TÊN SÁNG KIẾN: "PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG 2 - BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN - HÓA HỌC LỚP 10 - THPT - BAN CƠ BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2014
TÊN SÁNG KIẾN: "PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG 2 -
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT
TUẦN HOÀN - HÓA HỌC LỚP 10 - THPT - BAN CƠ BẢN
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH"
(Dạy học theo quan điểm kiến tạo - Tương tác và cộng tác nhóm nhỏ)
Tác giả sáng kiến: Tr¬ng ThÞ Hång Chiªn
Đơn vị công tác: Tổ Hóa Học
Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Ninh Bình, tháng 5 năm 2014
Trang 2hóa học và định luật tuần hoàn theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Tiết 13, 14 - Bài 7- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
của các nguyên tố hóa học Định luật tuần hoàn.
Trang 50 Phụ lục I Các đề kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm
Trang 56 Phụ lục II Một số dạng bài tập chương 2 – BTH các nguyên tố hóa
hoc và định luật tuần hoàn – Hóa học lớp 10- THPT – Ban cơ bản
Trang 65 Phụ lục III Một số cách đơn giản, dễ nhớ BTH các nguyên tố hóa
Học sinh: HSĐối chứng: ĐCThực nghiệm: TNSách bài tập: SBTSách giáo khoa: SGKTrắc nghiệm khách quan: TNKQ
Trang 3CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013 - 2014
I TÊN SÁNG KIẾN:
"PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG 2 -
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN - HÓA HỌC LỚP 10 - THPT - BAN CƠ BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH" (cụ thể dạy và học các bài: “Bài 7- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”; "Bài 8- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học";
"Bài 9 - Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học Định luật tuần hoàn" theo quan điểm kiến tạo - tương tác và cộng tác nhóm nhỏ).
II TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: TRƯƠNG THỊ HỒNG CHIÊN
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Hóa Học
Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Thành Phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Email: chienhong1970@gmail.com
ĐTDĐ: 0946 108 599
III NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
1 Giải pháp cũ thường làm.
vai trò trung tâm :
1.1.1 Sử dụng phương pháp thuyết trình.
Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học trong đó GV dùng lời nói, chữ
viết để trình bày, giảng giải nội dung bài học, còn HS chủ yếu thụ động nghe, nhìn, ghichép, tái hiện và ghi nhớ nội dung bài học
Phương pháp thuyết trình gồm các bước sau:
- Bước 1: Đặt vấn đề.
- Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Trang 4- Bước 3: Kết luận.
* Phương pháp này có ưu điểm là GV chủ động về mặt thời gian và kế hoạch lên lớp,
do đó cũng chủ động thiết kế lôgic nội dung, cập nhật bổ sung kiến thức, tiết kiệm thờigian
* Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là HS thụ động, việc truyền
thụ kiến thức dễ mang tính áp đặt, dập khuôn máy móc, gây ra sự nhàm chán, khó tiếp thu, khó ghi nhớ; HS bị động, học trong tư tưởng gượng ép, học vẹt, nhanh quên, không có hứng thú và say mê môn học Do vậy, khi sử dụng phương pháp này, cần chú
ý các điểm sau:
+ Lời giảng của GV phải đủ to, rõ, không vi phạm các qui luật lôgic
+ Tốc độ vừa phải, có định hướng ghi chép, theo dõi của HS
+ Biết dừng đúng lúc với thời gian hợp lí
+ Nội dung bài thuyết trình phải lôgic
+ Tư thế, tác phong và cách diễn đạt của GV phải hấp dẫn, lôi cuốn HS
1.1.2 Sử dụng phương pháp đàm thoại.
Phương pháp đàm thoại là phương pháp trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi, HS
sẽ trả lời hay trao đổi với GV hoặc tranh luận giữa các thành viên trong lớp với nhau, qua
đó HS sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu được kiến thức mới Trong hệ thống câuhỏi, ngoài các câu hỏi chính còn có những câu hỏi phụ để gợi ý khi HS gặp khó khăn
1.2 Quy trình chuẩn bị và thực hiên một giờ học theo phương pháp dạy học truyền thống.
1.2.1 Quy trình chuẩn bị một giờ học
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việcchuẩn bị giáo án Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể,thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được nhữngmục tiêu của bài học Hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quantrọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học
1.2.2 Thực hiện giờ dạy học.
Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xentrong quá trình dạy bài mới
* Tổ chức dạy và học bài mới.
* Luyện tập, củng cố.
* Đánh giá.
* Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà.
Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, điều kiện
cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy học như trên một
cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc
2 Giải pháp mới cải tiến.
2.1 Lý do chọn đề tài sáng kiến:
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục và đào tạo làmột trong những trọng tâm của sự phát triển Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, chúng
Trang 5ta phải đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học, các cấp bậchọc.
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay Ngàynay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người năngđộng sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá, biết cách cộng tác với mọi người, đểphát triển cá nhân hoà hợp với sự phát triển chung của cộng đồng Do đó, từ chỗ áp dụngcác phương pháp dạy học mà người thầy đóng vai trò trung tâm, thì chúng ta phải chuyểnsang hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực chủ động
của người học Có như thế thì chúng ta mới tạo ra được những “sản phẩm chất lượng cao” đáp ứng cho nhu cầu của xã hội Nếu giáo viên có một hệ thống các giáo án được
thiết kế hay, theo hướng dạy học tích cực thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệu quả cao
hơn Những lí do trên đã thôi thúc tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu "Phương pháp dạy và học chương 2 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn - Hóa học lớp 10 - THPT- Ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt
động của học sinh” (cụ thể dạy và học các bài: “Bài 7- Bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học”; "Bài 8- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học"; "Bài 9 - Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học Định luật
tuần hoàn" theo quan điểm kiến tạo - tương tác và cộng tác nhóm nhỏ) với mong muốn
đề tài sáng kiến của mình sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy họchóa học hiện nay
2.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Quá trình giảng dạy chương 2: Bảng tuần hoàncác nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Hóa học lớp 10 - THPT - Ban cơ bản ởtrường THPT theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS "Phương pháp dạy và học chương 2 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn - Hóa học lớp 10 - THPT- Ban cơ bản theo quan điểm kiến tạo - tương tác và cộng tác nhóm nhỏ" nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương 2 - Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học và định luật tuần hoàn - Hóa học lớp 10 – THPT – Ban cơ bản nói riêng vàchương trình hóa học lớp 10 – Ban cơ bản nói chung ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục
2.3 Cơ sở lý luận về dạy học tích cực:
Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy được cao độ tính tích cực nhận thức
của học sinh trong hoạt động học tập, nó được dựa trên cơ sở quan niệm về tính tích cực
hóa hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình học tập Để
đạt được tính tích cực trong dạy học cần phải đổi mới về “chất” tất cả các quá trình dạyhọc Hóa học
Quá trình dạy học Hóa học là một hệ toàn vẹn bao gồm các thành tố: Mục đích, nội
dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hình thức tổ chức dạy học và kết quả của sự dạy học Các thành
tố này có mối quan hệ chặt chẽ, quan hệ thống nhất và chi phối lẫn nhau
Điểm mới trong đổi mới mục tiêu dạy học:
Do yêu cầu phát triển xã hội hướng tới một xã hội tri thức nên mục tiêu dạy học cũngcần phải được thay đổi để đào tạo ra những con người đáp ứng được những đòi hỏi của thịtrường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống Có khả năng hòa nhập và cạnh tranh
Trang 6quốc tế, đặc biệt là có năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và
trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp và khả năng học tập suốt đời.
Hiện nay, ở nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục, mục tiêu của các cấp học, bậchọc có sự đổi mới tập trung vào việc hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng cho học sinh
Mục tiêu của việc dạy và học Hóa học tập trung nhiều hơn tới việc hình thành nănglực hành động cho học sinh Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và cótrách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp,
xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, có kĩ năng, kĩ xảo và có kinh nghiệm cũng như sựsẵn sàng hành động
Ngoài những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được ta cần chú ý nhiềuhơn tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức, tiến hành nghiên cứu khoa họcnhư:
- Biết quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận, kiểm tra kết quả và mô tả
- Phân loại, ghi chép thông tin, đề ra các giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, hoànthành nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu khoa học
- Biết thực hiện một số thí nghiệm hóa học từ đơn giản tới phức tạp theo hướng độc lập vàhoạt động theo nhóm
- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống có liên quan tớihóa học
Trong các hoạt động, chú trọng tới việc động viên học sinh từ phát hiện và giải quyếtmột cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học
Đổi mới nội dung dạy học:
Đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên:
Các hoạt động của giáo viên bao gồm:
+ Thiết kế, kế hoạch giờ học bao gồm các hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thểcủa mỗi bài học hóa học mà học sinh cần đạt được
+ Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá thể hay hoạt động theo nhómnhư:
- Nêu ra các vấn đề cần tìm hiểu, giúp học sinh hiểu rõ vấn đề
- Tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng hóa học
- Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra
+ Định hướng, điều chỉnh các hoạt động như:
- Chính xác hóa các kiến thức học sinh thu được qua các hoạt động học tập: Mô tả hiệntượng thí nghiệm, giải thích các kết luận về bản chất hóa học, các mối liên hệ mà học sinhtìm tòi được, các khái niệm hóa học mới được hình thành
- Thông báo, cung cấp thêm một số thông tin mà học sinh không thể tự tìm tòi được thôngqua các hoạt động trên lớp
+ Thiết kế và tổ chức thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực
tế, thí nghiệm hóa học, mô hình mẫu vật, phương tiện kĩ thuật, công nghệ thông tin như
là nguồn kiến thức, tư liệu thông tin để học sinh khai thác, tìm tòi, phát hiện những kiếnthức, kĩ năng hóa học mới
Trang 7+ Tạo điều kiện để học sinh được thể hiện sự hiểu biết của mình và được vận dụng nhiềuhơn những kiến thức thu được để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hóa học trongđời sống sản xuất.
Đổi mới hoạt động học tập của học sinh:
Trong quá trình học tập học sinh cần tiến hành các hoạt động như:
+ Nghiên cứu nội dung tư liệu học tập, tự phát hiện vấn đề hoặc nắm bắt vấn đề do giáoviện đưa ra (các nhiệm vụ học tập do giáo viên thiết kế đề ra)
- Phân tích tư liệu, đưa ra các dự đoán lí thuyết
- Phán đoán, suy luận, đề ra các giả thuyết khoa học
- Đề xuất các phương hướng giải quyết theo các giả thuyết
- Suy luận, tiến hành thí nghiệm Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và đưa ra các kếtluận
- Báo cáo kết quả hoạt động của cá nhận, của nhóm
Hoặc tiến hành:
- Suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên hoặc các vấn đề do học sinh khác nêu ra
- Giải bài toán hóa học từ phân tích đề bài, chọn phương pháp giải, thực hiện các bướcgiải và rút ra kết luận
- Thảo luận theo nhóm, tóm tắt các ý kiến trong nhóm, kết luận
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được để giải thích một số hiện tượng hóa họcxảy ra trong thực tế đời sống, sản xuất Các hiện tượng thực tế này có thể do giáo viên nêu
ra hoặc tổ chức cho học sinh tự thảo luận nêu ra
+ Tự đánh giá và đánh giá sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của bản thân và của bạn học
Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động học tập của học sinh ta cần chú ý:
- Trong giờ học, học sinh cần phải được hoạt động nhiều hơn (cả hoạt động trí tuệ và thínghiệm, thực hành)
- Tạo điều kiện để học sinh chủ động, tích cực trong hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh trithức, kĩ năng
- Động viên học sinh có ý thức và có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt độngthực tiễn
Sử dụng phương tiện dạy học:
Trong dạy học hóa học, ngoài sử dụng các thí nghiệm hóa học giáo viên cần sử dụngcác phương tiện dạy học khác như: biểu bảng, hình vẽ, mô hình, mẫu vật, các phương tiện
kĩ thuật: băng hình, máy chiếu, máy tính, các phần mềm dạy học
Các phương tiện kĩ thuật dạy học thường được sử dụng để minh họa cho lời giảng củagiáo viên
Theo phương hướng dạy học tích cực, để tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào hoạtđông nhận thức, giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học như là nguồn tri thức đểhọc sinh tìm tòi, phát hiên ra tri thức cần lĩnh hội Giáo viện sử dụng các phương tiện dạyhọc phối hợp với lời giảng theo phương pháp nghiên cứu, tổ chức cho học sinh tìm tòi,nghiên cứu qua các phương tiện dạy học đó mà rút ra các kết luận cần thiết
2.4 Phân tích sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Trong các phương pháp dạy học tích cực, người ta đề cao vai trò hoạt động của HS,nhưng không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò của GV Trái lại, người GV càng có vai trò
Trang 8quan trọng hơn và được chuyển đổi từ vai trò là người truyền đạt kiến thức sang vai trò làngười tổ chức, điều khiển, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS.
Trước hết ta hãy bàn về những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
mà người thày giáo sử dụng trong các giờ học
Thứ nhất: dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS.
Dạy học không còn là sự truyền thông tin từ thầy sang trò, thầy không còn là người truyềnthông tin mà phải là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của HS
Thứ hai: chú trọng rèn luyện phương pháp tự học hơn là việc truyền thụ kiến thức
Câu nói: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm
ra chân lí” là hoàn toàn chính xác Rèn luyện cho HS phương pháp tự học không chỉ là
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu của dạy học Con ngườiđược đào tạo trước hết phải là con người năng động, có tính tích cực, có khả năng tự học,
tự nghiên cứu để tự hoàn thiện mình
Thứ ba: Tăng cường tính tự lực của cá nhân HS đồng thời chú trọng phối hợp tương tác
thày – trò và tương tác nhóm.
Trong phương pháp này, người ta đề cao vai trò giao tiếp giữa HS và HS Để phát huy vaitrò của HS người ta thường tổ chức việc học tập hợp tác theo kiểu nhóm, tổ từ 4 đến 6người Học tập nhóm, tổ tạo cho HS có nhiều cơ hội bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết và thái độcủa mình, cũng như biết cách bảo vệ ý kiến của mình
Thứ tư: Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Trong phương pháp dạy học tích cực, người ta chú trọng đến việc dạy cho HS cách tự học đi kèm theo là năng lực tự đánh giá của HS Thiếu năng lực này HS không thể tự điều chỉnh cách học của mình và không hoàn chỉnh được phương pháp tự học Như vậy, năng lực tự học luôn gắn liền với năng lực tự đánh giá, tự điều chỉnh, mà tự học là dấu hiệu của phương pháp tích cực Do vậy, khả năng rèn luyện năng lực tự đánh giá của HS cũng
là một dấu hiệu của phương pháp dạy học tích cực
2.5 Phân tích sử dụng một số phương pháp dạy học đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
2.5.1 Dạy học theo nhóm.
Theo cách dạy này, lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 đến 7
HS Tuỳ vào mục đích sư phạm và vấn đề học tập mà GV phân nhóm cho thích hợp.Nhóm được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng tiết học, các nhóm được giao cùngmột nhiệm vụ hoặc giao những nhiệm vụ khác nhau Trong mỗi nhóm có nhóm trưởng,nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân chia công việc cho các nhóm viên thực hiện một phầncông việc của nhóm Trong thực hiện công việc, các thành viên trong nhóm làm việc tíchcực và tạo không khí thi đua với các nhóm khác GV cần có biện pháp để tạo ra không khíthi đua này Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp.Mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả của mình trước toàn lớp và các nhóm có thể trao đổi, tranhluận với nhau về kết quả của nhóm khác cũng như kết quả của nhóm mình Tiến trình dạyhọc theo nhóm (có thể là một phần tiết học, một tiết học…) gồm những bước sau:
- Bước 1:GV làm việc chung với cả lớp.
+ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm
+ Hướng dẫn tiến trình hoạt động cho từng nhóm
Trang 9- Bước 2:HS làm việc theo nhóm.
+ Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên Từng cá nhân thực hiện nhiệm
vụ được phân công
+ Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm
+ Cử đại diện để trình bày kết quả làm việc của nhóm
- Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.
+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
+ Các nhóm trao đổi, thảo luận chung
+ GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh và đưa ra kết luận cuối cùng Chỉ ra những kiến thức
HS cần lĩnh hội
* Ưu điểm: Với phương pháp dạy học hợp tác nhóm, cho phép các thành viên trong
nhóm chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết cho nhau, cũng như những vướng mắc,những băn khoăn suy nghĩ của bản thân Nhờ sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viêntrong nhóm và giữa các nhóm giúp cho HS dễ hiểu và dễ nhớ bài hơn
* Nhược điểm: Tuy nhiên, việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn
chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học nên GV phảibiết tổ chức hợp lí mới có kết quả
Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức Cầnlưu ý, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quantrọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động
2.5.2 Dạy học theo lí thuyết kiến tạo.
- Cơ sở và ưu điểm của lí thuyết kiến tạo:
+ Học trong hoạt động.Học là một hoạt động đặc thù của con người, trong đó người họcvừa là chủ thể, vừa là đối tượng tác động Do đó, thầy giáo phải tổ chức tình huống đểđưa HS vào hoạt động, qua đó HS kiến tạo được kiến thức, phát triển trí tuệ và nhâncách
+ Học là sự vượt qua khó khăn về nhận thức Những quan niệm sai lầm thường tạo nênnhững trở lực cho HS trong quá trình nhận thức Vì thế, người ta nói rằng dạy học là xâydựng cái mới trên nền cái cũ
+ Học trong sự tương tác Thông qua sự tương tác giúp cho HS hiểu rõ và nắm vững hơncác kiến thức khoa học Do đó, việc học của HS sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn Thông quathảo luận, tranh luận kiến thức đến với HS sẽ tự nhiên hơn, không áp đặt và gượng ép.+ Học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề Thường trước những vấn đề được HS chấpnhận, thì các em có hứng thú và nhu cầu tìm cách giải quyết Chính sự tò mò đã tạo chocác em quyết tâm tìm tòi câu trả lời Đây là yếu tố tạo nên sự tích cực của hoạt động nhậnthức ở HS
- Tiến trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo.
Dạy học theo lí thuyết kiến tạo gồm ba pha:
+ Pha chuyển giao nhiệm vụ:
+ Pha hành động giải quyết vấn đề:
+ Pha tranh luận hợp thức hoá kiến thức và vận dụng kiến thức mới:
- Hoạt động của GV trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo.
+ Tạo không khí học tập
+ Tạo điều kiện để HS bộc lộ quan niệm riêng
Trang 10+ Tổ chức cho HS tranh luận về những quan niệm của mình.
+ Trọng tài trong những trường hợp ý kiến tranh luận không ngã ngũ
+ Tạo điều kiện và giúp HS nhận ra các quan niệm sai lầm của mình và tự giác khắc phụcchúng
+ Trình bày tính hiển nhiên của các quan niệm khoa học
+ Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức thu nhận
- Nhược điểm: Để thực hiện được, ngoài điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đòi
hỏi người GV cần phải đầu tư nhiều công sức, thời gian khi thiết kế một bài dạy hóa họctheo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS từ những nội dung trong SGK; HS nếuchưa được làm quen, rèn luyện các hoạt động học tập tích cực ngay từ khi bắt đầu đi họcthì sẽ rất khó khăn cho việc tự giác, độc lập tìm tòi, xây dựng kiến thức mới theo yêu cầu
chất của các nguyên tố hóa học Định luật tuần hoàn" theo quan điểm kiến tạo - tương tác và cộng tác nhóm nhỏ như sau:
* Quy trình chuẩn bị một giờ học:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Xác định phương pháp dạy học: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
+ Dạy học theo quan điểm kiến tạo – tương tác
+ Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
- Điều tra những kiến thức cũ đã có ở HS (có thể phát phiếu điều tra hoặc dựa trên những
kiến thức đã biết ở lớp trước, ở bài học trước)
- Trên cơ sở đó, GV cần xác định:
+ Kiến thức cần thông báo, bổ sung cho HS
+ Kiến thức sẽ tổ chức cho HS xây dựng, tìm tòi
- Xây dựng tình huống học tập cho HS thực hiện việc kiến tạo kiến thức
- Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá
- Chia HS thành 7 nhóm ( 5-7 HS/ nhóm; chia nhóm ngẫu nhiên hoặc theo sơ đồ chỗ ngồigần nhau) Phân công nhóm trưởng và nhiệm vụ của mỗi nhóm
- Chia nội dung và thời gian hoạt động trên lớp cho các nhóm theo nội dung và yêu cầucủa bài học (Mỗi nhóm hoạt động từ 5 phút đến 15 phút)
- Chuẩn bị tiêu chí đánh giá cho từng nhóm và từng HS (GV có thể phát trước phiếu chomỗi nhóm hoặc mỗi HS) để HS có thể đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau
Thang điểm 10: Tiêu chí đánh giá HS
Trang 11Chuẩn bị tốt 2Báo cáo hay, đủ nội dung, đúng giờ 3
Tham gia thảo luận, có câu hỏi hay 1
- Chuẩn bị phiếu học tập gợi ý cho mỗi nhóm
+ Học sinh: Các nhóm hoặc mỗi HS chuẩn bị bài ở nhà thông qua các phiếu học tập.
Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm viên Tập hợp thảo luân, tổng kết, nộpkết quả theo quy định của GV Sau khi GV đánh giá phần chuẩn bị của mỗi nhóm, trả lạikết quả, các nhóm thống nhất nội dung sẽ báo cáo trong giờ học bài mới, chú ý phải đảmbảo thời gian và nội dung kiến thức theo quy định
* Quy trình thực hiện một giờ học.
- Tìm hiểu kiến thức đã có của HS: Sau khi đã được HS phản hồi thông tin kiến thức đã
biết , GV nhận xét, uốn nắn lại những hiểu biết chưa chính xác
- GV nêu ra vấn đề cần giải quyết trong bài học:
- GV tổ chức cho HS giải quyết vấn đề:
+ Các nhóm lần lượt báo cáo: (tổng thời gian báo cáo từ 25 - 30 phút).
Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập của nhóm mình để gợi ý cho các HS khác (có thể
là cùng nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức
Nhóm trưởng kết luận
Thư kí ghi ý chính lên bảng
+ Thảo luận, tổng kết (từ 5 - 10 phút).
Thảo luận chung.
- HS nêu câu hỏi Sử dụng phiếu học tập củng cố bài
Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, điều
kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy học như trên
một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc
Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy
và cả người học Những phần trình bày trên đây chỉ là những kinh nghiệm được đúc kết từthực tiễn của bản thân trong nhiều năm qua ở trường phổ thông Dù ở điều kiện và hoàncảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo theo quy trình trên đều đem lại những giờ học có hiệu quả,
bổ ích và hứng thú đối với cả người dạy, người học
3 Kết luận, tính mới, tính sáng tạo của đề tài sáng kiến:
Trang 12Sau một thời gian ngắn tôi đã khẩn trương tiến hành nghiên cứu tổng quan tài liệu.Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: PPDH, PPDH hóa học, PPDH tích cực, xu hướng đổimới PPDH hóa học hiện nay Tìm hiểu PPDH tích cực, các bước thiết kế bài giảng theo
định hướng tích cực Biên soạn các bài dạy kiến thức mới (bài 7; bài 8; bài 9) "chương 2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn" - Hóa học lớp 10 – THPT
-– Ban cơ bản, đồng thời thiết kế các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm khách quan dùngtrong chương 2 - BTH các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Hóa học lớp 10 –THPT – Ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS Từ đó đã tiến hànhthực nghiệm bài giảng tại các lớp 10B1, 10 chuyên lý trường THPT chuyên Lương VănTụy-Thành phố Ninh Bình, thống kê kết quả bằng phép so sánh với lớp đối chứng (10B2),
tiếp thu góp ý của các đồng nghiệp để có thể thấy tính mới, tính sáng tạo của đề tài sáng kiến nổi bật so với PPDH truyền thống (cũ) ở những điểm sau:
+ PPDH cũ là GV truyền thụ kiến thức, HS thụ động ngồi nghe giảng, mang tính
áp đặt, dập khuôn máy móc, gây ra sự nhàm chán, khó tiếp thu, khó ghi nhớ; HS bị động,học trong tư tưởng gượng ép, học vẹt, nhanh quên, không có hứng thú và say mê mônhọc
+ Các phương pháp dạy học cũ thì người thầy đóng vai trò trung tâm, còn phươngpháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS (theo quan điểm kiến tạo -
tương tác và cộng tác nhóm nhỏ) đã chuyển sang hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học.
+ PPDH theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS (trong bài thực nghiệm
chủ yếu là phương pháp mới theo quan điểm kiến tạo - tương tác và cộng tác nhóm
nhỏ) đã thực sự làm thay đổi thái độ học tập của HS, các em được tự nghiên cứu, tìm
tòi, sáng tạo, chủ động trong việc xây dựng kiến thức mới cho một bài mới, một chương
mới, đặc biệt là chương BTH tìm hiểu về các nguyên tố hóa học; từ đó tạo hứng thú học
tập, lòng say mê nghiên cứu khoa học, hiểu sâu sắc vấn đề và ghi nhớ kiến thức có hệ thống, logic, vận dụng kiến thức đã học trong các dạng bài tập một cách thành thạo.
Phương pháp làm việc cộng tác nhóm còn tạo ra sự ganh đua giữa các nhóm, giữa
các thành viên trong nhóm, gắn các em với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của việc học tập
+ Tích cực hóa hoạt động của HS trong học tập còn tạo cho các em có niềm tin
vào năng lực của bản thân, tin vào tương lai sẽ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, sẽ có được một việc làm ổn định, có cơ hội cống hiến, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.
IV HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC .
1 Hiệu quả kinh tế.
Sử dụng phương pháp dạy học theo quan điểm kiến tạo - tương tác và cộng tác nhóm
nhỏ khi dạy chương 2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn Hóa học lớp 10 - THPT - Ban cơ bản đã giúp các em HS hiểu bài và thuộc bài ngay saukhi các em tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong việc xây dựng kiến thức mới.Các em HS đã biết vận dụng kiến thức lĩnh hội được để giải quyết các dạng bài tập củachương 2 ở các mức độ từ biết - hiểu - vận dụng; giải được các bài tập khó chương 2
Trang 13-trong các đề thi đại học Từ đó, các em HS không còn phải lo đi học thêm tràn lan nữa mà
tự học, tự rèn luyện ở nhà Có thể thấy hiệu quả kinh tế qua phép tính cụ thể như sau:
Tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức tìm đọc tài liệu, sưu tầm tài liệu, truy
cập mạng internet, tiền học phí đi học thêm ngoài giờ của HS Cụ thể: Nếu một HS phải
đi học thêm phần lý thuyết và các dạng bài tập chương 2 tại các 'lò luyện" hiện nay thì học phí ít nhất hết 210 000 đồng (hai trăm mười nghìn đồng) (chưa kể chi phí cho công
sức, thời gian tìm kiếm , mua tài liệu về các dạng bài tập chương 2) Trong khi đó, với sựhướng dẫn tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà của GV và bộ câu hỏi có sẵn này nếu photo copythì chỉ chi phí hết 10 000 đồng/ 01 HS, HS đã hiểu bài, vận dụng tốt kiến thức để giảiquyết, ghi nhớ các dạng bài tập chương 2 và không cần phải đi học thêm ngoài giờ nữa
Như vậy, về lợi ích kinh tế đã tiết kiệm được 200 000 đồng/ 01 HS.
Nếu chỉ nhân số tiền này với tổng số HS (chỉ tính số HS thi đại học khối A và
khối B) trong toàn trường THPT chuyên Lương Văn Tụy thì được kết quả: 200 000
triệu đồng).
Nếu nhân số tiền 180 000 000 đồng/ 01 trường với số trường THPT trong toàn
tỉnh sẽ là một con số không nhỏ!
2 Hiệu quả xã hội:
PPDH theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS đã góp phần:
- Giáo dục đạo đức cho HS, giúp các em HS yêu thích môn hóa học, không còn thấy "sợ"
môn hóa học vì bị mất "gốc" Các em say mê, hứng thú học tập thì sẽ giảm bớt việc chơi
bời vô bổ như: trốn học đi đánh điện tử, xa đà vào các tệ nạn xã hội, từ đó có định
hướng tích cực cho tương lai, phấn đấu trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình và
xã hội
- Tạo ra được những “sản phẩm chất lượng cao” - những con người năng động, tài
năng, luôn có tinh thần sáng tạo, trách nhiệm cao với bản thân, với gia đình và xã hội,
đáp ứng cho nhu cầu của xã hội với những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệpcũng như cuộc sống
V ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
1 Thiết kế giáo án dạy và học các bài: “Bài 7- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”;
"Bài 8 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học"; "Bài 9
-Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học Định luật tuần hoàn" - chương2- Hóa học lớp 10 – THPT - Ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS
sẽ giúp HS biết cách học tập một cách độc lập và cộng tác trong nhóm; Có những kĩ năngcông nghệ thông tin như tìm kiếm thông tin, xây dựng bài trình diễn, xây dựng và quản lí
dữ liệu và biết chia sẻ với các bạn Đây sẽ là tài liệu hữu ích để các đồng nghiệp thamkhảo, ứng dụng mở rộng và phát triển phương pháp dạy học tích cực cho các bài, cácchương khác trong chương trình hóa học THPT
2 Bước đầu sử dụng trong giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết
quả thu được từ đó xác định hiệu quả và tính khả thi của đề tài sáng kiến
3 Nếu việc sử dụng phương pháp dạy và học theo hướng dạy học tích cực được áp dụngrộng rãi ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học ở bậcTHPT, góp phần đẩy kết quả thi đỗ đại học của các em học sinh THPT tăng cả về sốlượng và chất lượng; từ đó làm tăng niềm tin của HS, các bậc phụ huynh và nhân dân đối
Trang 14với thầy cô giáo, với nhà trường và với ngành giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình nói riêng
và cả nước nói chung
4 Việc đổi mới PPDH bằng cách phối hợp một số PPDH theo định hướng tích cực cụ thể
như trong bài thực nghiệm đã thực sự tích cực hóa hoạt động của HS, giúp HS nắm vững
KT một cách tự giác, có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc trong tập thể, đồngthời luôn tạo được hứng thú trong học tập cho HS
Trong quá trình học tập theo phương pháp mới đa số HS tham gia một cách tích cực vàchủ động Tuy nhiên vẫn còn một số HS thiếu chủ động, chỉ làm khi GV yêu cầu hoặc
chờ ý kiến của các bạn, do vậy rất cần sự hướng dẫn và động viên của GV.
Các GV đều thừa nhận sự cần thiết cũng như hiệu quả của việc đổi mới PPDH theođịnh hướng tích cực hóa hoạt động của HS, đặc biệt là đối với HS trung bình, yếu Song
để thực hiện được, ngoài điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đòi hỏi người GV phải nhiệt tình, phải có tâm huyết và quyết tâm đổi mới, phải đầu tư nhiều thời gian cho việc đổi mới PPDH.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến, tôi nhận thấy rằng: không cómột PPDH nào là hoàn hảo hay lạc hậu, muốn đổi mới PPDH người GV phải phối hợpnhiều PPDH một cách hợp lí, đồng thời cần tự mình bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn
và rèn luyện các kĩ năng sư phạm cần thiết.Nếu giáo viên có một hệ thống các giáo ánđược thiết kế hay, theo hướng dạy học tích cực thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệuquả cao hơn
Đổi mới PPDH theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS là yêu cầu tất yếu củanền giáo dục nước nhà hiện nay Tôi hi vọng đề tài sáng kiến này có thể góp một phầnnhỏ vào công cuộc đổi mới đó
Do thời gian ngắn và nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan nên kếtquả đạt được còn chưa nhiều, trong thời gian tới tôi dự kiến:
Trang 15- Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đổi mới PPDH theo định hướng tích cực hóa hoạt động của
HS cho các bài còn lại của chương “BTH các nguyên tố hóa hoc và định luật tuần hoàn”,cũng như các bài, các chương khác trong chương trình hóa học THPT
- Xây dựng hệ thống các PPDH theo định hướng tích cực hoàn thiện hơn
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên diện rộng, từ đó có những chỉnh lí cho phù hợp
- Mở rộng vấn đề nghiên cứu bao quát được nhiều phần của hoá học phổ thông
Tôi rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá, sự góp ý của các bạn đồng nghiệpgần xa và các em học sinh nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn đề tài sáng kiến cũng nhưcông việc dạy học và nghiên cứu khoa học
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ninh Bình, tháng 5, năm 2014
Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến
Trương Thị Hồng Chiên
PHỤ LỤC CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU NỘI DUNG CHƯƠNG 2 -
Trang 16“BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌCVÀ
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN” - HÓA HỌC LỚP 10 -
– Hiểu sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, các đơn chất và hợp chất tạo nên
từ các nguyên tố đó theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử Biết nguyên nhân
2 MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
2.1 Hệ thống kiến thức.
7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học Nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoànCấu tạo của bảng tuần hoàn : ô, chu kì, nhóm
8 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình
electron nguyên tử của các
9 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất
của các nguyên tố hoá học
Định luật tuần hoàn
Sự biến đổi tính kim loại, phi kim
Sự biến đổi về hoá trị với O và H
Sự biến đổi tính axit - bazơ của oxit và hiđroxit.Định luật tuần hoàn
10 Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo.Quan hệ giữa vị trí và tính chất
So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
11 Luyện tập chương 2 Củng cố, hệ thống hoá kiến thức
Rèn kĩ năng giải bài tập
2.2 Phương pháp dạy học.
Đặc điểm của chương 2 là BTH được nghiên cứu dưới ánh sáng của thuyết cấu tạonguyên tử BTH được xây dựng để thể hiện các quy luật biến thiên tính chất của cácnguyên tố hoá học, cũng như các đơn chất và các hợp chất tạo nên từ những nguyên tố đó
Trang 17Để thực hiện tốt mục tiêu của chương 2, GV có thể thiết kế các hoạt động của học sinhtheo một số gợi ý sau :
- Tổ chức hoạt động nhóm, GV chia nội dung bài học thành một số đơn vị kiến thức, cóthể tổ chức thảo luận chung cả lớp hoặc mỗi nhóm thảo luận một đơn vị kiến thức Saukhi thảo luận nhóm, đại diện của nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theodõi, nhận xét và GV kết luận
- Sử dụng các phương tiện trực quan như BTH, các bảng thống kê số liệu, các mô phỏng
để gây hứng thú, tăng hiệu quả dạy học
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích số liệu, phát hiện quy luật biến đổi tính chất của cácnguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A
Sự liên quan giữa các bài trong chương: Sự phát triển logic của kiến thức thể hiên
thông qua sự liên quan giữa các bài như sau:
Bài 7: Cho biết nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo BTH.
Bài 8: Cho biết sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên
tử các nguyên tố là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi tuần hoàn tính chất của chúng màđiều này được trình bày ở bài 9 Bài 10 trình bày ba dạng bài tập vân dụng các quy luậtrút ra từ BTH Bài 11 luyện tập chương
Đồ dùng dạy học: BTH cỡ lớn; Photo copy các bảng in ở cuối mỗi bài hoặc ở SGK
thành khổ lớn để dạy học
CHƯƠNG II
DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG 2 - BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGHUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN - HÓA HỌC LỚP 10 - THPT – BAN CƠ BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
TIẾT 13, 14: BÀI 7 – BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
( Tiết 13 dạy hết phần "2 Chu kì”; Tiết 14 dạy tiếp phần "3 Nhóm nguyên tố”; Bài tập củng cố; Kiểm tra, đánh giá kết quả).
A MỤC TIÊU BÀI HỌC
HS biết: Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn.
HS hiểu: - Cấu tạo bảng tuần hoàn.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu hình e nguyên tử với vị trí của nguyên tốtrong bảng tuần hoàn
Giáo viên -Hình vẽ ô nguyên tố (SGK trang 33) được phóng to để HS dễ theo dõi.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cỡ lớn (dạng dài)
HS: Ôn lại cách viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố.
B PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Ở lớp 9 HS đã được học một số kiến thức về BTH
trong bài “Sơ lược về BTH các nguyên tố hóa học” nên bài này tôi lựa chọn dạy theophương pháp sau:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
Trang 18- Dạy học theo quan điểm kiến tạo – tương tác.
+ Kiến thức cần thông báo, bổ sung cho HS
+ Kiến thức sẽ tổ chức cho HS xây dựng, tìm tòi
- Xây dựng tình huống học tập cho HS thực hiện việc kiến tạo kiến thức
- Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá
- Chia HS thành 7 nhóm ( 5-7 HS/ nhóm, riêng nhóm 1,6,7 có thể ít thành viên hơn;chia nhóm ngẫu nhiên hoặc theo sơ đồ chỗ ngồi gần nhau):
+ Nhóm 6: Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Mendeleep (5 phút)
+ Nhóm 7: Sưu tầm một số dạng BTH khác (in, dán bảng tin học tập)
- Hướng dẫn HS phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm:
+ Nhóm trưởng (1 HS): Phân công, điều khiển, báo cáo trước lớp
+ Thư kí (2 HS): Tổng hợp các báo cáo của thành viên trong nhóm, viết báo cáo chungcủa nhóm
+ Thành viên 1,2,3: Tham khảo các tài liệu, viết báo cáo phần việc của mình
+ Các thành viên còn lại: Chuẩn bị câu trả lời cho phiếu học tập của nhóm
- Phân bố thời gian: Dạy trong 2 tiết theo phân phối chương trình:
+ Báo cáo: 8 phút cho nhóm 2,3; 9 phút cho nhóm 4; 15 phút cho nhóm 5; 5 phút cho
nhóm 1, 6; nhóm 7 có thể chỉ giới thiệu cho các bạn xem bảng tin học tập ( tổng báo cáo trong tiết 13 là 30 phút, tiết 14 là 20 phút)
+ Thảo luận: HS nêu câu hỏi (5 phút)
+ Giáo viên chốt lại các ý chính; nhận xét, đánh giá, nêu một số vấn đề mới: (5 phút)
+ Đánh giá kết quả học tập (5 phút cho tiết 13; 10 phút cho tiết 14)
- GV thu lại bài để duyệt trong 2 ngày, trả lại HS để chuẩn bị báo cáo
- GV có vai trò cố vấn, trọng tài; chốt lại các ý chính
- GV gợi ý tài liệu tham khảo:
Trang 191 Nguyễn Duy Ái, Đỗ Quý Sơn, Thế Trường 2006, Truyện kể các nhà bác học – NXBGiáo dục.
2 Vũ Bội Tuyển 1999, những nhà hóa học nổi tiếng thế giới, NXB Thanh niên
3 PROCOFIEP M.A 1990, Từ điển bách khoa các nhà hóa học trẻ tuổi, NXB MirMaxcowva, NXB Giáo dục, Hà Nội
- Chuẩn bị tiêu chí đánh giá cho từng nhóm và từng HS (GV có thể phát trước phiếucho mỗi nhóm hoặc mỗi HS) để HS có thể đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau
Thang điểm 10: Tiêu chí đánh giá HS bài 7: “BTH các nguyên tố hóa học”
Cho biết ý nghĩa các dữ liệu trong một ô
Nhận xét mối quan hệ giữa số thứ tự ô và Z, số e, số p, số đơn vị ĐTHN
Cho biết số ô nguyên tố có trong BTH hiện nay?
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3:
Nhận xét số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng, giữa các hàng (20 nguyên tố đầu)
Các nguyên tố như thế nào xếp trong cùng một hàng? ĐTHN như thế nào?
Nhận xét mối quan hệ giữa số thứ tự chu kì và số lớp e?
Bắt đầu và kết thúc chu kì là những nguyên tố nào? (ngoại lệ?)
BTH có bao nhiêu chu kỳ? Mỗi chu kì có mấy hàng? Bao nhiêu nguyên tố?
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4:
Cột là nhóm Nhận xét cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố trong một nhóm Từ đónhận xét cho tính chất hóa học
Nhận xét mối quan hệ giữa số thứ tự nhóm với số e hóa trị? (ngoại lệ?)
BTH có bao nhiêu cột, nhóm? Kí hiệu như thế nào?
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5:
Nhận xét mức năng lượng cao nhất của nguyên tử các nguyên tố trong mỗi nhóm
Từ đó cho biết thế nào là khối nguyên tố s, p, d, f?
Nhóm A gồm khối nguyên tố nào? Nhóm B gồm khối nguyên tố nào?
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6:
Tìm mối quan hệ giữa các cặp nguyên tố ở:
Trang 20- Hai chu kì liên tiếp và ở cùng nhóm A.
- Hai nguyên tố đứng kế tiếp trong một chu kì
- Hai nguyên tố ở 2 nhóm A liên tiếp
Mỗi trường hợp cho 2 thí dụ minh họa
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7: Các dạng bài tập chương BTH ở phụ lục II
2 Học sinh:
- Mỗi HS phải có một BTH cá nhân.
- Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ của nhóm, phân công công việc cho từng thành viên theo
hướng dẫn của GV
- Từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.
- Sưu tầm tài liệu theo nhiệm vụ của nhóm:
1 BTH các nguyên tố hóa học (và một số BTH kiểu khác).
2 Chân dung Mendeleep, câu chuyện về ông
3 Hình ảnh và nội dung liên quan đến sự phát minh ra BTH
- Giáo án điện tử (nếu được)
- Viết báo cáo trong 5 ngày, nộp lại cho giáo viên
- Chuẩn bị báo cáo
- Tham gia thảo luận, đặt câu hỏi
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Tìm hiểu kiến thức đã có của HS:
- Sau khi đã được HS phản hồi thông tin đã biết về BTH, GV nhận xét, uốn nắn lại những
hiểu biết chưa chính xác
2 GV nêu ra vấn đề cần giải quyết trong bài học:
3.1 Các nhóm lần lượt báo cáo:
* Nhóm 1: Sơ lược sự phát minh ra BTH (5 phút)
HS có thể thay nhau báo cáo về ba thời kì, phải sử dụng các hình ảnh có liên quanđến nội dung báo cáo:
- Thời kì trước Mendeleep:
+ Thời Trung cổ: Au, Ag, Cu, Pb, Fe, Hg và S
+ 1649: Tìm ra thêm P
+ 1817: Đã tìm được 54 nguyên tố (quy luật bộ ba)
+ 1862: Đã tìm được 62 nguyên tố (quy luật đường xoắn ốc)
+ 1864: Quy luật của những quãng tám
- Thời kì Dimitri Ivanovich Mendeleev phát minh ra “Hệ thống tuần hoàn các nguyên tốhóa học”.:
+ 1860: Đã có 63 nguyên tố được tìm ra Nhà bác học người Nga Mendeleev đề xuất ýtưởng xây dựng BTH các nguyên tố hóa học
+ 6/3/1869: Ông công bố “BTH các nguyên tố hóa học đầu tiên” Sắp xếp theo thứ tựtăng dần của nguyên tử lượng.:
Trang 21~ Sau 7 nguyên tố có một nguyên tố giống nhau.
~ Xếp các hàng 7 nguyên tố, hàng nọ trên hàng kia
~ Các nguyên tố giống nhau xếp cùng một cột dọc
- Thời kì sau Mendeleep:
+ 1895 – 1898: Tìm ra Argon và Neon, trơ về mặt hóa học được đề nghị đặt vào nhómzero do các nguyên tố đều có hóa trị không
+ Thế kỉ XX: Với nhiều nghiên cứu của nhiều nhà bác học, BTH được sắp xếp lại theochiều tăng của số hiệu nguyên tử
Giới thiệu nhóm 2 báo cáo về phần “I Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH”
* Nhóm 2: I Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH (8 phút)
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 1 để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng
nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức:
Viết cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên ( có thể viết sẵn)
Nhận xét về sự biến đổi ĐTHN?
Các nguyên tố chung hàng, cột, nguyên tử có gì giống nhau?
- Nhóm trưởng kết luận về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
- Thư kí ghi lại trên bảng:
I Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
1 Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
2 Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
3 Các nguyên tố có số e hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
( Giải thích e hóa trị)
Giới thiệu các nhóm sau trình bày phần “II Cấu tạo BTH”.
* Nhóm 3: 1 Ô nguyên tố (8 phút)
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 2 và cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu
để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiếnthức:
Cho biết ý nghĩa các dữ liệu trong một ô
Chọn một ô bất kì trong BTH đề nghị HS khác giải thích các dữ liệu trong ô đó
Nhận xét mối quan hệ giữa số thứ tự ô và Z, số e, số p, số đơn vị ĐTHN
Cho biết số ô nguyên tố có trong BTH hiện nay? (116)
- Nhóm trưởng kết luận
- Thư kí ghi ý chính lên bảng:
II Cấu tạo của BTH các nguyên tố hóa học.
1. Ô nguyên tố
Số thứ tự ô = Z = số đơn vị ĐTHN = số p = số e
- Giới thiệu nhóm 4 trình bày “2 Chu kì”.
* Nhóm 4: 2 Chu kì (9 phút).
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 3 và cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu
để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiếnthức:
Nhận xét số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng, giữa các hàng (20 nguyên tố đầu) Tăng từ 1 đến 8, lặp lại sau mỗi hàng chu kì
Các nguyên tố như thế nào xếp trong cùng một hàng? ĐTHN như thế nào?
Trang 22 Nhận xét mối quan hệ giữa số thứ tự chu kì và số lớp e?
Bắt đầu và kết thúc chu kì là những nguyên tố nào? (ngoại lệ?)
BTH có bao nhiêu chu kỳ? Mỗi chu kì có mấy hàng? Bao nhiêu nguyên tố?
+ Chu kì 6 : 32 nguyên tố( Z = 55 - 86), (có họ Lantan)
+ Chu kì 7 : chưa hoàn thành, (có họ Actini).
(Tiết 14): Giới thiệu nhóm 5 trình bày “3 Nhóm nguyên tố”
* Nhóm 5: 3 Nhóm nguyên tố (15 phút)
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 4, 5 và cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố
đầu để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiếnthức:
Cột là nhóm Nhận xét cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố trong một nhóm Từ đónhận xét cho tính chất hóa học
Nhận xét mối quan hệ giữa số thứ tự nhóm với số e hóa trị? (ngoại lệ?)
BTH có bao nhiêu cột, nhóm? Kí hiệu như thế nào?
Nhận xét mức năng lượng cao nhất của nguyên tử các nguyên tố trong mỗi nhóm
Từ đó cho biết thế nào là khối nguyên tố s, p, d, f?
Nhóm A gồm khối nguyên tố nào? Nhóm B gồm khối nguyên tố nào?
- Nhóm trưởng kết luận
- Thư kí ghi ý chính lên bảng:
3 Nhóm nguyên tố.
- Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố có cấu hình e nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau, do
đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột
STT nhóm = Số e hóa trị ( Trừ 2 cột cuối nhóm VIII B)
- Có16 nhóm được chia thành hai loại nhóm: nhóm A và nhóm B.
+ 8 nhóm A: I A đến VIII A (8 cột).
(Nhóm A gồm các nguyên tố s, p, có mặt ở cả chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn
Số e lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm A = STT của nhóm).
Trang 23+ 8 nhóm B: III B đến VIII B, đến I B, II B (10 cột, nhóm VIII B có 3 cột).
(Nhóm B gồm những nguyên tố d, f chỉ có mặt ở chu kỳ lớn, đều là các nguyên tố kim loại).
- Chú ý: Chia nguyên tố theo khối:
+ Khối nguyên tố s: I A, II A.
+ Khối nguyên tố p: III A đến VIII A (trừ He).
+ Khối nguyên tố d: I B đến VIII B.
+ Khối nguyên tố f: 2 hàng cuối bảng.
- (Nêu thêm khái niệm khối nguyên tố s, p, d, f)
3.2 Thảo luận, tổng kết.
* Thảo luận chung:
- HS nêu câu hỏi Sử dụng phiếu học tập số 6
- Các nhóm giải đáp
- GV bổ sung hoặc giải thích hỗ trợ các nhóm (chú ý nói kĩ về e hóa trị)
- GV nhận xét chung cho mỗi nhóm, thu các bảng đánh giá của các nhóm (kết quả sẽđược công bố vào tiết sau)
- GV dặn dò bài tập về nhà, giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài tiếp theo và phiếu học tập
- Cho HS làm bài kiểm tra ( phụ lục I) khoảng 7 – 10 phút
* Nhóm 6: Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Mendeleep.
- Nhóm trưởng báo cáo, kèm theo một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp củaMendeleep
- Nếu không đủ thời gian có thể trình bày trên bảng tin học tập
TIẾT 15 : BÀI 8 - SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON
NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Trang 24Kĩ năng: Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số e hoá trị của
nó, từ đó dự đoán tính chất hóa học của nguyên tố
Giáo viên - Chuẩn bị Bảng 5: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố nhóm A (SGK trang 38) được phóng to để HS dễ theo dõi.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cỡ lớn (dạng dài)
HS: Ôn lại cách viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố (bài 4 và bài 5); ôn lại bài 7:
BTH các nguyên tố hóa học
B PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Ở chương I (Hóa học lớp 10 - Ban cơ bản) HS đã được học về cấu tạo vỏ nguyên tử và cấu hình electron của nguyên tử nên bài này tôi lựa
chọn dạy theo phương pháp sau:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Dạy học theo quan điểm kiến tạo – tương tác
- Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ
C CHUẨN BỊ
1 Giáo viên:
- Điều tra những kiến thức đã có ở HS về BTH; đặc điểm cấu hình electron của nguyên
tử các nguyên tố nhóm A và nhóm B (có thể phát phiếu điều tra hoặc dựa trên những kiếnthức về BTH ở bài 7; về cấu tạo vỏ nguyên tử ở bài 4 và về cấu hình e nguyên tử ở bài 5)
- Trên cơ sở đó, GV cần xác định:
+ Kiến thức cần thông báo, bổ sung cho HS
+ Kiến thức sẽ tổ chức cho HS xây dựng, tìm tòi
- Xây dựng tình huống học tập cho HS thực hiện việc kiến tạo kiến thức
- Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá
- Chia HS thành 7 nhóm ( 5-7 HS/ nhóm, riêng nhóm 1,6,7 có thể ít thành viên hơn;chia nhóm ngẫu nhiên hoặc theo sơ đồ chỗ ngồi gần nhau):
+ Nhóm 1: Sơ lược về sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng củanguyên tử các nguyên tố nhóm A Trao đổi, thảo luận với các HS khác theo các phiếu họctập; kết luận (5 phút)
+ Nhóm 2: Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử các nguyên tốnhóm A Mối quan hệ giữa cấu hình electron lớp ngoài cùng; số electron hóa trị củanguyên tử các nguyên tố với tính chất hóa học của các nguyên tố Trao đổi, thảo luận vớicác HS khác theo các phiếu học tập, kết luận (8 phút)
+ Nhóm 3: Nhóm VIIIA (Khí hiếm) Trao đổi, thảo luận với các HS khác theo các phiếuhọc tập, kết luận (4 phút)
+ Nhóm 4: Nhóm IA (kim loại kiềm) Trao đổi, thảo luận với các HS khác theo các phiếuhọc tập, kết luận (4 phút)
+ nhóm 5: Nhóm VIIA (halogen) Trao đổi, thảo luận với các HS khác theo các phiếu họctập, kết luận (4 phút)
Trang 25+ Nhóm 6: Từ cấu hình electron xác định số electron lớp ngoài cùng; số electron hóa trịcủa nguyên tử ; dự đoán tính chất hóa học cơ bản và xác định vị trí (Ô, chu kì, nhóm)trong BTH của các nguyên tố hóa học và ngược lại (5 phút)
+ Nhóm 7: Cấu hình electron lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử các nguyên tố
nhóm B (in, dán bảng tin học tập).
- Hướng dẫn HS phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm:
+ Nhóm trưởng (1 HS): Phân công, điều khiển, báo cáo trước lớp
+ Thư kí (2 HS): Tổng hợp các báo cáo của thành viên trong nhóm, viết báo cáo chungcủa nhóm
+ Thành viên 1,2,3: Tham khảo các tài liệu, viết báo cáo phần việc của mình
+ Các thành viên còn lại: Chuẩn bị câu trả lời cho phiếu học tập của nhóm
- Phân bố thời gian: Dạy trong 1 tiết theo phân phối chương trình:
+ Báo cáo: 5 phút cho nhóm 1; 6; 8 phút cho nhóm 2; 4 phút cho nhóm 3; 4; 5; nhóm 7
có thể chỉ giới thiệu cho các bạn xem bảng tin học tập ( tổng báo cáo trong tiết 15 là 30 phút).
+ Thảo luận: HS nêu câu hỏi (5 phút)
+ Giáo viên chốt lại các ý chính; nhận xét, đánh giá, nêu một số vấn đề mới: (5 phút)+ Đánh giá kết quả học tập (5 phút)
- GV thu lại bài để duyệt trong 2 ngày, trả lại HS để chuẩn bị báo cáo
- GV có vai trò cố vấn, trọng tài; chốt lại các ý chính
- Chuẩn bị tiêu chí đánh giá cho từng nhóm và từng HS (GV có thể phát trước phiếucho mỗi nhóm hoặc mỗi HS) để HS có thể đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau
Thang điểm 10: Tiêu chí đánh giá HS bài 8: “Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình
electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học”
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A ở chu kì 2, 3, 4,
5, 6 Nhận xét về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố đứng đầu và đứng cuối mỗi chu kì?
Nhận xét về sự biến đổi cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi ĐTHN tăng dần?
Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học?
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (từ IA đến VIIIA) Từ đó viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử tất cả các
nguyên tố nhóm A
Trang 26 Nhận xét mối quan hệ giữa số e lớp ngoài cùng với số thứ tự nhóm A và tính chất hóahọc cơ bản của các nguyên tố nhóm A.
Cho biết các e hóa trị của các nguyên tố thuộc các nhóm A (từ IA đến VIIIA) là e shay e p? Từ đó nêu cách xác định loại (họ) nguyên tố s; p của nhóm A?
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát cho cả nhóm
Nhận xét đặc điểm lớp e ngoài cùng của kim loại kiềm? Dự đoán tính chất hóa học củakim loại kiềm? Viết một số pt pư hóa học minh họa?
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6:
1 Có cấu hình electron của nguyên tử ntố sau: 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s1
Xác định vị trí nguyên tố trong BTH Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố?
2 Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VI A của BTH Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng? Giải thích?
b) Các e ngoài cùng nằm ở lớp e thứ mấy? Giải thích?
c) Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố đó?
3 Không dùng BTH, viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm, halogen
và khí hiếm ở chu kì 3
+ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7: Cấu hình electron lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử các
nguyên tố nhóm B (kẻ bảng so sánh với nhóm A) (in, dán bảng tin học tập) Các dạng bài
tập SGK trang 41 và SBT
2 Học sinh:
- Mỗi HS phải có một BTH cá nhân.
- Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ của nhóm, phân công công việc cho từng thành viên theo
hướng dẫn của GV
- Từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.
- Giáo án điện tử (nếu được)
- Viết báo cáo trong 5 ngày, nộp lại cho giáo viên
- Chuẩn bị báo cáo
- Tham gia thảo luận, đặt câu hỏi
Trang 27D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Tìm hiểu kiến thức đã có của HS:
- Sau khi đã được HS phản hồi thông tin đã biết về BTH, về đặc điểm cấu hình electron
của nguyên tử các nguyên tố nhóm A và nhóm B GV nhận xét, uốn nắn lại những hiểubiết chưa chính xác
2 GV nêu ra vấn đề cần giải quyết trong bài học:
- Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (dạng tổng quát cụ thể
từ nhóm IA đến VIIIA; dạng tổng quát chung của các nhóm A) (HS tham khảo thêm cấu hình e lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng - lớp e hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm B; có sự so sánh với nhóm A).
- Sự biến đổi về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi ĐTHN tăngdần chính; nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố
- Tìm hiểu một số nhóm A tiêu biểu: Nhóm VIIIA; IA; VIIA
3 GV tổ chức cho HS giải quyết vấn đề:
3.1 Các nhóm lần lượt báo cáo:
* Nhóm 1: I Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.
(5 phút)
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 1 để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng
nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức:
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A ở chu kì 2, 3, 4,
5, 6 Nhận xét về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố đứng đầu và đứng cuối mỗi chu kì?
Nhận xét về sự biến đổi cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khiĐTHN tăng dần?
Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học?
- HS có thể thay nhau báo cáo về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
từ nhóm IA đến nhóm VIIIA Phải sử dụng bảng 5 - SGK trang 38 đã được phóng to liênquan đến nội dung báo cáo
- Nhóm trưởng kết luận về sự biến đổi cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử cácnguyên tố khi ĐTHN tăng dần
- Thư kí ghi ý chính lên bảng:
I Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố
- Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì (Đứng đầu mỗi chu kì là nguyên tố nhóm IA: ns 1 ; kết thúc mỗi chu kì là nguyên tố nhóm VIIIA: ns 2 np 6 (trừ chu kì 1)): Chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi ĐTHN tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố
- Giới thiệu các nhóm sau báo cáo về phần “II Cấu hình e nguyên tử của các nguyên
tố nhóm A.”.
* Nhóm 2: II Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhóm A.
1 Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.(8 phút)
Trang 28- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 2 để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng
nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức:
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (từ IA đến VIIIA) Từ đó viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử tất cả các
- Thư kí ghi ý chính lên bảng:
II Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhóm A.
1 Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng, vì vậy cácnguyên tố trong cùng một nhóm A có những tính chất hóa học giống nhau
Nhóm Cấu hình e lớp ngoài cùng Nhóm Cấu hình e lớp ngoài cùng
- Cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử tất cả các nguyên tố nhóm A :
nsanpb (với a = 1 hoặc 2; b có giá trị từ 0 đến 6; tổng a + b = Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = Số e hóa trị)
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 3 để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng nhóm
hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức:
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIIA (khí hiếm).Xác định loại (họ) nguyên tố nhóm VIIIA?
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát cho cả nhóm Lưu ý trường hợp nào đặcbiệt?
Nhận xét đặc điểm lớp e ngoài cùng của khí hiếm? Dự đoán tính chất hóa học của khíhiếm?
Trang 2918 Agon Ar 3s 2 3p 6
36 Kripton Kr 4s 2 4p 6
54 Xenon Xe 5s 2 5p 6
86 Radon Rn 6s 2 6p 6
- Đều có 8e lớp ngoài cùng: ns 2 np 6 (trừ Heli); đạt số e tối đa (bão hòa) bền vững.
- Hầu hết các khí hiếm đều không tham gia các phản ứng hóa học (trơ về mặt hóa học nên còn gọi là các khí trơ) (trừ một số trường hợp đặc biệt) Ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử.
- Giới thiệu nhóm 4 trình bày “b) Nhóm IA (kim loại kiềm)"
* Nhóm 4: b) Nhóm IA (kim loại kiềm) (4 phút).
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 4 để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng
nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức:
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm IA (kim loại kiềm).Xác định loại (họ) nguyên tố nhóm IA; Lưu ý trường hợp nào đặc biệt?
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát cho cả nhóm
Nhận xét đặc điểm lớp e ngoài cùng của kim loại kiềm? Dự đoán tính chất hóa học củakim loại kiềm? Viết một số pt pư hóa học minh họa?
- Nhóm trưởng kết luận
- Thư kí ghi ý chính lên bảng:
b) Nhóm IA (kim loại kiềm).
+ Tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối: MCl; M 2 S;
- Giới thiệu nhóm 5 trình bày “c) Nhóm VIIA (halogen)"
* Nhóm 5: c) Nhóm VIIA (halogen) (4 phút)
- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 5 gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng nhóm
hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức:
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA (halogen).Xác định loại (họ) nguyên tố nhóm VIIA; Lưu ý trường hợp nào đặc biệt?
Trang 30 Viết cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát cho cả nhóm Nhận xét đặc điểm lớp e ngoàicùng của halogen? Dự đoán tính chất hóa học của halogen? Viết một số pt pư hóa họcminh họa?
đến cấu hình e bền vững của khí hiếm (trừ At): (X + 1e X - ).
- Có hóa trị 1 trong hợp chất với nguyên tố kim loại.
- Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen gồm 2 nguyên tử: F 2 , Cl 2 , Br 2 , I 2
* Thảo luận chung:
- HS nêu câu hỏi Sử dụng phiếu học tập số 6, 7
- Các nhóm 6, nhóm 7 (hoặc nhóm khác) giải đáp
- GV bổ sung hoặc giải thích hỗ trợ các nhóm (chú ý nói kĩ về nguyên tố nhóm A)
- GV nhận xét chung cho mỗi nhóm, thu các bảng đánh giá của các nhóm (kết quả sẽđược công bố vào tiết sau)
- GV dặn dò bài tập về nhà, giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài tiếp theo và phiếu học tập
- Nhóm trưởng báo cáo, kèm theo bảng so sánh với nhóm A
- Nếu không đủ thời gian có thể trình bày trên bảng tin học tập:
Cấu hình e lớp ngoài cùng (và phân lớp sát ngoài cùng) của nguyên tử các nguyên tố nhóm A và nhóm B.
Trang 31Các nhóm A Cấu hình e lớp ngoài cùng Các nhóm B Cấu hình e lớp ngoài cùng
VIIIA ns 2 np 6 (trừ He: 1s 2 ) VIIIB (n-1)d b ns 2 , với b = 6; 7; 8
- Kết luận: * Đối với nhóm A:
- Cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử tất cả các nguyên tố nhóm A :
- Cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử tất cả các nguyên tố nhóm B :
- (n- 1)db nsa (với a = 1 hoặc 2; b có giá trị từ 1 đến 10;
Tiết 16 + 17: Bài 9 (2 tiết)
SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN.