1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học phần kiến thức sinh học vi sinh vật, sinh học 10 THPT

116 679 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Với những lý do trên, để nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học vi sinh vật chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học phần kiến thức Sinh học vi

Trang 1

Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đức Thành và các thầy, cô giáo trong tổ

bộ môn PPGD cùng các thầy, cô giáo của khoa Sinh học trường Đại học Vinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô nhóm Sinh trường THPT Hồng Lĩnh.

Cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.

Trang 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 7

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 8

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 8

7.2 Phương pháp điều tra 8

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8

7.4 Phương pháp thống kê toán học 9

8 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 11

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHT TRONG DẠY HỌC 11

1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng và sử dụng phiêu học tập trong dạy học 11

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 21

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY HỌC PHẦN KIẾN THỨC SINH HỌC VI SINH VẬT, 25

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh học vi sinh vật Sinh học 1025 2.2 Thiêt kế PHT 27

Chương 3 46

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 46

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 46

3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 46

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 46

3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 47

3.2.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 47

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 47

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 48

Cuối mỗi tiết học cả lớp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi đều tiến hành kiểm tra bằng PHT và TNKQ (đề kiểm tra ở phần phụ lục) thu được kết quả như sau: 48

3.3.3 Kết luận 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

1 Kết luận 58

2 Kiến nghị 58

Bài 22 DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở 2

I Mục tiêu 2

II Phương tiện dạy học 2

III Tiến trình bài dạy 2

1.Tổ chức 2

2 Bài mới 2

V Bài tập 6

Bài 23 QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở 6

I Mục tiêu 6

II Phương tiện dạy học 6

Trang 3

III Tiến trình bài dạy 7

1.Tổ chức 7

2.Kiểm tra bài cũ 7

3 Bài mới 7

IV Củng cố 10

V Bài tập về nhà 10

Bài 25 SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT 11

I Mục tiêu 11

II Phương tiện dạy học 11

III Tiến trình bài dạy 11

1.Tổ chức 11

2 Bài mới 11

IV Củng cố 13

V Bài tập về nhà 14

Bài 26 SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT 14

I Mục tiêu 14

II Phương tiện dạy học 15

III Tiến trình bài dạy 15

1.Tổ chức 15

2 Kiểm tra bài cũ 15

3 Bài mới 15

IV Củng cố 18

V Bài tập về nhà 19

Bài 27 CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA 21

VI SINH VẬT 21

I Mục tiêu 21

II Phương tiện dạy học 21

III Tiến trình bài giảng 21

1 Tổ chức 21

2 Kiểm tra bài cũ 21

3 Bài mới 22

IV Củng cố 25

V Bài tập về nhà 25

Bài 29 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI RÚT 26

I Mục tiêu 26

II Phương tiện dạy học 26

III Tiến trình bài giảng 28

1 Tổ chức 28

2 Bài mới 28

V Bài tập về nhà 31

Bài 30 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ 33

I Mục tiêu 33

II Phương tiện dạy học 33

III Tiến trình bài giảng 35

1 Tổ chức 35

Trang 4

ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG THỰC TIỄN 42

I Mục tiêu 42

II Phương tiện dạy học 42

III Tiến trình bài giảng 45

1 Tổ chức 45

2 Kiểm tra bài cũ 45

3 Bài mới 45

IV Củng cố 47

V Bài tập về nhà 47

Bài 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH 48

I Mục tiêu 48

II Phương tiện dạy học 48

III Tiến trình bài giảng 50

1 Tổ chức 50

2 Kiểm tra bài cũ 50

3 Bài mới 50

IV Củng cố 53

V Bài tập về nhà 54

ADN Axit đêzôxiribonucleic

ARN Axit ribonucleic

MTTN Môi trường tự nhiên

MTNT Môi trường nhân tạo

PHT Phiếu học tập

PPDH Phương pháp dạy học

PTN Phòng thí nghiệm

SGK Sách giáo khoa

SH10 Sinh học 10

THPT Trung học phổ thông

Trang 5

Xác định đúng vai trò của nó nên Đảng và nhà nước ta đã cụ thể hóa trong Nghị

quyết Trung ương 2 khoá VIII: "Đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lốitruyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụngcác phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điềukiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh" Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1], có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là

“hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động” Vì vậyphương pháp dạy học tích cực ngày càng được chú trọng và trở nên phổ biến

Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo hướng

Trang 6

Phần Sinh học vi sinh vật thuộc chương trình Sinh học 10 (ban cơ bản), THPT làphần kiến thức mới và khó nhưng kiến thức này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó cungcấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và khoa học về hình dạng kíchthước tế bào vi sinh vật và vi rút Không dừng lại hiểu biết về vi sinh vật mà còn là cơ

sở để giải thích các hiện tượng, các quá trình sinh học, ứng dụng vào thực tiễn đời sống

và sản xuất để phòng ngừa một số bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệmôi trường…kích thích lòng ham hiểu biết niềm đam mê khoa học đặc biệt là kỹ thuật

di truyền, công nghệ sinh học

Với những lý do trên, để nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học vi sinh vật

chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học phần kiến thức Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 -THPT”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Xây dựng và sử dụng phiếu hoạt động học tập phù hợp với nội dung kiến thứcphần Sinh học vi sinh vật để dạy học hình thành kiến thức mới nhằm nâng cao chấtlượng dạy học

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, ý nghĩa lý luận dạy họccủa PHT

- Điều tra tình hình sử dụng phương pháp dạy học phần Sinh học vi sinh vật, đặc biệt

là việc sử dụng PHT trong dạy học phần kiến thức Sinh học vi sinh vật ở trường phổ thông

- Phân tích cấu trúc nội dung chương trình môn Sinh học ở trường THPT, đặcbiệt phân tích thành phần kiến thức phần Sinh học vi sinh vật để làm cơ sở cho việc thiết

kế và sử dụng phiếu học tập theo phương pháp tích cực

Trang 7

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy bài mới phần kiến thức Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu lựa chọn và sử dụng phiếu học tập phù hợp để dạy học bài mới thì chẳngnhững nâng cao được chất lượng dạy học Sinh học phần kiến thức Sinh học vi sinh vậtnói riêng, Sinh học 10 nói chung mà còn phát triển các năng lực chủ động,tư duy, sángtạo trong toàn bộ chương trình sinh học cho học sinh

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến luận văn bao gồm: Nghị quyết của Đảng

và nhà nước về giáo dục, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, lý luận dạy học Sinh học, cáccông trình khoa học có liên quan…

Trang 8

7.2 Phương pháp điều tra

a Đối với giáo viên: Tiến hành đàm thoại với giáo viên ở trường thực nghiệm và

giáo viên ở một số trường THPT khác Sử dụng phiếu thăm dò (test), dự giờ trực tiếp đểđánh giá, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài

b Đối với học sinh: Tiến hành điều tra chất lượng lĩnh hội kiến thức Sinh học nói

chung và kiến thức phần Sinh học vi sinh vật

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

a Mục đích

Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng phiếu học tập trong dạyhọc

b Phương pháp thực nghiệm

- Thực nghiệm thăm dò: Thực nghiệm thăm dò trên đối tượng là học sinh lớp

10(ban cơ bản) ở 3 trường THPT để làm cơ sở ddieuf chỉnh phương án thực nghiệmchính thức

- Thực nghiệm chính thức: Thực nghiệm chính thức được tiến hành ở 3 trường

*Công thức thực nghiệm: Bố trí thực nghiệm kiểu song song

Lớp đối chứng: Dạy học theo phương pháp các giáo viên đang dùng phổ biếnhiện nay

Lớp thực nghiệm: Dạy học bằng cách sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt độnghọc tập cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức mới

c Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm về cách sử dụng PHT để dạy học phần kiến thức Sinh học vi sinhvật trong chương trình Sinh học THPT hiện hành

Trang 9

i i i

Trang 10

DC

DC TN

TN

DC TN

do f = n1 + n2 - 2 Nếu |td| ≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC là có ýnghĩa

Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel, tính sốlượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 5 trở lên làm cơ sở địnhlượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đếnchất lượng học tập

Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá trong đáp ánbài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10, chi tiết đến 0, 25 điểm

Kết quả xử lý các số liệu sẽ cho phép chúng tôi đi đến nhận xét:

+ Mức độ đáng tin giữa đối chứng và thực nghiệm

+ Khả năng sử dụng phiếu học tập trong phương án thực nghiệm thể hiện trên cácgiá trị qua mỗi đợt kiểm tra, qua hệ số td, qua tỉ lệ học sinh kém, trung bình, khá, giỏi

7.5 Phương pháp chuyên gia

- Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực nghiên cứu đểđược tư vấn, thu thập thông tin, định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài

Trang 11

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHT

TRONG DẠY HỌC 1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng và sử dụng phiêu học tập trong dạy học

1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu

1.1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài

Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra cho các ngành khoa học nói chung và giáo dục nóiriêng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hóa người học, với các cáchthức tổ chức hoạt động tự lực, chủ động đã trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trênthế giới và khu vực

Trên thế giới phương pháp tích cực có mầm mống từ cuối thế kỷ XIX được pháttriển từ những năm 20, phát triển mạnh từ những năm 70 của thế kỷ XX

Ở Anh năm 1920 vấn đề sử dụng “phương pháp dạy học tích cực” bắt đầu đượcquan tâm nghiên cứu và sử dụng trong trường học

Năm 1950 ở các nước Liên xô(cũ), Pháp, Ba Lan, Tiệp khắc, Cộng hòa dân chủĐức, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bắt đầu được quan tâm,nghiên cứu và đem vào sử dụng.Các phương pháp dạy học thời kỳ này bắt đầu lưu ý tớivai trò hoạt động tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức, giáo viên chỉ là ngườihướng dẫn, học sinh độc lập, tích cực nghiên cứu, qua đó lĩnh hội tri thức, phát triểnnăng lực tư duy

Ở Nhật bản: mục tiêu cải cách giáo dục là giảm tải, với nội dung chủ yếu là: Giảmgiờ lên lớp, giảm thời lượng dành cho các môn chính, các trường tự chọn nội dung vàphương pháp dạy cho “môn học tổng hợp” nhằm giảm bớt căng thẳng, tạo không khíhọc tập nghiên cứu tự nguyện, thoải mái không gò bó cho học sinh Sách giáo khoađược viết với phong cách chú trọng vào giải quyết vấn đề , chú trọng thực

hành hơn kỹ năng ghi nhớ

Trang 12

sáng tạo của học sinh Ở Hàn quốc từ thập niên 90 tới đây thì giáo dục hướng vào xã hộicông nghiệp, để đáp ứng những đòi hỏi mới đặt ra do sự bùng nổ kiến thức và sáng tạokiến thức mới cần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và tính sángtạo Chính vì vậy hiện nay Hàn Quốc có quyền tự hào là một trong những quốc gia cónền giáo dục phát triển mạnh trên thế giới về cả chất lượng lẫn số lượng

Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh việc đổi mới phương phápgiáo dục theo hướng tích cực hóa người học, nhằm phát huy năng lực sáng tạo, khả năng

tự học suốt đời của học sinh để đào tạo những con người năng động sáng tạo, đủ nănglực, trình độ tham gia vào mọi hoạt động của xã hội

1.1.1.2 Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông ở nước ta được quan tâm từkhá sớm (1960) nhưng do những lý do chủ quan và khách quan mà sự phát triển củaphong trào này còn quá chậm Trong thời đại ngày nay khi mà mục tiêu giáo dục đãhướng tới việc đào tạo ra những con người có tri thức, có kỷ năng và thái độ đúng đắnthì hơn bao giờ hết phải quan tâm tới việc đổi mới các yếu tố còn lạị của quá trình dạyhọc trong đó phương pháp dạy học phải là yếu tố ưu tiên

Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định “ Mục tiêu của việc đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông lần này là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáodục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệtrẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dụcphổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới

Cùng với sự đổi mới về tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của toàn dân

về giáo dục, nhiều tác giả tâm huyết đã có những nghiên cứu có giá trị về đổi mớiphương pháp dạy học như: Sử dụng dạy học nêu vấn đề trong kỹ thuật nông nghiệp lớp

9 cấp II” của PTS Nguyễn Đức Thành (1977): đã khẳng định vai trò độc lập tích cựctrong hoạt động nhận thức của học sinh có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục

Từ những năm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương phápdạy học tích cực, với các đề tài khác nhau của các nhà khoa học nghiên cứu giáo dục rađời Các công trình này đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy họctích cực trong nhà trường phổ thông nước ta hiện nay

Trang 13

Công trình nghiên cứu “ Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bàihọc sinh học ở nhà trường Việt Nam”, Luận án PTS của Đinh Quang Báo (1981) chorằng: Vấn đề cung cấp cho học sinh các biện pháp, kỹ năng để tự bổ sung kiến thức,nghĩa là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, là dạy học sinh cách học…,rất cần thiết

“Nâng cao chất lượng dạy các kiến thức quy luật trong chương trình Sinh học đạicương lớp 11, 12 của Trần Bá Hoành và Nguyễn Đức Thành (1986)

“Nâng cao chất lượng giảng dạy các quy luật di truyền” Luận án PTS của NguyễnĐức Thành (1989)

“Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ

sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình sinh học ở THPT” Luận án PTS LêĐình Trung

“Phiếu học tập – phương pháp dạy học có sử dụng phiếu học tập” Nguyễn ThịDung, thông tin khoa học giáo dục số 45/1994 cho biết: Phiếu học tập là công cụ để giáoviên tổ chức hoạt động khai thác và lĩnh hội kiến thức theo hướng định trước của giáoviên

“Dạy học các quy luật di truyền ở phổ thông trung học bằng hệ thống bài toánnhận thức” Luận án PTS Nguyễn Đức Lưu (1994)

“Hình thành và phát triển khái niệm di truyền học trong quá trình dạy học sinhhọc ở trường THPT Việt Nam” Luận án TS Nguyễn Đình Nhâm (1999)

“Vận dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhậnthức của học sinh trong dạy học ở trường THPT” Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dụccủa Nguyễn Thị My (2000)

“Sử dụng câu hỏi để hình thành khái niệm trong chương trình sinh học lớp 10THPT” Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của Hoàng Quốc Khánh 2000

“Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học các khái niệm trong chương cácquy luật di truyền sinh học 11- THPT” Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của NguyễnThị Thanh Chung (2006)

Cho đến nay khi chương trình Sinh học phổ thông đã có những thay đổi thì cầnphải có những nghiên cứu mới để làm cơ sở cho việc tổ chức dạy học có hiệu quả

1.1.2 Khái niệm phiếu học tập

Trang 14

Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theonhóm nhỏ, được phát cho học sinh để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học.Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hìnhthành kiến thức, kỹ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh

1.1.3.Phân loại phiếu học tập

Trong dạy học Sinh học người ta thường sử dụng nhiều dạng phiếu khác nhau,tùy mục tiêu đặt ra cũng như đặc điểm nội dung mà lựa chọn dạng phiếu cho phù hợp Theo giáo sư Trần Bá Hoành có sáu dạng phiếu học tập

Dạng 1: Phiếu phát triển kỹ năng quan sát

Trên phiếu học tập dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầu quan sát mẫu vật, tranh vẽ, mô hình

Ví dụ 1: Khi dạy bài sinh trưởng của vi sinh vật mục II.1 chúng ta có thể sửdụng PHT:

Nghiên cứu SGK mục II.1, trang 100 trong 5 phút, điền nội dung đúng vào bảng sau:

Dạng 2: Phiếu phát triển kỹ năng phân tích

Ví dụ 3: Khi dạy mục II.1 bài dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng

Trang 15

Ví dụ 4: Khi dạy bài 29, mục I, chúng ta có thể sử dụng PHT sau:

Nghiên cứu SGK mục I, bài 29, tìm ý phù hợp điền vào chỗ có dấu (?) và chỗ còn

để trống (…) ở sơ đồ sau Thời gian hoàn thành 7 phút

Cấu tạo:… hoặc ARN( chuỗi đơn hoặc kép)

Một số virus có thêm… Cấu tạo là lớp kép lipit Mặt vỏ ngoài có các… làm nhiệm vụ

… giúp virus… lên bề mặt tế bào chủ Virus không có vỏ ngoài gọi là…

Dạng 3: Phiếu học tập phát triển kỹ năng so sánh

Ví dụ 5: Khi dạy bài dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinhvật, mục II.2 chúng ta có thể sử dụng phiếu học tập sau:

Nghiên cứu SGK trang 89 hoàn thành bảng sau trong 7 phút:

Đặc điểm so sánh Vi sinh vật quang tự dưỡng Vi sinh vật hóa dị dưỡngNguồn năng lượng

Dạng 4: Phiếu học tập phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát.

Ví dụ 7: Khi dạy Bài 22, chúng ta có thể sử dụng PHT sau

Hãy ghép các chữ số với chử cái tương ứng để được đáp án đúng, thời gianhoàn thành là 5 phút

Kiểu dinh dưỡng Trả lời Nguồn năng lượng và nguồn các bon chủ yếu

Trang 16

2 Thay đổi khả năng cho đi qua

của lipit ở màng sinh chất

2 b Thanh trùng nước máy, nước các bể bơi,

công nghiệp thực phẩm

3 Oxihoa các thành phần tế bào 3 c Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

4 Sinh oxi nguyên tử có tác dụng

oxihoa mạnh

4 d Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

5 Gắn vào nhóm SH của protein

làm chúng bất hoạt

5 g Dùng trong y tế, thú y

6 Bất hoạt các protein 6 h Diệt bào tử đang này mầm các thể sinh

dưỡng

7 Oxihoa các thành phần tế bào 7 i Sử dụng rộng rãi trong thanh trùng

8 Diệt khuẩn có tính chọn lọc 8 k Thanh trùng trong y tế, phòng TN

Dạng 5: Phiếu học tập phát triển kỹ năng suy luận đề xuất giả thuyết

Ví dụ 9: Khi dạy Mục II Bài Cấu trúc các loại vi rút Chúng ta có thể sử dụngPHT sau

Quan sát tranh vẽ hình 29.3 trả lời các câu hỏi sau trong 8 phút

1 Tại sao vi rút phân lập được không phải là chủng B?

2 Nếu trộn axítnuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A

và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào ? Nếu nhiễmchủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập vi rút thì sẽ được chủng Ahay chủng B?

3 Từ kết quả thu được ở câu 2 có thể rút ra kết luận gì ?

VD 10: Sau khi học xong bài sinh sản của vi sinh vật chúng ta có thể kiểm trakhả năng lĩnh hội kiến thức và khả năng suy luận bằng PHT:

Hãy cho biết:

1 Sự sinh sản của VSV nhân sơ và nhân thực khác nhau điểm nào?

Trang 17

Điền dấu (+) với ý nghĩa có và dấu (-) với ý nghĩa không vào bảng sau:

Tổng hợp chất hữu cơ

Phân giải chất hữu cơ

Tiêu thụ năng lượng

Giải phóng năng lượng

Vi dụ 12: Khi dạy xong bài 32, để củng cố kiến thức và mở rộng hiểu biết chocác em chúng ta có thể sử dụng PHT sau

Hãy điền từ đúng vào chỗ có dấu (…) và chú thích cho A, B, C, D.Thời gian

hoàn thành 6 phút

Bệnh truyền nhiễm là bệnh…từ cá thể này sang cá thể khác, tác nhân gây bệnh là … hoặc …Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: … và con đường xâm nhập thích hợp Miễn dịch

A B

C D

1.1.4 Cấu trúc phiếu học tập

1.1.4.1 Thành phần cấu tạo của phiếu học tập

Về giá trị dạy học thì PHT là tài liệu hướng dẫn học, nghĩa là hướng dẫn học

Trang 18

- Kết quả học tập trên PHT:

+ Trên PHT sau mỗi câu hỏi, bài tập nên chừa trống vừa đủ để học sinh ghikết quả học tập của mình Đây là một yếu tố ràng buộc yêu cầu học sinh phải làmviệc, là cơ sở để GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của từng nhóm HS

+ Trong một số tình huống, GV có thể thu lại PHT để đánh giá hiệu quả hoạtđộng học tập, trên cơ sở đó điều chỉnh về nội dung cũng như phương pháp thể hiệntrê từng PHT

Trên PHT phải có đầy đủ các thông số sau:

- Phần dẫn hay là dẫn dắt

- Phần hoạt động hay các công việc thực hiện

- Thời gian hoàn thành

- Đáp án ( sẽ có ở phần riêng )

1.1.4.2 Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập

Qua các dạng PHT nêu ở trên ta thấy khi xây dựng PHT cần chú ý đến các yêucầu sư phạm sau:

- Phải thực sự là phương tiện để hình thành kiến thức, kỹ năng

- Phải thực sự là phương tiện giúp học sinh tự lực trong học tập

- Phiếu phải diễn đạt rõ các điều kiện cho và yêu cầu công việc phải hoànthành, các thao tác cần thực hiện

1.1.5 Vai trò của phiếu học tập trong dạy học

1.1.5.1 Phiếu học tập là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học

Trong quá trình dạy học PHT được sử dụng như một phương tiện để truyền tảikiến thức, nội dung của phiếu chính là nội dung hoạt động học tập của học sinh Thôngqua việc hoàn thành các yêu cầu nhất định trong phiếu một cách độc lập hay có sự trợgiúp của giáo viên mà học sinh lĩnh hội được một lượng kiến thức tương ứng

1.1.5.2 Phiếu học tập là một phương tiện hữu ích trong việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh

Trang 19

Mặt khác mỗi PHT có thể dùng trong nhiều khâu của quá trình tự học nhưnghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá…dưới nhiều hình thứcnhư ở lớp hoặc ở nhà, có thể cần sự giúp đỡ của giáo viên hoặc không Do vậy, PHTcòn phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.

1.1.5.4 Phiếu học tập là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học

Phiếu học tập thường được thiết kế dưới dạng bảng có nhiều cột, nhiều hàngthể hiện nhiều tiêu chí Vì vậy, ưu thế của PHT là khi muốn xác định một nội dungkiến thức, thõa mãn nhiều tiêu chí hay xác định nhiều nội dung với các tiêu chí khácnhau Với PHT một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạtngắn gọn như một kế hoạch nhỏ dưới dạng bảng hoặc sơ đồ PHT có thể sử dụngtrong tất cả các khâu của quá trình dạy học

1.1.5.5 Phiếu học tập đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học, làm cơ sở cho việc uốn nắn, chỉnh sữa những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của người học.

Sử dụng PHT trong dạy học giáo viên có thể kiểm soát, đánh giá được độnglực học tập của học sinh thông qua kết quả hoàn thành PHT, thông qua báo cáo kếtquả cá nhân, thảo luận trong tập thể từ đó chỉnh sửa, uốn nắn những lệch lạc tronghoạt động nhận thức của học sinh Do đó, PHT đã trở thành phương tiện giao tiếpgiữa thầy và trò, giữa trò và trò đó là mối liên hệ thường xuyên, liên tục

1.1.5.6 Phiếu học tập là biện pháp hữu hiệu trong việc hướng dẫn học sinh tự học

Trang 20

Đối với hoạt động tự học PHT là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học sinh trong việc tự lực chiếm lĩnh tri thức Nó có tác dụng định hướng cho học sinh cần nắm bắt phần này như thế nào? Nội dung nào là nội dung trọng tâm? Với vai trò đó nó đã giúp đỡ người thầy rất nhiều trong hoạt động dạy học Làm cho chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao Ví dụ: Để dạy mục II HIV/ AIDS Bài 30 đạt kết quả tốt GV có thể phát PHT yêu cầu HS nghiên cứu và chuẩn bị trước ở nhà các nội dung liên quan đến bài học, vì kiến thức phần này HS đã “nghe” rất quen thuộc, nhưng “hiểu” bản chất và cơ chế thì còn hạn chế, bên cạnh đó kiến thức phần này lại có tính cấp thiết cao không chỉ cần hiểu mà còn phải biết cách phòng tránh cho bản thân và tuyên truyền cho cộng đồng vì HIV/AIDS luôn luôn là hiểm hoạ của thế giới Chúng ta có thể sử dụng PHT sau: Hãy nghiên cứu SGK trang 119, 120, các tài liệu có liên quan, tự đặt câu hỏi và trả lời cho các nội dung yêu cầu trong bảng sau: Các nội dung Câu hỏi Phương án trả lời - Cấu tạo và cơ chế hoạt động của virut HIV? - AIDS- hội chứng suy giảm miễn dịch VD: 1 HIV là gì? Cấu tạo của nó? 2.………

………

………

………

………

- Các con đường lây nhiễm HIV 1………

2………

………

………

- Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS - Biểu hiện bệnh AIDS 1………

………

………

………

………

- Biện pháp phòng tránh và thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS 1 .Các biện pháp phòng tránh HIV? 2………

………

………

………

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Kết quả điều tra thực trạng sử sụng PHT trong dạy học Sinh học nói chung

và dạy Sinh học 10 nói riêng

Để phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng

dạy học bộ môn Sinh học nói chung và phần kiến thức Sinh học 10 nói riêng ở một số

Trang 21

1.2.1.1 Về thực trạng dạy của giáo viên

a Về phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo tương đối đầy đủ

- Điều tra ở các trường THPT trong những năm gần đây cho thấy: mặc dầu đã có

sự quan tâm mua sắm thiết bị dạy học, song để đáp ứng được nhu cầu thiết thực củaviệc dạy học thì còn bất cập, hiệu quả chưa cao

- Phòng thí nghiệm chưa có hoặc không đủ điều kiện và thiết bị phục vụ thựchành, các phương tiện dạy học khác như: Phương tiện trực quan ( mô hình, tranh vẽ,máy chiếu, băng đĩa…) hầu như ở các trường chưa đảm bảo phục vụ cho dạy học,dụng cụ thí nghiệm, thực hành đơn sơ, thiếu thốn Cán bộ phụ tá thí nghiệm chưa đượcđào tạo chuyên nghiệp mà chủ yếu còn kiêm nhiệm, không có chuyên môn Công tácchuẩn bị các thiết bị cho các buổi thực hành chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phươngpháp dạy học

- Ở một số trường GV rất ít sử dụng tranh trong quá trình dạy học, một số GV

có sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao, chủ yếu là dùng tranh để minh họa cho lời giải,các sơ đồ, bảng biểu tự làm rất ít, phương tiện PHT hầu như ở các trường phổ thôngkhông sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, chỉ có một số GV có sử dụng PHTtrong khâu củng cố kiến thức nhưng củng chỉ thực hiện trong giờ thao giảng

b Về phía giáo viên

Nhìn chung GV có chuyển biến trong nhận thức về PPDH tích cực nhưng việcvận dụng thì chưa thường xuyên và kết quả còn nhiều hạn chế Thể hiện:

* Kỹ năng soạn bài:

Về cơ bản GV thấy được vai trò đổi mới PPDH hiện nay, bản chất của PPDHtích cực, song họ còn lúng túng trong việc soạn giáo án theo PP tích cực

Qua việc dự giờ và kiểm tra hồ sơ giáo án của nhiều GV, chúng tôi nhận thấyviệc soạn bài của Gv còn mang tính đối phó, chưa chú trọng đầu tư suy nghĩ, tìm tòi để

Trang 22

động học tập cho học sinh bị xem nhẹ Bài soạn chủ yếu là liệt kê, tóm tắt kiến thứcSGK, chưa dự kiến được nhiều biện pháp tổ chức HS hoạt động tự lực

* Phương pháp giảng dạy

Chúng tôi điều tra trên 42 giáo viên sinh học ở các trường THPT thuộc TX HồngLĩnh, huyện Đức Thọ, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh Kết quả thu được ở bảngsau:

Bảng 1.1 Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học

TT Tên phương pháp

Sử dụng thường xuyên

Sử dụngkhôngthườngxuyên

3 Hỏi đáp tái hiện

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy học hiện nay chủ yếuvẫn là lối dạy truyền thống: Thầy truyền đạt, học sinh thụ động lĩnh hội kiến thức; chủyếu vẫn là thông tin một chiều từ thầy đến trò, ít có thông tin ngược Hầu hết thời giancủa một tiết học là phần trình bày của GV, còn học sinh ít có cơ hội tham gia đóng góp ýkiến của mình, vì thế sức ỳ của học sinh là rất lớn, các em thụ động, chậm chạp, uể oải,phản ứng kém, ngại phát biểu, giao tiếp sư phạm hạn chế, khả năng vận dụng kiến thứcvào tình huống mới, vào các vấn đề thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, bêncạnh đó dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đã được quan tâm nhiều hơn,

Trang 23

* Tình hình sử dụng PHT trong dạy học Sinh học 10

Bảng 1.2 Kết quả điều tra tình hình sử dụng PHT trong dạy học sinh học 10

TT Mục đích sử dụng

Sử dụngthườngxuyên

Sử dụngkhôngthườngxuyên

1 Trong khâu nghiên

2 Trong khâu củng cố

3 Trong khâu kiểm tra

Qua bảng 2 cho thấy:

- Hiện nay phần lớn GV còn chưa sử dụng PHT trong quá trình dạy học Một số

GV có sử dụng nhưng không thường xuyên và PHT chỉ được sử dụng trong khâu củng

cố và hoàn thiện kiến thức hoặc kiểm tra đánh giá

- Qua phân tích thực trạng dạy và học sinh học ở trường THPT rút ra kết luận:+ Sự đổi mới PPDH của GV phổ thông còn rất chậm GV chưa có những biệnpháp hiệu quả để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong từng bài dạy

+ Phương pháp học tập của học sinh còn thụ động máy móc trong việc tiếp thukiến thức mới

Kết quả là chất lượng kiến thức, năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thứccủa học sinh còn nhiều hạn chế

Trang 24

Phương pháp dạy học truyền thống “ Thầy đọc – trò chép”, thầy là chủ thể củaquá trình nhận thức còn trò thụ động tiếp thu kiến thức đã tồn tại trong nhà trường phổthông nhiều năm, nay phải đổi mới cách nghĩ cách dạy GV phải có thời gian bởi khôngthể thay đổi một cách nhanh chóng được Mặt khác, việc áp dụng các phương pháp dạyhọc mới đòi hỏi tất cả GV không chỉ vững vàng về kiến thức mà còn phải có các nănglực khác như: năng lực sư phạm, khả năng tổ chức điều hành học sinh Đây là khó khănđồng thời là trở ngại lớn đối với GV phổ thông

Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV về mặt lý luận và các kỹ năng tổchức dạy học bằng PP tích cực còn yếu Việc triển khai các PPDH tích cực còn yếu ở cảkhâu chỉ đạo lẫn thực hiện

Quá trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của các tỉnh nhằm chuẩn hóa kiếnthức và nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học chưa thật sát thực với yêu cầu chungcủa đội ngũ giáo viên đứng lớp

b Về kiểm tra thi cử

Yêu cầu kiểm tra còn chú trọng vào kiểm tra kiến thức chưa tập trung đúng mứcđến việc đánh giá năng lực tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành của học sinh Chínhđiều này đã tạo nên những trở ngại trong việc đổi mới PPDH của GV và HS

c Điều kiện cơ sở vật chất

Ở nhiều trường phổ thông hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học bộ môncòn thiếu thốn, nhiều trường chưa có phòng thí nghiệm, vườn sinh học Các trang thiết

bị cần thiết như: mô hình tranh vẽ, hóa chất cũng không đủ Đây là một trong nhữngnguyên nhân làm chậm sự đổi mới phương pháp làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quảdạy học

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY HỌC

PHẦN KIẾN THỨC SINH HỌC VI SINH VẬT,

SINH HỌC 10 THPT

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh học vi sinh vật Sinh học 10

2.1.1 Mục tiêu của phần kiến thức Sinh học vi sinh vật, sinh học 10

Phần Sinh học VSV là phần mới và khó, nội dung chủ yếu đề cập về thế giới của

những sinh vật vô cùng nhỏ bé, có kích thước phần lớn ở mức độ hiển vi và siêu hiển vi,với những đặc điểm đặc trưng như: hình thức trao đổi chất vô cùng đa dạng, sỉnh trưởng

Trang 25

với tốc độ rất nhanh và cuối cùng là vai trò của VSV trong thế giới sống nói chung vàtrong đời sống của con người nói riêng Những kiến thức về sinh học VSV được xâydựng đảm bảo tính hệ thống với những nội dung cơ bản nhất, mang tính hiện đại và cậpnhật Học xong phần này mỗi học sinh cần có sự hiểu biết và nắm vững những dấu hiệubản chất thông qua hệ thống các khái niệm, cấu trúc của các nhóm VSV đồng thời hiểuđược hoạt động sống của chúng, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn đời sống hàngngày Phần “ Sinh học vi sinh vật ” thuộc sinh học 10 ban cơ bản được cấu trúc bởi 3chương với 12 bài ( trong đó 9 bài lý thuyết, 2 bài thực hành và 1 bài ôn tập ), Mục tiêu

cụ thể của từng chương cụ thể như sau:

Chương 1 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

về bản chất các quá trình và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đờisống hàng ngày

Chương2 Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

( Gồm 4 bài từ 25 – 28 )

Kết thúc chương này HS hiểu được sự sinh sản theo cấp số mũ của vi sinh vật,nắm bản chất quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục và liên tục, cơ sở củacông nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ sinh học, nắm được sự ảnh hưởng củacác yếu tố môi trường như hoá học, lý học và sinh học đến sự sinh trưởng của vi sinhvật Sự sinh trưởng của vi sinh vật không đơn giản là sự tăng về số lượng và kích thướccủa một cá thể mà là sự tăng về số lượng của cả một quần thể Một vấn đề quan trọngnữa là sau chương này HS phải nắm được các hình thức sinh sản của vi sinh vật và phânbiệt được sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực

Chương 3 Virut và bệnh truyền nhiễm

( Gồm 5 bài từ 29 – 32 và bài 33 ôn tập phần sinh học vi sinh vật)

Học xong chương này HS phải nắm và trình bày được cấu trúc chung của virut,

Trang 26

bệnh của virut và những ứng dụng quan trọng của virut trong thực tiễn Thông hiểu vềbệnh truyền nhiễm và miễn dịch, biết các con đường và các phương thức lây truyềnbệnh từ đó biết cách phòng tránh bệnh có hiệu quả

2.1.2 Thành phần kiến thức

Nội dung Sinh học vi sinh vật trong chương trình Sinh học THPT bao gồm:

a Các kiến thức khái niệm

- Các khái niệm chung: khái niệm vi sinh vật, môi trường nuôi cấy, các kiểu dinhdưỡng…

- Các khái niệm: sinh trưởng, sinh sản, thời gian thế hệ, nuôi cấy liên tục, nuôi cấykhông liên tục, các chất dinh dưỡng, các yếu tố sinh trưởng, các chất ức chế sinh trưởng,phân đôi, nẩy chồi, tạo bào tử…

- Các khái niệm về phân loại vi sinh vật

- Các khái niệm virút, chu trình sinh tan, chu trình tiềm tan, vi rút HIV Khái niệmbệnh truyền nhiễm, miễn dịch, miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu…

b Các kiến thức quá trình

- Quá trình dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật: Quátrình tổng hợp, quá trình phân giải

- Vi sinh vật hóa dưỡng có quá trình: lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí

- Quá trình sinh trưởng: các pha sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục

- Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ, quá trình tan, tiềm tan

c Kiến thức ứng dụng

Hầu hết tất cả các bài đều lồng ghép các kiến thức ứng dụng:

- Ứng dụng quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật

- Ứng dụng quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật

- Ứng dụng các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật để điều khiểntốc độ sinh trưởng của vi sinh vật phục vụ con người

- Ứng dụng của virut trong việc phòng chữa bệnh, trong sản xuất, y học

2.2 Thiêt kế PHT

2.2.1 Quy trình thiêt kế PHT trong dạy học

Bước 1: Phân tích bài dạy để nắm vững nội dung kiến thức

Bước 2: Xác định rõ mục tiêu dạy học

Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm

Trang 27

Bước 4: Diễn đạt điều đã biết và điều cần tìm vào PHT

Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành

Bước 6: Hoàn thiện và viết PHT chính thức

2.1.2 Các lưu ý khi thiết kế PHT

Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng PHT thì yếu tố quyết định

đó là việc xây dựng một hệ thống PHT sao cho phù hợp với nội dung dạy học, với đốitượng Vì vậy, khi xây dựng PHT cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

1 Mục đích rõ ràng, khối lượng công việc vừa phải, thời gian thích hợp để đa sốhọc sinh hoàn thành được

2 Xác định rõ cơ sở vật chất cần có để hoàn thành PHT như: hình vẽ, SGK,dụng cụ trực quan

3 Nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác

4 Mỗi PHT phải có phần chỉ dẫn nhiệm vụ đủ rõ, phải có kí hiệu dùng phần nào,bài nào… phải có khoảng trống thích hợp để học sinh điền công việc phải làm

5 Hình thức trình bày gây hào hứng làm việc, có quy định thời gian hoàn thành,

có chỗ đề tên học sinh để khi cần giáo viên đánh giá trình độ học sinh

6 Nếu biên soạn PHT dùng cho cả giáo trình hoặc một bài học thì nên đánh sốthứ tự để tiện cho việc sử dụng sau này

2.2.3 Hệ thống PHT đã xây dựng để dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học

(?) (?) :…

(?):…

Câu hỏi gợi ý:

Trang 28

VSV quang tự dưỡng

VSV hóa dị dưỡng

Nguồn NLNguồnCacbonTính chất củaquá trìnhCâu hỏi gợi ý:

1 So sánh nguồn năng lượng, nguồn cacbon của VSV quang tự dưỡng và VSV hóa dị dưỡng?

2 Tính chất của quá trình dinh dưỡng ở VSV quang tự dưỡng là gì? VSV hóa dị dưỡng là gì?

III Hô hấp và lên men

Phiếu học tập sô 3

* Nghiên cứu SGK trang 90 hoàn thành bảng sau:

Thời gian hoàn thành 7 phút

Các quá trình Hô hấp hiếu

khí Hô hấp kị khí Lên menKN

Chất nhận ecuối cùng

SP tạo thànhVD

Trang 29

Trả lời

Nguồn năng lượng và nguồn các bon chủ yếu

dưỡng

dưỡng3.Hóa tự dưỡng4.Hóa dị dưỡng

* Nghiên cứu SGK trang 91,92 điền nội dung đúng vào

các dấu ( ? ) trong bảng sau

Thời gian hoàn thành 7 phút

Tổng hợp Protein

? liên kết peptit ?

Tổng hợp Polysacarit

ATP+Glucozơ 1P ?+?

Glucozo+ADP-Glucozo ?+?

Tổng hợp Lipit

Glucozo dihidroaxetonPGlixera andehit3P 

Glixecol Axit piruvic

? ? ?

Tổng hợp axit nucleic

Các bazonitricĐường5C ? lk hóa trị ?

H3PO4

Trang 30

Phân giảiprotein

Phân giải polysacarit

Phân giải ngoài Phân giải trong ứng dụng

III Mối quan hệ tổng hợp và

Câu hỏi gợi ý:

1 Bản chất của đồng hóa và dị hóa?

2 Sự khác nhau của hai quá trình?

3 Sự thống nhất của hai quá trình?

4 Cho ví dụ về đồng hóa, dị hóa?

Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Trang 31

Dạy mục này chúng ta có thể sử dụng PHT sau:

* Nghiên cứu SGK trang 100, quan sát tranh vẽ Hoàn thành bảng sau: Thời gian 7phút

phát

Lũy thừa

Cân

Đặc điểm

1.Pha tiềm phát đặc điểm nổi bật là gì?

2 Pha lũy thừa số lượng tế bào biến đổi như thế nào, quá trình trao đổi chất ra sao?

3 Pha cân bằng sinh trưởng quần thể như thế nào? So sánh số lượng tế bào sống và chết?

4 Đặc điểm của pha suy vong?

Bài 29 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI RÚT

Trang 32

Cấutạo: hoặcARN(chuỗi đơn hoặc kép) (bộ gen)

? Chức năng: …

Cấu tạo virút gồm Cấu tạo : … ?

Chức năng: …Một số virus có thêm… Cấu tạo là lớp kép lipit Mặt vỏngoài có các… làm nhiệm vụ … giúp virus… lên bề mặt tếbào chủ Virus không có vỏ ngoài gọi là…

Thời gian hoàn thành 7phút

II Hình thái

Phiếu học tập sô 2

* Quan sát tranh vẽ nghiên cứu SGK trang 115, 116, thảo luậnnhóm và điền nội dung phù hợp vào bảng sau: Thời gian hoànthành 8phút

dụ

Virutcấu trúcxoắnVirut cấu trúckhốiVirut cấu trúchỗn hợp

Trang 33

Phiếu học tập sô 3

* Quan sát tranh vẽ hình 29.3, nghiên cứu SGK trả lời cáccâu hỏi sau: Thời gian hoàn thành 10 phút

1.Tại sao virus phân lập được không phải là chủng B?

2 Nếu trộn axítnuclêic của chủng B với một nửa prôtêincủa chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai

sẽ có dạng như thế nào ? Nếu nhiễm chủng lai vào câythuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virus thì sẽ đượcchủng A hay chủng B?

3 Từ kết quả câu 2 có thể rút ra kết luận gì ?

* Hãy nghiên cứu SGK trang 119, thảo luận nhóm điền số thứ

tự từ 1 đến 5 trong chu trình nhân lên của virut Phagơ

Trang 34

1 HIV là gì? Cấu tạo của nó?

2 Tại sao nói virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người?

3 AIDS là gì? Hội chứng suy giảm miễn dịch dẫn đến hậu quả gì?

Phiếu học tập sô 3

* Hãy nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong PHT sau:

1 HIV có thể lây truyền qua những con đường nào?

2 Theo bạn các hành động như bắt tay, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh với người bị nhiễm HIV/AIDS có bị lây nhiễm không?

3 Trên da luôn có các tế bào chết HIV bám lên da có thể

lây nhiễm được không? Trường hợp nào có thể lây nhiễm?

4 Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây

nhiễm cao?

Trang 35

2 Vi sinh vật cơ hội là gì?

3 Các bệnh cơ hội thường xuất hiện ở giai đoạn nào? Và

đó có thể là những bệnh nào?

4 Tại sao nhiều người không hay biết mình đang nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm như thế nào với xã hội?Phiếu học tập sô 5

* Hãy nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong PHT sau:

Trang 36

Nhóm virut Đặc điểm

Virut gây bệnh cho VSV

Viut gây bệnh cho thực vật

Viut gây bệnh cho côn trùng

1 Số loại

2 Cách thức xâm nhập và lây lan

3 Tác hại

4 Ví dụ

5 Biện pháp khắc phục

II Ứng dụng của virut

trong thực tiễn

Phiếu học tập sô 2

* Hãy nghiên cứu SGK, quan sát hình 31 điền nội dung đúng vào chỗ còn để trống Thời gian hoàn thành 5phút Phagơ lamda chứa các …… không thật sự quan trọng, nếu có …… thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng Lợi dụng tính chất này người ta …… các gen

………

Bài 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH

Trang 37

Nội dung

Bệnh đường

Hô hấp

BệnhđườngTiêuhóa

Bệnh hệThầnkinh

BệnhđườngSinh dục

Bệnhda

CáchxâmnhậpBệnhthườnggặp

IV Củng cố

Phiếu học tập sô 2

* Hãy điền từ đúng vào chỗ có dấu(…) và chú thích cho A, B,

C, D Thời gian hoàn thành 6 phút

Bệnh truyền nhiễm là bệnh…từ cá thể này sang cá thể khác, tác nhân gây bệnh là …hoặc …Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: … và con đường xâm nhập

Trang 38

Bước 3: HS tự lực làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoàn thành PHT

Bước 4: HS báo cáo kết quả PHT

Bước 5: Thảo luận, đóng góp ý kiến

Bước 6: GV nhận xét, chỉnh sửa, đưa ra đáp án và sau đó có thể thu PHT kiểm trakết quả hoạt động học tập của HS để nắm thông tin phản hồi và có phương pháp điềuchỉnh phù hợp trong quá trình dạy học

2.3.1 Sử dụng PHT trong khâu hình thành tri thức mới

Trong khi hình thành kiến thức mới, học sinh cần được rèn luyện các thao tác trongtừng hoạt động học tập Kết quả hoạt động chính là những vấn đề cần học Do vậy khi sửdụng phiếu hoạt động học tập nên phát phiếu học tập cho học sinh sau khi viết đề mục lênbảng

Để giúp học sinh nắm vững nhiệm vụ cần giải quyết được ghi trong phiếu học tập,nên có thời gian cho học sinh tự nghiên cứu và nhận thức ra được nhiệm vụ học tập, nếu cóthắc mắc hay có điều gì còn chưa rõ, giáo viên cần hướng dẫn sau đó để học sinh tự lực haytheo nhóm hoàn thành công việc được giao

Trước khi giáo viên tổng kết nên để một vài học sinh tự báo cáo kết quả và học sinh ởnhóm khác tham gia góp ý Nếu học sinh làm đúng, giáo viên tuyên dương và lấy đó là kếtluận bài học, giáo viên chỉ nói điều nào chưa đúng, chưa đủ

Tùy đặc điểm nội dung, mục tiêu bài học mà chúng ta xây dựng và sử dụng các PHTphù hợp nhất để học sinh tự khai thác kiến thức trên cơ sở yêu cầu của PHT để chủ động nắmkiến thức bài học

Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số vi dụ sử dụng PHT để tổ chức hoạt động học tậptrong nghiên cứu tài liệu mới khi dạy phần sinh học vi sinh vật như sau:

Trang 39

Trong mục II này với chương trình chuẩn yêu cầu HS nắm cấu tạo hình dạng 3 loạicấu trúc của vi rút và nêu được ví dụ một số vi rút điển hình là được không yếu cầu sâu hơnnên chúng ta có thể sử dụng PHT dạng này

Bước 1: Khi viết xong mục đề lên bảng GV phát PHT cho các nhóm học sinh

Bước 2: Giới thiệu các chỉ dẫn, gợi ý, tranh vẽ, tài liệu liên quan nhằm trợ giúp,

tư vấn cho hoạt động của HS

- Treo tranh vẽ hình 29.2 SGK phóng to lên bảng, yêu cầu HS quan sát

- GV gợi ý để HS thảo luận và chủ động nắm kiến thức đúng hướng bằng các câuhỏi:

1.Vi rút cấu trúc xoắn, được cấu tạo như thế nào?

2.Với cấu tạo đó sẽ cho hình dạng ra sao?

3 Những loại vi rút nào có cấu trúc xoắn?

Tương tự các câu hỏi đó với hai loại virut còn lại

Bước 3: HS tự lực làm việc theo nhóm hoàn thành PHT

HS hoạt động theo nhóm và ghi lại kết quả trên PHT

Bước 4: HS báo cáo kết quả PHT

GV gọi một đại diện của nhóm bất kỳ đứng dậy trình bày kết quả PHT của nhóm

mình

Bước 5: Thảo luận, đóng góp ý kiến

GV cho các nhóm còn lại thảo luận, đóng góp ý kiến và yêu cầu giải thích tại sao lại có ý kiến

Trang 40

Ví dụ 2: Khi dạy bài dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinhvật, mục II.2 chúng ta có thể sử dụng phiếu học tập sau:

Nghiên cứu SGK trang 89 hoàn thành bảng sau trong 7 phút:

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon

Tính chất của quá trình

Đây cũng là PHT dạng bảng nhưng yêu cầu sâu và khó hơn, không những yêu cầu HSphải nắm được đặc điểm của từng loại vi sinh vật quang tự dưỡng và hóa dị dưỡng mà cònphải hiểu rõ và phân biệt về nguồn năng lượng, nguồn các bon và tính chất các quá trình ở

hai loại vi sinh vật này từ đó HS sẽ hiểu rõ bản chất vấn đề tại sao gọi là VSV quang tự dưỡng và VSV hóa dị dưỡng Với PHT dạng này ngoài mục tiêu nắm vững nội dung còn rèn

luyện và phát triển năng lực suy luận, kỹ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa cho HS.PHT dạng này thường sử dụng khi HS đã được làm quen với cách học dùng PHT để tổ chứchoạt động dạy học

Các bước tổ chức cho HS thảo luận và hoàn thành PHT để chủ động nắm vững kiếnthức cũng tương tự như đã giới thiệu ở trên

Dạng 2: PHT dạng sơ đồ

Ví dụ: Khi dạy bài 29, mục I, chúng ta có thể sử dụng PHT sau:

Nghiên cứu SGK mục I, bài 29, đồng thời quan sát tranh vẽ tìm ý phù hợp điềnvào chỗ có dấu (?) và chỗ còn để trống(…) ở sơ đồ sau Thời gian hoàn thành 7 phút

Cấu tạo:… hoặc ARN( chuỗi đơn hoặc kép)

(bộ gen)

Ngày đăng: 15/12/2015, 07:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w