in EU, Tartu.

40. V.G.Krivenko (2000), Development of monitoring programme and draft management plans for the Ramsar site located on the Kamchatka Peninsula, Moscow, Russian.

website

41. Http://www.ramsar.org

PHỤ LỤC

Phụ lục 5: Thang đánh giá một số tính chất lý, hóa môi trƣờng đất PHKCl Phân loại 3.0 - 4.5 Chua nhiều 4.6 – 5.5 Chua vừa 5.6 – 6.5 Chua ít 6.6 – 7.5 Trung tính 7.6 – 8.0 Hơi kiềm 8.1 – 8.5 Kiềm vừa 8.6 – 9.0 Kiềm mạnh Mùn rất nghèo :<1 % Mùn nghèo :1< 2 % Mùn trung bình :2< 4 % Mùn giàu :4< 8 % Mùn rất giàu : > 8 %

- Thang đánh giá Nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl

Nghèo : <0.1 %

Trung bình :0.1- 0.15 % Khá :0.15- 0.2 % Giàu : > 0.2 %

- Thang đánh giá Phốtpho tổng số theo phuong pháp Loren

Nghèo : < 0.01 % Trung bình : 0.01 – 0.05 % Khá : 0.05 - 0.1 % Giàu : > 0.1 %

- Thang đánh giá Kali tổng số theo phương pháp quang kế ngọn lửa

Rất nghèo : < 0.2% Nghèo : 0.2- 0.5 %

Trung bình : 0.5 – 0.8 % Khá : 0.8 – 1.2 % Giàu : > 1.2 %

- Thang đánh giá Nitơ dễ tiêu theo phương pháp Chiurin-Kononova

Nghèo : 4 mg/100gr Trung bình : 4 – 8mg/100gr Giàu : > 8mg/100gr

- Thang đánh giá P2O5 dễ tiêu theo phương pháp Oniani

Rất nghèo : < 5 mg/100gr Nghèo : 5 – 10 mg/100gr Trung bình : 10 – 15 mg/100gr Giàu : > 15 mg/100gr

- Thang đánh giá Kali dễ tiêu (mg/100gr)

Rất nghèo : <4 Nghèo : 4 - 12 Trung bình :12 - 20 Giàu : > 20

Phụ lục hình ảnh

Ảnh 1: Cống dẫn nước vào đầm nuôi tôm

Ảnh 3: Hình ảnh học viên thu mẫu đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)