Như H.Momdjian đã nhận định: “Chỉ đến một giai đoạn mới về chất trong sự phát triển công cụ và hoạt động sản xuất cùng với văn hóa tinh thần mới báo hiệu là văn minh xuất hiện”2 Văn hóa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN
PHÙNG QUÝ NHÂM
Tài l ệu ưu hành nộibộ - 2002
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trên bước đường phát triển, mỗi dân tộc, dù lớn hay bé đều tự khẳng định bản sắc văn hóa của mình Nhất là trong thời đại hậu công nghệ ngày nay, điều ấy càng được ý thức rõ rệt Mỗi dân tộc đều phải biết lý lịch văn hóa của mình, mỗi con người phải có căn cước văn hóa của dân tộc mình Ai đánh mất lý lịch văn hóa, căn cước văn hóa dân tộc mình người ấy sẽ lạc hướng đi trong một thời đại có nhiều biến đổi như hiện nay
Thật đáng buồn khi mỗi chúng ta không hiểu gì về nền văn hóa của dân tộc mình Khi chưa hiểu mình thật khó lòng hiểu người khác Chỉ có thể hiểu nền văn hóa, văn minh của các dân tộc khác khi anh đã hiểu được nền văn hóa, văn minh của dân tộc mình Với một tinh thần, một ý thức như vậy, chúng ta tìm hiểu văn hóa Việt Nam Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ đề cập chủ yếu các vấn đề sau:
1 Xác định khái niệm văn hóa và hệ thống văn hóa
2 Tiến trình văn hóa Việt Nam
3 Những đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Việt
Trang 3KHÁI NIỆM VĂN HÓA, HỆ THỐNG VĂN HÓA
I XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM VĂN HÓA :
1 Thuật ngữ văn hóa trong cách hiểu của người Trung Hoa cổ :
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc hiện nay thì có 160 cách hiểu, các quan niệm khác nhau Và cách hiểu thời xưa khác cách hiểu ngày nay
Thời xưa, từ văn hóa trong “Chu Dịch” được tách thành hai từ văn và hóa :
“Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ”
(Xem dáng về con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ)
Nghĩa gốc của từ văn là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra Văn là hình thức đẹp đẽ trong lễ, nhạc, trong cai trị, trong ngôn ngữ, trong cách cư xử
Đến thời Tây Hán, Lưu Hướng (77 trước CN) đã sử dụng từ văn hóa sớm nhất, được hiểu như một phương thức giáo hóa con người : “Dùng văn hóa không thay đổi được sẽ chinh phạt”
Về sau, từ văn hóa được hiểu như là một phương thức để xây dựng cuộc sống, xây dựng xã hội :
“Văn hóa nội tập
Vũ công ngoại tư”
(Văn hóa làm cho bên trong hòa mục
Vũ công để sửa sang bên ngoài)
2 Quan niệm văn hóa hiện nay :
Từ văn hóa (tiếng Latin: Cultus) Cultusagri có nghĩa trồng trọt ngoài đồng, Cultusanimi có nghĩa là trồng trọt tinh thần
Cách hiểu phổ biến hiện nay, văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong tiến trình lịch sử
Văn hóa là tổng hòa các phương tiện sau:
- Hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần
- Những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người
- Hệ thống tri thức và kiến thức của dân tộc, loài người
- Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội
Văn hóa của một thời đại, một thời kỳ lịch sử nhất định Văn hóa có thể hiểu theo một nghĩa rộng bao gồm:
- Đó là phương thức sản xuất ra của cải vật chất: phương pháp, công cụ, quá trình công nghệ
Trang 4- Sinh hoạt vật chất : ăn, mặc, ở đi lại
- Tổ chức cộng đồng (gia đình, làng nước…)
- Sinh hoạt tinh thần : tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, lễ hội
- Kiến thức và tri thức về tự nhiên và xã hội
- Đời sống tư tưởng, tình cảm, quan niệm đạo đức, nhận thức về thế giới, về nhân sinh
Theo Thủ tướng Ấn Độ Jawa Harlal Nêhru, văn hóa có 3 phương diện : tư tưởng,
phương pháp, lao động say sưa bền bĩ (bài phát biểu trong lễ thành lập Ban liên lạc văn hóa với nước ngoài của Ấn Độ ngày 09/04/1950 – Báo Nhân Dân đăng lại tháng 02/1990)
Cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết : “Nói tới văn hóa là nói tới một lãnh vực vô
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị : tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản sắc và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”(1)
3 Văn hóa, văn hiến, văn minh:
Ở đây, chúng ta có thể gặp với quan niệm của ngài Federico Mayor: “Văn hóa là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy cấu thành một hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống dựa vào đó từng dân tộc khảng định bản sắc riêng của mình”
b Văn hiến :
Văn hiến là những giá trị tinh thần, đạo lý của một “dân tộc” Khái niệm văn hiến được sử thần Ngô Sĩ Liên nói đến trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư: “Nước ta là nước Văn hiến bắt đầu từ thời Sĩ Nhiếp” Nguyễn Trãi trong hùng văn: “Bình Ngô Đại Cáo” cũng đã viết:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền Văn hiến đã lâu”
Trang 5
c Văn minh:
Văn minh là những giá trị được xác lập trong sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, khoa học và công nghệ trong lối sống và sự vận dụng những tiến bộ đó vào trong đời sống mỗi người,
trong cuộc sống của mỗi dân tộc Như H.Momdjian đã nhận định: “Chỉ đến một giai đoạn mới
về chất trong sự phát triển công cụ và hoạt động sản xuất cùng với văn hóa tinh thần mới báo hiệu là văn minh xuất hiện”(2)
Văn hóa và văn minh : trong cuộc sống của cộng đồng người, một tập tục, một phong tục nào đó có thể đó là biểu hiện văn hóa Thói quen mặc của cư dân Tiểu Vương quốc Micro-Nêcia là một hiện tượng văn hóa nhưng không thể xem là văn minh Ngược lại, có nhiều dân tộc, nhiều quốc gia đạt được đến trình độ văn minh như nhau, nhưng nền văn hóa của mỗi dân tộc lại có đặc điểm, có bản sắc khác nhau Ví dụ, văn minh Âu Mỹ có thể ngang với văn minh Nhật, song về văn hóa thì Mỹ và Nhật lại hoàn toàn khác nhau về bản sắc
Người cõng nhau nhảy múa (tượng đồng Đông Sơn)
Nếu khái niệm văn hóa được hiểu như là những giá trị do bàn tay và khối óc con người tạo ra (tức không phải cái vốn có trong tự nhiên, do tự nhiên ban phát) thì văn minh trong một
ý nghĩa nhất định hàm chứa những yếu tố, những giá trị tích cực như là một tổng thể
Văn minh là một khái niệm lịch sử Ở mỗi thời đại lịch sử, văn minh gắn liền với sự tiến bộ trong sản xuất vật chất với sự hình thành một trình độ văn minh tinh thần mới về chất, đem lại cho con người những giá trị mới, tích cực góp phần vào sự phát triển của xã hội, của cộng đồng và cá nhân
Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc, thì nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu mặt tĩnh, bao gồm lễ hội phong tục, sinh hoạt vật chất, thể chế xã hội, chính trị, nghệ thuật Nghiên cứu văn minh là nghiên cứu mặt động, nghiên cứu sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, và sự áp dụng những tiến bộ đó vào trong cuộc sống của mỗi dân tộc
4 Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh của văn hóa Đông Á hay Đông Nam Á :
Theo giới nghiên cứu văn hóa phương Tây, các nhà văn hóa học xếp văn hóa Việt Nam vào khu vực văn hóa Đông Á Tiêu biểu là công trình: Một công trình nghiên cứu về lịch sử (A Study of history – xuất bản ở Luân Đôn) học giả người Anh Arnorld Toynbec đã điểm đến 34 nền văn minh đặc sắc trên toàn thế giới Trong số 34 nền văn minh ấy chỉ còn lại 18 nền văn
2 Những cột mốc lịch sử, NXB Mác Lê-nin, HN, 1986, tr 167
Trang 6minh đang tồn tại và phát triển Nền văn hóa, văn minh Việt Nam là một trong 18 nền văn hóa, văn minh ấy Nhà học giả xếp văn hóa, văn minh Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam vào cùng một loại vì có những nét tương đồng
Văn minh Trung Hoa là trung tâm, là ngọn nguồn Còn các nền văn minh Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam là nền văn minh vệ tinh
A Tonybec cho rằng 4 nền văn minh này tạo nên một vùng văn hóa riêng biệt Đó là vùng văn hóa Đông Á (Asie Orientale) Nét chung cơ tầng của các nền văn minh này là tâm linh con người
Nhưng theo Giáo sư Đinh Gia Khánh trong cuốn “Văn minh dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á” (NXB KHXH, HN, 1993) ông cũng không hoàn toàn bác bỏ quan điểm của các nhà văn hóa phương Tây khi xếp văn hóa, văn minh Việt Nam vào khu vực Đông Á Nhưng điều cần lưu ý là ở chỗ nước ta là nước thuộc vùng Đông Nam Á (3), do vậy cần đặt văn hóa, văn minh Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á Có như vậy thì mới tránh cái nhìn phiến diện trong khi nghiên cứu văn hóa Việt Nam cần liên hệ với các nền văn hóa lân cận nhưng có ảnh hưởng khác nhau, hoặc ít, hoặc nhiều đến sự hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam
5 Văn hóa phương Đông và phương Tây :
Có ý kiến cho rằng các nền văn hóa phương Đông, châu Phi là những nền văn hóa thiếu lý tính, thiếu sự khai sáng của văn hóa, văn minh Châu Âu Nhận định ấy là không hợp lý Nhà thơ Ấn Độ Rabin Tagore có lần đã phát biểu “Đã có lúc tôi tin rằng nguồn suối của văn minh có thể phát nguồn từ trái tim Châu Âu Nhưng bây giờ, khi tôi sắp từ giã cõi đời niềm tin đó đã từ bỏ tôi Tôi nhìn quanh và thấy tro tàn đổ nát của một nền văn minh đầy tự hào vương vai Tuy nhiên tôi không phán cãi cái tôi đã mất lòng tin vào con người Có lẽ bình minh sẽ đến từ phương Đông nơi mặt trời mọc”
Dĩ nhiên mỗi nền văn hóa, văn minh của nhân loại đều có giá trị lịch sử, có ý nghĩa tích cực trong sự phát triển xã hội Song do đặc điểm về địa lý, lịch sử, ngôn ngữ văn hóa phương Tây và văn hóa Phương Đông có những nét khác nhau
Văn hóa Phương Tây thường đi tìm cái dị biệt của các hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy Điều này do ảnh hưởng, chi phối của chủ nghĩa duy lý Triết học duy lý nhìn sự vật, hiện tượng trong sự phân cắt, phân giải Văn hóa phương Tây coi trọng lý tính, coi trọng và đạt đến văn minh vật chất Tư duy của người Phương Tây là tư duy tuyến Văn hóa Phương Đông đi tìm cái hòa đồng, cái dung hợp Văn hóa phương Đông lý giải các hiện tượng, các sự vật trong tính lưỡng phân, lưỡng hợp: âm-dương, nhật-nguyệt, trời đất văn hóa phương Đông chú ý các chiều kích của lý tính Văn hóa phương Đông vươn tới các giá trị tinh thần, tư duy của người phương Đông là tư duy trường
Philippine, Brunêi Thời tiền sử vùng ĐNÁ có Hoa Nam (Trung Quốc hiện nay)
Trang 7Một đặc điểm nữa của lối sống phương Đông là con người luôn luôn sống cộng sinh với quá khứ, với truyền thống, ví dụ như ý thức về dòng họ, về gia tộc, về sự thờ cúng tổ tiên Có thể trong văn hóa phương Tây, con người quay về quá khứ như là một thái độ ngưỡng mộ, chứ không phải là một thái độ cộng sinh Cộng sinh được hiểu như là một thái độ tôn trọng ngưỡng mộ, vừa là một lực đẩy, một sức mạnh thôi thúc tinh thần con người hiện tại Người phương Đông không lý giải cái chết, song họ tin linh hồn con người chết vẫn hiện hữu trong tâm tưởng của người đang sống, và biết đề ra những cách ứng xử thích hợp cho con người Thế kỷ VI nước CV, Tôn Thất Bá đã xác lập ba điểm tồn tại mãi không hư nát đối với mỗi con người Đó là luật tam bất hủ cho mỗi con người: Lập đức, Lập công, Lập ngôn
6 Vấn đề nội sinh, ngoại sinh và cộng sinh đối với văn hóa dân tộc:
- Nội sinh: Những yếu tố nội sinh là những yếu tố quy định và quyết định bản sắc dân tộc của mỗi nền văn hóa
- Ngoại sinh: là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển của văn hóa dân tộc
- Cộng sinh: trên cơ sở những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, văn hóa dân tộc tìm thấy những nhân tố tích cực, hữu ích để phát triển một cách đa dạng, phong phú nền văn hóa dân tộc
Trang 8II HỆ THỐNG PHÂN CHIA VĂN HÓA :
Như trên đã xác định văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần Ở đây cần xác lập hệ thống văn hóa theo một chỉ tiêu nhất định để khảo sát nền văn hóa Dĩ nhiên cách xác lập hệ thống này có thể khác nhau Ở đây chúng tôi xem hệ thống văn hóa như một cấu trúc nội tại, vận động và tác động chủ yếu của những yếu tố nội sinh Đương nhiên khi xem xét từng yếu tố có chú ý đến những yếu tố ngoại sinh tác động đến nền văn hóa dân tộc Theo cách phân chia của chúng tôi, văn hóa được xem xét trong một cấu trúc như sau :
- Văn hóa của động đồng người Việt : tổ chức cộng đồng Nhà-làng-Nước Văn hóa vật chất của cộng đồng Văn hóa tinh thần của cộng đồng
- Văn hóa giao tiếp ứng xử : giao tiếp ứng xử giữa con người và con người; giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên; giao tiếp ứng xử với môi trường xã hội (chủ yếu là môi trường văn hóa)
- Văn hóa thẩm mỹ : đặc trưng của văn hóa thẩm mỹ của dân tộc Việt
- Việc xác lập một hệ thống như vậy cũng để tiện cho việc khảo sát một nền văn hóa dân tộc, nhưng nó không hẳn là tiêu chí cho mọi nền văn hóa Tùy theo đặc trưng của mỗi nền văn hóa ta có thể xác lập các hệ thống văn hóa khác nhau
Trang 9Phượng (chạm gỗ, đình Đình Bàng, Hà Bắc, 1736)
Trang 10TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM
Lịch sử chính là những bước đi văn hóa của con người
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết : “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch
sử dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết nên những trang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách hào hùng trong giữ nước và dựng nước” (1)
1 Văn hĩa Sơn Vị, Hịa Bình, Phùng Nguyễn Đồng Đậu
* Văn hóa Sơn Vị (Lâm Thao, Phú Thọ)
Văn hóa Sơn Vị xuất hiện cách nay khoảng 12.000 – 20.000 năm, vào giai đoạn cuối thời đồ đá và sang đầu thời đồ đá giữa Vỉa văn hóa Sơn Vị trãi dọc từ Lào Cai, qua Vĩnh Phú đến tận Nghệ Tĩnh
Cư dân người Việt cổ sống chủ yếu trong các hang động hoặc trên các gò đồi trung du Nghề chính của họ là săn bắt và hái lượm Công cụ được chế tạo chủ yếu là những hòn đá còn ở dạng thô sơ
* Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn
Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn tồn tại cách đây không trên dưới 10.000 năm, xuất hiện vào cuối thời đại đồ đá giữa đến đầu thời đại đồ đá mới
Công cụ tìm thấy chủ yếu là bằng đá: dao, rìu bằng đá Kiểu rìu thường gặp là rìu tứ giác – Các công cụ, di vật bằng đá được ghè, đẽo Bên cạnh đồ đá, đồ gốm đá xuất hiện nhưng kiểu dáng và kỹ thuật còn thô sơn
Ngoài việc sản xuất, hái lượm, người Việt đã bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi Chính điều này cho phép chúng tôi khẳng định : Nước ta cùng một số nước Đông Nam Á khác được coi là một trung tâm nông nghiệp, ra đời vào loại sớm nhất thế giới
* Văn hóa Hạ Long :
Văn hóa Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình), Cầu Sắt (Đồng Nai) là những nền văn hóa thuộc cuối thời đại đồ đá mới, tồn tại cách nay khoảng 4 đến 5 vạn năm, với những hiện vật bằng đá khá tinh xảo, cư dân từ vùng đồi này xuống vùng đồng bằng Nghề chính của họ là trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá Tương ứng với đời sống vật chất sơ khai là một cuộc sống tinh thần đơn sơ, mộc mạc
* Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu (Vĩnh Phú)
Cuộc khai quật tại di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) đã gây bất ngờ lớn cho giới khảo cổ học đã xác định 4 tầng văn hóa nối tiếp nhau: Phùng Nguyên (1.700–2.000 năm TCN), Đồng Đậu (1.200 – 1.600 năm TCN), Gò Mum (800 – 1.100 năm TCN) và Đồng Sơn (500 – 700
Trang 11
năm TCN) Đây là thời kỳ cuối thời đại đồ đá mới bước sang thời kỳ đầu của thời đại kim khí Văn hóa Phùng Nguyên phân bố khá rộng ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ với lưu vực Sông Hồng Cư dân bắt đầu rời các hàng động ra sống ở vùng ven suối, sông và bắt đầu làm nhà để ở Nhà của người Việt cổ là nhà sàn
Công cụ và đồ trang sức được chế tạo từ đá và được ghè, mài tinh xảo Bên cạnh các đồ đá, một lượng đáng kể công cụ và vũ khí bằng đồng được xuất hiện với nhiều loại hình phong phú như rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi câu v.v Trồng trọt được phát triển Lúc đầu, người Việt trồng lúa cạn ở gò đồi, về sau trồng lúa nước Đến giai đoạn này, người Việt cổ đã tạo ra một nền văn minh lúa nước – một trong nền văn minh hình thành sớm ở vùng Đông Nam Á
Ở văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, nghề gốm và kỹ thuật gốm đã phát triển hơn: đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn, hình trang trí trên
Người cõng nhau nhảy múa (tượng đồng Đông Sơn)
gốm phong phú hơn Gốm được nung nên chắc chắn hơn Song giữa hoa văn trang trí và kỹ thuật gốm Phùng Nguyên và Đồng Đậu cùng có sự khác nhau :
Trang 12Gốm Phùng Nguyên Gốm Đồng Đậu
- Gồm màu nâu, đỏ, đen
- Độ nung chưa cao
- Kiểu dáng đơn giản
- Hoa văn trang trí theo hình học
- Ngoài các màu trên còn có màu vàng, xám
- Độ nung cao, gốm chắc
- Kiểu dáng đa dạng hơn
- Hoa văn trang trí phong phú hơn
2 Quốc gia Văn Lang, Âu Lạc và Văn hĩa Đơng Sơn
1 Quốc gia Văn Lang và Âu Lạc :
Quốc gia đầu tiên của người Việt là Văn Lang do các vua Hùng đứng đầu Kinh đô là Phong Châu (Vùng Việt Trì ngày nay) thuộc đời thứ 8 của các vua Hùng Văn Lang được hình thành từ 15 bộ tộc Dưới các bộ tộc là làng
Trong luận án tiến sĩ của mình “Sự sinh thành của Việt Nam”, K.Taylor có nói: “Nước Văn Lang” là Pokhun (tiếng của người Tày, Thái cổ)
Đến đời thứ 18 của các vua Hùng, Thục Phán – một thứ lính bộ tộc Âu Việt lên thay, lập
ra nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương Kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay) Quốc gia Âu Lạc tồn tại trong thời gian ngắn, khoảng gần 30 năm (từ
208 đến 179 năm TCN)
Năm 207 TCN, một viên tướng nhà Tần là Triệu Đà nhiều lần đem quân đánh Âu Lạc nhưng đều thất bại, sau đó xin giảng hòa, rồi kết tình thông gia, cho con trai là Trọng Thủy ở rễ Trọng Thủy đã ăn cắp nhiều bí mật quân sự của vua An Dương, đặc biệt là nỏ thần Trọng Thủy xin phép vua An Dương về thăm cha, song kỳ thực là đem bí mật quân sự về trình cho Triệu Đà Cha con Triệu Đà lần này đem quân sang đánh Âu Lạc Và vua An Dương thất thủ Từ đó nước ta bị phong kiến Trung Hoa đô hộ Triệu Đà nhập các bộ tộc nước ta vào miền Nam Trung Quốc và đổi thành Nam Việt Năm thứ 3 TCN Nhà Hán trị vì ở Trung Quốc, tiến đánh Nam Việt, giết cha con Triệu Đà, biến nước ta thành các châu, quận của Trung Quốc
2 Văn hóa Đông Sơn :
- Vài nét về làng Đông Sơn :
Làng Đông Sơn gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn Năm 1926, một nông dân lúc xẻ rãnh làm thủy lợi đã tìm được một trống đồng và sau đó người ta khai quật ở làng Đông Sơn nhiều hiện vật bằng đồng, đặc biệt là có 126 chiếc trống chủng loại khác nhau Qua nghiên cứu người ta phát hiện những chiếc trống đồng này thuộc thế hệ thứ 2 sau trống Ngọc Lũ Người ta lấy tên Đông Sơn đặt cho nền văn hóa Đông Sơn Đông Sơn nằm ở bờ phải sông Mã, phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa, cách phía trên cầu Hàm Rồng 1 km
Có thể khẳng định: nền văn hóa Đông Sơn là sự tiếp nối những nền văn hóa tiền sử mà người Việt đã tạo dựng, nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của Quốc gia Văn Lang và
Trang 13Âu Lạc, văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa của thời đại kim khí Nền văn hóa Đông Sơn đạt nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ, làm rạng ngời thêm bản tính của dân tộc Việt
Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng tôi xin giới thiệu bài “Quá trình hình thành nước Văn
Lang” (trích trong cuốn “Lịch sử Việt Nam”, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN, 1985)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NƯỚC VĂN LANG
Thời Hùng Vương với thời gian tồn tại khoảng 2000 năm TCN, bao quát các giai đoạn phát triển từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt, phải được quan niệm và nghiên cứu như một thời kỳ lớn của lịch sử, như một quá trình vận động nói chung là từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từng bộ phận, từng hình thái cũng có bước thịnh suy của nó Vào đầu thời Hùng Vương, tương ứng với giai đoạn Phùng Nguyên, một số chuyển biến quan trọng đã được ghi nhận Đó là sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước, nghề chăn nuôi, nghề gốm, sự phát triển đến mức hoàn hảo của nghề chế tác đá, và nhất là sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau Nhưng nhìn chung, công cụ sản xuất bằng đá vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thủy Phải chăng đó là tình trạng được phản ánh trong truyền thuyết : “Lúc quốc sơ, đồ dùng của dân chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ ống làm chiếu, lấy gạo ngâm làm rượu, lấy cây quang lang làm thức ăn ” (1)Trải qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, nền kinh tế càng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt đến một trình độ khá cao Công cụ đá được thay thế dần bằng những công cụ đồng thau, rồi công cụ sắt Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước trở thành ngành chủ đạo
Về nông nghiệp, giai đoạn Gò Mun và Đồng Sơn đánh dấu một bước tiến lớn lao Ngoài rìu đồng được sử dụng để khai phá đất đai, từ giai đoạn Gò Mun đã tìm thấy những lưỡi liềm đồng và đến giai đoạn Đông Sơn thì tìm thấy hàng loạt lưỡi cày đồng, nhíp đồng và cuốc, mai, thuổng bằng sắt Liềm đồng và nhíp đồng là những công cụ sắt, dùng để thu hoạch lúa Lưỡi cày cùng với cuốc, mai, thuổng là những công cụ làm đất để gieo trồng Ngoài ra, hẳn còn nhiều loại công cụ bằng tre, gỗ không được bảo tồn đến nay
Trước đây, đã phát hiện được một số lưỡi cày đồng trong các di tích thuộc văn hóa Đông Sơn, ít ra đã có 79 lưỡi Gần đây, tại Cổ Loa (Hà Nội) người ta tìm thấy một trống đồng được chôn ở độ sâu 30cm, bên trong chứa hơn 100 hiện vật đồng thau, trong số ấy có 96 lưỡi cày đồng Lưỡi cày đồng gồm nhiều loại kích thước khác nhau, thường có hình cánh bướm, hình gần tam giác hay hình gần quả tim Căn cứ vào kích thước, hình dáng, cấu tạo, vết mòn
ở công cụ, nhất là cấu tạo của họng, nhiều nhà khoa học xác nhận đây là những lưỡi cày thực sự với công dụng dùng để rẽ đất và lật đất một cách liên tục bằng lực kéo chứ không phải dùng để xắn hay xới Đất từng nhát như mai, thuổng, cuốc Như vậy là một nền nông
1 Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái, sđd, tr.23
Trang 14nghiệp dùng cày với những lưỡi cày bằng kim loại đã ra đời và phát triển, thay thế dần cho nền nông nghiệp dùng cuốc trước đó
Cày có thể kéo bằng sức người hay sức súc vật Những lưỡi cày hình cánh bướm thường có kích thước nhỏ, dài 4cm, rộng từ 10-13cm Những lưỡi cày hình gần tam giác hay quả tim lớn hơn, như lưỡi cày ở xóm Nhồi, Cổ Loa dài 24cm, rộng 18cm Với những lưỡi cày cỡ lớn như vậy và với việc nuôi trâu, bò đã phát triển thời bấy giờ, có nhiều khả năng con người đã biết sử dụng trâu bò để kéo cày Trước khi lưỡi cày sắt ra đời vào những thế kỷ trước sau công nguyên, việc dùng lưỡi cày đồng thau và sức kéo của súc vật, tiêu biểu cho kỹ thuật canh tác tiến bộ nhất thời đó
Bằng những công cụ kim khí, cư dân giai đoạn hậu kỳ thời đại đồng thau và sơ kỳ thời đại đồ sắt đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnh công cuộc chinh phục vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Các di tích văn hóa Đông Sơn phân bố trên địa bàn rất rộng, bao gồm cả miền núi, miền trung du và đồng bằng ven biển Ở lưu vực sông Hồng, nó lan lên đến tận miền núi Lào Cai (Hoàng Liên Sơn) và tràn xuống hầu khắp vùng đồng bằng châu thổ của Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Nam Ninh Ở lưu vực sông Mã, sông Cả, nó cũng tỏa rộng trên cả vùng trung du và đồng bằng, cho dến vùng ven biển
Lúc bấy giờ, nói chung vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã thành hình, nhưng còn hoang dại, còn nhiều vùng trũng, đầm lầy, rừng rậm và nhiều vùng biển ăn sâu vào đất liền Dọc theo sông lúc đó chưa có đê, có chăng thì cũng mới là những đoạn đê ngắn, đê quai từng vùng nhỏ, nên vào mùa nước, nước tràn ngập và phủ lên đồng bằng những lớp phù
sa màu mỡ Đất đai nói chung phì nhiêu, thích hợp với nghề trồng lúa nước
Từ những điểm tụ cư trên các gò đồi, chân núi, trên các doi đất cao ven sông, con người khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp với địa hình và thổ nhưỡng từng vùng Tựu trung có hai hình thức canh tác chính là làm rẫy và làm ruộng
Rẫy hay nương rẫy là một hình thức trồng trọt sơ khai, áp dụng ở miền đồi núi, mặt đất thường dốc, không có điều kiện thâm canh, làm thủy lợi Người ta phát cây cối, dùng lửa đốt cháy thành tro than, rồi chọc lỗ, tra hạt Đó là lối “đao canh hỏa chủng” (cày bằng dao, trồng bằng lửa) được phản ánh trong Lĩnh Nam chích quái, hay được ghi chép trong Đông quan Hán ký dẫn lại trong Hậu hán thư “Cửu chân (bắc Trung Bộ) có tục đốt cỏ mà trồng trọt” Hình thức nương rẫy có được bảo tồn lâu dài ở miền núi cho đến thời gian gần đây
Ruộng có nhiều loại, nhưng chủ yếu và phổ biến là loại ruộng nước, gồm những chân ruộng phù sa ven sông và chân ruộng trũng ở vùng thấp trũng và quanh các ao đầm Một trong những cuốn sách xưa nhất của thư tịch Trung Quốc chép về lịch sử nước ta là cuốn Giao Châu ngoại vực ký (thế kỷ IV) dẫn lại trong Thủy kinh chú (thế kỷ VI), có đoạn viết:
“Ngày xưa, Giao Chỉ khi chưa chia thành quận huyện, ruộng đất có ruộng Lạc, ruộng đó theo nước triều lên xuống, dân khẩn ruộng đó mà ăn nên gọi là dân Lạc” (Giao Chỉ tích vị hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu Lạc điền, kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ, dân khẩn thực
Trang 15kỳ điền, nhân danh vi Lạc dân)(1) Xung quanh từ Lạc trong “Lạc dân”, “Lạc điền”, “Lạc Việt” còn nhiều cách giải thích khác nhau nhưng khuynh hướng chung của nhiều người đều coi
“Lạc điền” là loại ruộng nước Đối với loại ruộng này, có thể áp dụng rộng rãi kỹ thuật cày bằng những lưỡi cày đồng thau và sức kéo của trâu bò hay cũng có thể áp dụng kỹ thuật
“đao canh thủy nậu” (cày bằng dao, làm nát bằng nước) “hoa cảnh, thủy nậu” nước vào ruộng, giẫm cho sục bùn để gieo trồng Ruộng nước nói chung là loại ruộng cố định, được trồng trọt thường xuyên, mặt ruộng được cải tạo, có bờ giữ nước, nghĩa là có điều kiện thâm canh tăng vụ
Công cuộc chinh phục vùng đồng bằng, phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, đặt ra yêu cầu càng ngày càng bức thiết về công tác trị thủy và thủy lợi Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với lượng nước, độ nóng, độ ẩm cao, cùng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng vùng đồng bằng có mặt rất thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, nhưng cũng có khắc nghiệt của nó, trước hết là mối đe dọa của nạn lũ lụt, hạn nán, úng ngập Huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh qua nhiều chuyển hóa, cuối cùng phản ánh cuộc đấu tranh chống ngập lụt của đồng bằng Bắc Bộ với ước mơ của con người : núi phải cao hơn nước, Sơn Tinh phải thắng Thủy Tinh Người dân vùng này hiểu rõ mối đe dọa thường xuyên của thiên tai và luôn luôn nhắc nhở :
Núi cao sông hãy còn dài, Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen
Cho đến nay, khảo cổ học chưa tìm thấy di tích những công trình thủy lợi thời Hùng Vương Nhưng một cách thức tưới tiêu nào đó còn được ghi nhận trong thư tịch cổ Câu văn
“ruộng đó theo nước triều lên xuống” (kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ) của Giao Châu ngoại vực ký (dẫn lại trong Thủy kinh chú) và của Quảng Châu ký (thế ký V, dẫn lại trong Sử ký sách ẩn của Tư Mã Trinh, thế kỷ VIII) thật khó hiểu và từ lâu đã gây ra cuộc thảo luận với nhiều cách giải thích khác nhau Nhưng cũng câu đó của Giao chỉ thành ký được dẫn lại trong An Nam chí lược của Lê Trắc đời Trần, thì rất rõ ràng: “tưới ruộng theo nước triều lên xuống” (Quán điền tòng thủy triều thượng hạ)(2) Muốn “tưới ruộng”, người ta phải biết đắp bờ giữ nước, phải biết xây dựng một số công trình nhân tạo nào đó như phai đập, kênh mương để dẫn nước và tháo nước, tưới tiêu cho đồng ruộng Ở Cổ Loa đã phát hiện được dấu tích của một đoạn đê cổ, có trước thời Bắc thuộc Vào cuối thời Hùng Vương, cư dân vùng đồng bằng có thể đã biết đắp đê, nhưng chỉ mới đắp những đoạn đê ngắn để chống ngập lụt cho một vài nơi trung tâm nào đó
Cây trồng chủ yếu là lúa nước, bao gồm cả lúa tẻ, lúa nếp và có thể lúc bấy giờ, lúa nếp còn được trồng phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống, chiếm tỷ lệ cao trong thành phần lương thực của con người Điều đó được phản ánh trong Lĩnh Nam chích quái: thời Hùng Vương “đất sản nhiều gạo nếp”, và được xác nhận qua các di tích khảo cổ học
1 Lịch Đạo Nguyên, Thủy kinh chú, q.VI, tr.62, bản in của Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh 1958
2 Nguyễn Đổng Chi, Mấy ý kiến về xã hội thời Hùng Vương Nghiên cứu lịch sử số 123, 6/1969
Trang 16Phân tích 4 mẫu thóc cháy và trấu lấy từ các di tích Đồng Đậu, Đông Tiến và Làng Cả có niên đại trước công nguyên, thì thấy đều thuộc dạng hạt tròn là dạng phổ biến của lúa nếp.(3)Cùng với nghề trồng lúa nước, nghề trồng rau củ và cây ăn quả vẫn tiếp tục phát triển Hạt na, hạt trám đã tìm thấy ở di chỉ Đồng Đậu, hạt đậu đã tìm thấy ở di chỉ Hoàng Ngô Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở di chỉ Tràng Kênh cho thấy có những cây thuộc họ hòa thảo, bộ đậu, họ bầu bí, họ dầu tằm Truyền thuyết dân gian nói đến việc trồng dưa hấu trong Chuyện An Tiêm, trồng cau, trầu trong Chuyện trầu – Cau Nghề làm vườn phát triển cung cấp thêm nguồn thức ăn thực vật cho con người và cùng với nghề làm rẫy, nghề làm ruộng là ba hình thức cơ bản của nghề trồng trọt đương thời
3 Nguyễn Việt, Lúa nếp và chõ thời Hùng Vương, Khảo cổ học số 3, 5 - 6/1981.
Trang 17Cùng kết hợp với nông nghiệp còn có nghề hái lượm, săn bắn, chăn nuôi, đánh cá Hái lượm và săn bắn là những ngành kinh tế khai thác, vẫn tồn tại và có mặt phát triển, nhưng bị đẩy xuống hàng thứ yếu So với hái lượm, săn bắn đóng vai trò quan trọng hơn vì không những nó bổ sung nguồn thức ăn thịt cho con người, cung cấp da, xương và sừng cho một số nghề thủ công chế tạo đồ trang sức, đồ dùng và vũ khí, mà nó còn có ý nghĩa chống thú dữ, bảo vệ mùa màng và cuộc sống Đối tượng săn bắn, qua di tích động vật tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ học, bao gồm nhiều loại thú rừng như lợn rừng, hươu, nai, hoẵng, khỉ, cầy hương, dím, chuột và cả những loại thú to lớn, hung dữ như voi, hổ, tê giác Ít ra vào giai đoạn Đông Sơn, người ta đã biết dùng chó săn Trên một số rìu đồng của giai đoạn này đã thể hiện cảnh săn hươu rất sinh động, trong đó có con chó săn đang chặn đầu một con hươu
Chăn nuôi phát triển theo hướng gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, không tách ra thành một ngành kinh tế độc lập Chó, lợn, trâu, bò là những gia súc quen thuộc cư dân thời Hùng Vương mà xương, răng của chúng đã tìm thấy trong nhiều di tích khảo cổ học Từ giai đoạn Gò Mun đến giai đoạn Đông Sơn, xương trâu, bò nhà càng ngày càng tăng lên Kết quả thống kê cho thấy, ở Gò Mun xương trâu bò nhà chiếm tỷ lệ 38,7% đến Đình Chàng thuộc
Trang 18giai đoạn Đông Sơn tăng lên 63,7% so với toàn bộ xương răng các loại gia súc Ở Đông Sơn tìm thấy tượng bò bằng đất nung, ở Đình Chàng tìm thấy một đồ trang sức đầu trâu bằng đá và trên trống đồng Đồi Ro, Làng Vạc có hình bò rất đẹp Sự phát triển mạnh của nghề nuôi trâu bò vào cuối thời Hùng Vương có lẽ không phải chỉ để cung cấp thịt, mà còn đáp ứng yêu cầu sức kéo trong nông nghiệp
Trong di chỉ Xóm Rền (thuộc giai đoạn Phùng Nguyên), Đồng Đậu đã tìm thấy tượng gà bằng đất nung và đến giai đoạn Đông Sơn tìm thấy tượng gà bằng đồng thau ở Chiền Vậy, Vinh Quang Trong các di tích thời Hùng Vương cũng tìm thấy xương gà rừng (gallus sp), tổ tiên của gà nhà Cư dân thời Hùng Vương hẵn đã biết nuôi gà và con gà đã trở thành con vật quen thuộc trong cuộc sống, được phản ánh trong nghệ thuật tạo hình
Việc nuôi ngựa chưa tìm thấy chứng tích trong khảo cổ học, dù truyền thuyết Thánh Dóng có nêu lên hình tượng ngựa sắt Nhưng việc thuần dưỡng voi thì đã được xác nhận, không phải chỉ vì tìm thấy răng voi trong một số di chỉ, mà trước hết là vì đã tìm thấy tượng voi bằng đồng có bành ở Làng Vạc
Nghề đánh cá, nếu dấu vết có mờ nhạt ở giai đoạn Phùng Nguyên thì lại tỏ ra có những bước phát triển đáng kể ở những giai đoạn sau Xương răng cá các loại cùng với những chì lưới bằng đất nung, lưỡi câu bằng đồng thau, mũi lao đâm cá có ngạnh bằng xương tìm thấy trong nhiều di chỉ chứng minh điều đó Hơn nữa, địa hình sông nước với bờ biển dài, nhiều sông ngòi, ao đầm, là điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nghề đánh cá nước ngọt và nước mặn Những tiến độ về kỹ thuật đóng thuyền giai đoạn Đông Sơn chắc cũng góp phần vào sự phát triển của nghề đánh cá
Bên cạnh nông nghiệp, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh mẽ, có nghề phát triển vượt bực và có tác động qua lại chặt chẽ với nông nghiệp
Nghề làm cá đạt đến trình độ phát triển hoàn mỹ ở giai đoạn Phùng Nguyên để rồi sau đó, lùi dần và nhường vai trò chế tạo công cụ cho nghề luyện kim Sự suy thoái về vị trí kinh tế của nghề làm đá khi bước sang thời đại văn minh là một tất yếu và biểu thị một bước tiến của lịch sử Tuy vậy, cho đến cuối thời Hùng Vương, nghề làm đá vẫn được bảo tồn và
Trang 19chuyển sang chức năng làm đồ trang sức bằng đá quý là chủ yếu Người thợ làm đá trên thực tế đã trở thành người thợ làm đồ mỹ nghệ
Nghề làm gốm thời Hùng Vương nói chung chưa vượt quá giới hạn của gốm thô, nhưng có nhiều tiến bộ đáng kể
Từ giai đoạn Phùng Nguyên, kỹ thuật làm gốm bằng bàn xoay đã phát triển Xương gốm làm bằng đất sét pha với cát và một ít vụn bã động vật, thực vật, để vừa dễ tạo hình, vừa chịu được độ lửa cao, ít bị biến dạng và rạn nứt khi nung Xương gốm được tráng một lớp nước đất sét để sau khi nung, tạo thành một lớp áo mịn và nhẵn
Đồ gốm Phùng Nguyên còn bở và dễ thấm nước Nhưng vào các giai đoạn sau, đồ gốm cứng hơn, ít thấm nước hơn, đạt độ nung cao hơn, Gốm Gò Mun có độ nung 800 – 9000C, chứng tỏ lò nung được cải tiến và hoàn thiện hơn
Kỹ thuật tạo hình và trang trí đồ gốm cũng có nhiều tiến bộ Loại hình phong phú và hoa văn nhiều hình vẽ của đồ gốm chứng tỏ điều đó Hoa văn được tạo thành bằng nhiều phương pháp như chải, đập, rạch, in ấn Cần chú ý là một số hoa văn không những có giá trị mỹ thuật làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ gốm, mà còn có ý nghĩa kỹ thuật làm tăng thêm độ chắc bền và giá trị sử dụng của đồ gốm Hoa văn tạo thành bằng cách chải có tác dụng lấp những vết rỗ trên đồ gốm Phương pháp đập trong kỹ thuật tạo hoa văn làm cho đồ gốm được nện chặt và chắc hơn
Vào cuối thời Hùng Vương, loại hình đồ gốm đơn điệu và ít được trang trí Điều đó không chứng tỏ sự suy thoái của kỹ thuật gốm, mà phản ánh xu hướng thực dụng của nghề làm gốm, khi những đồ đựng có giá trị được chế tạo bằng đồng thau và đồ gốm thô trở thành đồ dùng bình thường, thông dụng
Nghề mộc và nghề đan lát được trang bị thêm những công cụ bằng kim khí và có những bước phát triển mới
Đồ gỗ, do chất liệu dễ bị hủy hoại, nên không được bảo tồn bao nhiêu Nhưng gần đây, khảo cổ học cũng đã tìm thấy giáo bằng gỗ ở Gò Mun, nhiều quan tài hình thuyền độc mộc ở Việt Khê, Châu Can trong đó có cán giáo, mái chèo và đồ dùng bằng gỗ Hình ảnh cối và chày giã gạo bằng gỗ, nhà sàn, thuyền ván được trang trí trên đồ đồng Đông Sơn
Công cụ của nghề mộc từ đồ đá được chuyển dần sang đồ đồng thau gồm các loại rìu, đục, dùi, dao khắc, dao thường Với các loại gỗ phong phú của rừng nhiệt
đới, nghề mộc giữ vai trò quan trọng trong đời sống, không những cung cấp những đồ dùng thông thường trong sinh hoạt, mà còn sản xuất một số công cụ, vũ khí, phương tiện đi lại và làm nhà ở
Trang 20Nghề đan lát còn để lại vết tích qua những dấu đan in trên đồ gốm và đồ đồng Đó là những dấu đan đẹp và đều, gồm nhiều kiểu đan như lóng mốt, lóng đôi, lóng nia, lóng thúng Với những vật liệu tre, nứa có sẵn ở khắp nơi, nghề đan lát có thể cung cấp nhiều đồ dùng thông dụng cho con người
Nghề dệt cũng để lại nhiều chứng tích về sự tồn tại và phát triển trong suốt thời Hùng vương Dấu thừng trên đồ gốm và dọi xe chỉ bằng đất nung cho thấy nghề xe sợi đã có từ giai đoạn Phùng Nguyên Từ sợi, người ta dệt lưới cung cấp cho nghề đánh cá và dệt vải đáp ứng nhu cầu may mặc của con người Chì lưới đã tìm thấy khá nhiều Hình người trên đồ đồng Đông Sơn, nhất là trên trống và thạp đồng, đều mặc áo, mặc váy, đóng khố Các loại vải mịn, vải thô còn in dấu trên đồ gốm, đồ đồng và trong một ngôi mộ ở Châu Can đã tìm thấy những mãnh vải Các loại vải lúc bấy giờ có lẽ dệt bằng sợi bông, gai, đay và tơ tằm, mà thư tịch cổ của Trung Quốc ghi nhận đã có ở nước ta vào đầu thời Bắc thuộc
Nghề sơn đã xuất hiện và đến giai đoạn Đông Sơn đã đạt đến trình độ kỹ thuật khá cao Trong mộ Việt Khê, một số đồ gỗ được sơn màu nâu, màu đỏ và trang trí đẹp
Trong các nghề thủ công thời Hùng Vương, sự ra đời và phát triển của nghề luyện kim, bao gồm nghề đúc đồng và nghề luyện sắt, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng vì nó tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và từ đó, gây nên những chuyển biến trong cơ cấu xã hội
Nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng Vương, giai đoạn Phùng Nguyên, phát triển liên tục qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và đạt đến đỉnh cao rực rỡ vào giai đoạn Đông Sơn Tiến trình lịch sử đó cùng với việc phát hiện ra những cục xỉ đồng và khuôn đúc đồng, cho thấy quá trrình phát triển lâu dài, tại chỗ và tính chất bản địa của nghề luyện kim đồng thau ở nước ta
Trang 21Luyện kim đồng thau là một quá trình sản xuất phức tạp, nặng nhọc, bao gồm nhiều khâu lao động từ chỗ tìm quặng, khai mỏ, đến việc xây lò, nấu quặng, pha chế hợp kim, làm khuôn, đổ đồng v.v Đồng thau là một hợp kim đầu tiên do con người sáng chế
Kết quả phân tích thành phần hợp kim đồng thau thời Hùng Vương cho phép phân biệt hai giai đoạn phát triển khác nhau
Trong giai đoạn Phùng nguyên, Đồng Đậu và có thể cả Gò Mun, hàm lượng đồng chiếm khoảng 80 – 90%, hàm lượng thiếc khoảng 10 – 20% Hàm lượng chì rất nhỏ bé – chỉ khoảng 0,01 – 0,4%, cũng gần như tỷ lệ của một vài tạp chất khác Có thể coi đây là giai đoạn hợp kim đồng - thiếc
Sang giai đoạn Đông Sơn, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống, tỷ lệ chì tăng lên rõ rệt Tỷ lệ chì trong mũi giáo Đình Chàng là 2,57%, mũi tên Đường Mây là 9,77%, trống đồng thường trên 10% và có khi đến gần 28% (1) Đấy là giai đoạn hợp kim đồng – thiếc – chì
Hai giai đoạn kim đồng thau đó biểu thị sự phát triển của nghề luyện kim đồng thau gắn liền với những yêu cầu kinh tế – kỹ thuật khác nhau Trong giai đoạn đầu, đồng thau chủ yếu dùng để đúc công cụ và vũ khí Hợp kim đồng thau = 80 – 90% đồng + 10 – 20% thiếc, đáp ứng yêu cầu trên, bảo đảm sản phẩm có độ cứng và độ sắc cao Đến giai đoạn Đông Sơn, đồng thau được sử dụng rộng rãi hơn, được dùng để đúc trống, thạp, đúc nhiều đồ dùng và đồ mỹ nghệ có trang trí đẹp Hợp kim đồng – thiếc – chì ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu mới của nghề đúc đồng Hàm lượng chì càng tăng thì độ nóng chảy của hợp kim giảm xuống, hợp kim kém rắn và sắc, nhưng lại dẻo hơn và dễ điền đầy mọi chi tiết của khuôn đúc Tỷ lệ đồng, thiếc, chì cũng thay đổi tùy theo tính năng của từng loại sản phẩm Nói chung, loại công cụ và vũ khí cần cứng và sắc, thì tỷ lệ chì thấp, thiếc cao, còn lại đồ dùng như trống, thạp, thố cần dộ dẻo cao thì tỷ lệ chì nhiều, thiếc ít Vài kết quả phân tích làm ví dụ : (1)
Mẫu
Thành phần
1,4%
Theo các tài liệu địa lý học lịch sử thì miền Bắc nước ta có khá nhiều mỏ đồng và có cả mỏ thiếc, mỏ chì Lịch sử khai khoáng cũng cho biết, trong thời trung đại, hàng chục mỏ đồng và một số mỏ thiếc, mỏ chì đã được khai thác Đó là những mỏ không lớn lắm, nhưng
nông và lộ thiên, dễ khai thác Trong bài sử thi có Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường có một
1 Phan Văn Thích, Hà Văn Tuấn, Phân tích chì trong di vật đồng thuộc thời đại đồng thau và thời đại sắt sớm, Khảo cổ học số
7-8, tháng 12/1980 Phạm Hồng Phi, Nguyễn Khắc Tùng, Hoàng Xuân chinh, Phân tích mẫu hiện vật khảo cổ ở Đồng Đậu bằng phương pháp quang phổ, Khảo cổ học số 7-8, tháng 12-1970
Khoa học, Hà Nội 1963, tr.217, 218
Trang 22đoạn dài miêu tả cảnh dân mường kéo nhui lên rừng đi tìm “cây chu tá lá chu đồng, bông thau quả thiếc”, tức đi khai mỏ đồng, mỏ thiếc (2) Nguồn quặng cung cấp cho nghề luyện kim đồng thau có ngay trên đất nước ta và cư dân thời Hùng Vương là những lớp người đầu tiên đã phát hiện và khai thác một số mỏ đồng, thiếc, chì
Trừ một vài công cụ nhỏ như lưỡi nhọn được chế tạo bằng phương pháp rèn, hầu hết hiện vật đồng thời đời Hùng Vương đều là sản phẩm của nghề đúc Khảo cổ học cũng đã tìm thất nhiều khuôn đúc bằng đất, bằng đá và cả nồi nấu đồng trong các di tích từ Đồng Đậu đến Đông Sơn Riêng giai đoạn Đồng Sơn, cho đến nay đã phát hiện được 8 khuôn đúc và 6 nồi nấu đồng trong các di tích Làng Cả, Làng Vạc, Vinh Quang, Đồng Mõm, Quì Chữ Đó là những khuôn đúc rìu, dao găm, giáo, chuông
Các khuôn đúc tìm thấy đều là loại khuôn 2 mang, trong đó có cả khuôn đúc một hiện vật và khuôn đúc nhiều hiện vật Mặt giáp khuôn rất nhẵn và kín, trên khuôn có đánh dấu giáp khuôn, có đậu rót, đậu ngót, có khuôn có đậu hơi hay lỗ thông hơi Cấu tạo của khuôn và kỹ thuật làm khuôn chứng tỏ người thợ đúc đồng thời Hùng Vương không những khéo tay, giàu kinh nghiệm mà còn những hiểu biết sâu sắc về sự nóng chảy của kim loại, độ co rút của hợp kim khi nguội, sức đẩy của nước đồng trong khuôn
Để đúc những vật phẩm nhỏ và đơn giản như rìu, giáo, mũi tên chỉ cần nước đồng cao hơn nhiệt độ chảy loãng, khoảng 1.1000C Nhưng những vật đúc lớn và phức tạp như trống, thạp đòi hỏi nước đồng phải chảy thật loãng, khoảng từ 1.2000C – 1.2500C, mới bảo đảm kết quả đổ khuôn Như vậy, những lò nấu đồng thời đó phải chịu đựng nhiệt độ 1.4000C và phải có phương pháp thiết bị thổi gió tốt (1)
Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kỹ thuật tuyệt vời của nghề đúc đồng thời Hùng Vương là trống đồng và thạp đồng Cho đến nay, chúng ta chưa tìm thấy khuôn đúc trống và thạp Nhiều nhà khảo cổ học và kỹ sư luyện kim đã dày công nghiên cứu kỹ thuật đúc thử trống đồng và nhiều giả thuyết khoa học đã được nêu lên Năm 1964 chúng ta đúc thử trống đồng Ngọc Lũ bốn lần đều chưa thành công Lần đúc thử năm 1975 bằng phương pháp cổ truyền và kinh nghiệm của phường đúc Ngũ Xã (Hà Nội) đã đạt kết quả tốt, so với hiện vật gốc có thể nói đạt 80% (2) Nhưng xung quanh kỹ thuật đúc trống đồng, thạp đồng thời Hùng Vương vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá
Trong giai đoạn Đông Sơn, trên cơ sở phát triển cao của nghề đúc đồng, nghề luyện sắt đã xuất hiện, và ngược lại, sự phát tiển của kỹ thuật luyện sắt lại có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện của kỹ thuật đúc đồng Dấu tích của lò luyện sắt xốp ở Đồng Mõm (Nghệ Tĩnh), ống bể ở Vinh Quang (Hà Nội), những công cụ sắt ở Đường Mây, Gò Chiền Vậy (Hà Nội) là những chứng tích xác thực của nghề luyện sắt Lưỡi cuốc sắt ở Gò Chiền Vậy có niên đại các-bon phóng xạ là 2.350 + 100 năm (1950) tức vào khoảng năm 400 TCN Di chỉ Đường
2 Đẻ đất đẻ nước, Ty Văn hóa Thanh Hóa xuất bản 1975, đoạn XX và XXI : tìm chu và chặt chu
2 Trần Khoa Trinh, Đúc lại trống đồng Ngọc Lũ, Khảo cổ học số 2-1977: Đúc thành công trống đồng Ngọc Lũ, Khảo cổ học số 3-1978
Trang 23Mây tìm thấy công cụ sắt, cũng nằm dưới chân thành Cổ Loa Không còn nghi ngờ gì nữa, vào cuối thời Hùng Vương nghề luyện sắt đã ra đời và câu chuyện huyền thoại về ngựa sắt, nón sắt, roi sắt của người anh hùng làng Dóng rõ ràng có cốt lõi lịch sử của nó
Những hiện vật sắt tìm thấy có hàm lượng sắt rất cao và trên nhiều hiện vật còn có dấu vết rèn Những hiện vật ấy được chế tạo bằng sắt luyện từ quặng và bằng phương pháp rèn Nước ta có nhiều quặng sắt, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi Cư dân cuối thời Hùng vương hẳn đã biết khai thác một số mỏ sắt đó
Một phương pháp luyện sắt cổ xưa là phương pháp hoàn nguyên Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dùng độ nóng và khí CO của than củi lúc cháy để khử oxy của quặng sắt, làm cho sắt được hoàn nguyên theo phản ứng hóa học tổng quát sau :
FE2O3 + 3CO → 2Fe +3CO2Những lò luyện sắt này dùng than củi để đốt và chỉ cần đạt nhiệt độ trong khoảng
2500C – 8000C Sắt hoàn nguyên là một thứ sắt xốp, cần được nung đỏ và rèn đập nhiều lần mới trở nên rắn chắc, thành những thỏi sắt chín Từ những thỏi sắt chín, người thợ rèn này được bảo tồn lâu dài trong lịch sử nghề luyện sắt cổ truyền nước ta Làng sắt Nho Lâm (Diễn Châu, Nghệ Tĩnh) cho đến nay, vẫn dùng phương pháp này để luyện quặng thành sắt trong những lò nhỏ đắp bằng đất, đốt bằng than củi và thổi bằng ống bễ Ở đây, cứ 100 kg quặng sắt và 100 kg than củi, sau 4 giờ thu được 30 kg sắt xốp
Một chiếc rìu sắt tìm được trong một ngôi mộ ở Đông Sơn, còn mang rõ đường chỉ đúc, chứng tỏ hiện vật được đúc bằng khuôn hai mang Như vậy, bên cạnh phương pháp rèn, vào cuối thời Hùng Vương có thể đã xuất hiện phương pháp đúc gang Quặng sắt được nấu chảy thành một thứ sắt có hàm lượng các-bon cao tức là gang, với nhiệt độ nóng chảy khoảng 1.1500C Người thời Hùng Vương có thể xây những lò nấu đồng đạt nhiệt độ 1.4000C, thì hoàn toàn có khả năng nấu gang và đúc gang
Nhìn lại một cách tổng quát, trong khoảng 2.000 năm TCN, nền kinh tế thời Hùng Vương đã trải qua những bước phát triển lớn lao Từ nền kinh tế mang dáng dấp nguyên thủy với công cụ bằng đá còn phổ biến của giai đoạn đầu đã phát triển thành một nền kinh tế đa dạng, phong phú với những công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, lấy nông nghiệp trồng lúa làm cơ sở, vào giai đoạn cuối Bản thân nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp dùng cuốc lên nông nghiệp dùng cây với lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của gia súc Cùng với quá trình phát triển kinh tế đó là quá trình con người từ vùng đồi núi, vùng trung du và vùng cao của đồng bằng, tràn xuống khai phá và chiếm lĩnh vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mã, sông Cả, làm thay đổi cảnh quan địa lý vùng Châu Thổ và tạo ra một cục diện mới của cuộc sống văn minh nông nghiệp
- Trống đồng Ngọc Lũ
Theo ông Vũ Thắng trống đồng trên thế giới chia thành 4 nhóm Nhóm 1, Việt Nam có
4 cái tìm thấy ở Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa
Trang 24Trống đồng Ngọc Lũ cao 0,63m đường kính rộng 79cm Trên mặt trống có trang trí có trang trí hình người, động vật, nhà cửa, các loại hoa văn hình học, hình chữ S, hình răng lược giữa mặt trống có hình mặt trời gồm 14 tia Cấu tạo mặt trống đồng có 12 vòng đồng tâm Đáng chú ý là các vòng số 8, 6, 4
+ Vòng số 8 trang trí chim, cá
+ Vòng số 6 trang trí hươu, chim
+ Vòng số 4 là cảnh sinh hoạt của con người
Qua mặt trống đồng Ngọc Lũ chúng ta nhận thấy quan niệm về vũ trụ, về sự sống của con người, về sinh hoạt của muôn loài, sinh hoạt nghệ thuật của người xưa Đặc biệt là quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp là sự hài hóa, sự cân đối là một quan niệm khá tiến bộ Kỹ thuật chế tạo rất đa dạng tạo nhiều hình dáng, kiểu dạng khác nhau Ý thức về kiểu dáng thể hiện trình độ thẩm mỹ của người xưa
PHẦN ĐỌC THÊM :
Trống đồng là một trong những biểu tượng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, văn hóa
Việt Nam Nói tới Việt Nam, đất nước có lịch sử lâu đời là nói tới đất nước có 4.000 năm lịch sử, đất nước của “con rồng, cháu tiên”, đất nước của trống đồng
Trống đồng là hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn – một nền văn hóa đặc sắc thuộc thời đại kim khí của người Việt cổ xuất hiện vào khoảng thiên nhiên kỷ thứ nhất TCN Trống đồng có nhiều loại, nhưng độc đáo hơn cả là trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện vào năm 1893 tại xã Như Trác, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà bên hữu ngạn sông Hồng Ngày 15/12/1902, trống được đem từ nơi thờ là đình làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Lý Nhân, Nam Hà về Hà Nội trưng bày tại nhà đấu xảo, sau đó được Trường Viễn Đông bác cổ mua lại và hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mang ký hiệu hiện vật quý LSb 5.722 (1.1036)
Trống đồng Ngọc Lũ có đường kính mặt trống là 79cm, cao 63 cm Thân trống cao, cân đối, bốn chiếc quai có trang trí vân thừng bện Mặt trống có hình ngôi sao 14 tia, xen giữa các tia (cánh sao) có hình lông công nằm chính giữa Kể từ tâm ra ngoài có 16 vành hoa văn trang trí Đó là những chấm dãi, vòng tròn có tiếp tuyến, là những cảnh lễ hội với những đoàn người và thú đang diễu hành, là những ngôi sàn mái cong hình dáng như những con thuyền Những cặp hươu và những đôi chim lạ được thể hiện tinh tế và sống động trên mặt trống là nhiều hơn cả Đó là loài hươu có sừng dài, cổ và thân lấm tấm như loài hươu sao, là những đôi chim loài to, mỏ quặp, đuôi ngắn mắt tròn Đó còn là những loài chim lạ khác mỏ dài có mào, mình gầy như loài cò, loài sếu, con đậu con bay mà ta quen gọi là loài lạc
Phần tang của trống đồng Ngọc Lũ là những hình thuyền, đầu và đuôi uốn cong lên Trên thuyền có những hình người đầu cắm lông chim đang gõ trống, bắn cung hoặc cầm
Trang 25giáo, cầm rìu Đây đó trên thuyền, ngoài những chiến trống đồng bình đồng Đó là điều hiếm thấy ở các trống đồng Đông Sơn khác Cái độc đáo của trống đồng Ngọc Lũ chính là đặc điểm này (trên trống đồng Ngọc Lũ có hình 15 chiếc trống đồng)
Lưng trống đồng Ngọc Lũ là bộ phận cũng được trang trí những băng hoa văn hình học rất đẹp, những chấm dài vạch chéo song song, vòng tròn giữa có tiếp tuyến bố trí đối xứng đôi một Những băng hoa văn hình học chia thân trống làm sáu ô hình chữ nhật bằng nhau Trong mỗi ô có hai hình người hóa trang, một tay cầm mộc một tay cầm rìu như một chiến binh vừa thắng trận trở về vừa đi vừa múa Các loại rìu trên tay họ là rìu xéo gót
Từ khi trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện đến nay, một trăm năm đã đi qua và trống đồng vẫn được bảo quản một cách trân trọng và cẩn thận, nguyên vẹn mặc dù do thời gian, bên ngoài mặt trống đã phủ một lớp patin màu xanh xám, dấu tích của thời gian, năm tháng Trống đồng Ngọc Lũ là hiện vật lịch sử quý, có rất nhiều giá trị nên đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khảo cổ trong và ngoài nước Đáng chú ý là công trình Trống Đồng Cổ của H.Parmentie (BEFFEO, T, XVIII, Hà Nội 1918) về nguồn gốc và sự phân bổ các trống kim khí của V.Gouloubew (Tiền sử học Viễn đông (tiếp Pháp) – Hà Nội – 1932), VĂN HÓA ĐỒ ĐỒNG và TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT của Đào Duy Anh (Hà Nội, 1957), TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN của Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh (KHXH, 1987) và mới nhất là công trình Đông Sơn DRUMP IN VIỆT NAM (KHXH, 1990)
Trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trồng đồng cổ thuộc loại I theo cách phân loại của nhà khoa học người Aùo tên là Ph.Hê-gơ năm 1902 Trống có kích lớn, hình dáng cân đối, cổ kính, có hoa văn phong phú nhất so với 224 chiếc trống đồng loại I Hê-gơ đã phát hiện tại Việt Nam (tính đến năm 1987) các loại hoa văn trên trống này tương đồng với nhiều hoa văn trang trí trên các di vật đồ đồng cổ như thạp, thố, rìu, giáo, vòng tay, tấm che ngực của văn hóa Đông Sơn
Trống đồng Ngọc Lũ còn là tác phẩm tiêu biểu chứng minh kỹ thuật đúc đồng tuyệt vời của dân cư Việt cổ, thể hiện ở độ mỏng đều, hoa tiết hoa văn trang trí tinh tế Đây là chiếc trống đồng đẹp nhất trong các trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam, thể hiện tài năng và sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ thủ công Việt Nam từ thời đại các vua Hùng
Trống đồng Ngọc Lũ là báo vật của quốc gia nên việc tiến hành đúc các phiên bản phổ biến là việc làm rất cần thiết, dẫu rằng công việc đòi hỏi phải kỳ công và tốn kém không ít Năm 1964, viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tiến hành việc đúc phiên bản trống Ngọc Lũ nhưng phải cho đúc bốn lần vẫn không thành công Mãi đến năm 1975, những người thợ thủ công tài ba nhất ở lò đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội) do nghệ nhân lừng danh Dương Văn Túp phụ trách, bằng phương pháp đúc đồng cổ truyền mới đúc thành công
Phiên bản trống đồng Ngọc Lũ do các nghệ nhân làng Ngũ Xã đã đạt các yêu cầu về kiểu dáng hoa văn rõ đều, patin tương đồng với hiện vật gốc và được các chuyên gia đầu ngành về khảo cổ học đánh giá cao
Và vào những ngày đầu mùa thu vừa qua, phiên bản trống đồng Ngọc Lũ nói trên đã được tuyển chọn làm quà tặng của nước CHXHCN Việt Nam trao cho Tổ chức Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức quốc tế lớn nhất này Chỉ còn ít ngày
Trang 26nữa, chiếc trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng đáng tự hào của nước Việt Nam văn hiến sẽ được đặt ở vị trí quan trọng tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Oa-Sinh-Ton (Hoa Kỳ)
Trích (Ngô Vĩnh Bình) SGGP 22/10/1995
“Trống đồng Đông Sơn là một sản phẩm lao động, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo tuyệt vời của người Việt cổ Trống đồng với những họa tiết phong phú, sinh động phủ đầy mặt trống và tang trống còn có giá trị như một bộ lịch sử hình ảnh phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu và những hình thức tín ngưỡng, vui chơi của cư dân thời Hùng Vương”
(Lịch sử Việt Nam, t1, 1985, + t.123)
THÀNH CỔ LOA
Thành Cổ Loa được xây dựng để làm Kinh đô của nước Âu Lạc Thành được xây trên một khu đất cao ở tả ngạn sông Hoàng Giang Theo sử cũ, thành được xây quanh có 9 lớp xoáy trôn ốc Di tích còn lại đến nay, không kể những ụ công sự và những đoạn lũy thành riêng lẻ, có 3 vòng thành đắp bằng đất, dài tổng cộng hơn 16 km: Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km vòng trong cùng 1,6 km Chân thành ở nhiều nơi được kè bằng đá Trên ụ thành đắp nhiều ụ đất cao hơn mặt thành và nhô ra phía ngoài để làm vọng canh và công sự phòng ngự Phía ngoài mỗi lũy thành đều có hào sâu và rộng, thuyền bè đi lại được Hệ thống hào nối liền nhau và nối với sông Thiếp thành mạng lưới giao thông thủy thống nhất, trong đó có cả miền Đầm Cả rộng mênh mông, hàng mấy trăm thuyền bè có thể đậu được Dưới chân nhiều đoạn thành, khảo cổ học phát hiện được di tích nơi cư trú có trước khi xây dựng thành, thuộc buổi đầu thời đại đồ sắt Năm 1959, ở cách chân thành ngoài Cổ Loa vài trăm mét về phía Nam, đã phát hiện được một kho mũi tên đồng gốm hàng vạn chiếc với nhiều hình loại khác nhau Việc chế tạo mũi tên đồng hàng loạt chứng tỏ kỹ thuật luyện đồng đã phát triển cao và việc khai thác nguyên liệu đã dồi dào
Đây là một công trình kiến trúc kết hợp giữa nông - binh, là một thành cổ nhất nước ta Vùng Cổ Loa là trung tâm chính trị, quân sự của nước Âu Lạc, là trung tâm lúa nước, trung tâm huyện đồng thời đó Quanh vùng Cổ Loa khảo cổ học đã phát hiện vật bằng đồng như trống đồng, mũi tên, lưỡi cày bằng đồng Sau chiến thắng Bạch Đằng, Cổ Loa trở thành Kinh Đô đầu tiên của nước Đại Việt độc lập, tự chủ
Kiệt tác thành Cổ Loa là một kỳ công nhiều mặt, và như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
đã viết : “Thành Cổ Loa chứng tỏ đất nước đã vững vàng, nhiều ngành nghề đã có sự phát
triển đáng kể, và người ta có thể nghĩ tới việc xây dựng một công trình tiêu biểu cho một thủ đô của một vương quốc của vua An Dương”
Như vậy văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa của người Lạc Việt Nền văn hóa này chưa chịu ảnh hưởng của văn hóa khác Đó là nền văn hóa độc lập, mang đậm bản sắc Lạc Việt
Trang 27“Đó là nền văn hóa tự khẳng định giá trị để tự bảo vệ mình, để tồn tại và phát triển (PVĐ – Văn hóa và đổi mới Sđd t.17)
Một thời đại dựng nứơc đời Hùng Vương – An Dương Vương với nền văn minh Đông Sơn rạng rỡ, đã tạo lập cho dân tộc ta một nền tảng bền vững về vật chất và tinh thần để tiếp tục vươn lên vượt qua những thử thách mới của lịch sử”
(Trích LSVN, tập 1, Nxb ĐH & THCN Hà Nội, 1985, t.155)
ĐỀN HÙNG
Đền Hùng được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa, tháng 4-1962
Miếu Hùng Vương thường gọi là Đền Hùng, thờ 18 đời Hùng Vương, ở núi Nghĩa Lĩnh, thuộc địa điểm tương truyền là Kinh Đô của nước Văn Lang xưa, nay thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ Đền khởi dựng từ lâu đời Theo Đại Nam nhất thống chí, sau khi Hùng Vương mất, dân địa phương lập miếu thờ; theo thần tích và văn bia ở đền thì chính An Dương Vương Thục Phán cảm kích vì được nhường ngôi, nên sau khi Hùng Vương mất, đã đến núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Từ phía dưới đi lên, đầu tiên là Đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng Tiếp đến là Đền Trung nơi vua Hùng thường họp bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng Trên hết là Đền Thượng, tương truyền là nơi Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu trời xin cho thiên tướng xuống giúp đánh giặc Ân (sau đó là nơi thờ Thánh Gióng) Bên phải Đền Thượng còn có hai cột đá là di tích miếu cổ Gần đó có lăng thờ vọng Hùng Vương Đền Giếng ở phía Tây Nam núi Nghĩa Lĩnh, có giếng đá tương truyền là nơi con gái Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) là công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung thường đến múc nước gội đầu Các đền hiện nay chủ yếu là di tích kiến trúc do Tổng Đốc Tam Tuyên là Nguyễn Bá Nghi theo được theo sắc chỉ tu tạo năm 1874 Năm 1912 trùng tu, xây sửa lại như kiểu thức hiện nay Năm 1922 tu sửa lăng thờ vọng Hàng năm mở hội tế (thường gọi là Giỗ Tổ) vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, như được nhắc đến trong ca dao cổ:
Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Trang 32VĂN HÓA THỜI BẮC THUỘC
(179 TCN đến 938)
1 Ý thức tự cường, tinh thần quật khởi:
Sau khi nước Âu Lạc do vua An Dương Vương đứng đầu bị Triệu Đà dùng mưu chước xảo quyệt đánh bại, nước ta bước vào thời kỳ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc Đấy là thời kỳ đau buồn (chữ đúng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng), đây là thảm họa khủng khiếp (sách LSVN tập 1) Nhưng đây cũng là thời kỳ thể hiện rõ ý thức tự cường, tinh thần quật khởi, thể hiện ý thức dân tộc vươn lên để bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc Thời kỳ này liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa nổi lên chống lại sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa Tiêu biểu cho những cuộc khởi nghĩa đó là: khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu (Triệu Thị Trinh năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602) chống lại nhà Lương Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi và lập nên nước Vạn Xuân và xưng vương Lý Nam Đế Và tiếp theo sau là những cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng
Những cuộc khởi nghĩa ấy đã chứng tỏ sức mạnh của lòng yêu nước, của ý thức tự cường của dân tộc ta trước sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa
2 Ý thức bảo tồn giống nòi và văn hóa Việt
Thời kỳ này, bọn phong kiến Trung Hoa thiết lập bộ máy cai trị trên đất nước ta, đem văn hóa Hán vào đất Việt, nhằm đồng hóa văn hóa Việt Có thể nói đây là giai đoạn mà văn hóa Việt đứng trước nhiều thử thách Văn hóa Việt không bị văn hóa Hán đồng hóa mà trái lại văn hóa Việt cộng sinh từ yếu tố ngoại sinh để tạo nên những giá trị riêng Những giá trị này trở thành yếu tố nội lực nuôi dưỡng sức sống tinh thần dân tộc
Phải ghi nhận một thực tế: ở thời Bắc thuộc, dân tộc ta có cơ hội tiếp xúc với văn hóa Hán, đặc biệt là chữ Hán Học chữ Hán, nhưng không bao giờ người Việt quên tiếng mẹ đẻ của mình Họ luôn bảo tồn tiếng Việt: tiếng nói của dân tộc Để hiểu thêm vấn đề này, chúng tôi xin trích một phần trong cuốn “Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB ĐH và THCN, HN, 1985) Tiếng nói là một thành tựu văn hóa, là một thành phần của văn hóa Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ được xác lập từ xưa ở miền Đông Nam Á và điều đó chứng tỏ cái gốc tích lâu đời, bản địa của dân tộc ta trên dải đất này
Khi bị đế chế Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ, tiếng Hán và chữ Hán được
du nhập ồ ạt vào nước ta Song nó không thể tiêu diệt được tiếng Việt bởi nó rất giản đơn là chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học nó Nhân dân lao động trong các xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của mình, cho nên họ duy trì tiếng nói của tổ tiên, tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt
Cố nhiên, dưới ách thống trị lâu năm của người ngoài, trong cuộc sống đã xảy ra những biến đổi về vật chất và tinh thần, đã nãy sinh những nhu cầu mới, cho nên tiếng Việt cũng biến đổi và phát triển Trải nhiều thế kỷ, tiếng Việt phát triển ngày càng xa với trạng thái ban
Trang 33đầu của nó Nó đã hấp thu nhiều yếu tố ngôn ngữ Hán Tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán Người ta thấy những từ gốc Hán ngay cả trong vốn từ vị cơ bản và trong các hư từ Nhưng nhân dân ta hấp thu ảnh hưởng Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy bằng cách dùng, cách đọc, tạo thành một lớp từ mới mà sau này ta gọi là từ Hán Việt (có một quá trình ngược lại, nhiều từ Việt được nhập vào Hán ngữ và tạo nên một lớp từ Việt – Hán; sẽ là một điều lý thú nếu các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử đi sâu vào đề tài này)
Trước và trong thời Bắc thuộc, tiếng Việt cũng tiếp thu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ Mã Lai, Tạng – Miến, và nhất là Ấn Độ (các từ chỉ cây trồng như mít, nhài và đặc biệt là các từ ngữ thuộc về Phật giáo như Bụt, bồ đề, bồ tát, phù đồ, chùa, tháp, tăng già ) Điều đó khiến vốn từ tiếng Việt thêm phong phú
Từ thời Hùng Vương, đã có một nền phong hóa của người Việt cổ tuy còn giản dị, chất phác Bọn đô hộ cố sức đưa vào xã hội Việt cổ nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa (chủ yếu là lễ giáo của đạo Nho) Những cái ấy nhất định có ảnh hưởng đến phong hóa Việt Nam Đó là điều không tránh khỏi Và nhân dân ta có khả năng thích ứng vô hạn với một loại tình thế trong khi những truyền thống dân tộc và dân gian của nền phong hóa Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát triển Nếu một mặt lễ giáo Trung Hoa ít nhiều đã tăng cường sự áp chế trong gia đình và củng cố chế độ phụ quyền (từ đầu công nguyên trở về trước, tính chất phụ quyền trong gia đình Việt cổ còn mờ nhạt) thì mặt khác nó không thể ngăn cản được sự củng cố ở một mức nhất định những truyền thống tích cực của xã hội làng xóm của ta, ví như lòng tôn kính và biết ơn đối với cha mẹ, tổ tiên (có ý kiến cho rằng sự thờ cúng tổ tiên nảy sinh ở khu vực Đông Nam Á trước khi Nho giáo được truyền bá tới miền này) Mà đối với dân tộc ta thì những tổ tiên được biết ơn hơn hết là người đã có công dựng nước và giữ nước, bất chấp sự ngăn chặn, cấm đoán của bọn đô hộ, các đền thờ vua Hùng, vua Thục được dân ta xây dựng Đặc biệt là lòng tôn trọng phụ nữ của văn hóa Việt cổ Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ, cố sức thắt chặt họ vào cổ xe “Tam tòng” “tứ đức”, nhưng cũng không ngăn cản được truyền thống dũng cảm đánh giặc
Vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao”
3 Thời Bắc thuộc Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo truyền vào nước ta:
Đây là thời kỳ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo bắt đầu truyền bá vào Đất Việt Người Việt tiếp xúc với những tư tưởng của các giáo phái trên Để có thể hiểu rõ hơn về các giáo phái này, chúng tôi xin trích một phần trong cuốn “ Lịch sử Việt Nam tập 1, NXB ĐH và THCN, HN, 1985):
Trong bối cảnh tín ngưỡng và văn hóa ấy, từ đầu công nguyên các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn của Trung Quốc, Ấn Độ đã được mang vào đất Giao Chỉ: Đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật
Nho giáo là một mớ những tư tưởng triết lý, đạo đức, thể chế cai trị đã có ở Trung Hoa từ đời Tam Đại, nhất là đời Chu, đến cuối thời Xuân Thu (thứ VI thứ V trước công nguyên)
Trang 34được Khổng Tử và các môn đệ của ông hệ thống hóa rồi sau này ổn định lại trong những Kinh (ngũ kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu, người ta bảo rằng trước đó còn có kinh Nhạc, cộng là lục kinh, sau bị mất); những Thư (là tứ thư: Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử) tạo thành những “kinh điển” của Nho gia Nho giáo còn gọi là Khổng giáo – từ thời Hán trở đi dần dần trở thành ý thức tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa Nho giáo chủ trương “tôn quân, đại thống nhất” Ba cương lĩnh cơ bản của Nho giáo (Tam Cương) là: “Đạo vua – tôi”, “đạo cha – con“, “đạo chồng – vợ”
Cùng với “Tam Cương” là “ngũ thường”, năm phép ứng xử luân lý và đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, tín, trí Lễ được đăc biệt đề cao, “tiên học lễ”, tức là tôn trọng trật tự đẳng cấp xã hội hiện hành Người mẫu của đạo Nho là người “quân tử” tức là người cúi mình tuân theo mệnh trời (Thiên mệnh), Trung với vua, Hiếu với cha mẹ
Ngay từ thời Tây Hán, trong chừng mực nhất định, “Lễ giáo” Nho đã bắt đầu thâm nhập vào xã hội Việt cổ để làm công cụ nô dịch nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần Đó là sự chăm lo đầu tiên của bọn đô hộ, song nó vẫn bị hạn chế rất nhiều trong suốt thời Bắc thuộc Đến cuối đầu công nguyên, hai thái thú Tích Quang, Nhâm Diên đã “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa” ở Giao Chỉ, Cửu Chân, truyện Nhâm Diên trong Hậu Hán thư chép rằng năm
12 tuổi, Nhâm Diên đã hiểu rõ nghĩa kinh Thi, kinh Dịch, kinh Xuân Thu, nổi tiếng ở nhà Thái học, người ta gọi là “ thánh đồng họ Nhâm”
Vào thời Vương Mãng, số sĩ đại phu du cư sang Giao Chỉ khá đông, hẳn đã giúp bọn quan lại đô hộ trong việc truyền bá Nho giáo
Đời Hán Minh Đế (58 – 75), người Giao Châu là Trương Trọng chăm sóc, ăn nói giỏi, được cử làm kế lại quận Nhật Nam (thay thế thái thú vào kinh đô tâu bày công việc với vua Hán) sau cử làm thái thú Kim Thành
Trong thế kỷ II, Lý Tiến người Giao Chỉ cũng đã thông hiểu kinh truyện, được bổ làm chức công tào (phụ trách một cơ quan chuyên môn về thủ công) ở quận sau thăng dần đến chức kỵ đô úy rồi thái thú Linh Lăng và khoảng năm 184 – 189 được cử làm thứ sử Giao Châu
Bấy giờ ở Giao Châu đã có một số người đỗ hiếu liêm (như cử nhân ngày sau), mậu tài (như tú tài ngày sau - do quận thú cử chứ không do thi mà đỗ) và được cử làm trưởng lại (quan lại hạ cấp) ở Giao Châu, theo lời xin của Lý Tiến nhưng không được làm quan ở trung nguyên vì sợ “hay chê bai, bắt bẻ triều đình”(1)
Về sau người Giao Châu là Lý Cầm – bấy giờ làm túc vệ ở điện đài kinh thành Lạc Dương – và những người đồng hương là bọn Bốc Long (5, 6 người) cố xin vua Hán cho người Giao Châu nếu đã có hiếu liêm, mậu tài thì cũng được cử làm quan lại ở trung nguyên Vua Hán chỉ cho một ngươi đỗ mậu tài làm huyện lệnh ở Hạ Dương, một người đỗ hiếu liêm làm huyện lệnh ở Lục Hợp Sau Lý Cầm làm đến chức tư lệ hiệu úy (võ quan cao cấp)(2)
Xem thế đủ thấy việc bọn đô hộ mở trường ở Giao Châu và truyền bá Nho giáo là chỉ nhằm đào tạo một số quan lại hạ cấp phục vụ cho chính quyền đô hộ Những người học ở
1 Xem Bách Việt tiên hiền chí, Hậu Hán thư, q.116
Trang 35những học hiệu tại các trung tâm Châu trị, quận trị Giao Châu (Luy Lâu, Long Biên, Tư Phố,
Cư Phong ) là con em bọn quan lại đô hộ, sĩ phu Hán tộc Giao Châu và com em tầng lớp trên (hào trưởng) người Việt Tuy nhiên, số người học bị hạn chế, số học xong được tuyển dụng càng ít hơn
Đến khi Sĩ Nhiếp – vào đời Hán mạt – làm thái thú ở Giao Chỉ thì Nho giáo và việc học Nho được phổ biến rộng rãi hơn trước trong tầng lớp quý tộc thống trị ở Giao Châu
Sĩ Nhiếp lúc nhỏ du học ở kinh sư, chuyên học sách Tả Thị Xuân Thu, đã đổ hiếu liêm, sau lại đổ mậu tài Sĩ Nhiếp ham đọc sách Xuân Thu và đã chú giải sách đó, lại thông hiểu đại nghĩa xưa nay của sách Thượng Thư (Kinh Thư) muốn tham gia cuộc tranh luận phải trái giữa hai phái Kim học và cổ học ở kinh sư
Kinh Xuân Thu là cuốn Sử nhà Chu, được đặc biệt đề cao trong số sách kinh điển của Nho gia, Xuân thu chủ trương tôn quân, đại thống nhất, nó rất phù hợp với chính sách đô hộ của nhà Hán, nhằm bắt các nước Man Di phải quy phục Trung Quốc
Bấy giờ sĩ phu Trung Quốc có vài trăm người sang nương tựa Sĩ Nhiếp, góp phần cùng
Sĩ Nhiếp khuếch trương việc truyền bá Nho giáo (và Hán học nói chung) ở Giao Châu, như Lưu Hi, Hứa Tĩnh đều mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên(1)
Nho gia ngày sau quá đề cao Sĩ Nhiếp, tôn Sĩ Nhiếp là “Nam giao học tổ” (ông tổ việc học của cõi Nam)! Sự thực, Nho Giáo và Hán học bắt đầu cắm rễ tại Giao Châu từ Tích Quang, Nhâm Diên đầu thế kỷ I, đã phát triển khá trong thế kỷ II và đến cuối thế kỷ này thì học Phong ở Luy Lâu đã có thể gọi là thịnh đạt Với Hán học, chữ Hán đóng vai trò chuyên chở các trí thức không những chỉ là Nho mà còn là cả Lão, Phật tại Giao Châu
Sang thời Tam Quốc – Lục Triều, ở Trung Quốc, Nho giáo tạm thời đình đốn, Phật Giáo và Lão giáo thịnh hành hơn Song Nho giáo vẫn được tiếp tục truyền bá – tuy không bao giờ có thể được coi là rực rỡ – tại Giao Châu
Thời Tôn Quyền (222 – 252), Ngu Phiên bị đày sang Giao Châu, “tuy là thân tù tội nhưng giảng học không biết mỏi Môn đồ thường có vài trăm người Lại cắt nghĩa và chú giải các sách của Lão Tử (Đạo đức kinh), sách Luận ngữ, sách Quốc Ngữ đều còn truyền ở đời” Bố Ngu Phiên tên là Hâm làm thái thú ở Nhật Nam, rất giỏi Kinh Dịch, dạy lại cho Ngu Phiên Đỗ Tuệ Độ đời Tấn Tống cũng chăm mở mang trường học nhằm truyền bá ý thức hệ Nho giáo, Tống thư chép rằng, Đỗ Tuệ Độ “ cấm đoán thờ cúng bậy bạ”, hẳn là cấm những tín ngưỡng cổ truyền của người Việt (như tín ngưỡng, phồn thực với các tượng phụ nữ lõa thể) Trong thời kỳ này, chế độ sĩ tộc rất thịnh hành Bọn quý tộc phân biệt thứ bậc thân sơ tôn ti rất kỹ càng, nhân thế sĩ phu chuyên tâm nghiên cứu và chú giải Kinh lễ, đặc biệt là phần tang lễ Từ đó, lễ giáo được xem là yếu tố chủ yếu của Nho giáo
Như vậy, trong những chừng mực nào đó, Nho giáo, tư tưởng và văn hóa Trung Hoa ít nhiều đã thâm nhập vào xã hội Việt Nhưng Nho giáo cũng như toàn bộ hệ tư tưởng và văn hóa Trung Hoa nói chung không thể xem là đã thịnh hành ở trên đất Việt Số người Việt được
1 Tam Quốc chí, Ngô Chỉ q.8; Thục chí q.8
Trang 36học hành, đỗ đạt chẳng được là bao Rõ ràng kẻ thống trị ngoại tộc chả bao giờ nhiệt tâm phát triển việc học hành ở thuộc quốc Vả lại việc truyền bá Nho giáo vào đất Việt trong những điều kiện chính trị đô hộ nhất định vấp phải sự chống đối (chống hỗn dung văn hóa) của người Việt và không thể phát triển một cách thuận lợi được nó chỉ phát triển ở một vài trung tâm châu trị, quận trị
Đạo giáo cũng đã là một luồng tư tưởng và tín ngưỡng từ Trung Quốc truyền bá vào miền đất nước ta, về thời gian có thể muộn hơn nhưng độ loang và độ thấm thì rộng hơn và sâu hơn
Cần có sự phân biệt học phái Đạo gia và Đạo giáo Học phái Đạo gia huy suy tôn Lý Đam (Lão Tữ) một người có tiểu sử thiếu rõ ràng, có thể là đồng thời với Khổng Tử – làm tổ
sư Tương truyền Lão Tử về cuối đời viết sách Đạo đức kinh để lại trên đời rồi mất về phía Tây (từ đó đẻ ra huyền thoại Lão Tử thành Phật ở đất Hồ) Nếu Nho giáo là đạo “nhập thế”, chủ trương “vô vi”, thoát tục, cởi bỏ mọi ràng buộc xã hội, thuận theo tự nhiên, ưa thích thiên nhiên
Người kế tục và phát triển xuất sắc tư tưởng Lão Tử là Trang Chu (Trang tử) người Chiến Quốc, tác giả Nam hoa kinh đầy hình tượng văn học với phong cách lãng mạn, miêu tả con người mẫu là “Chân nhân” Lối sống của “Chân nhân” gọi là “Tiêu dao” tự do, tự tại, tự nhiên, hòa cùng thiên nhiên đến mức không biết là Trang Chu hay là Bướm nữa (Trang chu mộng điệp”) Tư tưởng Nho muốn tạo một thế quân bình trong xã hội quân bình trong xã hội quân chủ, tư tưởng Lão Trang đảy con người đến trạng thái siêu việt tâm linh có ảnh hưởng nhiều đến thơ ca Trung Quốc (và Đại Việt ngày sau) và ảnh hưởng đến sự hình thành giáo phái Thiền tông của Phật giáo Trung Quốc (và Việt Nam)
Về sau người ta khai thác những khía cạnh thần bí và xuất thế của tư tưởng Lão Trang, phát triển thành một thứ “dạo Thần tiên”, tôn Lão tử làm “Thái thượng lão quân “vào núi hái thuốc, luyện đan, học phép tịch cốc (nhịn ăn) và cầu “trường sinh bất lão”
Lời tựa sách Mâu tử (của Mâu Bác, cuối thế kỷ II) có đoạn nói rằng “sau khi Linh Đế băng hà (182), thiên hạ nhiễu loạn, chỉ có Giao Châu là khá yên ổn, các bậc dị nhân phương Bắc đến đây, phần lớn tin theo thuật thần tiên, luyện phép tịch cốc, trường sinh” Chính ban đầu Mâu tử cũng “đọc sách thần tiên bất tử nhưng không tin thần tiên bất tử, cho đó là chuyện hư đản” Trương Tân là thứ sử Giao Châu thích việc lễ bái quỷ thần, đầu thường trùm chiếc khăn tím, gảy đàn đốt hương, đọc sách Đạo Giáo, sau bị Bộ tướng là Khu Cảnh giết chết Thần tiên truyện của Cát Hồng chép rằng: Sĩ Nhiếp “mắc bệnh đã chết đi 3 ngày Có người tiên là Đổng Phụng cho một viên thuốc, lấy nước ngậm uống, cầm má lay động, một lúc liền mở mắt, cất nhắc chân tay, sắc mặt dần bình phục lại” Đổng Phụng là người Hầu Quan (Phúc Kiến), cũng là người theo đạo Thần tiên
Khoảng niên hiệu Hàm Hòa đời Đông Tấn (326 – 334), Cát Hồng từ chối không nhận chức tán kỵ thường thị đại trước tác, lấy cớ “vì tuổi già, muốn luyện dan để cầu sống lâu
Trang 37Nghe tin ở Giao Chỉ có thứ đan sa, xin làm huyện lệnh Câu Lậu (Văn Mỹ, Hải Hưng)”(1) Sau Cát Hồng ở lại núi La Phù (Quãng Châu) luyện đan và viết sách thần tiên, tự hiệu Bão phác tử (kẻ ôm ấp sự Chất Phác) Đó là người phát huy Đạo giáo thần tiên, tạo cơ sở lý luận cho Đạo giáo quý tộc
Đạo giáo dân gian Trung Quốc (đạo phù thủy) tuy có dựa vào học phái Đạo gia, tôn Hoàng đế (nhân vật thần thoại của Trung Hoa cổ đại và Lão Tử làm giáo chủ, nên còn gọi là Đạo Hoàng Lão) nhưng chủ yếu có nguồn gốc từ những tín ngưỡng sa man giáo và ma thuật của Trung Quốc và vùng du mục lân cận cổ đại, hỗn hợp rất nhiều mê tín và phương thuật dân gian và cung đình như đoán mộng, xem sao, bói rùa, cúng quỷ thần, đồng cốt, cầu tiên, chữa bệnh bằng bùa phép, luyện dan v.v
Ở miền nội địa Trung Quốc, vào cuối thế kỷ II và thế kỷ III nổi lên nhiều phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của nông dân, được tập hợp lại trong nhiều đoàn thể có tính chất tôn giáo Trên vùng đất Ngô, xuất hiện như đạo sĩ Vu Cát, làm ảnh hưởng lớn trong quần chúng và cả một số quan lại Vu Cát Tôn Sách bắt chém nhưng người theo đạo Vu Cát ngày càng đông, lấy sách Thái Bình thanh lĩnh thư làm thánh kinh
Lại có Trương Giác thờ Hoàng Lão, theo dòng chính thống của Vu Cát, tương truyền được thần tiên trao cho cuốn sách kinh nói trên, căn cứ vào đó mà mở “Thái Bình đạo” Trong đạo này, các đạo sĩ là những pháp sư phù thủy, đi khắp nơi, và truyền đạo vừa chữa bệnh, trong khoảng mười năm thu phục hàng vạn tín đồ Số tín đồ nếu trên dưới một vạn thì lập thành một phương thuộc 8 châu Tín đồ nói với nhau “trời xanh đã chết phải lập trời vàng (tín ngưỡng về âm dương ngũ hành, trời xanh của kẻ bóc lột Trời vàng của người lao khổ), năm Giáp Tý sẽ có điềm lành”Tích Khăn vàng (Hoàng Cân) mà tín đồ thái bình đạo bịt đầu từ đó mà ra Khởi nghĩa đạo bịt đầu từ đó mà ra Khởi nghĩa Hoàng cân (184) nổ ra mãnh liệt, làm tan rã chính quyền Đông Hán Bị đàn áp lực lượng nghĩa quân tập hợp lại dưới quyền Trương Đạo Lăng giáo chủ đạo “ngũ đầu mễ” (năm đấu gạo quyên góp để được gia nhập), người tự xưng là học trò Lão Tử, đã từng luyện thuốc trường sinh trong núi và viết Đạo thư làm chủ cả một miền Hán trung rộng lớn suốt ba chục năm
Đạo giáo càng ngày càng được hệ thống hóa (tuy vẫn bác tạp) với một hệ thống thần điện (Nguyên thủy thiên tôn hay Ngọc hoàng thượng đế, Thái thượng lão quân, tức Lão tử hóa thân của Nguyên thủy thiên tôn; Huyền thiên thượng đế – Huyền vũ, chòm sao Bắc đẩu sau gọi là Chân vũ: Văn xương đế quân tức sao Văn xương chuyên coi sồ sách ghi tên các nhân quan lại ở thế gian–; Quan thánh đế quân – tức Quan công thời Tam quốc –…), một hệ thống kinh điển (Đạo tạng), một hệ thống đền miếu (Đạo quán) phát triển mạnh ở thời Lực triều và đầu thời Đường
Đạo giáo Thần tiên vào nước ta chỉ hạn chế ở tầng lớp trên, quan lại đô hộ Những hình tượng sơ nguyên của Lạc Long Quân, Chử Đồng Tử, Tản Viên, Sơn Tinh, Phù Đổng Thiên Vương đều dần dần bị Đạo giáo và Thần tiên hóa
1 Tấn thư, Cát Hồng truyện, q.72
Trang 38Đạo giáo phù thủy từ cuối thế kỷ II cũng truyền bá mạnh mẽ vào nước ta và đã hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian Việt cổ truyền
Phong trào khởi nghĩa nông dân Trung Quốc dưới màu sắc Đạo giáo phù thủy đã nhiều lần tác động tới phong trào khởi nghĩa chống đô hộ của nhân dân ta ở cuối thế kỷ II (có dư đảng Hoàng cân hoạt động ở Giao Chỉ), cuối thế kỷ IV, đầu thế kỷ V (xem phần khởi nghĩa nhân dân của chương này)
Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá vào đất Việt và Trung Quốc rồi từ Trung Quốc truyền dội sang đất nước ta – từ rất sớm, vào khoảng một hai thế kỷ đầu công nguyên
Đạo Phật (Buddha, tiếng Ấn là “Giác Ngộ”) phát sinh vào thế kỷ VI –V trước công nguyên ở Miền Bắc Ấn Độ, trong vương quốc Ca–Pi-la-vát-xtu (Kapilavasttu) gần biên giới NêPan Đạo Phật phản ánh lòng bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hà khắc và quyền uy độc đoán của đẳng cấp thống trị của Bà-la-môn Người sáng lập Đạo Phật là đức Thích Ca Mâu –ni (CakuaMauni) dòng dõi quý tộc, con vua (thái tử) Năm sinh đức Thích
Ca có nhiều thuyết khác nhau, giới Phật giáo thế giới hiện nay phổ biến lấy năm 624 trước công nguyên làm năm đản sinh đức Phật
Đạo Phật chủ trương pháp tính bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có thể thành Phật, từ chổ tự giác tiến lên làm nghĩa vụ giác tha Phật khuyên mọi người nên tiết chế dục vọng, có tinh thần vô ngã vị tha, làm điều lành tránh sự ác Phật là biểu tượng của sáng suốt và từ bi
Thuyết nhân quả nghiệp báo của Phật giáo phù hợp với tín ngưỡng dân gian Việt về công việc về ông trời trừng phạt kẻ ác, cứu giúp ban thưởng người lành Thuyết luân hồi cũng phù hợp với nhận xét về sự tuần hoàn của cỏ cây của cư dân nông nghiệp Còn những tư tưởng lớn của Phật giáo về Chân như, về sắc-không, về Tứ diệu đế và Thập Nhị nhân duyên thì phần đông dân chúng không hay biết, chỉ dành cho sự nghiền ngẫm nghiên cứu của giới tăng sĩ và giới Phật học
Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, trên đường phát triển, Phật giáo đã chia thành nhiều tông phái khác nhau với hai dòng chính là Tiểu thừa (Nam tông) và Đại thừa (Bắc tông) Phật giáo vào nước ta thì nó đã biến dạng khá nhiều, bởi đạo Bà-la-môn, bởi những thêm bớt trên đường truyền bá đất Việt Khi vào đất Việt, Phật giáo cũng biến hóa cho phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân bản địa
Đạo Phật truyền bá sang phía Đông theo hai đừơng
Con đường thứ nhất là con đường biển, theo các thương thuyền đi dọc theo các bờ biển Nam Dương và Đông Dương như phần kinh tế đã trình bày Qua đường này, đạo Phật tới Xri-lan-ca, Gia –Va, Phù Nam, Chăm Pa, Giao Châu và miền Giang Nam Trung Quốc
Con đường thứ hai là con đường bộ Sự thành lập một đế chế Ấn Độ nhục chi (Indoscythe) rộng lớn ở miền Trung Á, sự bành trướng của thế lực đế chế Hán tới tận miền Pa-mia đã mở ra” con đường lụa” vào buổi đầu công nguyên Theo đường này Sư tăng Ấn
Trang 39Độ có thể truyền giáo ở Bắc Trung Quốc Từ Trung Quốc, đạo Phật qua Triều Tiên mà vào Nhật Bản cũng như dội trở lại xuống đất Việt
Gốc tích đạo Phật ở nước ta được đề cập tới trong sách “Thiền uyển tập anh ngữ lục” (chưa rõ tác giả, có thể là của nhiều vị sư nối tiếp nhau biên soạn, từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIII)(1) Để trả lời câu hỏi của Thái Hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) nhà lý đạo Phật tới xứ ta từ đời nào, thiền sư Trí Không (Thông Biện quốc sư) trả lời rằng: “Đến thời Lưu Hán, Mã Đằng đem đạo Phật truyền vào Trung Quốc, rồi Đạt ma lại đem truyền bá ở nước Lương và nước Ngụy Đến khi dòng Thiên Thai thành lập thì sự truyền giáo rất thịnh Dòng ấy gọi là Giáo Tông Sau này lại có dòng Tào Khê được tôn chỉ của Phật và làm sáng tỏ thêm tôn chỉ đó Dòng ấy gọi là Thiền Tông Hai dòng ấy vào nước ta đã lâu Dòng Giáo Tông thì Mâu Bác và Khang tăng hội là đầu tiên Dòng Thiền thì có Tì-ni-đa-lưu-chi lập ra tiền phái và Vô-ngôn-thông lập ra hậu phái(1) Sư Trí Không lại dẫn lời sư Đàm Thiên trả lời Tùy Văn Đế: “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc Phật giáo vào Trung Quốc, chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở Liên (Luy) Lâu hơn hai mươi bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta Bấy giờ có các vị sư Ma-la-ki-vực, Khang-tăng-hội, Chi-cương-lương và Mâu Bác đến ở đó truyền đạo”(2)
Lời sư Thông Biện kể trên có một vài sai lầm chi tiết song ông đã dẫn ra những chứng cứ chắc chắn tỏ rằng tại Luy Lâu (Thuận Thành, Hà Bắc) ở đất nước ta vào cuối thế kỷ thứ II đã có một trung tâm Phật giáo phồn thịnh và quan trọng rồi
Theo Thủy kinh chú (thế kỷ VI) thì vua A-dục (Acoka) vị vua anh hùng thống trị toàn cỏi Ấn Độ và rất sùng Phật, ở thế kỷ III trước công nguyên, đã sai xây dựng Phật tháp (suupa) ở trên đất nước ta Theo Lĩnh nam chích quái thì từ thời Hùng Vương, Chử Đồng Tử đã theo một khách buôn nước ngoài đi thuyền ra một hòn đảo và gặp một nhà sư Ấn Độ Ông đã ở lại đấy học đạo Phật, khi trở về được nhà sư Ấn Độ cho một cái gây và một cái nón lá có thể làm phép lạ, Chử Đồng Tử đã truyền Phật pháp cho công chúa Tiên Dung và nhiều người Việt khác Đó là những truyện tích, chư được khoa học lịch sử kiểm chứng Theo Hậu Hán thư thì năm 100, nhân dân Tượng Lâm (Quảng Nam, Đà Nẵng) - người Chăm - nổi dậy chống ách đô hộ Đông Hán đã đốt phá chùa công (quan tự)
Có thể đạo Phật đã thu nhập vào nước ta trong thế kỷ đầu của công nguyên Ở đời Hán, có 3 trung tâm Phật giáo là trung tâm Lạc Dương ở Hà Nam (kinh đô nhà Hậu Hán), trung tâm Bành thành ở Giang Tô, thuộc hạ lưu Trường Giang và trung tâm Luy Lâu ở miền đất nước ta
Ở Bành Thành, khoảng năm 654, Sở Vương Anh (em cùng cha khác mẹ với Hán Minh Đế) rất sùng thượng Hoàng Lão và Phật; bấy giờ ở đó đã có một đoàn thể Phật giáo vừa tăng già vừa cư sĩ Năm 71 Sở Vương Anh mất, nhiều người thân thuộc rời Bành Thành về Lạc Dương và lập chùa Hứa Xương ở Lạc Dương Trung tâm Lạc Dương được thành lập có thể do ảnh hưởng của trung tâm Bành Thàn; Đến đời Hán (lên ngôi năm 165) thì nó trở thành một trung tâm quan trọng Hán Hoàn Đế cũng lập bàn thờ Lão Tử và Phật ở trong cung
1 Về nguồn gốc đạo Phật ở Việt Nam, xin tham khảo :
- Trần Văn Giáp, Le bouddhisme en Annam, des origines au XII è siècle, BEFFEO XXXII Hà Nội 1932
1 & 2 : Thiền uyển tập anh ngữ lục, q thượng, truyện Thông Biện
Trang 40Phật giáo được truyền vào Bành Thành bằng đường biển Nếu đã do đường biển thì đạo Phật chắc chắn đã đi qua Giao Châu trước bởi vì Giao Châu là điểm giao tiếp quan trọng và chủ chốt giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài
Trung tâm Phật giáo Luy Lâu có thể thành lập sớm các trung tâm Bành Thành và Lạc Dương Trung tâm Luy Lâu có thể là một căn cứ và bàn đạp cho Phật giáo đi sâu vào miền nội địa Trung Quốc Sư Đàm Thiên có lý khi cho rằng Giao Châu theo đạo Phật trước miền Giang Đông của Trung Quốc
Giao Châu ở sát ngay các nước chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và sử dụng phạn ngữ, lại gần gữi với văn minh Trung Hoa và ở đây đã dùng chữ Hán Giao châu thuận lợi cả về mặt địa lý và ngôn ngữ văn tự cho sự truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Hoa Như phần trên đã nói, hằng năm đều có thuyền chở cống phẩm từ Giao Châu lên miền hạ lưu Trường Giang rồi từ đó, cống phẩm mới được vận chuyển tiếp về Lạc Dương Chắc chắn rằng các tăng sĩ Ấn Độ đã từng nghĩ một thời gian ở Luy Lâu, học tiếng và chữ Hán, tìm hiểu tình hình chính trị, văn hóa Trung hoa rồi mới theo thuyền buôn và thuyền chở cống phẩm đi tiếp lên miền Bắc
Vậy trung tâm Luy Lâu có thể được hình thành do sự viếng thăm của những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ theo thuyền mà tới bằng đường biển và đường sông Trong các chuyến đi xa hằng năm về phương Đông tìm mua hương liệu quế, tiêu, ngà voi, vàng ngọc các thương thuyền Ấn thường đặt bàn thờ đức Bôp Tát Quan thế âm (Avalokitesvara) và đức Nhiên Đăng (Dipankara) được nổi tiếng là những vị che chở cho thủy thủ được an lành ngoài biển khơi Cũng trong các chuyến đi này, nhằm mục đích cầu và cúng dường tam bảo, thương nhân thường thỉnh theo thương thuyền một số vị tăng sĩ Vào cuối thế kỷ thứ I trước công nguyên, khuynh hướng Phật giáo Dại Thừa đã nảy nở tại Ấn Độ, các trung tâm Amavarati (Amavarati), Na-ga-giu-kôn-đa (Nagarjunakonda) ở miền ven biển đông nam Ấn Độ dần dần trở nên trung tâm Phật giáo truyền bá sang các nước khác
Đạo Phật Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại
do từ Trung Hoa tiếp tụïc truyền xuống
Thương gia Ấn Độ Giao Châu phải ở lại đây cho đến năm tới, chờ gió mùa Đông Bắc để trở về Ấn Độ Một số tăng sĩ có thể ở lại hẳn Luy Lâu Họ sống với người Việt và Hoa kiều, và đã ảnh hưởng tới những người này bằng tiếng nói, lối sống và đạo Phật Người Việt đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa vật chất, ngôn ngữ và tinh thần Ấn Độ trong đó có đạo Phật Tập luận thuyết đầu tiên về đạo Phật bằng chữ Hán – Lý hoặc luận- đã được viết lại tại Giao Châu vào cuối thế kỷ II Tác giả là Mâu Bác (Mâu Tử – có thể là một pháp danh, giống như Phật Tử – Mâu là Mâu ni) sinh vào khoảng 165-170, người Thương Ngô, cuối đời Hán Linh Đế, sang Luy Lâu cùng với mẹ Ở đây ông đã đọc các sách của Nho, Lão và học Phật Ông viết cuốn sách này để đáp lại những sự khích bác về Phật giáo của những người không theo đạo Phật, nhất là những người không theo đạo Phật, nhất là những người theo Nho, Lão từ Trung Quốc qua Giao Châu tị nạn Chắc rằng ở Luy Lâu ông đã học Phật với các tăng sĩ