Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học phần kiến thức sinh học vi sinh vật, sinh học 10 THPT (Trang 47 - 57)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Cuối mỗi tiết học cả lớp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi đều tiến hành kiểm tra bằng PHT và TNKQ (đề kiểm tra ở phần phụ lục) thu được kết quả như sau:

3.3.1. Phân tích kết quả định lượng

Kết quả ở 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm trình bày ở bảng 5

Bảng 3.1. Kết quả điểm 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm

Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài kiểm tra Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 1 ĐC 137 3 13 20 36 35 22 8 0 TN 135 0 5 10 30 31 33 20 6 2 ĐC 137 2 12 22 36 35 21 9 0 TN 135 0 3 11 30 32 30 21 8 3 ĐCTN 137135 00 110 249 3529 3432 3122 2011 140 ĐC 411 5 36 66 107 104 65 28 0

Phương án Tổng số bài kiểm tra X ± m S CV% dTN- dĐC Td ĐC 137 5.35±0.12 1.42 26.59 0.84 4.87 TN 135 6.19±0.12 1.43 23.13

Bảng 3.3. Bảng tần suất (f%)- số HS đạt điểm Xi bài kiểm tra 1 Phương Án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 X ĐC 137 2.19 9.49 14.6 26.28 25.55 16.06 5.84 0 5,35 TN 135 0 3.7 7.41 22.22 22.96 24.44 14.81 4.44 6,19

Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến (f↑)- số HS đạt điểm Xi trở lên bài kiểm tra 1 Phương án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐC 137 100 100 91.16 74.18 50.55 26.28 11.68 2.19 TN 135 100 95.56 80.74 56.3 33.33 15.26 3.70

Hình 1. Biểu đồ biểu diễn đường tần suất (fi %) bài kiểm tra 1

Nhận xét: Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7. Đường ĐC phân

bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số HS đạt điểm dưới giá trị mod = 5 của ĐC luôn cao hơn TN, số HS đạt điểm xung quanh và trên giá trị

Đồ thị 1: Đồ thị tần suất hội tụ đề kiểm tra lần 1

Điểm kiểm tra lần 1 ở lớp TN có điểm trung bình cao hơn lớp ĐC 0.84 ở mức độ đáng tin cậy.

Hệ số biến thiên của lớp TN thấp hơn lớp ĐC. Điều đó phản ánh hiệu quả vững chắc của việc sử dụng PHT hình thành khái niệm.

Hệ số Td chứng tỏ điểm trung bình ở lớp thực nghiệm hơn lớp đối chứng là thực sự khác nhau và khác ở mức đáng tin cậy.

Qua đồ thị 1 cho thấy đồ thị của lớp thực nghiệm ở bên phải và ở trên so với đồ thị của lớp đối chứng, chứng tỏ lớp đối chứng thấp hơn so với lớp thực nghiệm.

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra lần 2 trong thực nghiệm

Phương án Tổng số bài kiểm tra X ± m S CV% dTN- dĐC Td ĐC 137 5.38±0.12 1.4 26.01 0.88 5.12 TN 135 6.26±0.12 1.43 22.92

Bảng 3.6. Bảng tần suất (fi %) - số HS đạt điểm Xi bài kiểm tra 2 Phương án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐC 137 1.46 8.76 16.06 26.28 25.55 15.33 6.57 0 TN 135 0 2.22 8.15 22.22 23.7 22.22 15.56 5.93

ĐC 137 100 100 88.43 72.10 48.55 26.28 10.22 1.46

TN 135 100 94.07 78.52 56.3 32.59 14.37 2.22

Hình 2. Biểu đồ biểu diễn đường tần suất (fi %) bài kiểm tra 2

Nhận xét: Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 6. Đường ĐC

phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số HS đạt điểm dưới giá trị mod = 5 của ĐC luôn cao hơn TN, số HS đạt điểm xung quanh và trên giá trị mod = 6 ở lớp TN cao hơn ĐC.

Đồ thị 2: Tần suất hội tụ đề kiểm tra lần 2 trong thực nghiệm

Qua bảng 8 cho thấy:

Điểm kiểm tra lần 2 ở lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng 0.88 ở mức đáng tin cậy.

Hệ số biến thiên của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm thể hiện sử ổn định, vững chắc của lớp thực nghiệm hơn lớp đối chứng.

Hệ số Td (5.12) chứng tỏ kết quả học tập ở lớp thực nghiệm hơn lớp đối chứng là thực sự và có độ tin cậy cao.

Qua đồ thị 2 cho thấy đồ thị của lớp thực nghiệm ở phía tay phải và ở trên so với đồ thị của lớp đối chứng chứng tỏ lớp đối chứng thấp hơn so với lớp thực nghiệm.

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra lần 3 trong thực nghiệm

Phương án Tổng số bài kiểm tra X ± m S CV% dTN- dĐC Td ĐC 137 5.47±0.12 1.37 25.08 1.01 6.0 TN 135 6.49±0.12 1.41 21.78

Bảng 3.8. Bảng tần suất (fi %) - số HS đạt điểm Xi bài kiểm tra 3 Phương án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐC 137 0 8.03 17.52 25.55 24.82 16.06 8.03 0 TN 135 0 0 6.67 21.48 23.7 22.9 14.81 10.4

Bảng 3.9. Bảng tần suất hội tụ tiến (f↑)- số Hs đạt điểm Xi trở lên bài kiểm tra 3 Phương án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐC 137 100 100 87.91 72.91 51.09 25.55 8.03 0 TN 135 100 94.63 78.81 58.85 34.15 13.24 0

Nhận xét: Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 6. Đường ĐC phân bố quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số HS đạt điểm dưới giá trị mod = 5 của ĐC luôn cao hơn TN, số HS đạt điểm xung quanh và trên giá trị mod = 6 ở lớp TN cao hơn ĐC.

Đồ thị 3: Tần suất hội tụ đề kiểm tra lần 3 trong thực nghiệm

Qua bảng 10 cho thấy:

Điểm trung bình của lớp đối chứng thấp hơn lớp thực nghiệm 1.01.

Hệ số biến thiên của lớp thực nghiệm ( 21.78) thấp hơn lớp đối chứng (25.08) thể hiện kết quả thực nghiệm là ổn định, vững chắc hơn lớp đối chứng.

Hệ số Td (6.0) chứng tỏ lớp thực nghiệm hơn lớp đối chứng là thực sự và có độ tin cậy cao.

Qua đồ thị 3 cho thấy đồ thị của lớp thực nghiệm ở phía tay phải và ở trên so với lớp đối chứng chứng tỏ lớp đối chứng thấp hơn so với lớp thực nghiệm.

Bảng 3.10. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong quá trình thực nghiệm

Lần kiểm tra thứ Phương án Tổng số bài kiểm tra Yếu kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) 1 Đối chứngThực nghiệm 137135 26.2711.11 51.3845.18 21.8939.26 0.004.44 2 Đối chứng 137 26.27 51.83 21.89 0.00 Thực nghiệm 135 10.37 45.93 37.78 5.92 3 Đối chứng 137 25.54 50.36 24.09 0.00

Thực nghiệm 135 6.67 45.18 37.78 10.37

Tổng hợp Đối chứng 411 26.03 51.34 22.63 0.00

Thực nghiệm 405 9.38 45.43 38.27 6.91

Từ bảng 15- Kết quả phân loại trình độ học sinh trong thực nghiệm qua 3 lần kiểm tra cho thấy:

• Điểm dưới trung bình tổng hợp sau 3 lần kiểm tra ở nhóm lớp TN chỉ chiếm 9.38% ( thấp hơn so với nhóm lớp đối chứng 16.65%).

• Điểm khá, nhóm lớp TN 38.27% ( cao hơn nhóm lớp ĐC 15.64%).

• Điểm giỏi, nhóm lớp TN 6.91% trong khi nhóm lớp ĐC không có điểm giỏi. Tỷ lệ % điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng và tăng dần qua các bài kiểm tra. Ở các lớp đối chứng không có xu hướng tăng. Điều này thể hiện độ vững vàng về kiến thức của lớp thực nghiệm.

Bảng 3.11. So sánh kết quả ở hai nhóm lớp TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong quá trình thực nghiệm sư phạm

Lần kiểm tra Phương án n X ± m S CV% dTN- dĐC Td 1 ĐC 137 5.35±0.12 1.42 26.59 0.84 4.87 TN 135 6.19±0.12 1.43 23.13 2 ĐC 137 5.38±0.12 1.4 26.01 0.88 5.12 TN 135 6.26±0.12 1.43 22.92 3 ĐCTN 137135 5.47±0.126.49±0.12 1.371.41 25.0821.78 1.01 6.0 Tổng hợp ĐC 411 5.4±0.07 1.4 25.91 0.91 9.2 TN 405 6.31±0.07 1.43 22.69 Nhận xét kết quả định lượng

Dựa vào số liệu điều tra, kết quả thực nghiệm chúng tôi tiến hành so sánh, phân

tích, tổng hợp để rút ra báo cáo và nhận định về các vấn đề nghiên cứu.

Các số liệu thống kê thu được từ bảng và đồ thị 1, 2, 3 trong thực nghiệm cho phép rút ra một số nhận xét sau:

• Về điểm trung bình cộng các bài kiểm tra (X )

o Về điểm trung bình cộng trong các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm luôn cao ở lớp đối chứng, các lớp đối chứng điểm có trị số trung bình cộng qua các lần kiểm tra thứ tự là 5.35 → 5.38 → 5.47 về sau có tăng nhưng không đáng kể. Trong khi đó

chứng tỏ kết quả học tập của học sinh ở lớp TN cao hơn lớp đối chứng, trình độ lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớpTN ngày càng tiến bộ.

o Hiệu dTN – d ĐC =XTN - X ĐC luôn dương và tăng dần từ bài kiểm tra thứ nhất (0.84) đến bài kiểm tra thứ 3 (1.01). Chứng tỏ việc sử dụng PHT dạy bài mới ở lớp thực nghiệm tạo ra kết quả học tập ngày càng cao so với lớp đối chứng.

• Về phương sai, độ lệch chuẩn S:

o Độ lệch chuẩn ở các lớp đối chứng qua các lần kiểm tra dao dộng như sau 1.42 → 1.4 → 1.37 chứng tỏ độ lệch chuẩn ở lớp ĐC không hề giảm

o Độ lệch chuẩn ở các lớpTN có xu hướng giảm và luôn thấp hơn so với lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ ở lớp TN có mức độ đồng đều về khả năng lĩnh hội kiến thức cao hơn hẳn so với lớp ĐC.

• Về hệ số biến thiên CV(%) qua các lần kiểm tra là: 23.13 → 22.92 → 21.78 cho thấy các hệ số biến thiên đều có dao động nhỏ. Do đó điểm trung bình kiểm tra XTN có độ tin cậy cao.

Ở lớp ĐC có hệ số biến thiên CV(%) qua 3 lần kiểm tra là 26.09 → 26.01 → 25.08 Cho thấy các hệ số biến thiên đều cao hơn thực nghiệm. Vì vậy, ở lớp ĐC điểm trung bình XĐC có độ tin cậy thấp hơn so với lớp TN.

• Về tỷ lệ điểm khá, giỏi:

Như đã trình bày ở trên thì tỷ lệ điểm khá giỏi của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC qua 3 bài kiểm tra. Đặc biệt tỷ lệ điểm khá giỏi có xu hướng tăng lên cở các lớp TN, trong khi đó ở các lớp ĐC tỷ lệ này giảm.

Từ đó có thể thấy rằng việc sử dụng PHT dạy bài mới đã thu được kết quả làm gia tăng số điểm khá, giỏi. Chứng tỏ trình độ lĩnh hội kiến thức của học sinh ngày càng được nâng cao lên khi dùng PHT. Điều đó góp phần làm cho chất lượng dạy và học ở lớp TN tiến lên một bước dài.

3.3.2. Phân tích kết quả định tính

Qua thực tế giảng dạy trong quá trình thực nghiệm và qua phân tích các bài kiểm tra thu được từ nhóm lớp TN và ĐC tôi nhận thấy chất lượng của các lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC, thể hiện rõ ở điểm sau:

Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa đặc biệt làkhả năng vận dụng kiến thức, khả năng suy luận và sáng tạo để trả lời các câu hỏi, bài tập mang tính thực tiễn của lớp TN hơn hẳn lớp ĐC. Ngoài ra hiệu quả của phương pháp

còn thể hiện rõ bằng sự tiến bộ của HS qua chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS, khả năng hệ thống hoá kiến thức đã học cũng như độ bền kiến thức và rèn luyện các kỹ năng tư duy logic, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn.

Ví dụ ở bài kiểm tra số 1

Câu 1. Chúng tôi đưa ra câu hỏi này với mục đích đánh giá sự thông hiểu kiến thức, khả năng suy luận và kỹ năng phân tích, tổng hợp để giải quyết một nội dung cụ thể đó là phân biệt được sự khác nhau của các hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ và nhân thực giữa lớp TN và ĐC. Ở câu hỏi này cả hai lớp TN và ĐC nhìn chung đã phân

biệt các phương thức sinh sản của VSV nhân thực và VSV nhân sơ. Tuy vậy, cách trình bày của HS lớp ĐC còn máy móc, sơ sài còn cách trình bày của HS lớp TN đã thể hiện được sự suy luận và khái quát kiến thức ở mức độ cao hơn. Cụ thể ở lớp TN không những các em trả lời được sự khác nhau cơ bản là VSV nhân thực đã có sự hình thành các bào tử hữu tính ở một số đối tượng như nấm men, nấm sợi...mà còn phân tích suy luận phát triển vấn đề ở chỗ VSV nhân thực đã có sự sinh sản bằng bào tử hữu tính làm cho các thế hệ sau có kiểu gen phong phú hơn, đa dạng hơn, dẫn đến thành phần loài trong tự nhiên sẽ phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Chứng tỏ rằng ở lớp TN các em không chỉ hiểu sâu sắc bản chất vấn đề mà còn biết vận dụng kiến thức vào việc suy luận và giải thích các hiện tượng tự nhiên.

Với câu 2. Mục đích là để so sánh giữa HS TN và ĐC về khả năng so sánh đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức suy luận và giải quyết các vấn đề liên quan. Qua bài kiểm tra thấy rằng khả năng suy luận sâu sắc có giới hạn đối với cả lớp TN và đối chứng, song ở lớp TN đã có một số HS biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi rất cụ thể và đúng bản chất. Ví dụ các em đã nêu được sinh sản ở VSV nhân thực có sự hình thành bào tử hữu tính, sẽ có sự kết hợp giữa các bào tử đó hình thành kiểu gen mới, các kiểu gen mới tạo ra nhiều sẽ làm cho vốn gen của loài phong phú, đa dạng, dưới sự thay đổi và tác động thường xuyên của môi trường càng nhiều kiểu gen thì khả năng tồn tại của loài sẽ cao hơn nhờ vậy mà chúng thích nghi và tiến hoá hơn. Qua đó chúng ta thấy HS ở lớp TN nắm kiến thức sâu hơn, khả năng suy luận và khái quát kiến thức cao hơn lớp ĐC.

Mục đích của bài kiểm tra này chúng tôi muốn kiểm tra các kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát, bên cạnh đó nắm được độ bền kiến thức của cả hai nhóm TN và ĐC. Ngoài ra kiểm tra kỹ năng làm niệc với PHT của HS.

Bài kiểm tra này đa số HS của cả hai lớp đã phân biệt được tuy nhiên vẫn có những trường hợp ở lớp ĐC nhầm lẫn ở chỗ vi khuẩn chỉ chứa ADN hoặc ARN như virut hoặc là một số em còn cho rằng virut sinh sản độc lập, chứng tỏ độ bền kiến thức và sự thông hiểu còn hạn chế còn lớp TN phần đa HS đã phân biệt được sự khác biệt của các thành phần cấu tạo đó giữa virut và vi khuẩn. Kết quả bài kiểm tra thể hiện rõ: số HS đạt điểm 7 ở lớp TN là 22,22%; lớp ĐC là 15,33%; số HS đạt điểm 8 ở lớp TN 15,56%; lớp ĐC là 6,57%; số HS đạt điểm 9 lớp TN là 5,93%; lớp ĐC là 0%. Chứng tở độ bền kiến thức cũng như khả năng suy luận, phân tích so sánh của lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC.

Bài kiểm tra số 3

Bài này chúng tôi dùng trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kết quả học tập của HS sau tiết học, nhằm đánh giá khả năng nắm, hiểu, suy luận, vận dụng kiến thức để liên hệ các vấn đề thực tiễn, bên cạnh đó thấy được khả năng phản ứng nhanh nhạy của HS trong khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Kết quả bài kiểm tra này cho thấy hầu hết HS lớp ĐC chọn phương án đúng của câu 6 là phương án A, có nghĩa rằng HS đang nắm kiến thức còn máy móc, các em mới chỉ hiểu được sự nhân lên của virut rất nhanh và đương nhiên sẽ làm cho các vật chủ ( trâu, bò, gà) bị chết nhanh. Còn ở lớp TN phần đa HS đã chọn phương án E, điều này chứng tỏ khả năng nắm kiến thức và khả năng suy luận của HS lớp thực nghiệm tốt hơn, từ kết quả đó cho chúng ta thấy rằng các em đã nắm kiến thức vững vàng, hơn thế nữa còn biết phân tích, suy luận và tổng hợp kiến thức một cách logic để giải thích các vấn đề của thực tiễn, đó là không những virut nhân lên nhanh chóng mà trong quá trình đó chúng cũng cần năng lượng cũng như thải ra các chất độc khi thực hiện tất cả các hoạt động sống, nguyên lý hoạt động nói chung của chúng cũng giống như mọi sinh vật khác đó là cần dinh dưỡng và thải các chất độc ra

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học phần kiến thức sinh học vi sinh vật, sinh học 10 THPT (Trang 47 - 57)