- Cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử tất cả các nguyên tố nhóm A :
nsanpb
(với a = 1 hoặc 2; b có giá trị từ 0 đến 6; tổng a + b = Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = Số e hóa trị).
- Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = Số e hóa trị.
- Nhóm IA, IIA: gồm các nguyên tố s; các nhóm từ IIIA đến VIIIA: gồm các nguyên tố p (trừ He là nguyên tố s).
* Đối với nhóm B:
- Cấu hình e lớp ngoài cùng tổng quát của nguyên tử tất cả các nguyên tố nhóm B :
- (n- 1)db nsa
(với a = 1 hoặc 2; b có giá trị từ 1 đến 10;
+ Nếu tổng a + b < 8 thì a + b = Số thứ tự nhóm B = Số e hóa trị;
+ Nếu tổng a + b = 8; 9; 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB có số e hóa trị = 8; + Nếu tổng a + b >10 thì a + b - 10 = Số thứ tự nhóm B = Số e hóa trị;
- Số thứ tự nhóm B = Số e hóa trị (ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa).
- Các nhóm B: gồm các nguyên tố d - đều là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp (có 1hoặc 2 e lớp ngoài cùng và có phân mức năng lượng cao nhất là phân mức d).
Tiết 16 + 17: Bài 9 (2 tiết)
SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN.
( Tiết 16 dạy hết phần "I. Tính kim loại, tính phi kim”; Tiết 17 dạy tiếp phần "II. Hóa trị của các nguyên tố; III. Oxit và hiđoxit của các nguyên tố nhóm A; IV. Định luật tuần hoàn"; Bài tập củng cố; Kiểm tra, đánh giá kết quả.)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học sinh hiểu:
• Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong BTH.
• Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện.
• Quy luật biến đổi và tính chất: hoá trị, tính axit - bazơ của oxit và hiđroxit.
• Nội dung định luật tuần hoàn.
Học sinh vận dụng:
- Vận dụng kiến thức trong bài học để làm các dạng bài tập: So sánh, sắp xếp, giải thích tính chất của các nguyên tố hóa học và hợp chất của chúng trong một chu kì và trong một nhóm A. Làm quen với dạng bài tập tìm nguyên tố dựa vào hóa trị, khối lượng mol nguyên tử (M).
Giáo viên: - Chuẩn bị hình 2.1 SGK trang 43; bảng 6, 7, 8 trang 45, 46 SGK được phóng to để HS dễ theo dõi.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cỡ lớn (dạng dài).
HS: Ôn lại cách viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhóm A; ôn lại bài 7: BTH
các nguyên tố hóa học; bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Ở bài 8 - chương II (Hóa học lớp 10 - Ban cơ bản) HS
đã được học về "Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học" nên bài này tôi lựa chọn dạy theo phương pháp sau:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - Dạy học theo quan điểm kiến tạo – tương tác. - Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ.
C. CHUẨN BỊ1. Giáo viên: 1. Giáo viên: