Cacbon B Photpho C Nitơ D Silic Câu 2 X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn Biết oxit của X kh

Một phần của tài liệu skkn phương pháp dạy và học chương 2 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn hóa học lớp 10 THPT ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh (Trang 51 - 55)

I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn đáp án đúng:

A.Cacbon B Photpho C Nitơ D Silic Câu 2 X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn Biết oxit của X kh

tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:

A. Y, Z, X C. X, Y, Z B. X, Z, Y D. Z, Y, Z B. X, Z, Y D. Z, Y, Z

Câu 3. Cho các hidroxit : Mg(OH)2, Al(OH)3, KOH, NaOH. Dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của chúng:

A. Al(OH)3 < NaOH < Mg(OH)2 < KOH B. Mg(OH)2 < Al(OH)3 < NaOH < KOH

C. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH D. KOH < NaOH < Al(OH)3 < Mg(OH)2

Câu 4. Cho 6,4g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp, nhóm IIA tác dụng hết

với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là: A. Ca và Sr B. Sr và Ba C. Be và Mg D. Mg và Ca

Câu 5. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?

A. I, Br, Cl, F. B. F, Cl, Br, I C. Na, Ca, Mg, Al. D. O, S, Te, Se

II. Tự luận: (5 điểm)

Sắp xếp thứ tự tăng dần tính axit của các hiđroxit của các nguyên tố A (Z = 9); B (Z = 16); C (Z = 17). Giải thích ngắn gọn.

...

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM CÁC ĐỀ KIỂM TRA BÀI 9ĐỀ 1: 1C, 2A, 3B, 4C, 5A. ĐỀ 1: 1C, 2A, 3B, 4C, 5A. ĐỀ2: 1D, 2C, 3B, 4A, 5D. ĐỀ 3: 1B, 2D, 3A, 4B, 5C. ĐỀ 4: 1D, 2A, 3C, 4D, 5B. PHỤ LỤC II 51

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG 2 -

BTH CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀNDẠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO. DẠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO.

Cần nhớ một số điểm sau:

- Số thứ tự ô nguyên tố = Số hiệu nguyên tử = Z = số p = số e. - Số thứ tự chu kì = Số lớp e; BTH có 7 chu kì.

- Nhóm:

+ Nhóm A: Nguyên tố s và nguyên tố p; Nhóm B: Nguyên tố d và nguyên tố f. + Số thứ tự của nhóm = Số e hoá trị (Nếu số e hoá trị ≥ 8 thì xếp vào nhóm VIII B).

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Viết cấu hình e, xác định vị trí trong BTH và tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố sau: C(Z = 6), O(Z = 8), Ne(Z = 10), Mg(Z = 12), P(Z = 15), Ca(Z = 20), Cr(Z = 24), Fe(Z = 26), Cu(Z = 29), Zn (Z = 30), Br(Z = 35).

Câu 2.

a/ Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VA trong BTH. Xác định cấu tạo nguyên tử X, tính chất hóa học cơ bản của X.

b/ Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm II A. Viết cấu hình e của Y. Từ đó xác định loại nguyên tố Y? (nguyên tố s, hay p, hay d, hay f?).

c/ Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm I B. Viết cấu hình e của Y. Từ đó xác định loại nguyên tố Y? (nguyên tố s, hay p, hay d, hay f?).

d/ Nguyên tố A thuộc chu kì 2, nhóm IV A; Nguyên tố B thuộc chu kì 3, nhóm VII A. Viết cấu hình e của A, B. Từ đó xác định tính chất hóa học cơ bản, công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro của A, B.

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH MỘT NGUYÊN TỐ KHI BIẾT THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ ĐÓ TRONG CÔNG THỨC HỢP CHẤT. TỐ ĐÓ TRONG CÔNG THỨC HỢP CHẤT.

Cần nhớ một số điểm sau:

- Hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố = Số thứ tự nhóm A. - Hóa trị với H (nếu có) = 8 - hóa trị cao nhất với oxi.

- % khối lượng của A trong hợp chất AxBy là: % mA = MA ×100 / M.

- Muốn xác định nguyên tố A là nguyên tố nào cần tìm được MA. (Có 3 cách tìm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,33 % oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố đó. (Đáp án: M =28; Si).

Câu 2. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khívới hidro, R chiểm 82,35 % về khối lượng. Xác định R? (Đáp án: M =14;N).

DẠNG 3: XÁC ĐỊNH 2 NGUYÊN TỐ THUỘC HAI NHÓM A LIÊN TIẾP TRONG BTH. BTH.

Nếu giả sử ZA < ZB

+ Nếu A và B thuộc cùng một chu kì thì ZA = ZB - 1

+ Nếu A và B không biết có thuộc cùng một chu kì hay không thì phải dựa vào Z :

2 B A Z Z Z = + và ZA < Z < ZB. 52

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong

BTH, tổng số đơn vị ĐTHN của X và Y là 25. a/ Viết cấu hình e của X, Y?

b/ Xác định tính chất hóa học cơ bản, công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro (nếu có) của X, Y?

Câu 2. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong

BTH, tổng số đơn vị ĐTHN của X và Y là 33. Xác định vị trí của X, Y trong BTH?

Câu 3. Hai nguyên tố X và Y thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong BTH, tổng số đơn vị ĐTHN

của X và Y là 31. Xác định vị trí của X, Y trong BTH? (Gợi ý: có 3 cặp nghiệm).

Câu 4. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X, Y ở 2 nhóm A liên tiếp trong một chu kì. Xác định tên và vị trí của X, Y trong BTH?

Câu 5. Hai nguyên tố A, B ở 2 nhóm A liên tiếp trong BTH. B thuộc nhóm V A. Ở trạng

thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của A và B là 23. Xác định tên A, B?

Câu 6. Ba nguyên tố X,Y, Z có tổng số ĐTHN là 16. X, Y đứng kế tiếp nhau trong BTH.

Tổng số e trong ion XO3−

là 32. Xác định X, Y, Z/.

DẠNG 4: XÁC ĐỊNH HAI NGUYÊN TỐ THUỘC CÙNG MỘT NHÓM A Ở HAI CHU KÌ LIÊN TIẾP THÔNG QUA Z. CHU KÌ LIÊN TIẾP THÔNG QUA Z.

Cần nhớ một số điểm sau:

- Nếu tổng số hiệu nguyên tử (số ĐTHN): 4 < ZT < 32 thì A, B sẽ thuộc các chu kì nhỏ hay ZA - ZB = 8

- Nếu ZT > 32 thì ta phải xét cả 3 trường hợp: + A và B cách nhau 8 đơn vị .

+ A và B cách nhau 18 đơn vị . + A và B cách nhau 32đơn vị .

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH.

Tổng số đơn vị ĐTHN của A và B là 22. Viết cấu hình e nguyên tử của A, B và gọi tên? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH.

Tổng số đơn vị ĐTHN của A và B là 28 . Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của A, B ?

Câu 3. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH.

Tổng số đơn vị ĐTHN của A và B là 58. Viết cấu hình e nguyên tử, xác định vị trí, tính chất hóa học cơ bản của A, B và gọi tên?

DẠNG 5: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ THÔNG QUA NGUYÊN TỬ KHỐI.Cần nhớ: Cần nhớ:

- Muốn xác định được nguyên tố đó là nguyên tố nào thì phải tìm được M hoặc M (nếu là hỗn hợp).

- Giả sử MA < MB thì MA < M < MB

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam một kim loại thuộc nhóm IA cần dùng vừa đủ 150 ml dung dịch HCl 2M.

a/ Xác định tên kim loại.

b/ Tính nồng độ mol của muối trong dung dịch thu được.

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam một kim loại thuộc nhóm IIIA bằng dung dịch H2SO4

loãng, dư. Sau phản ứng thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại đó?

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng dung dịch axit HX loãng, dư (X là halogen).

Sau phản ứng thu được 19,05 gam muối. X là nguyên tố nào?

Câu 4. Hòa tan 5,6 gam hỗn hợp hai kim loại ở nhóm IA, hai chu kì liên tiếp vào nước

thu được 3,36 lít khí (đktc) và dd A. a/ Xác định hai kim loại đó.

b/ Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch MClx thì thu được 29,4 gam kết tủa. Tìm M?

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp, nhóm IIA bằng 100 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch A.

a/ Tìm hai kim loại đó?

b/Tính nồng độ % của dung dịch HCl ban đầu và của các muối trong dung dịch thu được?

Câu 6. Hòa tan 16,8 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp, nhóm IA vào nước

thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch A a/ Xác định tên hai kim loại đó.

b/ Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch A.

DẠNG 6: SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.Cần nhớ một số điểm sau: Cần nhớ một số điểm sau:

- Theo chiều ĐTHN tăng dần ( từ trái qua phải) trong một chu kì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Theo chiều ĐTHN tăng dần ( từ trên xuống dưới) trong một nhóm A tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

(Trong một chu kì và trong một nhóm A tính chất biến đổi ngược nhau. Chu kì bắt đầu bằng một kim loại mạnh, gần cuối là phi kim mạnh, kết thúc bằng một khí hiếm). - Tính axit của các hidroxit tương ứng tỉ lệ thuận với tính phi kim, còn tính bazơ tỉ lệ

thuận với tính kim loại. Vì vậy tính axit tương ứng với sự biến đổi tính phi kim, còn tính bazơ tương ứng với sự biến đổi tính kim loại.

Bài tập vận dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 1. Cho các nguyên tố sau : S (Z = 16), P (Z = 15), N (Z = 7). So sánh tính chất hóa học cơ bản của chúng?

Câu 2. Cho các nguyên tố sau: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), K (Z = 19). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại, giải thích?

Câu 3. Cho các hidroxit sau: HClO4, H2SO4, H2SiO3, H3PO4. Sắp xếp theo chiều tăng dần của tính axit, giải thích?

Câu 4. So sánh tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố: S (Z = 16), Si (Z = 14), O (Z = 8), F (Z = 9). Giải thích?

* Bài tập trắc nghiệm tự luyện:

Câu 1. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 13

a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: A. 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s3 b) Nguyên tố X thuộc chu kỳ:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

c) Nguyên tố X thuộc nhóm:

Một phần của tài liệu skkn phương pháp dạy và học chương 2 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn hóa học lớp 10 THPT ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh (Trang 51 - 55)