1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm

107 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xây các kiểu nhân cách và quan hệ liên nhân cách sao cho khi ở trong nhóm, họ là những thành viên luôn tạo ra được bầu không khí tâm lí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỚI BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÍ TẬP THỂ SINH VIÊN SƢ PHẠM

Người thực hiện: Võ Thị Ngọc Châu

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỚI BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÍ TẬP THỂ SINH VIÊN SƢ PHẠM

Người thực hiện: Võ Thị Ngọc Châu

TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

4- ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2

5- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3

6- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3

7 - PHƯƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5

1.1- Kiểu nhân cách 5

1.1.1-Những vấn đề lí luận về kiểu nhân cách xã hội 5

1.1.2 - Cách phân loại kiểu nhân cách xã hội 13

1.2- Quan hệ liên nhân cách 21

1.2.1- Khái niệm quan hệ liên nhân cách 21

1.2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách 22

1.3- Vấn đề về bầu không khí tâm lý 27

CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU 36

2.1- Kiểu nhân cách sinh viên sư phạm 36

2.1.1- Kiểu nhân cách sinh viên sư phạm nói chung 36

2.1.2- Sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa các nhóm sinh viên sư phạm 44

2.1.2.1- Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa nam và nữ sinh viên 44

2.1.2.2- So sánh sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa năm thứ II và III 48

2.1.2.3- Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa các khối về kiểu nhân cách 50

2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên sư phạm 53

Trang 4

2.2.1- Kiểu quan hệ liên nhân cách nói chung của sinh viên sư phạm 53

2.2.2- Sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa các nhóm sinh viên 60

2.2.2.1- Sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa sinh viên nam và nữ 60

2.2.2.2- Sự khác biệt kiểu quan hệ nhân cách giữa sinh viên năm II và năm III 62

2.3- Bầu không khí tâm lí trong nhóm sinh viên sư phạm 65

2.3.1 Đặc điểm bầu không tâm lí sinh viên sư phạm 65

2.3.2 Sự khác biệt về bầu không khí tâm lí 69

2.3.2.1- Sự khác biệt về bầu không khí tâm lí theo giới tính 69

2.3.2.2- Sự khác biệt bầu không khí tâm lý giữa sinh viên năm II và năm III 70

2.3.2.3- Sự khác biệt và bầu không khí tâm lý giữa các khối sinh viên 71

2.4- Ảnh hưởng kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lí nhóm sinh viên 72

2.4.1- Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khi tâm lí nhóm sinh viên 72

2.4.2- Ảnh hưởng kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lý 80

KẾT LUẬN 83

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VÀ KIẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 Phụ đính: 3 bảng thăm dò ý kiến

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vấn đề nhóm được các nhà tâm lí nghiên cứu rất nhiều, các quá trình và các hiện tượng tâm

lí của nhóm ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu xuất các quá trình hoạt động (sản xuất, nghiên cứu, học tập ) Bầu không khí tâm lí là một trong những hiện tượng tâm lí có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả các hoạt động trong nhóm Nó hình thành trạng thái tâm lí tích cực, sự đoàn kết nhất trí trong nhóm Nhờ vậy các thành viên của nhóm sẽ hết lòng vì mục đích chung của nhóm, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh làm cho nhóm phát triển, đồng thời từng cá nhân trong nhóm cũng trưởng thành về nhiều mặt Nhóm là tế bào của xã hội, nhóm phát triển lành mạnh sẽ dẫn tới một xã hội phát triển ở mức độ cao

Trong bất cứ nhóm nào các thành viên trong nhóm bao giờ cũng tương tác với nhau thông qua các vai của mình, sự tương tác này như thế nào lại do đặc điểm tâm lí cá nhân và kiểu quan hệ liên nhân cách qui định Trước đây các công trình nghiên cứu chỉ chú ý nhiều tới vai trò của người lãnh đạo trong việc hình thành các bầu không khí khác nhau Tuy nhiên, sự tác động lẫn nhau trong nhóm không chỉ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo mà còn giữa những người bị lãnh đạo với nhau Những người này là những nhân cách được xã hội hóa trong các môi trường xã hội khác nhau Chính vì vậy họ sẽ có kiểu nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách rất khác nhau Các kiểu nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách sẽ ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lí của nhóm và nó sẽ ảnh hưởng trở lại đặc điểm tâm lí của cá nhân

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu quan hệ liên nhân cách và kiểu nhân cách ảnh hưởng như thế nào đến bầu không khí tâm lí của nhóm, từ đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả lao động của nhóm Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xây các kiểu nhân cách và quan

hệ liên nhân cách sao cho khi ở trong nhóm, họ là những thành viên luôn tạo ra được bầu không khí tâm lí tích cực trong nhóm, tạo điều kiện thúc đẩy nhóm đoàn kết, mọi người hết lòng vì công việc chung của nhóm làm cho nhóm phát triển ở mức độ cao

Trang 6

- Tìm hiểu thực trạng về kiểu nhân cách của sinh viên trường Sư phạm

- Tìm hiểu bầu không khí tâm lí của các nhóm sinh viên

- Tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách với bầu không khí tâm lí

- Đề xuất một số biện pháp về mặt tâm lí học để xây dựng kiểu quan hệ liên nhân cách và kiểu nhân cách sao cho nó có ảnh hưởng tích cực tới bầu không khí tâm lí

3 - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Xuất phát từ mục đích đã nêu, nhiệm vụ cụ thể của đề tài là:

3.1- Tìm hiểu một số văn đề lí luận về: quan hệ liên nhân cách, kiểu quan hệ liên

nhân cách, nhân cách, kiểu nhân cách và bầu không khí tâm lí

3.2 - Khảo sát thực trạng về: kiểu quan hệ liên nhân cách, kiểu nhân cách, bầu

không khí tâm lí và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau:

+ Tìm hiểu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và bầu không khí tâm lí của sinh viên sư phạm

+ Tìm hiểu sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách của các nhóm sinh viên

+ Tìm hiểu sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa các nhóm sinh viên + Tìm hiểu khác biệt bầu không khí tâm lí của các nhóm sinh viên

+ Phân tích mối quan hệ giữa kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách với bầu không khí tâm lí của các nhóm sinh viên

+ Đề xuất xuất một số biện pháp xây dựng kiểu nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách thích hợp

4- ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

4.1 - Đối tượng nghiên cứu

- Kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên

Trang 7

- Kiểu nhân cách của sinh viên

- Bầu không khí tâm lí của các nhóm sinh viên

4.2- Khách thể nghiên cứu:

- Sinh viên năm II và III Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Bao gồm sinh viên các khoa trong trường và được phân chia đều thành ba loại: khối tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ

- Số liệu khảo sát được thu thập trong các năm: 1999 – 2000 – 2001 - 2002

5- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

- Các nhóm sinh viên khác nhau sẽ khác nhau về kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và bầu không khí tâm lí

- Có mối tương quan giữa kiểu nhân và kiểu quan hệ liên nhân cách với bầu không khí tâm lí

6- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lí, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên tìm hiểu ảnh hưởng của kiểu nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lí của nhóm

7 - PHƯƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

7.1- Phương pháp nghiên cứu

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc sách, báo, tạp chí, phân tích tài liệu lý

+ Xử lý số liệu: Thống kê toán học bằng phần mềm SPSS for Windows:

- Tính điểm trung bình (Mean)

- So sánh (dùng kiểm nghiệm F)

- Tương quan (Peason)

Trang 8

7.2- Dụng cụ nghiên cứu

- Trắc nghiệm 16 PF của R B Cattell đã đƣợc cải biên

- Trắc Nghiệm kiểu quan hệ liên nhân cách của T Liri

- Test về bầu không khí tâm lí của O.Amikhalƣc

7.3 - Cách xử lý số liệu

Cách tính điểm: Mỗi một trắc nghiệm có chìa khóa đặc biệt để chấm điểm

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1- Kiểu nhân cách

1.1.1-Những vấn đề lí luận về kiểu nhân cách xã hội

Ý tưởng về kiểu nhân cách đã có từ lâu, học thuyết phân chia về kiểu khí chất được đề xuất

rõ nhất Sau đó ý tưởng này được bao trùm bằng học thuyết tính cách, về sau học thuyết nhân cách được đưa lên hàng đầu Tuy nhiên, thực chất học thuyết những học thuyết tâm lý về nhân cách hoặc

bị mô tả một cách lu mờ (Lazunxki), hoặc là thiếu sự bình đẳng (Jungơ), hoặc bị rơi vào ý tưởng hoàn toàn trìu tượng được dựng nên bằng cấu trúc trên cơ sở phương pháp luận phức tạp Những mối tương quan và những kiểu mẫu của Frớt có thể làm ví dụ kinh điển Frớt loanh quanh trong ngõ cụt

về vấn đề kiểu nhân cách, bởi vì ông coi nền tảng sinh vật là duy nhất và là nguồn gốc để tạo nên kiểu nhân cách ở giai đoạn cuối cùng Những nguyên tắc mẫu chứa đựng trong quan niệm về nhân cách của Aizenko và số người khác không có được chút ít lý lẽ của nó Thực chất của vấn đề là họ đã rơi vào sự phân chia vội vàng hơn là đưa ra kiểu nhân cách Cách phân chia của họ được thể hiện trong tính chất cách thức lựa chọn, có đặc tính chuyên môn, và cách thức chuẩn đoán nhân cách Tuy nhiên, quan niệm kiểu nhân cách thể hiện nhiều hơn - ít hơn ở các quan hệ tương quan ổn định, giữa phẩm chất bên trong mỗi kiểu, nhu cầu trong bản thân đến kiểu này hay kiểu kia, với mục đích tự nhận thức

Thời gian gần đây người ta chú ý đến lịch nhân cách đặc thù, ở chỗ mỗi tháng được sinh ra tương ứng với nhóm đặc điểm này hay kia của nhân cách và năng lực, cùng với hành vi của nó tới mức tình yêu chuyên chính và biết mặc quần áo Quan niệm kiểu nhân cách như là điều lý thú đặc biệt dựa vào khoa học sự hoang tưởng Ví dụ, G Kattnher đã gửi vị anh hùng của mình vào chuyến viễn du theo lịch sử để tìm kiếm chiến bại củakẻ thù - nó là nhà đạo diễn, sức mạnh của nhân cách Vị anh hùng đi đến

Trang 10

nơi “ướm thử” vào mỗi khuôn mẫu các tính cách của nhân cách các thời đại khác nhau, kể cả Ivan Grốtnưi đến việc giải quyết nhiệm vụ tâm lý học này đã rơi vào thế kỷ đồ đá

Tuy nhiên, vấn đề phân kiểu, có thể chia nhân cách theo kiểu này, kiểu kia nhằm không chỉ làm khuây khỏa hoặc là để phán xét mang ý nghĩa thực dụng (như là nền tảng có

hy vọng để nghiên cứu nhân cách), vấn đề phân kiểu mang nặng thí điểm đặc biệt theo cách nhìn lí thuyết tâm lý về nhân cách, về sự biện chứng phương pháp luận của nó Chỉ trên cơ

sở triết học Mác xít mới bao quát được toàn bộ kiến thức một cách biện chứng về cá tính, tính điển hình, mà điều này không thể hiểu được trong thời cổ đại

Bày tỏ ý kiến nổi tiếng nghịch lý của mình, Aristochen đã phân tích sự phân kiểu và tính cá biệt bằng tình thế phải chọn một trong mấy giải pháp trái nhau: Có thể giải thích tính

cá biệt từ quan điểm khoa học đã được nghiên cứu phân kiểu, nếu cá tính không lặp lại thì như thế nào? Tiếp nhận những dạng khác nhau, ý kiến trái ngược này không một lần xuất hiện trong những thời kỳ lịch sử cụ thể không giống nhau Như vậy, thời kỳ cổ đại nhìn thấy

sự có một không hai đặc biệt trong tính tích cực, còn trên cơ sở xác định nhân cách họ lại loại trừ đi tính tích cực, hòa lẫn nhân cách vào mối quan hệ thưởng ngoạn với thiên nhiên Chủ nghĩa cá nhân tư bản cũng nhìn nhận sự đặc biệt trong tính tích cực của nhân cách, nhưng có được nhân cách cuối cùng chỉ được tạo nên từ thể thức loại trừ đi tác động của nhà nước, cũng như kiểu ở dạng toàn thể Trong kết quả trừ xuất hiện qui định nhân cách, trong sức mạnh, tích cực, ý chí hoàn toàn, Nhise xác định nhân cách như vậy

Phần lớn cách chia kiểu nhân cách đã có, thể hiện sự phân chia yếu kém, chúng được tạo nên trên những nền tảng khác nhau (ngẫu nhiên, từng phần ) ở mức độ các nguyên nhân phân chia không được giải thích rõ ràng, chúng nảy sinh động lực phát triển và điều kiện thay đổi kiểu này hay kiểu kia nhân cách Khả năng cuối cùng chỉ có thể thông qua phát minh của phép biện chứng về xã hội - sinh vật, đặc thù - chung, biện chứng về cái chung, cái đặc biệt, cái duy nhất Nhiệm vụ của các nhà tâm lý là ở chỗ vận dụng phương pháp này vào vấn đề phức tạp phân kiểu nhân cách trong tâm lý học

Trang 11

Việc nghiên cứu vấn đề này ở cấp nhà nước có một số khuynh hướng khác nhau, chưa thống nhất Khuynh hướng đầu tiên cơ bản ở chỗ phân kiểu nhân cách ở mức lý thuyết trong tâm lý học chưa được thống nhất Nguyên tắc vai trò hay địa vị đem lại khả năng kiểu mẫu đặc thù này hay kia của nhân cách Nguyên tắc này xem xét không phải dạng nhân cách đại chúng, như là người đại diện cho nhóm này hay nhóm kia, mà những đặc điểm của nhân cách có liên quan đến vị thế, chức năng trong nhóm Kiểu mẫu như vậy của nhân cách người lãnh đạo cũng được A.L.Zuravlevưi và một số khác đưa vào, rất có triển vọng cho sự phân kiểu, mà những triển vọng này không chỉ lựa chọn các tính chất theo chức năng trong nhóm,

mà còn nói lên mối liên quan tính chất và vị thế này tới động lực, mức độ và kiểu quan hệ trong tập thể (K.Iaro và những người khác) Sự phổ biến rộng rãi kiểu chia nhân cách theo nghề nghiệp: được xây dựng từ chân dung nhân cách của các kỹ sư, công nhân, các nhà bác học (nghiên cứu của E.C.Kuzmina; E.C.Trugunovôi; B.A.Iađôba và một số người khác) Những đặc điểm phong cách của hoạt động tham gia trực tiếp đến những chân dung này (E.H.Klimov và những người khác)

Mặc dù thuyết kiểu chung không được thảo ra, nhưng một loạt tác giả đã đưa ra kiểu phân nhân cách theo những cơ sở đặc biệt (B.I.Đôđôn, N.I.Reinval và những người khác) Chắc chắn những nghiên cứu xu hướng nhân cách, theo nội dung cơ bản mang kiểu tính cách (L.I.Bozovit, A.V.Petrovxli và những người khác) Những ý kiến lý giải phương pháp luận chính yếu bất thường về vấn đề xây dựng kiểu nhân cách của B.M.Cheplov và những đại diện của ông ta ở trường học (V.Đ.Aliebưlisưn và những người khác), vấn đề kiểu nhân cách đối với Cheplov được dẫn xuất từ vấn đề về sự kết hợp của nhiều đặc tính khác nhau, theo sự phối hợp có chừng mực đã chuyển thành tính cách đặc trưng, tức là thành kiểu đặc tính, hoặc ngược lại Cheplov đã nhấn mạnh rằng vấn đề kiểu nhân cách cần phải đặt trong thời điểm, khi nghiên cứu các tính chất và các cách thức của những phối hợp tổng hợp của chúng Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề phân kiểu bị đứt khúc ở mức độ tâm - sinh lý, không chuyển thành kiểu tâm lý đại cương của nhân cách, mặc dù các kiến thức như vậy chính là tính cách, khả

Trang 12

Những ý kiến phương pháp luận quan trọng, đề cập đến sự chuyển từ kiểu nhân cách

quan hệ của kiểu dạng xã hội và cá tính trong nhân cách, thông qua cấu trúc liên kết của nhân cách Trong sự khác biệt với nguyên tắc phân kiểu, nó không được đưa ra trong tâm lý học, thực chất những nguyên tắc đã nêu trên, các nguyên tắc cá tính hóa và vấn đề cá tính đã thu hút hầu hết các nhà tâm lý Đặc tính này, trong các quan niệm trên nền tảng qui định cá tính đã được ấn định bằng những tiêu chuẩn khác nhau B.G.Ananhev coi cá tính như mức

độ cao của sự phát triển nhân cách A.X.Prangisvili đi theo nguyên tắc lý thuyết xếp đặt đã được Đ.N Uznatze soạn thảo, liên quan cá tính với tính tích cực của nhân cách và một lần nữa giải thích cá tính như năng lực liên kết của nhân cách Cuối cùng, X.L.Rubinstein đã mở

ra nguyên tắc của sự cá tính hóa như là sự chọn lọc bên trong qua mối quan hệ với bên ngoài, năng lực bên trong biến đổi ra bên ngoài, và trở thành khách quan Nguyên tắc cá tính hóa được đặt trên nền tảng qui định nhân cách xuyên qua nguyên tắc quyết định luật

Việc đưa ra những hiển diện của nhiều quan điểm trên về vấn đề cá tính, hoàn toàn không đem đến sự mâu thuẫn giữa chúng Tính tích cực, sự phát triển, sự liên kết - là những biểu thị cơ bản của tâm lý học nhân cách, mà chúng yêu cầu phép tổng hợp của mình Phép tổng hợp này có thể được thực hiện trước tiên trên nền tảng của sự chuyển hóa vấn đề của những khác biệt thuộc cá tính vào những vấn đề khác biệt thuộc kiểu dạng - cá tính, nghĩa là trên nền tảng hợp nhất của những xu hướng cá tính hóa và kiểu hóa Nếu trên mức độ phân tích tâm lý, vấn đề của các quá trình tâm lý về sự khác biệt cá tính tạo nên vấn đề tâm lý phân biệt, thì trên mức độ phân tích nhân cách, vấn đề này được đưa ra như là vấn đề tâm lý chung của cá tính Có lẽ giữa chúng bản thân vấn đề cá tính nói lên như kiểu hóa, hay là vấn đề của

sự phân biệt thuộc kiểu - cá tính, hay là vấn đề nhân cách, nếu trên nền tảng qui định kiểu nhân cách đưa vào tổng hợp cả ba biểu hiện của nhân cách: tính tích cực, tính phát triển và tính liên kết

Vào thời gian hiện nay trong thực tế đã chia ra một số kiểu nhân cách, những thông số tâm lý của kiểu này phục vụ như là mẫu trừu tượng - tiêu chuẩn hay như là mẫu hoàn hảo, theo mối quan hệ với cơ chế tâm lý thực tế của các nhân cách thực Đặc điểm của nhân cách

Trang 13

xét vấn đề như vậy với vị trí lý thuyết cá tính, thì gặp phải sự điều chỉnh lý về mặt thuyết này (không phụ thuộc với những giải thích khác của nó) các quan niệm về bản chất của nhân cách, và không can thiệp vào mẫu tiêu chuẩn duy nhất: các cá tính được phân biệt theo mức

độ của sự phát triển, theo số đo của tính tích cực và vv Có thể giả thiết rằng sự tổng hợp của ba thể thức này cho sự phát triển toàn bộ bản chất, mà thực tế tạo thành vài mẫu, vài kiểu nhân cách Kiểu duy nhất, mẫu tâm lý chung duy nhất chịu thấp kém nơi hàng loạt kiểu thực

tế, cơ sở thành lập của chúng sẽ tổng hợp đa dạng tính tích cực, tính phát triển và tính liên kết của nhân cách Lúc bấy giờ sự phát triển cá tính xếp đặt lại chỉ bằng sự biến đổi của mẫu duy nhất của nhân cách còn cá tính sẽ không rõ ràng và bằng cách thông qua mối quan hệ với mức độ cao hơn - tiêu chuẩn của tính phát triển, tính tích cực, liên kết Cá tính được thiết lập lại thành ý tưởng của sự phát triển, tính tích cực vv của nhân cách, còn nó trở thành sự biểu thị của mức độ thực tế của tính phát triển, tính tích cực, tính liên kết trong khối duy nhất của chúng Rõ ràng, sự xây dựng yêu cầu biểu lộ những tình thái mới, cơ bản cao hơn Có thể cho rằng khoa học tâm lý hiện đại còn chưa đủ lớn để xây dựng nên kiểu hóa Tuy nhiên, trong toàn bộ các đòi hỏi nghiên cứu hệ thống nhân cách, sự tìm kiếm kiểu hóa như vậy, những thử nghiệm việc chế tạo nên nó, không nghi ngờ, đưa ra dẫn chứng dẫn đến sự liên kết lớn của các kiến thức tâm lý học về nhân cách

Hiện nay, cần phải loại bỏ đi sự phải chọn một trong mấy giải pháp trái nhau của sự

cá tính hóa, kiểu hóa trong tâm lý học: khả năng có thể thuộc cá tính, biểu thị không phải bằng phương cách duy nhất của hiểu, mà bằng mẫu đặc biệt, qua giữa hàng loạt kiểu, cùng một lúc sẽ là các kiểu của cá tính, được xác định theo bộ khung Nhiệm vụ cốt yếu khi xây dựng kiểu hóa nhân cách trong tâm lý học - thực hiện hợp lý phương pháp Mác-xít-phân kiểu (sự điển hình hóa) Điều đặc biệt của phương pháp Mácxít Cuối cùng thể hiện ở chỗ, không thể đưa ra sự tuyển chọn những nét nhân cách (mặc dù những nét này rất quan trọng), đặc biệt còn biểu thị sức năng động của tính tích cực, tính phát triển của nhân cách, tương quan của chúng với xu hướng xã hội, với sức mạnh xã hội đang phát triển Trong đó có sự khác nhau thuộc nguyên tắc của kiểu hóa nguyên gốc với sự phân loại Cuối cùng mang tính chất

mô tả, cân bằng, trong chừng mực không mổ xẻ những nguyên nhân xuất hiện sức mạnh động của tính phát triển, những điều kiện

Trang 14

thay đổi kiểu này hay kiểu kia Đặc trưng của kiểu nhân cách phải được thông qua qua sự biểu hiện những điều kiện hình thành của nó, thông qua sự vạch rõ tính cách, khí chất và nó được thể hiện, thi hành trong những xu hướng nào, bằng sức mạnh nào, trong khuynh hướng như thế nào (đôi khi cả trong phạm vi như thế nào?), đã hỗ trợ cho sự phát triển, thông qua những mâu thuẫn nào, nhờ vậy nó được hoàn thành và trở thành hiện thực

Nhiệm vụ quan trọng từ kết quả này là sự thực hiện của một con đường duy nhất và phép biện chứng, đi từ dạng xã hội của nhân cách (rõ rệt hơn từ sự phân kiểu, điển hình hóa

xã hội của nhân cách đến sự phân kiểu xã hội - tâm lý Yêu cầu duy nhất của các bước chuyển tiếp từ phân kiểu này đến phân kiểu khác được cung cấp đủ bằng sự áp dụng những tính chất đi theo của các điều kiện, mà chúng trở thành đứng đầu cho mỗi phân kiểu tiếp theo Ví dụ, sự chuyển từ dạng xã hội đến dạng xã hội - tâm lý cần có bước tiếp theo bằng sự phân tích những điều kiện này (cả mặt xã hội, cả mặt xã hội - tâm lý), những điều kiện này thuộc vào sức động của các dạng xã hội - tâm lý hay khí chất Khi đó các nét xã hội sử dụng dấu hiệu không nhận biết cho sự tìm tòi những nét tương tự giống nhau của kiểu xã hội-tâm

lý, có những nét chung, được biểu thị trong chức năng hoàn thiện khác Những nét qui định mốc chuẩn cho sự tìm tòi những điều kiện then chốt, mà chúng gây ra sự đa dạng của kiểu xã hội - tâm lý qua sự hiện diện của kiểu duy nhất xã hội Sức mạnh động của tính tích cực nhân cách khác nhau đối với tính chất xã hội - tâm lý không giống nhau, còn những tính cách không giống nhau tiến hành trong hoạt động bằng những xu hướng xã hội - tâm lý và

xu hướng xã hội khác nhau

Vấn đề quan trọng trong sự tạo nên phân kiểu tâm lý đại cương thể hiện ở chỗ, biểu thị xu hướng xã hội-tâm lý nào sẽ liên quan toàn bộ này hay khác các nét nhân cách và các bản chất Trong sự phân loại nhân cách đang có được, đó là mối quan hệ với điều kiện xã hội (xã hội-tâm lý) này hay kia Trong tâm lý học tư bản, không có tính tích cực bên trong của nhàn cách và vị thế xã hội của nó, tính năng động được nhận thấy chỉ trong sự thay đổi vai trò vị trí, trong sự thực thi của chúng, không động đến tính tích cực bên trong nhân cách Thực chất con đường đi của Mác-xít bao gồm không chỉ việc vạch ra định loại xã hội, cấu trúc xã hội trên phương diện động lực của chúng, mà còn mang tính tương quan các qui luật

Trang 15

thiết của sự tham gia của chúng vào trong quá trình xã hội vv Không phải sự trùng nhau các nhân tố của các đặc tính này hay kia của nhân cách với những hoàn cảnh, sự kiện, các quá trình xã hội này hay khác, còn các phương thức thuộc nguyên tắc liên quan với xu hướng bên trong và bên ngoài (sự trùng nhau của chúng, những mâu thuẫn ) qui định phương pháp Mác-xít trong việc phân kiểu Tiếp theo những nguyên tắc này, tâm lý học Xô Viết gắn chặt tính tích cực với nhân cách khách quan (Đ.N.Uznatre), mở ra phép biện chứng bên ngoài và bên trong (X.X Rubinstein) Vị trí phương pháp luận này cần phải thực hiện khi xây dựng kiểu loại

Chắc là, sự thiết yếu từ thiết kế trừu tượng các kiểu nhân cách từ những bản chất và tính chất riêng lẻ của nhân cách, liên quan từ sự so sánh đối chiếu các nhân cách với nhau, đến sự nghiên cứu kiểu nhân cách, các mối quan hệ nhân cách với xu hướng xã hội-tâm lí với cuộc sống Nhân cách thể hiện không như tích phân bên trong của thể thức tâm lý mà như tích phân các mối quan hệ xã hội, mà tích phân này có thể lộ rõ qua sự tác động lẫn nhau của nhân cách với những điều kiện, hoàn cảnh của cuộc sống Nói cách khác, trên nền tảng xây dựng nên kiểu nhân cách cần phải đưa vào nguyên tắc phân tích nhân cách thông qua hoạt động sống của nó, thông qua phương cách sống của nó X.L Rubinstein đã khai thác triệt để nguyên tắc này áp dụng vào tâm lý học, dựa vào luận điểm nổi tiếng của Mác: hoạt động của cá nhân trong cuộc sống như thế nào, thì nó sẽ trở thành như thế ấy Toàn bộ quan điểm như vậy đã cho ra khả năng vượt qua kiểu nghiên cứu một chiều cấu trúc và đặc tính nhân cách bên ngoài những hoạt động, những thay đổi, những phát triển xảy ra trong cuộc sống nhân cách

Một thời gian dài khái niệm tâm lý học về nhân cách bị hạn chế về hiểu biết cấu trúc của nó (tổng hợp khí chất, tính cách ) Thậm chí khi nhấn mạnh tính chất năng động của cấu trúc này hay quá trình tiến triển của nó tạo thành, tâm lý học nhân cách đưa ra như đặc tính tâm lí của nó V.N.Miaxisev đã đưa ra một bước cơ bản tiên phong, coi nhân cách như một

hệ thống các mối quan hệ của nó với thế giới Tuy vậy, hệ thống này trong quan điểm của ông vẫn không thay đổi B.G Ananhev đưa ra vấn đề thuộc nguyên tắc về tính chất hoạt động các mối quan hệ của nhân cách với thế giới và ông phân bố kiểu mẫu của nhân cách theo quá trình phát triển trong quá trình sống ông đã hoàn thiện và vượt qua một cách triệt để

Trang 16

nhân cách đến vấn đề về cách tổ chức nhân cách của các mối quan hệ với thế giới, chú ý tới quá trình tiến triển của các thuộc tính cuối cùng Tuy nhiên, việc thử thực hiện tiếp cận mang tính hệ thống đến việc nghiên cứu nhân cách đã mâu thuẫn với phương thức tĩnh tại của các kết cấu phân tích từng đoạn trong cuộc sống của dạng xã hội tâm lý trong tâm lý học

xã hội

Trường phái của B.G.Ananhev đụng tới điều nan giải khác, trên cơ sở phân tích cách sống của nhân cách đã xem sự hiểu biết về nó như lịch sử cá thể Tuy nhiên, việc phân tích thời kỳ giai đoạn sống, kiểu loại của kết cấu cuộc sống và của hình thức tính tích cực (sự giao tiếp, sự nhận thức, sự hoạt động) khi bắt tay tiến hành nghiên cứu trong thực tế, đã đưa

ra một cách thực tế khái niệm về lịch sử tiêu biểu, cách sống tiêu biểu, sự phân chia thời kỳ cuộc sống của mọi nhân cách bất kỳ Vì sao không thành công thực thi khái niệm cá thể hóa vào học thuyết con đường quá trình sống? Trước tiên, vì nhân cách chưa được nghiên cứu xem xét như là một chủ thể của hoạt động sống, tức là sự phân chia thời kỳ sống (theo tất cả các chi tiết và sự chuẩn xác của nó) sự phân chia không liên quan với tính tích cực của chính nhân cách, mà tính tích cực tạo nên sự tổng hợp sống của mình, tạo hình con đường cho cuộc sống của mình Và cùng với những điều này, quan niệm của Ananhev đã trở thành tiền

đề tiên quyết cho việc giải quyết tiếp theo vấn đề về kiểu nhân cách và cá nhân

Nhiệm vụ của ngày hôm nay ở chỗ không đơn giản thiết lập qui định sự phù hợp các giai đoạn, các sự kiện biến cố, các hoàn cảnh tình huống này hay kia của cuộc sống, cùng với những đặc điểm, những nét này hay khác của nhân cách, mà còn là ở chỗ là để khám phá các mối quan hệ mang tính chất nguyên nhân của chúng Sự phụ thuộc của nhân cách vào tính chất khách thể của hoạt động sống cũng như quá tình xã hội là điểm xuất phát Nhưng đồng thời nhân cách bao gồm sự tổng hòa các nguyên nhân và kết quả của cuộc sống của chính mình nó không chỉ như phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, mà còn như sự biến đổi tích cực của chúng, hơn thế, như sự tạo thành trong phạm vi xác định vị trí và con đường sống của mình

Bằng quan điểm như vậy, tính tích cực của nhân cách được xác định không trìu tượng, còn chính qua sự tổng hợp hoàn cảnh đã biến đổi nó, hướng tới tiến trình của cuộc sống - tạo thành vị thế cuộc đời Tính năng động của cuộc sống chấm dứt việc xác

Trang 17

định qua những biến cố, nhưng lại trở thành sự bị phụ thuộc vào tính chất tích cực của nhân cách, vào năng lực tổ chức và hướng tới biến cố trong xu hướng cần thiệp cho hợp ý muốn Quan điểm như vậy không chỉ năng động, mà còn có thiên hướng Hệ thống các mối quan

hệ nhân cách được xem như hệ thống xu hướng bên trong của nhân cách, hướng tới biến đổi hay tăng cường hoạt động các điều kiện bên trong của nhân cách

1.1.2 - Cách phân loại kiểu nhân cách xã hội

Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất tâm lý của cá nhân được hình thành và phát triển trong các mấu quan hệ xã hội Mỗi cá nhân có khí chất, năng lực, tính cách, ý thức và tính tích cực khác nhau, có lý tưởng sống riêng của mình Do vậy mà trong nhóm tồn tại những kiểu nhân cách khác nhau Sự hình thành các kiểu nhân cách này không chỉ phụ thuộc chính bản thân cá nhân đó, mà còn tùy thuộc vào quan hệ xã hội, vào điều kiện lịch sử mà con người đó sống

Các nhà nghiên cứu dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân loại kiểu nhân cách,

vì thế cho nên có rất nhiều cách phân loại Tuy nhiên tất cả các cách phân loại đều chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế không có người nào chỉ thuộc về một kiểu nhân cách Chỉ

có thể coi đó là thiên hướng chính của họ bởi vì trong những hoàn cảnh môi trường khác nhau họ có những cách ứng xử, biểu hiện nhân cách khác nhau

1.1.2.1- Phân loại theo định hướng giá trị

Spranger (1882-1963) là nhà tâm lý người Đức thuộc trường phái tâm lý học, mô tả, Spranger dựa vào các định hướng giá trị trong hoạt động sống của các nhân, đã chia ra các kiểu nhân cách sau:

a Người lý thuyết

Kiểu người này chỉ biết có một niềm say mê: giải thích và thiết lập mối quan hệ có tính chất lý luận giữa các hiện tượng và sự việc Họ sống thoát ly thực tế Đối với họ giá trị lớn nhất là phương pháp nhận thức đúng, coi đó là giá trị chân lý với bất cứ giá trị nào Họ sống trong một thế giới không có thời gian, cái nhìn của họ hướng về tương lai xa xôi, họ liên kết quá khứ với tương lai theo một qui luật tinh thần do chính họ lập ra

b Người kinh tế

Động cơ quyết định chính những lĩnh vực khác nhau nhất của cá nhân và tính chất lối sống của kiểu người này là lợi ích Trong các mối liên hệ sống, họ luôn đặt lợi

Trang 18

ích lên hàng đầu Họ tiết kiệm từ vật chất, sức lực đến thời gian với mục tiêu là chiếm được lới ích tối đa Những người kinh tế thường là những người sống thực dụng Với họ, mọi hành động đều phải đem lại hiệu quả thiết thực, và tất cả đều là phương thức hỗ trợ cuộc sống, đấu tranh vì sự tồn tại và tiện nghi sống tốt nhất Kiểu nhân cách này đối lập với kiểu nhân cách của những người lý thuyết

c Người thẩm m ỹ

Nhân cách này không chỉ có ở người sáng tạo nghệ thuật, mà ở cả những người hay tưởng tượng Họ thông qua tưởng tượng mà tri giác hiện thực Họ có một năng khiếu đặc biệt, đó là linh cảm Họ thường sống mơ mộng, đứng trước những khó khăn về kinh tế thường tỏ ra bất lực Với họ cái quan trọng nhất là sự trong sáng và vẻ đẹp cao quí của tâm hồn Cuộc sống nội tâm của họ hướng tới cái đẹp thiên nhiên, sự toàn mỹ của các tác phẩm nghệ thuật cụ thể

d Người vị tha

Đặc điểm của kiểu nhân cách này là chú ý quan tâm đến cuộc sống của người khác, cảm nhận thấy mình ở trong người khác Cống hiến vì người khác là nhu cầu chủ yếu và lẽ sống của kiểu người này Biểu hiện cao nhất trong xu hướng xã hội của họ là tình yêu Tình yêu không chỉ đơn thuần ở chỗ yêu cuộc sống, yêu người khác mà còn có bản chất sâu xa hơn: tình yêu là một tình cảm còn lại ở trong mình, chú ý đến cuộc đời khác vì những giá trị của chính cuộc sống đó Chính tình yêu đã khám phá ở người khác những giá trị nhất định,

mà nhờ đó họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình khi được cống hiến cho người khác, cho

xã hội

e Người chính trị

Một người có quyền lực với người khác khi người đó có kiến thức và trí tuệ cao, hoặc

là có cơ sở vật chất dồi dào, hoặc là có nhân cách hoàn chỉnh và nội tâm phong phú, hoặc là

do niềm tin tôn giáo nào đó mà mọi người coi người đó như một ông thánh Trường hợp đặc biệt khi con người không hướng tới một trong bốn giá trị đặc biệt này, mà cái chính đối với

họ là củng cố thế mạnh của chính bản thân mình, ở đây uy quyền được xem như khả năng cũng như sự cố gắng biến xu hướng giá trị của cá nhân thành động lực chủ yếu cho người khác Đặc điểm nhân cách nổi bật của học là tính tự khẳng định, cố gắng đạt thành tích, sức sống, lối sống mạnh mẽ Mọi biểu hiện của các mối

Trang 19

quan hệ dựa trên quyền lực đều mang một phong cách mà ta gọi là chính trị Những người lấy uy quyền làm giá trị chủ đạo gọi là kiểu người chính trị

h Người tôn giáo

Người tôn giáo có đặc điểm là luôn hướng tới và đạt được giá trị ở mức cao nhất Xét trên cơ sở các giá trị có quan hệ như thế nào với ý nghĩa chung của cuộc sống có thể phân ra

ba loại người tôn giáo: tích cực, tiêu cực và hỗn hợp (lúc tích cực, lúc tiêu cực) Khi các giá trị của cuộc sống thể hiện trong quan hệ tích cực thì kiểu nhân cách này thể hiện sự thần bí nội tại; nếu giá trị đặt trong quan hệ tiêu cực thì xuất hiện người thần bí siêu nghiệm Nếu là giá trị hỗn hợp thì xuất hiện tư chất tôn giáo nhị nguyên

Sự phân chia kiểu nhân cách xã hội như trên của Spranger dựa trên cơ sở các định hướng giá trị Tác giả không tính đến ý nghĩa của vai mà cá nhân đảm nhận trong nhóm, chưa tính đến các điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Spranger mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các biểu hiện đặc trưng của các loại nhân cách Ông chưa lý giải được các loại nhân cách này hòa nhập vào nhóm khác như thế nào, sẽ tồn tại ra sao và có vai trò gì trong các quan hệ tương tác của nhóm Tuy nhiên tính hợp lý của cách phân chia này là ở chỗ nó liên hệ cấu trúc của tính nhân cách cụ thể với các giá trị tinh thần mà nhân dân xây dựng nên cùng với các hình thức văn hóa

Karen Horney (1885-1952) ông là nhà tâm lý học người Mỹ, theo trường phái phân tâm học, dựa vào định hướng giá trị trong quan hệ người - người, ông phân ra ba kiểu nhân cách:

- Kiểu người nhường nhịn (bị áp đảo)

Trang 20

dưới dạng các câu hỏi như: bạn sẽ thương tôi hay không? Bạn có muốn để tôi quan tâm đến bạn không?

b Người công kích

Những người này có xu hướng đối nghịch với người khác, luôn có nhu cầu kiểm tra người khác Trong thế giới riêng của họ chỉ tồn tại những người mạnh mẽ Họ khó chịu đựng được những thất bại và luôn khôn ngoan, khéo léo hơn người khác Trong mọi quan hệ kiểu người này luôn quan tâm đến việc làm như thế nào để có lợi

c Người hờ hững

Người hờ hững luôn muốn xa lánh mọi người, và thường tự thiết lập khoảng cách nhất định giữa mình với người khác trong mọi lĩnh vực Họ có nhu cầu muốn được yên tĩnh trong một góc nhỏ của mình hoặc liên kết với ai mà họ thấy cần thiết Kiểu người này không thích khuất phục và phụ thuộc người khác

Dựa vào cách phân loại này các nhà tâm lý học Liên Xô đã tìm thêm một số đặc điểm của các kiểu nhân cách trong lĩnh vực hoạt động khác Một nghiên cứu của Vinhiukh về vấn

đề thủ lĩnh trong hành vi ảnh hưởng đến xu hướng hoạt động như thế nào thì thấy rằng kiểu người công kích không muốn hợp tác với những người ngang hàng mà chỉ thích làm việc với thủ lĩnh Trong khi đó kiểu người nhường nhịn thì thích làm việc với những người có phong cách dân chủ

Một nghiên cứu khác của I.C.Kôn về định hướng giá trị trong lĩnh vực giao tiếp ảnh hưởng đến việc chọn nghề cho thấy kiểu người nhường nhịn có quan hệ tốt với những ai có giao tiếp rộng và hay chọn nghề có tính chất xã hội Kiểu người công kích thường hướng tới thành công có giá trị cao cho nên hay chọn nghề có khả năng thành công lớn Ở kiểu người lạnh lùng, hờ hững thì nhu cầu và sáng tạo và tự do luôn ở mức độ cao Vì thế họ hay chọn hướng hoạt động khoa học và nghệ thuật

1.1.2.2- Phân loại nhân cách qua giao tiếp

Trong giao tiếp con người thể hiện rất rõ nhân cách và cá tính của mình, đặc biệt là trình độ ứng xử, nét tính cách, những phẩm chất và năng lực các nhân Thông qua giao tiếp

có thể chia ra các kiểu nhân cách sau:

a- Người thích sống bằng nội tâm

Trang 21

Kiểu người này không ưa những giao tiếp mang hình thức, xã giao Cuộc sống của họ thiên về chiều sâu và sự phong phú về tâm hồn Trong ứng xử xã hội, họ vụng về, khó hòa nhập vào trạng thái tình cảm của người khác, thường có tư duy bảo thủ và dễ bị ép buộc trong cuộc sống riêng Tuy vậy, họ rất có trách nhiệm với công việc được giao Họ thường

có thói quen tò mò Mọi biểu hiện bề ngoài trong hành động của họ cũng vụng về như trong giao tiếp

b- Người thích giao tiếp hình thức

Kiểu người này thường thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trong giao tiếp, dễ thích nghi và dễ đồng cảm với người khác, nhóm khác Chính vì vậy họ rất nhạy cảm trong giao tiếp Trong những tiếp xúc mang tính chất hình thức, xã giao, họ biết đưa ra những ý kiến, nhân định và lời nói phù hợp trong những tình huống cần thiết Tuy vậy họ thiếu khả năng chú ý đến người đối thoại Hoạt động của họ thường trong trạng thái lộn xộn Cơ chế phòng

vệ cái tôi của họ nhiều khi thái quá

c- Người nhạy cảm

Những người thuộc kiểu này thường có linh cảm cao trong giao tiếp, dù là hình thức hay không hình thức Họ là những người khiêm tốn và có trí tưởng tượng phong phú và thường hay có ý đồ cạnh tranh trong lĩnh vực này

d- Người ba hoa

Họ là những người thích phóng đại, thổi phồng, tô vẽ thêm mọi chuyện Trong giao tiếp họ có xu hướng hình tượng hóa Kiểu người này thường sống bằng hiện tại, không quan tâm tới quá khứ và tương lai, luôn tìm thấy thú vui để giải trí, thích tìm tới những quan hệ mới, những cuộc tiếp xúc mới Họ không thích những hoạt động tập thể Họ rất khó chịu khi phải chịu đựng những điều gì đó buồn khổ

1.1.2.3- Phân loại nhân cách theo thời gian

Nhà tâm lý học, bác sĩ tâm lí người Thụy sĩ K.T.Lung (1857-1961) cho rằng con người tri giác sự vật qua bốn hệ thống thời gian: cảm xúc, cảm giác, tư duy và tình cảm Trên

cơ sở này người ta phân ra bốn kiểu nhân cách: Kiểu người xúc cảm, kiểu người cảm giác, kiểu người tư duy và kiểu người linh cảm Lung cho rằng khi tri giác thời gian theo những cách khác nhau thì con người tri giác sự việc trong xã hội cũng khác nhau

Trang 22

Với những người này cái chính là quá khứ của bản thân, mọi hiện tượng và sự vật đều xác định theo tiêu chí của quá khứ bằng sự hồi tưởng cái đã qua Với đặc điểm của kiểu nhân cách này, nếu ở tuổi thanh niên thì có xu hướng mạo hiểm, còn ở trung niên thì thường bảo thủ Những người xúc cảm rất khó thiết lập quan hệ mới với người khác Họ đánh giá các vấn

đề theo quan điểm cá nhân, nên mang nặng dấu ấn chủ quan

b- Người cảm giác

Loại người này không tri giác sự vật, hiện tượng trong sự vận động của thời gian, với

họ chỉ hiện tại mới chỉ có ý nghĩa Họ không để ý tới quá khứ cũng như không biết nghĩ đến tương lai Họ ít liên tưởng đến các sự kiện đã xẩy ra, nhưng lại giải quyết những vấn đề trong hiện tại rất tốt, có khả năng vượt qua những khủng hoảng của cuộc sống một cách tốt đẹp Nét tiêu biểu trong nhân cách của họ là hành động cương quyết, có tính tự chủ, kiên định cao không bị lay chuyển bởi các yếu tố bên ngoài tronh hành động của mình Họ không có khả năng chịu đựng những đau khổ tình cảm và để giải quyết ấn đề này họ thường cố quên nó đi

Họ không ngồi yên để chờ đợi mà luôn hành động theo cảm xúc của mình Tóm lại họ là những con người của hành động

c- Người tư duy

Họ nhận biết thời gian như một quá trình tổng thể và liên tục, mọi sự kiện có thể hiểu được khi liên tưởng chúng với quá khứ bằng tư duy Đặc điểm nhân cách của họ là cởi mở,

tự tin, sống theo những nguyên tắc của bản thân mình, luôn luôn hành động theo qui luật, cố gắng tranh mọi ngẫu nhiên đến mức thấp nhất, nghĩa là họ phải luôn tính toán, suy đoán kỹ càng để dành thế chủ động Trong trường hợp khó khăn, cần sự giúp đỡ của ai đó thì họ lại rất khó phối hợp hành động với họ Đây là những người rất biết tôn trọng và biết tiết kiệm thời gian, họ làm việc chính xác theo thời gian Với những người có trình độ tư duy cao thì

họ hoạt động rất tích cực

d- Người linh cảm

Những người này không cảm nhận thời gian một cách thực sự, trong giao tiếp thường sai hẹn với người khác Họ dễ thích nghi với những thay đổi của cuộc sống, thay đổi của công việc Họ là những người có sức hấp dẫn lớn với người khác, ý thức được điều đó và luôn luôn cho mình trở nên quyến rũ hơn Nhưng những người này thường thiếu kiên nhẫn

và hay nóng vội Họ có khả năng tác động đến người thực dụng

Trang 23

1 1.2.4- Phân loại nhân cách trong hoạt động nghề nghiệp

Phần này chỉ đề cập đến nghề diễn viên Trong hoạt động của họ ta thấy nổi lên hai loại người: hướng ngoại và hướng nội

a- Diễn viên hướng ngoại

Đóng tốt những vai tương tự như mình vì họ thể hiện đúng bản thân mình trong mỗi vai mới Họ chỉ quan tâm đến vai của mình Họ là người có quan hệ rộng, yêu cái thiện và thích một sự tư do rõ ràng, và sẽ làm việc tốt khi hợp với đạo diễn

b- Diễn viên hướng nội

Khi đóng vai thường khám phá ra nội tâm của nhân vật, hoàn toàn đồng nhất với nhân vật Mỗi lần đóng những vai khác nhau họ có những thể hiện khác nhau Họ luôn thấy khó chịu khi bị chỉ bảo và luôn tự làm lấy Họ chỉ chấp nhận đạo diễn như là một người tư vấn mà thôi Họ làm việc kém hiệu quả khi gặp một đạo diễn tồi

Trong tâm lý học xã hội còn ít các công trình nghiên cứu về kiểu nhân cách xã hội, đặc biệt là những nghiên cứu có tính lý luận và hệ thống cao Những nghiên cứu đã được trình bày ở trên mới dừng loại ở mức độ phân loại các kiểu nhân cách xã hội, chỉ ra đặc điểm

cơ bản của các loại nhân cách đó Còn những vấn đề cơ bản như: các kiểu nhân cách đó được hình thành trong các nhóm như thế nào Những yếu tố nào tác động đến quá trình hình thành

và phát triển các kiểu nhân cách ấy Quá trình hòa nhập các loại người này trong các nhóm xã hội ra sao Những tác động của họ đến những thành viên khác của nhóm và nhóm ảnh hưởng đến họ như thế nào Những kiểu nhân các này có mang tính chất lịch sử và có chị sự ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức nhóm đặc biệt là thể chế chính trị của xã hội đó hay không, có chịu

sự chi phối của nền văn hóa mà con người đang sống không v.v Tất cả đều chưa được đề cập đến và lý giải từ góc độ tâm lý học xã hội Vì vậy tâm lý học xã hội cần coi đây là những vấn đề lớn cần được sự nghiên cứu công phu và có hệ thống

1.1.2.5- Theo cách phân loại của Cattell

Trắc nghiệm kiểu nhân cách của Cattell dựa vào các động thái của động cơ, nhu cầu hứng thú, định hướng giá trị, nó tổng hợp từ nhiều phương pháp và nghiên cứu các hành vi của các nét nhân cách trong các tình huống cụ thể khác nhau Quan điểm của ông được nhiều

nhà tâm lí học đồng ý

Trang 24

1 Yếu tố A

Mức độ thấp: "A" Hướng nội (kín đáo, biệt lập, phê phán lạnh nhạt, kiên định) Mức độ cao: "A" Hướng ngoại (thân mật, hiền lành,vô tư, giao thiệp rộng)

2 Yếu tốB

Mức độ thấp: "B" Trí tuệ thấp (không tập trung tư tưởng, tối dạ)

Mức độ cao: "B" Trí tuệ cao (tập trung tư tưởng, sáng dạ)

5 Yếu tố F

Mức độ thấp: "F" Hay lo lắng (bình thản, im lặng, nghiêm túc, ít nói)

Mức độ cao "F" Vô tư (dễ phấn khởi, cẩu thả, không cẩn thận)

6 Yếu tố G

Mức độ thấp: "G" "Siêu tôi" thấp, thiếu phù hợp với các chuẩn mực đạo đức chung Mức độ cao: "G" "Siêu tôi" cao, tính cách mạnh (có lương tâm, tận tụy, kiên trì, dạy đời, già dặn, cân bằng)

7 Yếu tố H

Mức độ thấp: không cương quyết, dè dặt, thận trọng, sợ sệt

Mức độ cao: can đảm, dũng cảm

8 Yếu tố I

Mức độ thấp: kém nhạy cảm, vô tình, khô khan

Mức độ cao: nhạy cảm, vị tha, phụ thuộc

9 Yếu tố L

Trang 25

Mức độ thấp: mức độ căng thẳng nội tâm thấp

Mức độ cao: mức độ căng thẳng nội tâm cao

1.2- Quan hệ liên nhân cách

1.2.1- Khái niệm quan hệ liên nhân cách

Cần phải làm sáng tỏ bản chất và vị trí của quan hệ liên nhân cách trong cuộc sống và hoạt động của con người Ngành tâm lí học đã đưa ra một số quan điểm khác nhau về việc nên đặt quan hệ liên nhân cách vào chỗ nào trong hệ thống các mối quan hệ xã hội Thỉnh thoảng mọi người nhìn nhận nó từ góc độ xem nó có quan hệ với các quan hệ xã hội không? hoặc nghĩ rằng nó được hình thành dựa trên cơ sở các quan hệ xã

Trang 26

hội Ngược lại, có tác giả xem quan hệ liên nhân cách là mức độ cao nhất so với các mối quan hệ khác Ở trường hợp khác, xem nó như là sự phản ánh các mối quan hệ trong ý thức Cuối cùng chúng ta thấy rằng, (dựa vào ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu tâm lí) để đi đến kết luận, bản chất của mối quan hệ liên nhân cách - đó là loại quan hệ đặc biệt nó không xuất hiện bên ngoài, bên cạnh, bên trên hay bên dưới v.v… của mối quan hệ xã hội mà nó được xuất hiện bên trong bất cứ dạng quan hệ xã hội nào Có thể trình bày một cách đơn giản như sau: mối quan hệ liên nhân cách như là tiết diện phẳng của hệ thống các mối quan hệ xã hội Những quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội v.v… rất đa dạng và phong phú đều phát hiện thấy trong tiết diện phẳng này các mối quan hệ liên nhân cách Hiểu như vậy mọi cái trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn để từ đó có thể giải thích vì sao quan hệ liên nhân cách dường như tác động trực tiếp lên nhân cách một cách rộng rãi, mang tính xã hội toàn diện Xét cho đến cùng, quan hệ liên nhân cách được qui định bởi quan hệ xã hội mang tính khách quan

Mối quan hệ liên nhân cách tồn tại bên trong các mối quan hệ xã hội rất đa dạng Mối quan hệ liên nhân cách dường như thực hiện các mối quan hệ không bản sắc trong các hoạt động cụ thể của con người, trong các cử chỉ, trong giao tiếp, trong sự tác động lẫn nhau Cùng lúc, trong quá trình thực hiện các mối quan hệ giữa người với người (trong đó có quan

hệ xã hội), mối quan hệ liên nhân cách một lần nữa lại xảy ra Có thể nói bằng cách khác, có những khoảnh khắc (ý chí được ý thức và do những mục đích đặc biệt của cá nhân) xuất hiện trong tế bào khách quan của các mối quan hệ xã hội Chính tại đây, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ liên nhân cách va chạm nhau một cách trực tiếp Vì vậy, trong tâm lí học xã hội, vấn đề này được đưa ra có ý nghĩa quan trọng đặc biệt

1.2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách

Giới thiệu cấu trúc các mối quan hệ tạo ra một kết quả quan trọng đối với tâm lí học

xã hội Đối với mỗi một người, khi tham gia các mối quan hệ liên nhân cách, các mối quan

hệ này có thể biểu hiện mang tính thống nhất Trong thực tế, bất kể đó là mối quan hệ nào thực ra suy cho đến cùng, dạng quan hệ xã hội này hay khác đều có nội dung của các quan hệ liên nhân cách Nghĩa là hoạt động xã hội đã được xác định, nhưng nội dung, đặc biệt là bản chất của chúng còn nhiều bí ẩn Bình thường con người

Trang 27

không chú ý tới quá trình quan hệ liên nhân cách mà chỉ chú ý quá trình vận hành quan hệ xã hội, trong đó mọi người trao đổi ý tưởng cho nhau và ý thức được mối quan hệ này Sự ý thức này không xảy ra thường xuyên tới mức họ nghĩ rằng họ đang tham gia vào mối quan hệ liên nhân cách Vào những thời điểm riêng biệt của mối quan hệ xã hội, những con người đang vận hành quan hệ xã hội lại thể hiện mình như là chủ thể các mối quan hệ liên nhân cách và quan hệ lẫn nhau: ai được tri giác như là con rắn độc của chủ nghĩa tư bản, ai được tri giác như một nhà buôn khôn lỏi v.v… Đối với lĩnh vực tâm lí học xã hội vẫn chưa có sự phân tích về mặt lí luận một cách chuyên sâu và vấn đề chính ở chỗ đó Chính vì vậy, động

cơ của hành vi thường chỉ được giải thích bề mặt bằng bức tranh mối quan hệ, chứ không giải thích bên trong Tất cả trở nên phức tạp hơn khi mối quan hệ liên nhân cách chính là thực tiễn của các mối quan hệ xã hội Mác đã viết rằng, chính mối quan hệ mang bản sắc cá nhân của cá thể giữa người với người, mối quan hệ lẫn nhau của họ với tư cách là một cá thể

đã hàng ngày tạo và xây dựng nên mối quan hệ cơ bản Trong thực tế, mọi người gia nhập vào tất cả các nhóm hoạt động với hai tư cách: như là những người thực hiện vai xã hội không bản sắc và với tư cách là một nhân cách mang bản sắc cá nhân và đơn nhất Điều này

là cơ sở để đưa "khái niệm vai liên nhân cách" như là sự ghi nhận vị thế của con người trong

hệ thống của các mối liên kết nhóm, không phải trên cơ sở vị trí khách quan của nhân cách

mà dựa vào vị trí được xuất hiện một cách đặc biệt, trên cơ sở những đặc điểm tâm lí của nhân cách Ví dụ có những vai liên nhân cách rõ như ban ngày trong cuộc sống thường ngày được một số người trong nhóm nói rằng, đó là "anh chàng ruột để ngoài da", loại "bất chấp tất cả để đạt được danh vọng" v.v… Việc phát hiện các nét của nhân cách trong kiểu thực hiện vai xã hội sẽ tạo ra các phản ứng trả lời của các thành viên khác trong nhóm Tóm lại, trong nhóm xuất hiện sự thống nhất của mối quan hệ liên nhân cách

Theo tâm lí học mác xít, bản chất của mối quan hệ liên nhân cách về cơ bản khác hẳn mối quan hệ xã hội: nét quan trọng mang tính đặc thù của nó đó là nền tảng cảm xúc Chính

vì vậy, mối quan hệ liên nhân cách có thể được xem như là một nhân tố tạo nên bầu không khí tâm lí của nhóm Cơ sở cảm xúc của quan hệ liên nhân cách, nghĩa là các mối quan hệ này xuất hiện và hình thành dựa trên một số cảm xúc xác định, được nảy sinh ở con người khi

có mối quan hệ lẫn nhau Ngành tâm lí học Xô Viết đã

Trang 28

chia ra ba loại hay ba mức độ biểu hiện cảm xúc: xúc động, cảm động và tình cảm Tuy nhiên, trong tâm lí học, các thuật ngữ trên không được sử dụng trong ý chặt chẽ của nó Trong thực tế tập hợp các loại cảm xúc trên là vô hạn Tuy nhiên, có thể phân ra thành hai nhóm lớn:

- Nhóm thứ nhất: đó là những người gần gũi nhau, cảm xúc của họ được liên kết lại

Họ gia nhập một cách tự nguyện trong từng trường hợp của mối quan hệ Trong mối quan hệ

với người khác, họ luôn sẩn sàng hợp tác, cùng tham gia hoạt động

- Nhóm thứ hai: cảm xúc của họ phân tán khắp nơi, họ là người không thể chấp nhận

được, là con người khó chịu trong quan hệ với người khác Họ không hề mong muốn hợp

Các nhà tâm lí học Phương Tây có cách tiếp cận khái niệm quan hệ liên nhân cách khác với các nhà tâm lí học Xô Viết trước đây Cũng như các nhà tâm lí học Xô Viết họ đồng quan điểm cho rằng quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ xã hội Tuy nhiên trong quá trình thể hiện vai của mình, các chủ thể bao giờ cũng mang trong mình cá tình mang tính đơn nhất, không lặp lại ở người thứ hai Chính vì vậy cho dù ở vai nào, vị trí và chức năng nào Ở

họ vẫn nổi trội kiểu quan hệ liên nhân cách rất đặc trưng cho chính họ, vì vậy khi ở các nhóm khác nhau với các vị trí chức năng khác nhau nhưng những nhận xét về con người cụ thể đó của những người khác nhau sẽ trùng khớp nhau

- Mỗi con người là một cá tính với những đặc điểm tâm lí khác nhau, có các kiểu quan hệ liên nhân cách khác nhau được hình thành do các quá trình xã hội hóa khác nhau, trên cơ sở đó họ sẽ hình thành cái tôi rất khác nhau trong nhóm

Chính những yếu tố này xác định những ấn tượng chung về con người trong quá trình tri giác liên nhân cách Trong vô số các tập hợp quan trong khi phân tích kiểu hành vi của các hành vi liên nhân cách trong nhóm các nhà tâm lí học đã có thể phân chia các kiểu quan hệ liên nhân cách trội hơn khi có sự tác động lẫn nhau trong nhóm Chính

Trang 29

kiểu quan hệ liên nhân cách này làm cho các cá nhân khác nhau khi giữ các vai khác nhau đều mang trong mình bản sắc riêng làm cho quan hệ xã hội không bản sắc đã được phủ lên lớp sơn cá tính của cá nhân

Khi nghiên cứu các mối quan hệ liên nhân cách, các tác giả khác nhau sẽ có cách phân các kiểu quan hệ liên nhân cách sau:

- Khống chế - bị lệ thuộc

- Hữu nghị - gây hấn

- Dễ gần - xa cách

- Tiếp nhận sự đấu tranh - lảng tránh sự đấu tranh

Theo Liri nhà tâm lí học xã hội người Mỹ đã chia các kiểu quan hệ liên nhân cách với các đặc tính như sau:

Kiểu quyền uy: Tính cách của xướng ngôn viên, người hống hách chuyên quyền

(chuyên chế), kiểu nhân cách mạnh mẽ, thích đứng đầu trong các hoạt động nhóm, khuyên bảo (dạy bảo) tất cả, giáo huấn (huấn thị) tất cả, khao khát tất cả phải dựa vào ý kiến của mình Không biết tiếp nhận lời khuyên của người khác Mọi người xung quanh ghi nhận quyền lực này nhưng không thừa nhận nó

- Ích kỷ: Mong muốn ở trên mọi người, mình luôn là nhất trong khi đó muốn tách ra

khỏi mọi người xung quanh, tự phụ say mê chính mình, là người chi li, người không phụ thuốc, ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình

Chuyển những khó khăn sang những người xung quanh, bản thân tỏ thái độ với khó khăn một cách ghẻ lạnh, là người tự kiêu, hài lòng với bản thân, tính hay khoe khoang

- Gây hấn: Khắc nghiệt, tàn nhẫn, có tính thù địch trong mối quan hệ với những

người xung quanh, tàn nhẫn, gay gắt, cục cằn, thô bạo, tính công kích, có thể dẫn đến hành vi chống xã hội

Nếu điểm thấp hơn, là người yêu cầu cao, thẳng tính, cởi mở, nghiêm khắc, mạnh mẽ, chặt chẽ khắt khe trong việc đánh giá những người xung quanh Là người không khoan nhượng, có khuynh hướng kết tội tất cả Là người hay giễu cợt, mỉa mai, là người dễ tức giận

Trang 30

- Đa nghi: Lạnh nhạt (xa cách) trong mối quan hệ với thế giới (hung dữ) tàn ác và

nhiều kẻ thù Là người đa nghi, hay giận, dễ bị mếch lòng có khuynh hương nghi ngờ tất cả hay thù oán, hay để bụng, thường xuyên phàn nàn mọi điều

Nếu điểm thấp, là người hay phê bình, thể nghiệm những khó khăn.Vì tính đa nghi

và sợ hãi các mối quan hệ xấu, là người khép kín, hoài nghi, tuyệt vọng chán mọi người, là người kín đáo, tính tiêu cực thể hiện trong tính gây hấn bằng lời (thù địch bằng lời)

- Lệ thuộc: Ngoan ngoãn, dễ bảo, có khuynh hướng lệ thuộc, nhu nhược, có khuynh

hướng nhường nhịn mọi người tất cả Thường xuyên đặt mình vào vị trí cuối cùng, lên án bản thân, gán lỗi cho mình, là người thụ động, có khuynh hướng tìm điểm tựa ở những người mạnh hơn

Nếu điểm số thấp là người nhã nhặn, rụt rè, nhút nhát, hay nhượng bộ, thận trọng, người cảm xúc Có khả năng bị chinh phục, không có ý kiến riêng của mình, nghe lời và thực hiện trácch nhiệm một cách nghiêm túc

- Phụ thuộc: Không tin vào bản thân, ám ảnh sự sợ hãi và nguy hiểm, lo lắng do bất

cứ nguyên nhân nào Chính vì vậy mà phụ thuộc vào nsười khác, phụ thuộc vào ý kiến của người khác Loại người ngoan, dễ bảo, nhút nhát, bất lực yếu đuối, không biết biểu hiện sự phản kháng, thường chân thành cho rằng tất cả mọi người đều đúng

Điểm thấp, là người dịu dàng, chờ đợi sự giúp đỡ và lời khuyên, cả tin, có khuynh hướng khâm phục những người xung quanh, lịch thiệp

- Hòa thuận: Lịch thiệp với tất cả Định hướng vào việc tiếp nhận và khen ngợi xã

hội Mong muốn thỏa mãn yêu cầu của người khác "trở thành người tốt" với tất cả mọi người không tính tới hoàn cảnh, thường hướng tới mục đích của nhóm nhỏ Biết phát triển

cơ chế lấn át, là người cảm xúc

Điểm thấp, có khuynh hướng đoàn kết, có sự hợp tác, mềm dẻo, biết thỏa hiệp khi giải quyết vấn đề và trong hoàn cảnh xung đột, có khuynh hướng đồng ý với ý kiến của những người xung quanh, ý thức, dẫn tới tính ước lệ, tính nguyên tác, tính nội qui "là người tốt giọng" trong mối quan hệ với người khác Là người chủ động, sáng kiến, nhiệt tình đạt được mục đích của nhóm, mong muốn giúp đỡ, cảm thấy mình là trung tâm của

Trang 31

sự chú ý, đáng được yêu và được thừa nhận, người cởi mở, là người đầm ấm và hữu nghị trong các mối quan hệ

- Vị tha: thường xuyên hy sinh những hứng thú của mình mong muốn giúp đỡ tất cả

người khác, thương xót tất cả, thông cảm với tất cả Hay bị ám ảnh bởi sự giúp đỡ của mình

và tích cực quá đáng trong các mối quan hệ với người xung quanh Vì người khác mà nhận trách nhiệm về mình một cách không thích hợp, là loại nhân cách kín đáo, là loại người mâu thuẫn

Điểm thấp, là người trách nhiệm trong mối quan hệ với những người xung quanh, dịu dàng, hiền lành, nhân hậu, lịch sự Có mối quan hệ cảm xúc với mọi người biểu hiện ở sự thương xót, cảm tình, chăm sóc, an ủi, vuốt ve

1.3- Vấn đề về bầu không khí tâm lý

Đã từ lâu các nhà tâm lý học xã hội đã chú ý nghiên cứu vấn đề về nhóm nhỏ, các đặc thù thuộc nhóm, những công trình nghiên cứu và trong thực tế cuộc sống đã có nhắc tới bầu không khí tâm lý Bản thân khái niệm bầu không khí tâm lý tâm lý thực sự chưa được nghiên cứu đầy đủ và khoa học Chính vì vậy sau nhiều năm khái niệm này có rất nhiều ý nghĩa khác nhau Các nhà tâm lý học và mọi người thường sử dung thuật ngữ này với nội hàm của chúng cũng rất khác nhau

Từ những năm 20-30 của thế kỷ XX Macarencô đa nghiên cứu mối quan hệ, kiểu và vai trò của tập thể Ông nghiên cứu các thành viên họ khi đang sống trong tập thể sẽ phụ thuộc nhau như thế nào? Mỗi một nhân cách riêng lẻ cần phải phối hợp những mong muốn của riêng mình với mong muốn của những người khác Thứ nhất: vì tập thể có tính thống nhất, những mong muốn đầu tiên của tập thể của những người trong nhóm cần phải được phối hợp, để các mục đích riêng lẻ trở thành các mong nuốn được chia sẻ trong mối quan hệ với mục đích chung của nhóm Các mục đích chung của nhóm cần phải được xác định thành các mục đích riêng Vì vậy những dấu hiệu chung, đặc trưng cho tập thể, đó là:

- Sự hài hòa mối quan hệ và mục đích các nhân và mục đích tập thể

- Các quan hệ phụ thuộc nhau một cách có trách nhiệm, giữa các thành viên trong nhóm khi họ tham gia vào các công việc

Trang 32

- Sẵn sàng hành động mang lại lợi ích và hứng thú với tâm trạng phấn khích và sảng khoái

- Tâm trạng đặc biệt của nhân cách trong tư tưởng, tinh thần vững vàng (khỏe mạnh),

có khả năng tự thực hiện các công việc

- Khả năng bảo vệ che chở cho nhóm

- Khả năng ức chế về hành vi tâm lý và hành vi tay chân

- Tin tưởng vào tương lai

Khi Macarencô đưa ra những tiêu chuẩn của tập thể, ông mong muốn dựa vào đó để xác định kiểu làm việc của các nhân cách trong tập thể, và thực tế cho phép biết được những đặc trưng của tập thể bằng những đặc điểm tâm lý xã hội, những đặc điểm tâm lý xã hội này

sẽ hình thành bầu không khí tâm lý của nhân cách Các quan điểm về lý thuyết của Macarenô được ông phát triển chủ yếu nghiên cứu tập thể học sinh

Vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX có làn sóng nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm của bầu không khí tâm lý xã hội, mặc dù thuật ngữ này chưa tìm ra Ví dụ: E.B Xopoxoba, U.C Maixurov, K.K Palatonov đã từng nghiên cứu nội hàm bầu không khí tâm lý

Đối với triết học Mác-xít U.C Maixurov là người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ bầu không khí tâm lý Ông đã chú ý tới hiệu quả của công việc phụ thuộc vào bầu không khí tâm

lý Người tiếp theo nghiên cứu khái niệm bầu không khí tâm lý là B.M.Sepel Theo ông bầu không khí tâm lý là lớp sơn cảm xúc của các mối liên kết tâm lý của con người trong tập thể,

nó xuất hiện dựa trên cơ sở gần gũi nhau, thiện cảm, sự giống nhau về tính cách, sở thích, ham mê Theo ông bầu không khí sản xuất của các mối quan hệ người với người được hình thành từ ba loại bầu không khí

Bầu không khí thứ nhất: bầu không khí xã hội được biểu hiện trong việc ý thức, những mục đích công việc, bảo đảm sự tuân thủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân

Bầu không khí thứ hai: đó là bầu không khí đạo đức, nó xác định được các định hướng đạo đức trong tập thể và được mỗi thành viên chấp nhận

Bầu không khí thứ ba: bầu không khí tâm lý đó là bầu không khí không chính thức được hình thành các thành viên trong nhóm khi họ tiếp xúc với nhau Đó là môi trường

Trang 33

vi mô, đó là phạm vi tác động có ý nghĩa đối với từng người về đạo đức mang tính cục bộ trong nhân cách

Vào những năm 60 của thế kỷ XX xuất hiện các công trình nghiên cứu của T Mozenob, M Unozenuk Trong các công trình này, các tác giả cho rằng bầu không khí tâm

lý cần phải được hiểu như là trạng thái tâm lý của cảm xúc được hình thành trong nhân cách Trong quá trình hoạt động cùng nhau có sự quan hệ lẫn nhau và nó được hình thành dựa trên các mối quan hệ lẫn nhau khách quan và chủ quan giữa các thành viên trong nhân cách Vấn

đề mối tương quan của các điều kiện bên trong và bên ngoài sẽ qui định hành vi và vấn đề điều khiển chức năng của ý thức và nó có ảnh hưởng thực đến trọng tâm phần lớn các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý của nhân cách

Khi phân tích các quan điểm về bầu không khí tâm lý của nhóm phần lớn các tác giả đều cho rằng cần phải hiểu đúng các đặc điểm tâm lý xã hội của bầu không khí tâm lý Theo

họ cần phải giải thích bốn câu hỏi sau:

- Bầu không khí tâm lý có bản chất như thế nào

- Các dạng biểu hiện khác nhau của bầu không khí tâm lý

- Cái gì hình thành bầu không khí tâm lý

- Bầu không khí tâm lý tác động lên phạm vi nào trong hoạt động của nhân cách Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu hiện tượng bầu không khí tâm lý đều chú ý tới những điểm mang tính bản chất của chúng

- Họ đều cho rằng bầu không khí tâm lý xã hội - đó là trạng thái ý thức nhóm Các tác giả nhấn mạnh đây không phải là ý thức tư tưởng mà là trạng thái thuộc khoảnh khắc cụ thể của nhóm Một trong những trạng thái tâm lý ý thức tư tưởng - đó là một hệ thống tình cảm, trạng thái ý kiến và tính giáo dục của nhóm tâm lý xã hội trội hơn, chúng được liên kết với nhu cầu, hứng thú của nhóm

Các tác giả khác nhau đều xem bầu không khí tâm lý như là sự phản ánh tập hợp các hiện tượng liên quan tới sự tác động lẫn nhau của mọi người Nó phản ánh điều kiện lao động đang kích thích các mối quan hệ lẫn nhau của con người trong quá trình hoạt động và

nó phản ánh trong tâm trạng, trạng thái cảm xúc nhiều hơn là phản ánh trong các dạng hợp lý khác

Trang 34

Platonov đã định nghĩa bầu không khí tâm lý như sau: đó là sự tác động lẫn nhau giữa môi trường xã hội và vật lý và với nhân cách, sự tác động lẫn nhau này được phản ánh trong ý thức của nhóm Như vậy bầu không khí tâm lý đối với mỗi một thành viên trong nhóm, đó là hiện thực khách quan mà nó phản ánh vào trong nhóm Sự phản ánh bầu không khí tâm lý từ thấp và cùng lúc sự phản ánh chủ quan của hiện thức khách quan đối với các thành viên trong nhóm

- Rất nhiều công trình nghiên cứu đã xem những đặc điểm bản chất của bầu không khí tâm lý như là bầu không khí tâm lý cảm xúc tâm lý cơ động dựa trên cơ sở một số trạng thái tâm lý cảm xúc này được xuất hiện như là kết quả của các mối quan hệ cảm xúc của con người đối với thành viên trong nhóm và đối với tập thể nói chung Sự mong muốn phản ánh liên kết bầu không khí tâm lý cảm xúc trên cơ sở mối quan hệ tâm lý giữa các thành viên con người và với nhóm

- Một số các tác giả xem bầu không khí tâm lý như là trạng thái tâm lý của nhóm Nó xác định mối quan hệ liên nhân cách của những người cùng sống với nhau và họ nhấn mạnh bầu không khí tâm lý là những trạng thái cơ bản của nhóm, nó là sự phản ánh các mức độ cảm xúc của nhóm về sự hài lòng chung của nhóm được biểu hiện bằng thông số kết quả hoạt động lao động, học tập trong hoạt động sống và bởi mức độ tâm lý tác động lẫn nhau giữa các nhóm, sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau trong nhóm

Trong một loạt các định nghĩa đã cho thấy bầu không khí tâm lý - là môi trường được hình thành giữa con người với con người đang trực tiếp tiếp xúc với nhau Môi trường này có thể là thuận lợi hay không thuận lợi, có thể tôn trọng lẫn nhau hay không tôn trọng lẫn nhau vv Đó là tính chất của các mối quan hệ được hình thành giữa các thành viên của nhóm trong gia đình, hoạt động cùng nhau và nó có ưu thế hơn một cách tương đối về bầu không khí tâm lý tâm lý bền vững của nhóm được xuất hiện trong nhóm và nó sẽ được kết thành như là một kiểu và như là lối, phong cách, cách thức quan hệ giữa con người và con người với công việc

Một nhóm tác giả cho rằng bầu không khí tâm lý - đó là bầu không khí tâm lý xã hội trong nhóm- được xem xét từ quan điểm tâm lý cùng nhau của các cá nhân trong thành phần của một nhóm nhỏ không chính thức Bầu không khí tâm lý tinh thần được hình thành trong

sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm, bầu không khí tâm lý tinh

Trang 35

thần của một hệ thống những mối quan hệ thuộc nhóm và ngoài nhóm và mối quan hệ với lãnh đạo nhóm và với các mối quan hệ xã hội khác của mọi trạng thái xác định này của các mối quan hệ nhân cách được xác định tình trạng sức khỏe xã hội của mỗi thành viên trong nhóm

Một nhóm các tác giả khác xác định bầu không khí tâm lý như là trạng thái của nhóm Một số tác giả phân biệt trạng thái và cảm xúc của các thành viên, một số khác chú ý

mô tả tâm lý của các thành viên trong nhóm Nó phản ánh tính chất tác động lẫn nhau giữa con người với con người theo chiều dọc và chiều ngang Phản ánh điều kiện lao động và cách thức tổ chức Một số tác giả đã nhấn mạnh một tập hợp các tính chất của các trạng thái này, bao gồm các cảm xúc và các tác động của các mối quan hệ liên nhân cách

Một nhóm các tác giả cho rằng bầu không khí tâm lý như là một tập hợp các điểm tâm lý xã hội của từng thành viên trong nhóm Trong những định nghĩa như vậy, các tính chất khác nhau của bầu không khí tâm lý đã va chạm lẫn nhau Các tập hợp mối quan hệ chủ quan của các thành viên và hoạt động cùng nhau và các quan điểm chủ quan của các thành viên tương ứng với phương thức hành vi của họ, đặc biệt trong việc tự giác giữa con người với con người Sự thử thách tình cảm nhau, đánh giá nhau về ý kiến, việc chuẩn bị thực lực, các qui định chung và các hành vi của người xung quanh, đặc điểm của các mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành viên của nhóm, đang trong tình trạng giống nhau về học tập, về phục vụ giữa người bị lãnh đạo và người lãnh đạo, về trạng thái của nhóm trong mối quan hệ với công việc, quá trình hoạt động và cả với tổ chức của nhóm

Một loạt công trình nghiên cứu đã đưa ra quan điểm của họ về bầu không khí tâm lý -

đó là sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và đạo đức của các thành viên trong nhóm, đó là sự đoàn kết, quan hệ lẫn nhau và những ý kiến chung v.v…

Những công trình nghiên cứu bầu không khí tâm lý đã coi nó như là mối quan hệ lẫn nhau giữa con người trong nhóm Đó là trạng thái quan hệ lẫn nhau thực tế, cảm thấy sự thiếu

Trang 36

liên nhân cách về mối quan hệ của các thành viên với nhau của nhóm, về đặc điểm quan hệ lẫn nhau giữa con người với con người, về các dạng liên kết với nhau và tác động lẫn nhau của mọi người

Một loạt các tác giả nhấn mạnh một số điểm của bầu không khí tâm lý như là mối quan hệ với lao động của các thành viên trong nhóm khi thực hiện các công việc trong điều kiện sống hoạt động cùng nhau trong sự thống nhất các giá trị xã hội khác nhau của bầu không khí tâm lý nhóm thống nhất một kiểu chung của sự tác lẫn nhau trong nhóm và giá trị

xã hội của nhóm

Kết luận: Phần lớn các nghiên cứu đều chú ý tới thuộc tính bản chất của bầu không khí tâm lý và xem xét chúng như là trạng thái của ý thức nhóm hoặc như là trạng thái của nhóm và của các thành viên trong nhóm, hoặc như là mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm hoặc như là tổng hợp các nghề của con người có tính thực tế của xã hội

Như vậy, trong trường hợp này bầu không khí tâm lý được hiểu như là trạng thái ý thức tư tưởng, trong trường hợp khác được hiểu như là trạng thái nhóm hay trạng thái của các thành viên trong nhóm Điều này dẫn đến sự phức tạp để có thể có được một định nghĩa chung, mang tính thống nhất về bầu không khí tâm lí

Phần lớn các nghiên cứu đều chú ý tới các dạng liên kết lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm chính thức và không chính thức, giữa các thành viên riêng lẻ, giữa nhóm với các thành viên của nhóm, giữa các nhóm và nhu cầu, tình thế, động cơ, sự mong đợi, định hướng giá trị, chuẩn mức đạo đức, hứng thú của nhóm của các thành viên trong nhóm, trạng thái tâm lý xã hội, tình cảm, cách cư xử của nhóm, của các thành viên Các tập hợp về sinh lý xã hội, tâm lý xã hội của từng thành viên ương nhóm Sự thống nhất về định hướng giá trị, xu hướng, niềm tin, tính ý thức, sự đoàn kết, tính kỷ luật, tính tích cực của nhóm của các thành viên, các mối quan hệ của từng thành viên của nhóm đối với công việc với điều kiện hoạt động, và đối với chính nhóm của mình

- Một số tác giả đã xem xét sự thỏa mãn của các thành viên đối với mối quan hệ lẫn nhau của các thành viên như là một dạng xuất hiện bầu không khí tâm lý (theo chiều dọc và ngang) khác, chính từ các kênh truyền chính thức hay không chính thức

Trang 37

bởi các điều kiện chung của hành động, điều kiện của nhóm, trạng thái nhóm tâm lí ý kiến xã hội về nhóm

- Một số tác giả khác chú ý tới mối quan hệ của thành viên đối với việc thực hiện công việc, với tài sản chung, với những kinh nghiệm mang tính tiên phong, với những người tiến bộ, với nhóm và các chuẩn mực hành vi trong đó

- Một số tác giả khác nữa đặt vấn đề rằng bầu không khí tâm lý được hình thành dưới ảnh hưởng của tập hợp sự liên kết tâm lý xã hội về hình thức và tập hợp liên kết về công việc

và về nội dung trong điều kiện hoạt động cùng nhau của các thành viên trong nhóm và mối quan hệ lẫn nhau giữa họ

- Các tác giả khác nhau nhấn mạnh ảnh hưởng sự tồn tại của tổ chức hoạt động của tổ chức trả lương nhằm kích thích đối với việc hình thành bầu không khí tâm lí Các nhóm nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong các nhóm hoạt động lao động và các nhóm không lao động đều xác định rằng bầu không khí tâm lý của các tổ chức nghiên cứu Đó là những qui chế phân biệt rõ ràng trong ngày với mức độ sự tự do của chính quyền (quan liêu hay sát thực tế) Nó tỷ lệ với khối lượng sáng tạo được hình thành trone lao động, việc tiếp xúc trực tiếp với hội đồng, hiệu quả của những phương tiện đã lỗi thời, của tiếng ồn thông tin sự tác động

rõ ràng đối với thời gian biểu của các công vụ Kể cả ở những yêu cầu như cung cấp vật chất phục vụ kỹ thuật, quan hệ gia đình, sức khỏe, việc giải quyết các vấn đề quan trọng hàng ngày

- Nhiều tác giả đã nghiên cứu đã và đang cố gắng cấu trúc hóa sự tác động lên bầu không khí tâm lí ở mức vĩ mô và vi mô Khi nghiên cứu phát triển theo hướng này đã cho thấy những phát hiện nội dung sự tác động vĩ mô có hiệu quả

Cuối cùng có một số nhóm tác giả chú ý tới sự phát triển lĩnh vực hoạt động sống của

tư tưởng lao động Họ thường nói tới ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý trong việc đạt được hiệu quả cao về kinh tế, hiệu quả luân chuyển của lao động, của công việc, của lao động và sáng tạo, số phận của các ý tưởng bầu không khí tâm lý sẽ tạo điều kiện phát triển các tư tưởng định hướng nhằm thực hiện hiệu quả của việc tự giác các thông tin, thực hiện các ý tưởng được biểu hiện qua trạng thái tâm lý xã hội của nhóm, sự hài lòng về công việc,

về vị trí việc làm, sự tác động của nhóm lên nhân cách

Trang 38

Như vậy, có rất nhiều cách tiếp cận với khái niệm bầu không khí tâm lý và thuật ngữ

để qui định đó là bầu không khí tâm lý đã chứng tỏ đây là vấn đề lớn và phức tạp về cấu trúc

và cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ, sáng tạo và phải xem xét tất cả các hiện tượng

Theo chúng tôi, chúng ta cần phải phân biệt các vùng của bầu không khí tâm lý trong nhóm Đó là bầu không khí tâm lý đạo đức, tâm lý, cảm xúc Nó có thể tồn tại riêng biệt độc lập nhau trong một tổ hợp các bầu không khí tâm lý của nhóm

Trong một loạt các trường lớp, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ bầu không khí tâm lí trung tính và khám phá nội dung của nó về bản chất và chỉ nói về bầu không khí tâm lý thuận lợi Tuy nhiên khi xác định khái niệm cảm xúc trung lập sẽ dẫn đến việc sử dụng thuật ngữ không có tính chất trọn vẹn và đầy đủ

Trong khi đó, như định nghĩa bầu không khí tâm lý thuận lợi hay không thuận lợi, dường như là hợp lý khi sử dụng những thuật ngữ lớp sơn cảm xúc để đánh giá bầu không khí tâm lý thì quan điểm của bầu không khí tâm lý tương ứng hay không tương ứng với mục đích về những nhiệm vụ trước nhóm nói chung

Để tiếp tục nghiên cứ bầu không khí tâm lý cần phải có sự thống nhất liên tục bởi vì:

1 Phải phân tích sự liên kết lẫn nhau của các bầu không khí tâm lý với các ngành khoa học tâm lý xã hội, xã hội học v v

2 Từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất cơ bản của nhóm, điều kiện trạng thái bầu không khí tâm lý của nhóm

3 Làm sáng tỏ vấn đề trong việc sử dụng trong thực tế ảnh hưởng của bầu không khí tâm lí nhóm

Qua phần phân tích trên, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá bầu không khí thuận lợi hay không thuận lợi hay không thuận lợi của tập thể sinh viên, là một tập thể tương đối đơn giản so với các tập thể lao động khác, đó là tập thể có nhiệm vụ học tập là chính vì vậy tiêu chí để đo bầu không khí tâm lí của sinh viên sẽ đơn giản hơn

Trang 39

a- Yếu tố trạng thái cảm xúc khi ở trong nhóm Đó là trạng thái dễ chịu hay khó chịu khi ở trong nhóm, không những vậy, sự xuất hiện của bản thân sẽ tạo ra cảm xúc như thế nào cho các thành viên khác trong nhóm

b- Yếu tố mong muốn được tiếp xúc, gặp gỡ, giao tiếp với nhau trong nhóm Mong muốn có nhiều cơ hội giao lưu với nhau cũng là một tiêu chí để đánh giá tình trạng bầu không khí tâm lí trong nhóm Nếu bầu không khí tâm lí nặng nề khi ở trong nhóm vì công việc, không một ai lại mong muốn gặp những người trong nhóm đã tạo ra bầu không khí tiêu cực

c- Sự hiểu biết các thành viên trong nhóm cũng là một tiêu chí để đánh giá Do có tâm trạng thoải mái khi gặp gỡ nhau vì vậy họ thường xuyên mong muốn giao tiếp, cùng tham gia hoạt động với nhau Chính vì có cơ hội tiếp xúc với nhau nhiều trong các hoạt động nên các phẩm chất tâm lí cá nhân của mỗi con người được bộc lộ rõ giúp họ có sự hiểu biết các phẩm chất tâm lí của nhau

Trang 40

CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

2.1- Kiểu nhân cách sinh viên sư phạm

2.1.1- Kiểu nhân cách sinh viên sư phạm nói chung

Nhìn vào bảng [1] chúng ta nhận thấy kiểu nhân cách sinh viên Đại học Sư phạm nổi trội hơn cả trong các kiểu nhân cách đó là kiểu "siêu tôi" cao với điểm trung bình 9.1346 Với

số điểm như vậy, các em sinh viên sư phạm là những em có đặc điểm sau: là người có lương tâm, bản chất tốt của con người vẫn đọng lại ở các em, nhờ được xã hội hóa trong môi trường gia đình và môi trường Đại học Sư phạm Vì vậy các em là những người tương đối có trách nhiệm và biết tuân theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, những chuẩn mực này được lĩnh hội trong trường phổ thông và được thể nghiệm trong môi trường sư phạm với những phong cách, lối sống mô phạm cần phải có để chuẩn bị cho nghề thầy giáo tương lai Là giáo viên tương lai - phẩm chất lương tâm và tinh thần trtách nhiệm là những phẩm chất không thể thiếu được trong nghề thầy giáo Ngoài ra các em còn tạo được niềm tin ở mọi người Thực vậy, các thầy cô giáo muốn thành công trong công tác dạy học và giáo dục, họ phải được học sinh tin yêu, nếu thiếu nó chúng ta không thể và không bao giờ trở thành người thầy tốt theo đúng nghĩa Đã có câu nói "mất niềm tin là mất tất cả" Ngoài ra các sinh viên Đại học Sư phạm còn có phẩm chất nghiêm khắc về mặt tình cảm Mặc dù xã hội hôm nay làm cho con người tự do hơn, buông thả hơn về mặt tình cảm, thậm chí trong giới sinh viên đã có "lối sống thử", "hôn nhân thử", thậm chí sa đọa tới mức có những "hợp đồng hôn nhân" làm băng hoại truyền thống đạo đức của người Việt Nam Tuy nhiên phẩm chất tốt đẹp về mặt tình cảm lại rất nổi trội đối với sinh viên sư phạm Các môn học đặc trưng cho nghề sư phạm nhằm hình thành ở các em thế giới quan về mối quan hệ thầy giáo như môn giáo dục học, tâm lí học

ở năm thứ I và năm thứ II đã góp phần không nhỏ giúp các em có được kiểu nhân cách "siêu tôi" tốt nổi trội với số điểm trung bình rất cao

Ngày đăng: 07/12/2015, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hiệp. Tâm lí học xã hội mấy vấn đề lí luận. NXBKHXH, 1999 2. E.C Kudờmin. Những vấn đề tâm lí học xã hội. L., 1976 Khác
3. Miaxisép V.N. Nhân cách và hệ thần kinh. L., 1980 Khác
4. Miaxisép V.N. Khoa học tâm lí ở Liên Xô. T.II. M1960 5. Bueva L. P. Môi trường xã hội và ý thức nhân cách. M., 1967 6. Bôđalev A.A. Tri giác xã hội. L., 1987 Khác
7. Bôđalev A.A. Nhân cách và giao tiếp. M., 1983 Khác
8. Bôlodina E.B. Bầu không khí đạo đức và sự tham gia của thanh niên trong công việc điều khiển sản xuất. M., 1974 Khác
9. I.I. Lapin. Bầu không khí tâm lí tập thể. NXBGD. 1974 Khác
10. Lepeđev B.I. Bầu không khí đạo đạo đức của tập thể. NXBTT. 1976 11. Leônchév A.A. Tâm lí học giao tiếp. M., 1976 Khác
14. Lomốv B. Ph. Giao tiếp là vấn đề của tâm lí đại cương. M., 1975 Khác
15. Tâm lí học nhân cách và tâm lí nhóm nhỏ - Tuyển tập tâm lí học thực nghiệp. Tập 6 và 8. L., 1977 Khác
16. Serkovich I. A. Các ý tưởng nghiên cứu bầu không khí tập thể. M., 1975 17. Sorôkhốva E; Platonov K.K. Tập thể và nhân cách M.,1975 Khác
18. Kolominxki I. A. Tâm lí học quan hệ lẫn nhau trong nhóm nhỏ Khác
19. Obozov N.N. Quan hệ liên nhân cách. L., 1979 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w