Khái quát thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐẤT (Trang 32 - 35)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.2.1Khái quát thực trạng phát triển kinh tế xã hội

* Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang và cả nước, tình hình kinh tế của huyện từng bước đi lên ổn định.

Trong giai đoạn 2005 - 2011, nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng với nhịp độ cao. Giá trị của các ngành sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 923.000 đồng (tương đương 85,5 USD).

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2000 - 2005 nền kinh tế của huyện có sự chuyển biến tích cực, đúng hướng. Ước tính từ năm 2000 đến năm 2011, tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10%/năm, trong đó giá trị sản xuất: Nông nghiệp tăng 6,3%, lâm nghiệp tăng 55%, tiểu thủ công nghiệp tăng 39% và ngành thương mại dịch vụ tăng 40%. Nền kinh tế của huyện đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn khá trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại khai thác tiềm năng đất đồi, phát triển rừng và trồng cây ăn quả, thả cá, nuôi ong lấy mật,... đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đã mở ra hướng đi quan trọng để phát triển kinh tế trong những năm tới trên địa bàn huyện. Năm 2011, giá trị tổng sản phẩm đạt 107.349 triệu đồng, bình quân giá trị các ngành sản xuất tăng 17,2% và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.531 nghìn đồng... Tuy nhiên, trong nền kinh tế của huyện, nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên dưới 90%) và còn mang nặng

* Một số ngành kinh tế chính

- Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản:

+ Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có sự tăng trưởng liên tục, giá trị sản xuất nông nghiệp từ 46,40 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 65,06 tỷ đồng năm 2005 (theo giá cố định năm 2010), bình quân tăng 8,8%/năm. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 2000 đạt 69.870 triệu đồng, chiếm 65,11% giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế. Diện tích đất nông nghiệp tăng từ 3.159,27 ha năm 1990 lên 8.592,96 ha vào năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 543 ha.

+ Trồng trọt: Trong những gần đây, mặc dù sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai hạn hán, sâu bệnh, nhưng ngành trồng trọt vẫn giữ thế ổn định và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng, đặc biệt là khai thác triệt để diện tích đất lúa, chuyển dần đất nương rẫy, đồi trọc sang trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao. Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng 6.285,30 ha, năng suất lúa đạt 30,5 tạ/ha, sản lượng quy thóc 14.715,80 tấn, bình quân lương thực 277,70 kg/người. Giá trị sản lượng cây ăn quả đạt 8 tỷ đồng.

+ Chăn nuôi: Do có sự phân vùng kinh tế, xác định rõ vùng phát triển lâm nghiệp, vùng chăn nuôi và tác động của khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợ của Nhà nước, đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh và liên tục. Năm 2000 đàn trâu có 18,024 con, đàn bò 1000 con, đàn lợn 26.500 con và đàn ong 2.500 đàn, sản lượng thịt hơi 22.000 tấn, sản lượng cá thịt 100 tấn.

Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có bước phát triển đã góp phần ổn định đời sống nhân dân, nhưng chưa ổn định, chưa tạo ra những sản phẩm mũi nhọn, sản xuất vẫn mang tính tự cấp, tự túc, năng suất thấp, chất lượng chưa cao. Nguyên nhân chính một phần do chưa được đầu tư đúng mức, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa được rộng rãi... mặt khác do tập quán sản xuất của nhân dân chưa được đổi mới.

+ Lâm nghiệp: Được sự quan tâm của Tỉnh và Trung ương, các chương trình dự án chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng triển khai trên địa bàn đạt kết quả khả quan. Trong thời gian 2005 - 2010 toàn tuyện đã trồng mới 7.419,7 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ 33.991,0 ha. Giá trị sản lượng lâm nghiệp năm 2011 đạt 35.864 triệu đồng, chiếm 27,81% giá trị tổng sản phẩm của nền kinh tế. Tuy nhiên sản xuất lâm nghiệp cũng còn nhiều hạn chế bất cập, đất trống đồi núi trọc

còn nhiều, hiệu quả kinh doanh lâm nghiệp thấp, nạn chặt phá rừng vẫn xảy ra và chưa ngăn chặn được.

+ Thủy sản: Diện tích đất có nặt nước nuôi cá của huyện là 35,67 ha, chủ yếu nuôi thả tự nhiên nên năng suất, sản lượng hàng năm đạt thấp. Năm 2011, sản lượng cá đạt khoảng 100 tấn.

- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước tăng trưởng khá, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Giai đoạn 2005 - 2011, giá trị sản lượng tăng bình quân 24,90%/năm. Năm 2011 giá trị sản lượng công nghiệp đạt 3.920 triệu đồng.

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành phân theo nhóm công nghiệp và theo thành phần kinh tế phân theo nhóm ngành của huyện Sơn Động

Đơn vị tính: %

Ngành Thực hiện

năm 2005

Thực hiện năm 2011

- Phân theo nhóm công nghiệp

+ Nhóm A 32,78 32,80

+ Nhóm B 67,22 67,20

- Phân theo thành phần kinh tế

+ Hợp tác xã 44,96 45,00

+ Công nghiệp nhỏ 55,04 55,00

- Phân theo ngành hang

+ CN VLXD 28,34 25,41

+ CN Chế biến lâm sản 24,87 24,92

+ CN Chế biến thực phẩm 11,52 11,53

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đã góp phần cung ứng những sản phẩm thông thường cho nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp của huyện còn rất nhỏ bé, mới chiếm tỷ trọng 3 - 4% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế và chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh kém. Các cơ sở sản xuất tập trung ở Thị trấn An Châu, xã An Châu, An Lập, Vân Sơn, Quế Sơn, Yên Định, còn các nơi khác chưa phát triển. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa trở thành động lực lôi kéo và thúc đẩy các ngành nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngành dịch vụ - du lịch:

Thương nghiệp của huyện đã có nhiều đổi mới và từng bước phát triển, đặc biệt trong khâu bán lẻ, thị trường được mở rộng, hàng hóa phong phú, đa dạng. Thương nghiệp quốc doanh giữ vững, có bước phát triển, đáp ứng được các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.. Các mặt hàng chính sách phục vụ miền núi như: Muối i ốt, than, giấy vở học sinh hàng năm đều tăng từ 180 đến 370%. Thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh đóng góp đáng kể vào việc lưu thông hàng hoá phục vụ đời sống nhân dân. Tổng doanh số thương nghiệp dịch vụ năm 2011 đạt 6.695 triệu đồng, chiếm 2,44% giá trị sản phẩm nền kinh tế.

Toàn huyện có gần 500 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ tại 6 chợ ở các xã: Vân Sơn, Quế Sơn, Long Sơn, Thanh Sơn, Tuấn Đạo và thị trấn An Châu và 1 trung tâm thương mại ở thị trấn An Châu, nhưng cơ sở hạ tầng của các chợ còn rất thấp kém,

Tuy nhiên hệ thống chợ nông thôn chưa phát triển, cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn, việc trao đổi hàng hóa của nhân dân còn nhiều khó khăn, các hoạt động dịch vụ du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được tiềm năng của huyện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐẤT (Trang 32 - 35)