Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1 Mục tiêu: Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đai đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 1
3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 2
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
5 Đóng góp của đề tài 5
6 Cấu trúc đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT 7
1.1 Các khái niệm chung 7
1.1.1 Tài nguyên đất 7
1.1.1.1 Định nghĩa 7
1.1.1.2 Vai trò 7
1.1.2 Biến động tài nguyên đất 8
1.1.2.1 Định nghĩa sử dụng tài nguyên đất 8
1.1.2.2 Biến động tài nguyên đất, các trường hợp và các nguyên nhân của biến động 9
1.1.3 Thống kê, kiểm kê tài nguyên đất 9
1.1.3.1 Định nghĩa 9
1.1.3.2 Nội dung thống kê, kiểm kê tài nguyên đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 10
1.1.3.3 Mục đích thống kê, kiểm kê tài nguyên đất 10
1.1.3.4 Nguyên tắc thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 10
1.1.3.5 Tổng hợp số liệu trong thống kê, kiểm kê đất đai 12
1.1.3.6 Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai 12
1.1.4 Ứng dụng GIS vào đánh giá biến động tài nguyên đất 13
1.1.4.1 Khái niệm GIS (Geographic information sytem) 13
1.1.4.2 Vai trò 13
Trang 21.1.4.3 Ứng dụng của GIS trong đánh giá biến động tài nguyên đất 14
1.2 Cơ sở thực tiễn trong đánh giá biến động tài nguyên đất 14
1.2.1 Biến động tài nguyên đất của cả nước 14
1.2.2 Biến động tài nguyên đất của tỉnh Bắc giang và huyện Sơn động giai đoạn 2005- 2010 19
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG (giai đoạn 2005-2011) 22
2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 22
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 22
2.1.1.1 Vị trí địa lý 22
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 23
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 27
2.1.2.1 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 27
2.1.2.2 Dân cư và dân số lao động 30
2.1.2.3 Xã hội 33
2.1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng 33
2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005 35
2.2.1 Xây dựng bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ GIS giai đoạn 2005 - 2010 35
2.2.1.1 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 35
2.2.1.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Động năm 2010 36
2.3 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Sơn Động năm 2011 39
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 39
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 41
2.3.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 43
2.3.4 Hiện trạng đất chưa sử dụng 47
2.4 Phân tích biến động tài nguyên đất giai đoạn 2005 – 2011 48
2.5 So sánh biến động tài nguyên đất giai đoạn 2005 – 2011 53
2.6 Dự báo sử dụng tài nguyên đất đến 2015 55
Trang 32.6.2 Dự báo sử dụng đất Lâm nghiệp 67
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
3.1 Kết luận 72
3.2 Khuyến nghị và đề xuất hướng sử dụng đất hợp lí 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC ẢNH
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước 15
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước 17
Bảng 1.3: Diê ̣n tích biến đô ̣ng đất giai đoa ̣n 2005-2010 tỉnh Bắc Giang (ha) 20
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành phân theo nhóm công nghiệp và theo thành phần kinh tế phân theo nhóm ngành của huyện Sơn Động 29
Bảng 2.2: Mật độ dân số huyện Sơn Động 31
Bảng 2.3: Ma trận biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Động giai đoạn 2005 - 2010 37
Bảng 2.4 Số lượng các khoanh vi đất chuyển đổi 38
Hình 2.4 Cơ cấu sử dụng đất huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2011 39
Biểu đồ 2.5 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Sơn Động năm 2011 40
Hình 2.6: Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp huyện Sơn Động năm 2011 41
Bảng 2.5: Diện tích, cơ cấu đất lâm nghiệp của huyện Sơn Động năm 2011 42
Bảng 2.6: Diện tích, cơ cấu các loại đất chuyên dùng năm 2011 43
Bảng 2.7: Diện tích, cơ cấu đất khu dân cư nông thôn năm 2011 46
Bảng 2.8: Diện tích biến động đất tự nhiên của các xã giai đoạn 2005- 2011 48
Bảng 2.9: Thống kê biến động diện tích đất giai doạn 2005 - 2011 53
Bảng 2.10: Dự báo sử dụng đất đai của huyện sơn động đến năm 2015 56
Bảng 2.11: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp của huyện năm 2015 58
Bảng 2.12: So sánh diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp trước và sau quy hoạch 59 Bảng 2.13: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 1 61
Bảng 2.14: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 2 62
Bảng 2.15: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 3 63
Bảng 2.16: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 4 64
Bảng 2.17: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 5 65
Bảng 2.18: Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp của huyện đến năm 2015 67
Bảng 2.19: So sánh diện tích đất lâm nghiệp trước và sau quy hoạch 70
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang
Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang năm
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đất đai vừa là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, vừa
là tư liệu sản xuất đặc biệt, vô cùng quý giá, mặt khác đất đai cũng là địa bàn sinh sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng Hiện nay, do quá trình gia tăng dân số, đất đai trở thành vấn
đề sống còn của mỗi quốc gia và chính sự gia tăng dân số, sự phát triển ồ ạt của
đô thị và quá trình công nghiệp hóa đã gây sức ép lớn trong việc sử dụng đất Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, tương ứng là sự gia tăng của diện tích đất phi nông nghiệp (nhu cầu nhà ở, đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp gia tăng mạnh), song vấn đề đặt ra ở đây là đất đai có hạn và để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình,
kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện nhằm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ nên sử dụng hợp
lý tài nguyên đất mà hơn hết là việc đánh giá biến động đất đai ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết hơn
Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nền kinh tế đang trên
đà phát triển, riêng dân số có xu hướng tăng nhanh trong vài năm trở lại đây… do
đó đã gây sức ép nhất định đối với tài nguyên đất của huyện Vì vậy để có thể thấy rõ hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện, mức độ tác động đối với tài
nguyên đất đai… tác giả đã chọn lựa đề tài "Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005- 2011''
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1 Mục tiêu: Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đai (đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp) của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 -
2011
2.2 Nhiệm vụ:
- Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ đề tài
- Xây dựng bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ GIS giai đoạn 2005 – 2010
Trang 7- Lập bảng so sánh biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2011
- Dự báo hiện trạng sử dụng đất năm 2015
2.2 Giới hạn của đề tài
- Không gian: Nghiên cứu lãnh thổ của toàn huyện, có sự phân hóa tới cấp
xã, trong phạm vi 21 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 84.664,49 ha
- Nội dung: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất (đất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp và phi nông nghiệp), tác giả xây dựng 2 bản đồ hiện trạng sử dụng đất (năm 2005, 2010) để làm rõ biến động sử dụng tài nguyên đất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 – 2011 Đồng thời so sánh hiện trạng
sử dụng đất đến năm 2011 và dự báo đến năm 2015
- Thời gian: giai đoạn 2005 - 2011
3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1 Quan điểm nghiên cứu
Đồng thời mỗi đối tượng địa lí đều gắn với một không gian cụ thể, đều có các quy luật hoạt động riêng gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm lãnh thổ nào đó Trong mỗi lãnh thổ đều có sự phân hóa nội tại, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ cả mặt tự nhiên và xã hội Vận dụng quan điểm lãnh thổ để giải quyết một cách cụ thể các vấn đề có cơ sở lí luận cũng như trong thực tiễn khai thác, quản lí, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên trong lãnh thổ nghiên cứu
3.2.2 Quan điểm tổng hợp
Đây là một trong những quan điểm truyền thống của khoa học địa lý khi nghiên cứu các đối tượng tự nhiên cũng như các đối tượng địa lý khác Quan điểm tổng hợp cùng với quan điểm hệ thống tạo thành những tiêu chuẩn không thể thiếu được trong khi đánh giá các công trình nghiên cứu địa lý, tài nguyên
Trang 8môi trường Với đề tài của mình, tác giả sử dụng quan điểm này làm cơ sở đánh giá tổng hợp và dự báo việc khai thác, quản lí tài nguyên đất huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trên cơ sở phân tích sự biến động tình hình sử dụng tài nguyên đất của huyện trong giai đoạn 2005 – 2011
3.2.3 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu: Bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội Quan điểm phát triển bền vững hướng tới sự hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội
Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất có tính chất định hướng điều chỉnh sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, phải có tính hiệu quả kinh tế cao và ổn định xã hội song vẫn
đảm bảo được yếu tố môi trường
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu Việc thu thập, cập nhật tài liệu về các kết quả nghiên cứu cho phép tiếp cận với những vấn đề trong và ngoài nước Các tài liệu được thu thập, hệ thống hóa theo
đề cương và nội dung nghiên cứu đã được xác định, tránh những thiếu sót cho bước tổng hợp về sau, nguồn tài liệu của khóa luận bao gồm các dữ liệu thống
kê về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, các số liệu, các bản đồ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau Các dữ liệu trên được xử lí phân tích là cơ
sở để thực hiện đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, từ đó có những đề xuất cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai
của lãnh thổ
3.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp thông dụng, cần thiết không thể thiếu được trong nghiên cứu các đối tượng địa lý đặc biệt là các đối tượng thuộc địa lý tự nhiên Ngoài chức năng xác định các đối tượng địa lý, bản đồ là cẩm nang chỉ dẫn, giới thiệu về khu vực hay sự phân bố của các đối tượng địa lý Trong đề tài này, việc
sử dụng bản đồ cho phép tác giả xác định rõ ràng, cụ thể phạm vi nghiên cứu;
Trang 9phạm vi lãnh thổ huyện Sơn Động Các bản đồ hành chính, bản đồ 1 số thành phần tự nhiên và bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2 năm 2005 và 2010 được tác giả
sử dụng nhằm tăng thêm tính đa dạng, sức thuyết phục cho những luận điểm tác giả đưa ra
Ngoài bản đồ, trong luận văn của mình tác giả còn sử dụng các biểu đồ nhằm nâng cao tính trực quan
3.2.3 Hệ thông tin địa lý - GIS (Geography Information system)
Là một trong những phương pháp khá quen thuộc trong nghiên cứu địa lý, GIS được xem là một trợ thủ đắc lực trong quá trình biên tập, xây dựng một số bản đồ chuyên đề theo ý tưởng của tác giả Đối với đề tài, đây là phương pháp quan trọng nhất, bởi GIS được sử dụng như một công cụ để giải quyết bài toán biến động hiện trạng sử dụng đất, bằng cách chuẩn hóa dữ liệu, chồng xếp các lớp dữ liệu, thực hiện các phép toán trong không gian, xây dựng bản đồ chuyên
đề nhằm cho ta kết quả nghiến cứu đánh giá biến động hiện trạng sử đụng đất đã đặt ra Phần mềm GIS được sử dụng trong khóa luận: Mapinfo 9.0 (thành lập bản đồ biến động sử dụng đất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)
3.2.4 Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp cho tác giả có cái nhìn thực tế hơn và giúp phát hiện những nội dung nghiên cứu, bổ sung cùng với nguồn tài liệu đã thu thập được Đây là phương pháp đem lại hiệu quả khá tốt trong quá trình tác giả tiến hành tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Sơn Động Đồng thời, có thể xem xét, quan sát mức độ biến động của nguồn tài nguyên này đối với từng loại hình sử dụng đất
3.2.5 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng để đói chiếu giữa các đối tượng để rút
ra được sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu khác nhau: Cụ thể trong khóa luận có sử dụng kết quả biến động tài nguyên đất 2005 so với 2010 (trên cơ sở xây dựng bản đồ), 2010 và 2011
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đánh giá biến động tài nguyên đất đai là một chủ đề tương đối mới mẻ, tuy nhiên đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, ở một số các khu vực
Trang 10Tiêu biểu như đề tài Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự
nhiên, biến động sử dụng tài nguyên đất và xác lập các mô hình kinh tế sinh thái bền vững cho một số vùng địa lí trọng điểm khu vực tây nguyên của PGS-TSKH
Phạm Hoàng Hải – Viện Địa lí - Viện hàn lâm KHCNVN Đề tài đi sâu vào đánh giá thực trạng biến động sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng và các mâu thuẫn nảy sinh trong vùng tự nhiên và vùng kinh tế trọng điểm
Hay như Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lí GIS trong đánh giá biến
động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 tại xã Kimh Quang – Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai (2011), Đại học Lâm nghiệp Hà Nội Đề tài sử dụng GIS
làm công cụ đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất dựa trên các bản đồ thành phần: sông ngòi, địa hình, đất
Hoặc đề tài Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Lai Vung
tỉnh Đồng Tháp năm 2009 cũng đã có những sự phân tích nhân tố ảnh hưởng
đến sự biến động của nguồn tài nguyên này
Đối với một đơn vị cấp tỉnh như Bắc Giang, việc nghiên cứu biến động tài nguyên đất cũng đã có một số đề tài như:
Đề tài Đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-
2010 và đề xuất sử dụng hợp lí của Trương Thị Lan – khoa Địa Lí – Trường
ĐHSP Hà Nội cũng đã có những đánh giá mức độ biến động sử dụng đất trên quy mô toàn tỉnh trong thời gian 5 năm, đồng thời đưa ra phương hướng sử dụng đất hợp lí, bền vững
Hay như đề tài: "Đánh giá hiện trạng định hướng sử dụng đất Nông – Lâm
nghiệp của huyện Sơn Động đến năm 2015" (2011), của Vi Thị Hoan, Đại học
Nông Lâm Bắc Giang
Đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Động- tỉnh
Bắc Giang '' năm 2011 của Vi Văn Đức, Đại học thủy lợi, Hà Nội Đề tài nghiên
cứu đề cập tới vấn đề quy hoạch sử dụng các tài nguyên đất, nước… và dự báo tình hình sử dụng đất tới năm 2020
5 Đóng góp của đề tài
- Đối với giáo viên và sinh viên: đề tài là tư liệu quý giá cho sinh viên địa lí
trong việc tiếp cận với hệ thống thông tin địa lí GIS, liên hệ thực tế với địa phương
- Đối với cơ quan quản lí đất đai: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sẽ là
Trang 11việc sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hợp lí trong tương lai
6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương, cụ
thể:
Chương 1: Cơ sở khoa học về đánh giá biến động tài nguyên đất
Chương 2: Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2011
Chương 3: Kết luận và khuyến nghị
Trang 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT 1.1 Các khái niệm chung
1.1.1 Tài nguyên đất
1.1.1.1 Định nghĩa
Có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa, khái niệm như thế nào đất, là tài nguyên đất, tuy nhiên theo quan điểm của mình tác giả chỉ đề cập đến định nghĩa đất của Docusaev - nhà thổ nhưỡng học người Nga bởi đây là định nghĩa
đầy đủ, hoàn chỉnh và chính xác Theo ông "Đất là một vật thể tự nhiên hoàn
toàn độc lập, là sản phẩm tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tuổi và địa hình địa phương"
Đây là định nghĩa đầu tiên và cũng là định nghĩa phản ánh xác thực nguồn gốc hình thành đất Đất được xem như một vật thể sống, vì trong nó chứa nhiều
vi sinh vật, nấm tảo, côn trùng đất, các động thực vật bậc cao Cũng chính vì bản tính sống của đất, mà đất được xem như nguồn tài nguyên tái tạo và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá
1.1.1.2 Vai trò
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con nguời và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp Đặc điểm đất đai ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp.Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng Chính điều này đòi hỏi cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên
và kinh tế - xã hội Địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa mang tính chất chuyển tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật khá đa dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế, xã hội ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai
Trang 13Đất trung du miền núi gồm các loại chính: Đất vàng nhạt trên đá cát, đất
đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn, đất đỏ nâu trên đá macma trung tính và axit Đất đồng bằng gồm đất phù
sa không bồi hàng năm, đất phù sa bồi hàng năm Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý, hoá học khác nhau Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau Vì vậy, cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mô hình sử dụng đất đai phù hợp
Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng
có những loại đất cần được cải tạo Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng đất
Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là : lúa nước Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit phù hợp với các loại cây ăn quả lâu năm: chè, hồng, vải thiều, cam, quýt… và sự phân bố của các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao
1.1.2 Biến động tài nguyên đất
1.1.2.1 Định nghĩa sử dụng tài nguyên đất
Sử dụng tài nguyên đất là hệ thống, các biện pháp nhằm điều hoà mối quan
hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát triển, quyết định phương hướng chung và mục tiêu
sử dụng hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu quả lợi ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất
Theo quy định tại điều 11 luật Đất đai 2003, việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn
sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai 2003 và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Trang 141.1.2.2 Biến động tài nguyên đất, các trường hợp và các nguyên nhân của biến động
* Các trường hợp biến động tài nguyên đất
- Được nhà nước giao đất, cho thuê đất
- Được nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai
- Trường hợp đất bồi, đất cồn…
- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, hình thể sử dụng
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc chia tách quyền sử dụng đất
* Nguyên nhân của biến động tài nguyên đất
- Do nhà nước: nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước
- Do người sử dụng đất: nhu cầu chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa
kế, thế chấp theo quy định của pháp luật về các quyền của người sử dụng đất
- Do tự nhiên gây ra: do thiên tai (bão, lũ lụt, xói mòn, sụp lở…) hay do đất bồi…
- Do cấp lại, đổi mới giấy chứng nhận QSDĐ do mất giấy, thay đổi tên chủ hộ…
1.1.3 Thống kê, kiểm kê tài nguyên đất
1.1.3.1 Định nghĩa
* Thống kê
Thống kê tài nguyên đất là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê (Khoản 21- Điều 4/Luật đất đai 2003)
* Kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính
và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm kiểm kê và tình hình
Trang 151.1.3.2 Nội dung thống kê, kiểm kê tài nguyên đất và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
- Thu thập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và theo đối tượng sử dụng, số liệu về đối tượng sử dụng đất trên địa bàn từng đơn vị hành chính
- Xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập để rút ra kết luận đánh giá
về tình trạng sử dụng đất, tình hình và nguyên nhân biến động đất đai giữa các
kỳ thống kê, kiểm kê đất đai; đề xuất kiến nghị các giải pháp, chính sách quản lý
sử dụng đất đai cho phù hợp với thực tiễn
- Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể hiện hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích tại thời điểm kiểm kê đất đai
1.1.3.3 Mục đích thống kê, kiểm kê tài nguyên đất
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa phương; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của Nhà nước
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai
1.1.3.4 Nguyên tắc thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định theo mục đích hiện trạng sử dụng Trường hợp đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích thống kê mới, kiểm kê theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích
sử dụng đất nhưng chưa sử dụng đất theo mục đích mới đó
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích đã được ghi trên hồ sơ địa chính thì ngoài việc kiểm kê theo mục đích sử dụng chính còn được kiểm kê
Trang 16theo các mục đích phụ (vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp)
- Số liệu thống kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ hồ
sơ địa chính; trường hợp chưa có hồ sơ địa chính thì thu thập, tổng hợp từ các hồ
sơ giao đất hoặc cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai và các hồ sơ khác có liên quan trên địa bàn; trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà còn một phần diện tích chưa thực hiện theo mục đích mới thì đối chiếu với thực địa để thống kê phần diện tích chưa thực hiện
- Số liệu kiểm kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ thực địa, có đối chiếu với hồ sơ địa chính, hồ sơ giao đất hoặc cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai và các hồ sơ khác có liên quan trên địa bàn
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước được tổng hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lí tự nhiên – kinh tế được tổng hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các tỉnh thuộc vùng địa lý
tự nhiên – kinh tế đó
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được lập trên cơ sở bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh
vệ tinh có độ phân giải cao được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao hoặc bản đồ giải thửa có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai để lập bản đồ hiện trạng, trường hợp không có các loại bản đồ trên thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh được lập trên cơ sở tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng địa lý tự nhiên – kinh tế được lập trên cơ
sở tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh thuộc vùng địa lý tự nhiên – kinh tế đó, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước được lập trên cơ sở tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế
Trang 17thống kê, kiểm kê khác với diện tích tự nhiên đã công bố thì phải giải trình rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải phản ánh đầy đủ tình trạng sử dụng đất thể hiện trong hồ sơ địa chính và hiện trạng sử dụng; diện tích đất đai không được tính trùng, không được bỏ sót trong số liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1.1.3.5 Tổng hợp số liệu trong thống kê, kiểm kê đất đai
- Số liệu thu thập trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được xử lý, tổng hợp và ghi hoặc in trên các mẫu biểu quy định (gọi chung là số liệu trên giấy)
- Số liệu tổng hợp trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được chuyển lên cấp huyện để nhập số liệu vào máy tính điện tử (gọi là số liệu dạng số) để tổng hợp hành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện được chuyển lên cấp tỉnh
để tổng hợp thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh, Số liệu thống kê kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được chuyển về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lí tự nhiên - kinh tế và cả nước
- Số liệu tổng hợp trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước được tính toán trên máy tính điện
tử bằng phần mềm thống nhất, được in ra trên giấy theo các mẫu biểu quy định
1.1.3.6 Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
- Kết quả thống kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước gồm:
+ Biểu số liệu thống kê đất đai
+ Báo cáo kết quả thống kê đất đai
- Kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên, kinh tế và cả nước gồm:
+ Biểu số liệu kiểm kê đất đai;
+ Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trang 181.1.4 Ứng dụng GIS vào đánh giá biến động tài nguyên đất
1.1.4.1 Khái niệm GIS (Geographic information sytem)
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống các thông tin dùng để thu
thập, lưu trữ, xây dựng lại, thao tác, phân tích biểu diễn các dữ liệu địa lí phục
vụ công tác quy hoạch, hoặc lập các kế hoạch sử dụng đất Các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường, giao thông, đô thị và nhiều thủ tục hành chính khác (Định nghĩa của Nitin Kumar Triphthi, 2000 học viện công nghệ Châu Á) GIS được hiểu một cách đơn giản là tập hợp các thông tin liên quan đến các yếu tố địa lí một cách đồng bộ và logic, là công cụ dùng để tập hợp và lưu trữ, xử lý qua và phân tích thông tin (không gian và phi không gian) thông qua các thiết bị máy tính và tin học, cho phép đánh giá tổng thể với nhiều yếu tố theo không gian và thời gian
1.1.4.2 Vai trò
Phần mềm GIS (GIS soft Ware) là các chương trình trên máy tính dùng để
số hóa bản đồ, sữa chữa cập nhật dữ liệu, trình bày và xuất dữ liệu, in ấn dữ liệu Phần mềm GIS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề
Công cụ phần mềm GIS được sử dụng để giải quyết bài toán biến động là
phần mềm Mapinfo Đây là một phần mềm GIS khá hữu hiệu để tạo ra và quản
lý một cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân MapInfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ, dễ sử dụng MapInfo có thể nhập dữ liệu, quản lý
dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu Đặc biệt MapInfo có thể biên tập và tạo ra các trang in bản đồ (Layout) rất thuận tiện, đẹp và chính xác ở các tỷ lệ khác nhau Hiện nay, với các công cụ bổ sung (các tools với phần mở rộng là mbx), MapInfo có thể xây dựng các mô hình không gian, xử lý các phép toán phân tích không gian trên dữ liệu vector, raster.Vì vậy, trong các dự án, trong quản lý hành chính, trong giảng dạy người ta thường sử dụng MapInfo
Phần mềm MapInfo với các chức năng như cung cấp thông tin địa lý, giúp định vị, xây dựng và hoàn thiện bản đồ MapInfo tạo ra hai dạng dữ liệu là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính hết sức tiện lợi để lưu trữ và hiển thị cùng lúc hình ảnh và số liệu trên một file Phần mềm MapInfo có khả năng liên kết với các hệ cơ sở dữ liệu khác như Microsoft Access, SQL Server, Oracle, Data
Trang 19Base để quản lý dữ liệu một cách chặt chẽ, đồng thời tích hợp với các phần mềm khác như MicroStation, CAD, để chuyển dữ liệu khi cần thiết
So với việc đánh giá biến động sử dụng đất bằng phương pháp truyền thống thì việc tự động hóa trong quá trình đánh giá biến động cho ta một lợi ích to lớn Mapinfo trợ giúp trong việc làm giảm các công đoạn như thời gian thành lập bản
đồ số, tiết kiệm thời gian công sức vẫn đảm bảo tính chính xác, thống nhất dữ liệu
1.1.4.3 Ứng dụng của GIS trong đánh giá biến động tài nguyên đất
Khái quát khả năng ứng dụng của GIS
GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian,
nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật Trong phần lớn các lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động
Ứng dụng của GIS trong đánh giá biến động tài nguyên đất
Hệ thống phần mềm ứng dụng Mapinfo, với hệ thống menu, thanh công cụ
và hộp thoại bằng tiếng việt, dễ sử dụng, nguyên lí của việc đánh giá biến động bằng phần mềm này là:
Để đánh giá biến động trạng sử dụng đất của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Trên cơ sở dữ liệu là các bản đồ đất và bản đồ ranh giới hành chính tới cấp xã, tiến hành chồng xếp các bản đồ đất hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và
2005, sau khi chồng xếp các lớp bản đồ với nhau, sẽ tính toán về diện tích đất biến động trên bản đồ và sau đó tiến hành chồng xếp bản đồ biến động này với bản đồ ranh giới hành chính đến cấp xã cho ta kết quả biến động trên bản đồ và khi chuyển dữ liệu sang exel, từ đó có thể tính toán được diện tích đất biến động trong giai đoạn 2005 - 2010
1.2 Cơ sở thực tiễn trong đánh giá biến động tài nguyên đất
1.2.1 Biến động tài nguyên đất của cả nước
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33.093.857 ha Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng
Trang 20*Biến động đất nông nghiệp trên cả nước:
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 là 26.100.160 ha, tăng 5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000 Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha)
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Đất nuôi trồng
thuỷ sản 367.846 700.061 690.218 332.215 -9.843 322.372 Đất làm muối 18.904 14.075 17.562 -4.829 3.487 -1.342
Đất nông
nghiệp khác 402 15.447 25.462 15.045 10.015 25.060
( Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010)
Biến động sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trên các điểm sau:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối, giai đoạn 2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm Sự gia tăng này có thể đến từ việc mở rộng một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm nghiệp
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha Có
Trang 21đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê), trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp (công trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinh doanh)
- Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh, từ 11.575.027 ha lên 14.677.409 ha, bình quân hằng năm tăng trên 620.000 ha và mức tăng trưởng này giảm nhẹ trong giai đoạn kế tiếp Đất lâm nghiệp của cả nước năm 2010 tăng 571.616 ha so với năm 2005, tính chung cho cả giai đoạn diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha Nguyên nhân tăng chủ yếu do các địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng, cùng với đó là do quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp được xác định lại chính xác hơn
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì tổng diện tích đất lâm nghiệp cả nước đạt 96,3%, thấp hơn quy hoạch được duyệt là 595.059 ha, trong đó có 35 tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch
- Trong 5 năm đầu (2000-2005), diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự tăng trưởng mạnh tăng từ 367.846 ha lên 700.061 ha, bình quân hàng năm tăng khoảng 66.500 ha Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010) giảm 9.843 ha Năm
2010 diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,64% trong tổng cơ cấu đất nông nghiệp
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nước (không tính diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp) thực tế thấp hơn 124.392 ha (đạt 84,72% so với quy hoạch được duyệt)
- Diện tích đất làm muối có sự suy giảm trong giai đoạn đầu 2000-2005
và tăng trưởng trở lại trong giai đoạn sau 2006-2010 Diện tích đất làm muối giảm 4.829 ha giai đoạn 2000-2005 và 5 năm sau đó tăng 3.487 ha Tính cả giai đoạn 2001-2010, diện tích đất làm muối giảm 1.342 ha Mặc dù trong những năm qua, sản xuất muối có những tiến bộ nhất định về năng suất và chất lượng, tuy nhiên, ngành này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước Hàng năm, đất nước còn phải nhập khẩu muối cho các nhu cầu khác nhau với giá thành cao Đây là vấn đề mang tính nghịch lý cần phải xem xét, vì Việt Nam là một nước nhiệt đới, với 3.444 km chiều dài bờ biển
Trang 22- Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng mạnh trong 10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010, gấp hơn 63 lần Mức tăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng năm ở mức 2.506 ha
* Biến động đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2010 (722.277 ha), tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 7.200 ha, đặc biệt nhóm đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm 2010 Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1.800 ha sau 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010 (Bảng 1.2)
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa 93.741 97.052 100.939 +3.311 +3.887 +7.198
Trang 23( Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010)
- Đất ở: Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất ở tăng trưởng nhanh, từ
443.178 ha lên 598.428 ha, bình quân mỗi năm tăng trên 31.000 ha và ở mức trên 7%/năm Tốc độ này đã tăng trưởng chậm lại trong vòng 5 năm 2005-2010, tuy nhiên vẫn còn ở mức tương đối cao (3%/năm), trung bình mỗi năm tăng trên 16.000 ha Đây là một con số không nhỏ!
Tính bình quân cả giai đoạn 2000-2010, đất ở khu vực nông thôn tăng khoảng 17.900 ha/năm, tăng trưởng ở mức 5,4%/năm, đất ở đô thị tăng khoảng 7.900 ha/năm, tăng trưởng hằng năm ở mức 8,1%/năm Như vậy, có thể thấy lượng tăng tuyệt đối diện tích đất ở khu vực thành thị nhỏ hơn rất nhiều khu vực nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, thì khu vực này lại lớn hơn rất nhiều Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở khu vực thành thị và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới
- Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000-2005, đất chuyên dùng trên cả nước
tăng từ 1.072.202 ha lên 1.383.766 ha, bao gồm: đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp, đất quốc phòng, an ninh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, tăng 213.473 ha so với năm 2000
Giai đoạn 2005-2010, diện tích đất chuyên dùng cả nước tăng 410.713 ha; trong đó, đất phục vụ cho mục đích công cộng tăng mạnh nhất (258.421 ha), chủ yếu là đất giao thông và thủy lợi, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (101.677 ha), đất quốc phòng và đất an ninh (55.140 ha)
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì tổng diện tích đất chuyên dùng cả nước mới thực hiện được 94,28% mức quy hoạch được duyệt là 108.405 ha Trong đó, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp chỉ đạt 53,8%, thấp hơn 83.691 ha so với quy hoạch được duyệt
Trang 24- Các loại đất khác: Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đã có sự suy
giảm đáng kể trong cơ cấu đất phi nông nghiệp Năm 2000, diện tích đất sông suối
và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng cơ cấu đất phi nông nghiệp, thì tỷ lệ này năm 2010 chỉ còn trên 29%, giảm khoảng 67.400 ha
Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trưởng tương đối nhanh ở mức 8%/năm, tăng từ 93.700 ha năm 2000 lên tới 101.000 ha vào năm 2010 và chiếm 3,29% trong tổng cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp Tình trạng lập mồ mả tự do, phân tán trong đất canh tác, ngoài quy hoạch sử dụng đất diễn ra phổ biến, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và vệ sinh môi trường Do vậy, vấn đề quy hoạch và định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đang nổi lên cấp bách ở tất cả các địa phương, cần phải giải quyết trong thời gian tới
Bên cạnh đó, đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng mạnh, trong vòng 5 năm (2005-2010) tăng 1.820 ha, tăng trưởng 14%
Đất phi nông nghiệp khác năm 2010 tăng 715 ha so với năm 2005 Năm
2005, chỉ tiêu đất phi nông nghiệp khác được đưa vào kiểm kê, cả nước có 3.221
ha, chiếm 0,10% tổng diện tích đất phi nông nghiệp cả nước; đến năm 2010, con
số này là 3.936 ha
Biến động đất chưa sử dụng:
Thực tế, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau một thập niên Chỉ sau 5 năm từ năm 2000-2005, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm một nửa từ 10.027.265 ha xuống còn 5.065.884 ha Năm 2000, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3 diện tích cả nước), thì năm 2005 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2010 con số này là 10% Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chưa sử dụng không còn nhiều Ngay cả những cánh rừng nguyên sinh cũng đã bị tàn phá nhiều để phục vụ cho các mục đích mưu sinh của con người
1.2.2 Biến động tài nguyên đất của tỉnh Bắc giang và huyện Sơn động giai đoạn 2005- 2010
Bắc Giang là mô ̣t tỉnh trung du miền núi phía Đông Bắc của nước ta , trong giai đoạn 2005-2010 diện tích đất có những sự biến động đáng kể cụ thể:
Trang 25Bảng 1.3: Diê ̣n tích biến đô ̣ng đất giai đoa ̣n 2005-2010 tỉnh Bắc Giang (ha)
Loại 2010
Loại 2005
Đất nông nghiê ̣p
Đất lâm nghiê ̣p
Đất chuyên dùng Đất ở
Đất chưa sử du ̣ng Đất nông nghiệp 175.506,8 334,1 3995,8 821,0 2,9 Đất lâm nghiệp 143,4 119.918,9 4,1 3,4 3,8
Từ năm 2005-2010, diê ̣n tích các loại đất đều có sự biến động và hầu hết các loại đất đều tăng lên về diện tích , chỉ có duy nhất đất chưa sử dụng giảm
và giảm mạnh trên một nửa và chuyển đổi thành các loại đất khác Đây là mô ̣t
xu hướng biến đô ̣ng đ ất tích cực của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn
2005-2010
Sơn Động là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Bắc Giang,
có diện tích với diê ̣n tích tự nhiên là 84.664,49 ha trong đó tiềm năng đất của huyện khá lớn nhưng đứng trước nhiều sức ép: tốc độ gia tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế…đã đă ̣t ra vấn đề khai thác và cần có những giải pháp sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lí Việc đánh giá biến đô ̣ng hiê ̣n tra ̣ng sử du ̣ng đất là giải pháp tiền đề vô cùng quan trọng g iúp huyện Sơn Động quy hoạch , quản lí sử dung hợp lí nguồn tài nguyên này , duy trì hê ̣ sinh thái bền vững và
Trang 26phát triển kinh tế – xã hội của huyện Do đó cần thiết phải có hê ̣ thống dữ liê ̣u nhằm theo dõi quản lí và khai th ác tài nguyên đất theo đúng mục đích sử dụng
và cảnh báo kịp thời về tình trạng suy thoái đất để có những biện pháp canh tác , bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này
Trang 27CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG (giai đoạn 2005-2011)
2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Sơn Động là huyện miền núi phía Đông của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 84.664,49 ha, bằng 22,12% diện tích tự nhiên của tỉnh và là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 trong tỉnh (sau huyện Lục Ngạn)
Trang 28Huyện Sơn Động nằm trong tọa độ địa lý: từ 1060
41” - 1070 02”Đ; từ 210
08” - 210 30”B
Vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp huyện Lục Ngạn và Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu, nằm trên ngã ba của quốc lộ 31
và quốc lộ 279, cách thị xã Bắc Giang 80 km về phía Đông - Bắc
Là huyện miền núi nhưng Sơn Động có điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện khác trong tỉnh, với các tỉnh lân cận và với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Địa hình
Huyện Sơn Động có địa hình đặc trưng miền núi, bị chia cắt mạnh, hướng dốc chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy núi Yên Tử (bình quân trên 25o) Huyện có độ cao trung bình 450 m, cao nhất là đỉnh núi Yên Tử 1.068 m, và các đỉnh Bảo Đài 875 m, Ba Nồi 862 m (đều thuộc dãy Yên Tử), thấp nhất là 52 m thuộc khu vực thung lũng sông Lục Nam Ngoài ra huyện còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ với những dải đồi núi
Nhìn chung, Sơn Động nằm trong khu vực núi cao, có đặc điểm địa hình, địa mạo khá đa dạng, cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn, là đầu nguồn của sông Lục Nam nên việc khai thác sử dụng đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và cả khu vực hạ lưu nói chung
* Tài nguyên khoáng sản
Huyện Sơn Động có mỏ đá xây dựng ở Vân Sơn, đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất vật liệu xây dựng Ngoài ra, còn có mỏ đồng ở xã Cẩm Đàn, mỏ than đá ở Đồng Rì - Thanh Luận, nhưng trữ lượng không lớn, chất lượng thấp, điều kiện khai thác gặp nhiều khó khăn Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo cả về chủng loại và trữ lượng
* Khí hậu
Huyện Sơn Động nằm cách bờ biển Quảng Ninh không xa, nhưng do bị
Trang 29địa vùng núi Hàng năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân và thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng và mùa Đông lạnh Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa:
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 32,90C, mưa nhiều, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 (trung bình tháng 8 là
304 mm)
Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng là 10,60
C Mùa này lượng mưa ít, chiếm 15% của cả năm (tháng 1 lượng mưa trung bình chỉ đạt 15,2 mm), khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng vật nuôi
* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm là 1.564 mm, thuộc khu vực
có lượng mưa trung bình trong vùng Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5 ngày, những ngày có lượng mưa lớn nhất thuộc mùa mưa, vào tháng 8, đạt 310,6 mm
* Nắng: Huyện Sơn Động nằm trong khu vực có lượng bức xạ trung bình
so với vùng khí hậu nhiệt đới Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.571 giờ, bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,3 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng
7 (199 giờ), cho phép nhiều loại cây trồng phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81%, các tháng có độ ẩm cao thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 8 (86%), thấp nhất vào tháng 12 (77%) và tháng 1 (78%)
* Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 961,2 mm, tháng
có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 5 (112,3 mm) và thấp nhất vào tháng 2 (61,8mm)
* Chế độ gió, bão: Huyện nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Tốc độ gió trung bình 1,1 m/s Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện ít chịu ảnh hưởng của bão
Trang 30* Các hiện tượng thời tiết khác:
Sương mù: Số ngày sương mù trung bình hàng năm là 75,9 ngày, nhiều nhất vào các tháng 9 (12,8 ngày) và tháng 10 (14 ngày)
Sương muối: Số ngày có sương muối không đáng kể, trung bình hàng năm có 1,1 ngày và chỉ rơi vào tháng 12 và tháng 1 năm sau
Mưa phùn: Số ngày có mưa phùn trung bình hàng năm 16,6 ngày Đặc biệt trong các tháng mùa xuân (khi cây ăn quả ra hoa) số ngày có mưa phùn không đáng kể (từ 1-5 ngày), ít ảnh hưởng đến sự thụ phấn và kết quả của cây trồng
Mưa đá: Theo số liệu quan trắc khí tượng nhiều năm cho thấy trên địa bàn huyện hầu như không có mưa đá
Do tác động của các yếu tố địa hình nên Sơn Động được chia thành 3 khu vực khí hậu đặc trưng:
Khu vực 1: Gồm các xã Yên Định, Long Sơn, Dươngeg Hưu, Bồng Am, Tuấn Đạo, Thanh Luận và Thanh Sơn Do ảnh hưởng của dãy Yên Tử nên mùa mưa trong khu vực thường đến sớm hơn các khu vực khác 20 - 30 ngày
Khu vực 2: Gồm các xã Thạch Sơn, Phúc Thắng, Cẩm Đàn, Giáo Liêm, Chiên Sơn, Quế Sơn, mùa mưa đến muộn và mưa ít hơn các vùng khác
Khu vực 3: Gồm Thị trấn, An Châu, An Lập, An Bá, Vân Sơn, Hữu Sản,
An Lạc, Lệ Viễn, Vĩnh Khương, có lượng mưa và độ ẩm khá lớn, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi
* Thủy văn
Huyện Sơn Động là thượng nguồn của sông Lục Nam Trên địa bàn huyện
có 3 nhánh sông chính gặp nhau ở Cẩm Đàn: Sông Cẩm Đàn, bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thạch Sơn và Phúc Thắng, chảy theo hướng Bắc - Nam, dài 21 km, qua Yên Định và đổ về sông chính ở Cẩm Đàn Sông Tuấn Đạo hay còn gọi là sông Thanh Luận, bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thanh Sơn, Thanh Luận, dài 11
km Sông Lục Nam, còn có tên là sông Bè, sông Còng, bắt nguồn từ Hữu Sản,
An Lạc nơi có khu rừng nhiệt đới tự nhiên Khe Rỗ, đây là nguồn sinh thủy lớn nhất của sông Lục Nam Nhánh chính chảy trong địa phận huyện Sơn Động dài
Trang 31Viễn sông đổi theo hướng Đông Tây về Cẩm Đàn gặp các nhánh sông Thanh Luận, sông Cẩm Đàn rồi sang đất Lục Ngạn
Nhìn chung mật độ sông suối của huyện khá dày, nhưng đa phần là đầu nguồn nên lòng sông, suối hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước hạn chế, đặc biệt là về mùa khô Mùa khô thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp
Ngoài diện tích sông suối 1.292 ha (chiếm 1,53% diện tích tự nhiên) trong huyện còn có 65 hồ chứa lớn nhỏ và 50 đập dâng các loại Đây chính là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện
Về nguồn nước ngầm hiện tại chưa được điều tra, khảo sát để đánh giá về trữ lượng và chất lượng Qua điều tra sơ bộ các giếng nước trong huyện cho thấy việc khai thác nước ngầm còn gặp khó khăn, một số khu vực tổ chức khoan khai thác rất tốn kém, do mực nước ngầm ở khá sâu, nhìn chung chất lượng nước ngầm khá tốt
Tóm lại, nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của huyện vẫn từ nguồn nước mặt, song chất lượng chưa thật tốt, cần phải xử lý cả về vật lý và hóa học
để đảm bảo có nước sạch, hơn thế nữa là việc giữ gìn và phòng hộ nguồn sinh thủy - đó là việc trồng rừng và bảo vệ các khu rừng đầu nguồn
pơ - mu, gụ, nghiến, dẻ Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của huyện khoảng
600 - 700 nghìn m3, lượng tăng trưởng bình quân 2%/ năm
Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các loại cây phù hợp đặc điểm của địa phương như các giống keo tai tượng, trám, thông, lát Những năm gần đây nhân dân đã chú ý nhiều đến việc trồng các loại cây ăn quả, trồng rừng theo
Trang 32chương trình 327, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, do đó thảm thực vật ở các vùng dự án ngày càng phát triển
Về động vật, trước đây khi diện tích rừng tự nhiên còn lớn, rừng Sơn Động có rất nhiều loài chim, thú quí hiếm như: Hổ, báo, hươu, nai, gấu, lợn rừng, khỉ Hiện nay do rừng đã bị khai thác nhiều và do con người săn bắn nên chỉ còn lại một số loài như: khỉ, nai, lợn rừng Đặc biệt là ở Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ có loài Voọc đen khoảng 60 con - là loài động vật quí hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
* Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang và cả nước, tình hình kinh tế của huyện từng bước đi lên ổn định
Trong giai đoạn 2005 - 2011, nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng với nhịp độ cao Giá trị của các ngành sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,5% Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 923.000 đồng (tương đương 85,5 USD)
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2000 - 2005 nền kinh tế của huyện có sự chuyển biến tích cực, đúng hướng Ước tính từ năm
2000 đến năm 2011, tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10%/năm, trong đó giá trị sản xuất: Nông nghiệp tăng 6,3%, lâm nghiệp tăng 55%, tiểu thủ công nghiệp tăng 39% và ngành thương mại dịch vụ tăng 40% Nền kinh tế của huyện đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn khá trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp và dịch
vụ, đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại khai thác tiềm năng đất đồi, phát triển rừng và trồng cây ăn quả, thả cá, nuôi ong lấy mật, đem lại hiệu quả kinh tế -
xã hội cao, đã mở ra hướng đi quan trọng để phát triển kinh tế trong những năm tới trên địa bàn huyện Năm 2011, giá trị tổng sản phẩm đạt 107.349 triệu đồng, bình quân giá trị các ngành sản xuất tăng 17,2% và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.531 nghìn đồng Tuy nhiên, trong nền kinh tế của huyện, nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên dưới 90%) và còn mang nặng
Trang 33* Một số ngành kinh tế chính
- Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản:
+ Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có sự tăng trưởng liên tục, giá trị sản xuất nông nghiệp từ 46,40 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 65,06 tỷ đồng năm 2005 (theo giá cố định năm 2010), bình quân tăng 8,8%/năm Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 2000 đạt 69.870 triệu đồng, chiếm 65,11% giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế Diện tích đất nông nghiệp tăng từ 3.159,27 ha năm 1990 lên 8.592,96 ha vào năm 2011, bình quân mỗi năm tăng
543 ha
+ Trồng trọt: Trong những gần đây, mặc dù sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai hạn hán, sâu bệnh, nhưng ngành trồng trọt vẫn giữ thế ổn định và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng, đặc biệt là khai thác triệt để diện tích đất lúa, chuyển dần đất nương rẫy, đồi trọc sang trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng 6.285,30 ha, năng suất lúa đạt 30,5 tạ/ha, sản lượng quy thóc 14.715,80 tấn, bình quân lương thực 277,70 kg/người Giá trị sản lượng cây ăn quả đạt 8 tỷ đồng
+ Chăn nuôi: Do có sự phân vùng kinh tế, xác định rõ vùng phát triển lâm nghiệp, vùng chăn nuôi và tác động của khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợ của Nhà nước, đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh và liên tục Năm 2000 đàn trâu có 18,024 con, đàn bò 1000 con, đàn lợn 26.500 con và đàn ong 2.500 đàn, sản lượng thịt hơi 22.000 tấn, sản lượng cá thịt 100 tấn
Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có bước phát triển đã góp phần
ổn định đời sống nhân dân, nhưng chưa ổn định, chưa tạo ra những sản phẩm mũi nhọn, sản xuất vẫn mang tính tự cấp, tự túc, năng suất thấp, chất lượng chưa cao Nguyên nhân chính một phần do chưa được đầu tư đúng mức, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa được rộng rãi mặt khác do tập quán sản xuất của nhân dân chưa được đổi mới
+ Lâm nghiệp: Được sự quan tâm của Tỉnh và Trung ương, các chương trình dự án chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng triển khai trên địa bàn đạt kết quả khả quan Trong thời gian 2005 - 2010 toàn tuyện đã trồng mới 7.419,7 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ 33.991,0 ha Giá trị sản lượng lâm nghiệp năm 2011 đạt 35.864 triệu đồng, chiếm 27,81% giá trị tổng sản phẩm của nền kinh tế Tuy nhiên sản xuất lâm nghiệp cũng còn nhiều hạn chế bất cập, đất trống đồi núi trọc
Trang 34còn nhiều, hiệu quả kinh doanh lâm nghiệp thấp, nạn chặt phá rừng vẫn xảy ra
và chưa ngăn chặn được
+ Thủy sản: Diện tích đất có nặt nước nuôi cá của huyện là 35,67 ha, chủ yếu nuôi thả tự nhiên nên năng suất, sản lượng hàng năm đạt thấp Năm 2011, sản lượng cá đạt khoảng 100 tấn
- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước tăng trưởng khá, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường Giai đoạn 2005 - 2011, giá trị sản lượng tăng bình quân 24,90%/năm Năm 2011 giá trị sản lượng công nghiệp đạt 3.920 triệu đồng
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành phân theo nhóm công nghiệp và theo thành phần
kinh tế phân theo nhóm ngành của huyện Sơn Động
Đơn vị tính: %
năm 2005
Thực hiện năm 2011
- Phân theo nhóm công nghiệp
+ CN Sửa chữa và gia công cơ khí 9,25 9,24
(Nguồn: Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2005-2011)
Trang 35Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đã góp phần cung ứng những sản phẩm thông thường cho nhu cầu của nhân dân Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp của huyện còn rất nhỏ bé, mới chiếm tỷ trọng 3 - 4% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế và chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh kém Các cơ sở sản xuất tập trung ở Thị trấn An Châu, xã An Châu, An Lập, Vân Sơn, Quế Sơn, Yên Định, còn các nơi khác chưa phát triển Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa trở thành động lực lôi kéo và thúc đẩy các ngành nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn
- Ngành dịch vụ - du lịch:
Thương nghiệp của huyện đã có nhiều đổi mới và từng bước phát triển, đặc biệt trong khâu bán lẻ, thị trường được mở rộng, hàng hóa phong phú, đa dạng Thương nghiệp quốc doanh giữ vững, có bước phát triển, đáp ứng được các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân Các mặt hàng chính sách phục vụ miền núi như: Muối i ốt, than, giấy vở học sinh hàng năm đều tăng từ 180 đến 370% Thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh đóng góp đáng kể vào việc lưu thông hàng hoá phục vụ đời sống nhân dân Tổng doanh số thương nghiệp dịch vụ năm 2011 đạt 6.695 triệu đồng, chiếm 2,44% giá trị sản phẩm nền kinh tế
Toàn huyện có gần 500 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ tại 6 chợ ở các xã: Vân Sơn, Quế Sơn, Long Sơn, Thanh Sơn, Tuấn Đạo và thị trấn An Châu và
1 trung tâm thương mại ở thị trấn An Châu, nhưng cơ sở hạ tầng của các chợ còn rất thấp kém,
Tuy nhiên hệ thống chợ nông thôn chưa phát triển, cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn, việc trao đổi hàng hóa của nhân dân còn nhiều khó khăn, các hoạt động dịch vụ du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được tiềm năng của huyện
2.1.2.2 Dân cư và dân số lao động
* Dân cư
Là huyện miền núi có nền kinh tế - xã hội chậm phát triển Huyện chỉ có một thị trấn mới được thành lập - Thị trấn huyện lỵ An Châu (đô thị cấp V) có diện tích tự nhiên 213,3 ha, với dân số năm 2011 là 72930 người, mật độ trung bình 2.009 người/ km2
và đang trong quá trình xây dựng Một số công sở mới
Trang 36được xây dựng kiên cố, các công trình dân dụng đa phần là nhà cấp IV, nhà tạm
Hệ thống giao thông, công trình cấp, thoát nước và chiếu sáng đô thị đang trong quá trình xây dựng
Dân cư nông thôn phân bố trên địa bàn 21 xã, với mật độ dân số trung bình 74 người/ km2, nhưng không đều Mật độ dân số cao ở các xã: An Lập 372 người/km2, Chiên Sơn 355 người/km2, Quế Sơn 232 người/km2 Dân cư phân bố thưa ở các xã Thạch Sơn 25 người/km2, An Lạc 29 người/km2 Các làng của người Kinh, người Nùng, người Tày thường tập trung đông hơn và phân bố dọc theo các trục đường giao thông, ven các chợ, các trung tâm xã còn các thôn bản của người Dao, người Sán Chỉ thường thưa thớt và nằm rải rác trong các vùng sâu, vùng xa
Bảng 2.2: Mật độ dân số huyện Sơn Động
Tên xã,
thị trấn
Mật độ (người/km 2
)
Hệ số so với bình quân của huyện
(Nguồn: Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế- xã hội của huyện năm 2005-2011)
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng cả khu vực đô thị và nông thôn của huyện Sơn
Trang 37tỉnh Bắc Giang Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện cần phải đầu
tư có trọng điểm và nhiều hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trong huyện
Những năm gần đây do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, tổ chức tốt mạng lưới cộng tác viên dân số - kế hoạch hoá gia đình, nên tốc độ gia tăng dân
số giảm nhanh từ 1,71% năm 2008 xuống 1,5% năm 2010
* Lao động, việc làm và đời sống dân cư
Năm 2011 toàn huyện có 30.075 người trong độ tuổi lao động, chiếm 45,08% dân số Trong đó, lao động nữ có 15.270 người (50,77%), lao động nam 14.805 người (49,23%) Lao động của huyện chủ yếu làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp Hiện nay diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 8.593 ha, bình quân 0,29 ha/lao động, bình quân đất cây hàng năm chỉ đạt 0,12 ha/lao động, đây là chỉ số bình quân thấp, nên số lao động nông nhàn và lao động chưa
có việc làm còn rất lớn Năm 2011 các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mới thu hút và đảm bảo việc làm thường xuyên cho hơn 900 lao động và 500 lao động thời vụ Giải quyết việc làm cho người lao động đã và đang là một yêu cầu bức bách của huyện Theo kế hoạch từ nay đến năm 2005 toàn huyện sẽ có 256
hộ đi xây dựng kinh tế mới tại các tỉnh Tây Nguyên, trong đó xã Phúc Thắng
200 hộ, xã Thạch Sơn 56 hộ
Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển đời sống nhân dân cơ bản được ổn định, tuy nhiên còn ở mức thấp Toàn huyện còn 38,80% hộ đói nghèo và có 17 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn rất cần được sự trợ giúp của Nhà nước
Trang 382.1.2.3 Xã hội
Sơn Động là một huyện miền núi, là nơi cư trú và phát triển từ lâu đời của gần 7 vạn người với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trên 22 đơn vị hành chính (gồm 21 xã và 1 thị trấn ) Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán, tiếng nói, trang phục, những món ăn đặc thù riêng biệt, với bản sắc và truyền thống văn hoá khác nhau Nhưng cao hơn cả là cùng sống trên một mảnh đất, cùng đấu tranh với thiên nhiên và sát cánh trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược Nhân dân Sơn Động luôn ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết cùng nhau xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước
Hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng cũng đã góp phần bảo lưu, gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên nhân văn - một nguồn tài nguyên quý giá của địa phương nói riêng và cả nước nói chung Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội, nhiều đội tuyên truyền văn hoá, văn nghệ đã được thành lập và tập luyện để trình diễn phục vụ nhân dân, những tiết mục mang đúng sắc thái dân tộc như đàn tính và hát then của dân tộc Tày ở Vân Sơn, hát, múa của dân tộc Nùng ở Quế Sơn, kèn gọi bạn của người Dao ở Hữu Sản, Một số hoạt động vừa mang nội dung giáo dục sâu sắc về giá trị con người, về kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động sản xuất vừa chứa đựng những bản sắc dân tộc, phong cách nghệ thuật độc đáo Đến cuối
năm 2008 toàn huyện có 12 làng đạt danh hiệu "Làng văn hóa"
Tóm lại, những nét độc đáo trong kho tàng văn hoá của các dân tộc trong huyện được thể hiện qua những làn điệu hát, điệu múa, nhạc cụ dân tộc, các đặc trưng về tập quán sản xuất, phương thức canh tác, đã có sự hoà quyện, cùng với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi về địa hình đa dạng, các khu rừng nhiệt đới đã tạo cho Sơn Động một nguồn tài nguyên nhân văn có ý nghĩa, đặc biệt là có thể phát triển các hình thức du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hoá dân tộc góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới
Trang 39Đường Quốc lộ có 2 tuyến dài 63 km: Quốc lộ 31 từ Cẩm Đàn qua thị trấn
An Châu đến Hữu Sản và sang Lạng Sơn; Quốc lộ 279 từ An Châu đi Quảng Ninh qua đèo Hạ My
Đường trục huyện gồm có 5 tuyến, tổng chiều dài 89 km
Đường liên xã , liên thôn có tổng chiều dài 265 km
Hệ thống đường thôn, bản, xóm có tổng chiều dài 126 km
Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện được phân
bố tương đối hợp lý, đang được mở mang và cải tạo Song hầu hết các tuyến chưa đạt được tiêu chuẩn cấp hạng, qui mô kỹ thuật theo quy định, thiếu hệ thống cầu cống qua suối Chất lượng mặt đường thấp, chủ yếu là đường cấp phối
và đường đất, phương tiện vận tải qua lại rất khó khăn và gây ra bụi ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ của nhân dân trong vùng và ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu kinh tế - xã hội trong huyện nhất là ở các xã vùng sâu, vùng cao vào mùa mưa
* Năng lượng:
Nguồn năng lượng hiện nay của huyện chủ yếu là dùng điện lưới quốc gia
và một phần thủy điện vừa và nhỏ ở vùng sâu, vùng xa Chất đốt được sử dụng phổ biến là than và củi
Điện lưới quốc gia gồm 4 tuyến, chia làm 2 loại:
Đường dây 35 KV gồm 3 tuyến: Cẩm Đàn - Phúc Thắng, Yên Định - Thanh Luận và An Lập - An Bá
Đường dây 10KV có 1 tuyến từ thị trấn An Châu đi Vĩnh Khương
Hiện nay toàn huyện có 20 trạm hạ thế, công suất từ 50-180 KVA, có 16
xã (đạt 72,7%) đã có điện lưới quốc gia, với tổng số hộ được dùng điện là 8.470 hộ (chiếm 65% số hộ, kể cả các hộ dùng nhờ trạm hạ thế của quân đội)
Thủy điện: Các xã hiện đã và đang dùng thủy điện nhỏ gồm có: An Lạc, Long Sơn, Bồng Am, Thanh Luận, Thanh Sơn và Dương Hưu, công suất trung bình khoảng 200 W/ máy
Nhìn chung, việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, kể cả những khu vực đã được dùng điện,
do thiếu kinh phí xây dựng các trạm hạ thế và kéo đường dây Mặt khác do việc
Trang 40xuống cấp của mạng lưới cung cấp điện làm hao phí điện năng và tăng giá bán điện nên đã hạn chế việc sử dụng điện của nhân dân
2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005
2.2.1 Xây dựng bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ GIS giai đoạn 2005 - 2010
* Sử dụng Mapinfo là một thế mạnh trong thành lập, đánh giá mức độ biến động của tài nguyên đất, đồng thời đảm bảo tính chính xác số lượng thống
kê các loại đất Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo chính vì vậy tác giả chỉ xây dựng được bản đồ biến động tài nguyên đất của năm 2005 – 2010
và có sự so sánh biến động với giai đoạn sau (giai đoạn 2000-2011)
2.2.1.1 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Động năm 2005, Fomat dữ liệu Microstation, tác giả đã chuyển đổi sang Fomat dữ liệu của phần mềm Mapinfo, đồng thời nhóm thành 05 loại hình sử dụng đất chủ yếu để thống
kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2005 trên lãnh thổ huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất, năm 2005 của huyện Sơn Động cho thấy:
- 5 loại hình sử dụng đất chính mà tác giả đưa ra gồm có: Đất nông nghiệp, đất khác; rừng trồng; rừng nghèo; rừng trung bình và đất trống
- Diện tích đất nông nghiệp và đất khác bao chiếm 5948 khoanh vi trên bản đồ; 1348 khoanh vi là rừng trồng; rừng trung bình hoặc khu vực đất thổ cư chiếm tới 1906 khoanh vi; diện tích đất trống còn lớn, chiếm 718 khoanh vi và cuối cùng là khu vực rừng nghèo (nơi chủ yếu là hệ thống sông, ngòi, kênh rạch) chiếm 265 khoanh vi