Tính kim loại, tính phi kim.

Một phần của tài liệu skkn phương pháp dạy và học chương 2 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn hóa học lớp 10 THPT ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh (Trang 36 - 37)

- Nhóm trưởng sử dụng phiếu học tập số 1 để gợi ý cho các HS khác (có thể là cùng

nhóm hoặc không) tham gia xây dựng kiến thức:

• Thế nào là tính kim loại? Tính phi kim? Bản chất của tính lim loại, tính phi kim là gì? Độ mạnh tính kim loại, phi kim phụ thuộc vào yếu tố nào?

• Trong một chu kì khi ĐTHN tăng dần, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học biến đổi như thế nào? Giải thích dựa vào hình 2.1 SGK trang 43? Lấy thí dụ minh họa?

• Trong một nhóm A khi ĐTHN tăng dần, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học biến đổi như thế nào? Giải thích dựa vào hình 2.1 SGK trang 43 ? Lấy thí dụ minh họa?

- HS có thể thay nhau báo cáo về tính kim loại, tính phi kim; sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì; trong một nhóm A: Nêu quy luật biến đổi và giải thích dựa vào bán kính nguyên tử ở Hình 2.1 SGK trang 43 (đã được phóng to) liên quan đến nội dung báo cáo.

- Nhóm trưởng kết luận về sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì; trong một nhóm A khi ĐTHN tăng dần.

- Thư kí ghi ý chính lên bảng:

I. Tính kim loại, tính phi kim.

- Tính kim loại: Nguyên tử dễ mất (nhường, cho) e để trở thành ion dương: M M n+ + ne

(Khả năng nhường e càng dễ tính kim loại càng mạnh)

- Tính phi kim: Nguyên tử dễ nhận (thu, lấy) e để trở thành ion âm: X + ne → Xn-

(Khả năng nhận e càng dễ tính phi kim càng mạnh)

1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì.

- Trong một chu kì , theo chiều tăng của ĐTHN, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần.

- Thí dụ: Xét chu kì 3: Theo chiều tăng của ĐTHN từ Na đến Ar (Z = 11 - 18) có số e lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8:

Na Mg Al Si P S Cl Ar Kim loại

điển hình Kim loại mạnh Kim loại có hiđroxi t lưỡng tính

Phi kim Phi kim mạnh hơn Si

Phi kim mạnh hơn P

Phi kim điển hình Khí hiếm

- Quy luật trên được lặp lại đối với mỗi chu kì - gọi là sự biến đổi tuần hoàn.

- Giải thích: Trong một chu kì, khi Z tăng nhưng số lớp e không thay đổi lực hút của hạt nhân với các e lớp ngoài cùng tăng bán kính nguyên tử giảm khả năng nhường e khó dần; đồng thời khả năng nhận e dễ dần tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.

2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A.

- Trong một nhóm A , theo chiều tăng của ĐTHN, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần.

- Thí dụ: Xét nhóm IVA: Theo chiều tăng của ĐTHN từ C (Z = 6) đến Pb (Z = 82) có cùng số e lớp ngoài cùng (4e):

C Si Ge Sn Pb

Phi kim Phi kim yếu

hơn C Kim loại Kim loại mạnh hơn Ge Kim loại mạnh hơn Sn - Quy luật trên được lặp lại đối với mỗi nhóm A - gọi là sự biến đổi tuần hoàn.

- Giải thích: Trong một nhóm A, khi Z tăng đồng thời số lớp e cũng tăng bán kính nguyên tử tăng lực hút của hạt nhân với các e lớp ngoài cùng giảm khả năng nhường e dễ dần; đồng thời khả năng nhận e khó dần dần tính kim loại tăng đồng thời tính phi kim giảm dần.

* Kết luận: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của ĐTHN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giới thiệu nhóm 2 báo cáo về phần “3.Độ âm điện". (10 phút)

* Nhóm 2: 3.Độ âm điện.

Một phần của tài liệu skkn phương pháp dạy và học chương 2 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn hóa học lớp 10 THPT ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh (Trang 36 - 37)