hoặc không) tham gia thảo luận, củng cố bài: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7:
• Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
a) Hóa trị cao nhất với oxi. b) Nguyên tử khối. c) Số e lớp ngoài cùng. d) Số lớp e.
e) Số e trong nguyên tử. g) Bán kính nguyên tử.
• Sắp xếp thứ tự tăng dần tính bazơ của các hiđroxit sau, giải thích ngắn gọn: KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, HClO4, H2SO4, H3PO4?
• Một nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro của R, phần trăm khối lượng của R là 82,35%. Gọi tên nguyên tố R? (Nêu ba cách làm).
• Một nguyên tố X có công thức hợp chất khí với hiđro là H2X. Trong oxit cao nhất của X, phần trăm khối lượng của oxi là 50,0 %. Gọi tên nguyên tố X? (Nêu ba cách làm).
• Giới thiệu các dạng bài tập chương 2 (in, dán bảng tin học tập).
- Nhóm trưởng cử 4 HS đại diện ghi kết quả, tóm tắt lời giải lên bảng:
+ Những tính chất biến đổi tuần hoàn: a); c); g). + Thứ tự tính bazơ tăng dần:
HClO4 < H2SO4 < H3PO4 < Mg(OH)2 < Ca(OH)2 < KOH
+ Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là R2O5 → R ở nhóm VA → Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro của R là 3 → công thức RH3 → % H = 17,65 % → 3R.1=1782,,3565 →
R = 14 → R là Nitơ (N). (Cách 2: Tìm được MRH3 = 17 → R = 14; Cách 3: 100 35 , 82 3 = + R R → R = 14).
+ Tương tự, tìm được X = 32 → X là Lưu huỳnh (S).
- GV bổ sung hoặc giải thích hỗ trợ các nhóm .
- GV nhận xét chung cho mỗi nhóm, thu các bảng đánh giá của các nhóm (kết quả sẽ được công bố vào tiết sau).
- GV dặn dò bài tập về nhà, giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài tiếp theo và làm bài tập SGK, SBT, ở phụ lục II.
3.3. Đánh giá kết quả học tập.
- Cho HS làm bài kiểm tra : (8 phút): Đề bài (xem phụ lục I).
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠMI. Mục đích thực nghiệm. I. Mục đích thực nghiệm.
- Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lí luận và thực tiễn. - Kiểm chứng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS trong các bài: “Bài 7- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”; "Bài 8- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học"; "Bài 9 - Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn" – chương 2 - Hóa học lớp 10 - THPT – Ban cơ bản.
- Đánh giá khả năng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các bài: “Bài 7- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”; "Bài 8- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học"; "Bài 9 - Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn" chương 2 – Hóa học lớp 10 THPT – Ban cơ bản nói riêng và môn hóa học ở trường THPT nói chung.