Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa các khối về kiểu nhân cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 54)

7- PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

2.1.2.3- Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa các khối về kiểu nhân cách

Từ kết quả nghiên cứu trong bảng số 4 ta thấy yếu tố A với kiểu nhân cách " hƣớng nội- hƣớng ngoại" có sự khác biệt ý nghĩa giữa khối xã hội, ngoại ngữ và tự nhiên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khối xã hội và khối ngoại ngữ có sự khác biệt ý nghĩa (MD = 0.85; P = 0.004). Nhƣ vậy các em sinh viên khối xã hội tỏ ra hƣớng ngoại nhiều hơn, rõ hơn, thích giao tiếp rộng rãi hơn và chú ý tới ngƣời khác so với sinh viên khối ngoại ngữ. Ngoài ra các em khối xã hội có tính sẵn sàng hợp tác, dễ thích nghi nhƣng dễ bị chi phối hơn khối ngoại ngữ. Khối xã hội cũng thể hiện sự nhiệt tình hơn sinh viên khối ngoại ngữ.

Bảng số 4: Sự khác biệt giữa các khối về kiểu nhân cách

Tiêu chí J I

MD = I.J Ngoại ngữ Tự nhiên

I MD P MD P

Hƣớng nội - Hƣớng ngoại Xã hội 0.85 0.004 0.671 0.021

Phục tùng - Quyền lực Xã hội -0.621 0.020

Lo lắng - Vô tƣ Xã hội 0.571 0.034

Kém nhay cảm - Nhạy cảm Ngoạingữ 0.935 0.001

Phụ thuộc nhóm - Độc lập Ngoại ngữ 0.742 0.001

Căng thẳng cao - Căng thẳng thấp Xã hội 0.785 0.008

Ngoại ngữ 1.042 0.000

Giữa sinh viên khối xã hội và sinh viên các khối tự nhiên cũng có sự khác biệt ý nghĩa (MD = 0.671; P = 0.021). Các em khối xã hội có kiểu nhân cách hƣớng ngoại nhiều hơn so với sinh viên khối tự nhiên. Sinh viên khối tự nhiên không ƣa giao thiệp rộng, có vẻ hơi lạnh lùng, xa cách, ƣa sự chính xác và khách quan, có một chút bảo thủ, thích lập luận và phê phán. Nhƣ vậy, kết quả cho thấy tính chất của môn học phần nào cũng ảnh hƣởng đến kiểu nhân cách của các em sinh viên. Bản thân môn học xã hội buộc các em sinh viên phải tìm hiểu sự hiểu biết trong cuộc sống, đó cũng là một phần trong nội dung môn học để bổ xung những kiến thức môn học. Điều này đã giúp các em rất nhiều trong việc mở rộng các mối quan hệ để hiểu biết thêm về cuộc sống. Kiến thức xã hội là sự lập luận dựa trên nhiều góc độ khác nhau của cuộc sống, nên một tình huống xã hội có rất nhiều đáp án khác nhau, điều này giúp các em sinh viên khối xã

51

hội dễ linh hoạt hơn, dễ thích nghi hơn trong cuộc sống do nội dung môn học yêu cầu phải hiểu biết nhiều kiến thức từ thực tế cuộc sống và cần phải có nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau. Chính điều này đã giúp các em trở nên vui vẻ hơn, nhiệt tình hơn trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày. Đối với các em sinh viên khối tự nhiên và ngoại ngữ, do môn học yêu cầu tính chính xác cao, và chủ yếu từ kiến thức sách vở, không đòi hỏi nhiều lắm kiến thức từ cuộc sống nên các em tỏ ra lạnh nhạt hơn, xa cách hơn. Trong mọi việc các em thƣờng tỏ ra yêu cầu chính xác và khách quan.

Yếu tố thứ hai thể hiện sự khác biệt giữa sinh viên khối xã hội và khối tự nhiên là yếu tố E, với kiểu nhân cách "phục tùng và quyền lực" Nhìn bảng 4 cho thấy (MD = -0.6214; P = 0.020). Kết quả cho thấy sinh viên khối tự nhiên thích quyền lực hơn, thể hiện kiểu tính cách cứng rắn, kiên trì, bƣớng bỉnh. Đây là sự biểu hiện của phẩm chất ý chí và các phẩm chất này là cần thiết cho sự hoàn thiện nhân cách, nhƣng nếu không biết tự điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống sẽ không đạt hiệu quả. Ví dụ quá cứng rắn, quá nguyên tắc và rập khuôn trong việc xử lý tình huống sẽ nhận đƣợc kết quả phản tác dụng. Kết quả nghiên cứu này có đƣợc một phần do đặc điểm môn học và đặc điểm giới tính (sinh viên khối học tự nhiên có số nam sinh viên nhiều hơn nữ sinh viên). Trong cuộc sống ngƣời ta vẫn thƣờng nói ngƣời nghiên cứu khoa học tự nhiên thƣờng khô khan, lúc nào trƣớc mắt cũng chỉ những con số cứng nhắc, họ là những ngƣời rất bản lĩnh trong công việc nhƣng lại là ngƣời giao tiếp kém, thiếu sự uyển chuyển mềm dẻo trong cuộc sống đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Trong khi đó các sinh viên thuộc khối xã hội có kiểu nhân cách mềm mỏng hơn, ý chí kém hơn, đó là loại ngƣời dễ bảo, dễ phục tùng và sự biểu lộ tình cảm của họ rất rõ ràng, nhờ vậy ta dễ đoán đƣợc cảm xúc con ngƣời. Kết quả nghiên cứu thực sự cũng cho thấy kiểu nhân cách của hai nhóm sinh viên khoa học tự nhiên và xã hội trái ngƣợc nhau. Sinh viên khoa học xã hội nhìn chung mềm mỏng hơn trong tính cách thì sinh viên khối tự nhiên lại rất cứng rắn, thậm chí rất hay gây sự (lý sự) trong mọi việc.

Yếu tố có sự khác biệt tiếp theo giữa sinh viên khối xã hội và khối tự nhiên là yếu tố F, kiểu nhân cách "hay lo lắng- vô tƣ" (MD = 0.5714; P = 0.034). Một lần nữa ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm thuộc lĩnh vực khối tự nhiên và khối xã

52

hội. Sinh viên khối xã hội có kiểu tính cách vô tƣ hơn, rất dễ hƣng phấn phấn khởi, là loại ngƣời nói nhiều, kèm theo tính không cẩn thận, thậm chí đôi khi cẩu thả. Trong khi đó sinh viên khối tự nhiên trái ngƣợc hẳn với sinh viên khối xã hội, rất hay lo lắng là loại ngƣời ít lời, rất cẩn thận trong mọi việc và nhìn chung là những ngƣời nghiêm túc. Khi hỏi các em sinh viên khối tự nhiên "có thích các hình thức sinh hoạt của sinh viên không?" các em đã trả lời không thích, chẳng có gì hấp dẫn, nếu cần phải tham gia theo yêu cầu thì tham gia nhƣng không có sự hứng thú. Các em nói rằng môn học tự nhiên khó, nhiều bài, theo kịp bài rất mệt, rất căng, không còn thời gian sức lực để theo các phong trào. Phải chăng khối lƣợng kiến thức sách vở quá nhiều của khoa học tự nhiên (do yêu cầu môn học) so với khoa học xã hội đã làm các em sinh viên khối tự nhiên xuất hiện kiểu ngƣời hay lo lắng, thiếu thoải mái và ngại giao tiếp.

Yếu tố có sự khác biệt tiếp theo là yếu tố I, thể hiện kiểu "nhạy cảm hay kém nhạy cảm". Nhìn bảng 4, ta thấy khác biệt ý nghĩa giữa khối ngoại ngữ và tự nhiên (MD = 0.9357; P = 0.001). Kết quả nghiên cứu cho thấy các em sinh viên khối ngoại ngữ nhạy cảm hơn, vị tha, mẫn cán và phụ thuộc, quá cẩn thận, trong khi sinh viên khối tự nhiên kém nhạy cảm, khô khan. Kết quả này phải chăng do các em sinh viên khối tự nhiên không ƣa giao tiếp. Tính nhạy cảm là một phẩm chất tâm lý, không tự có mà phải đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng tƣơng ứng, đó là sự giao tiếp rộng rãi sẽ giúp mỗi con ngƣời nhạy cảm hơn với tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời khác đƣợc biểu hiện bằng những phƣơng tiện phi ngôn ngữ.

Yếu tố có sự khác nhau tiếp theo là yếu tố Q2, đó là kiểu nhân cách "phụ thuộc nhóm - độc lập". Ta nhận thấy sự khác biệt giữa sinh viên khối ngoại ngữ và khối tự nhiên (MD = 0.7429; P = 0.010). Kết quả cho thấy sinh viên khối ngoại ngữ có tính độc lập tự chủ hơn, ngƣợc lại sinh viên khối tự nhiên phụ thuộc vào nhóm nhiều hơn, ít có sự hiểu biết xã hội nên các vấn đề về xã hội các em này thƣờng phải hƣớng tới sự giúp đỡ của nhóm, phụ thuộc vào nhóm. Đây là loại ngƣời khó thích nghi với môi trƣờng xã hội có những con ngƣời phức tạp. Kết quả này là hệ quả của những kết quả nghiên cứu đã phân tích ở trên.

Yếu tố có sự khác biệt cuối cùng giữa các nhóm sinh viên là yếu tố Q4, đó là mức độ căng thẳng nội tâm. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy cả sinh viên khối xã hội và khối

53

ngoại ngữ đều có sự khác biệt có ý nghĩa đối với sinh viên khối tự nhiên (MD = 0.7857; P = 0.008 và MD = 1.0429; P = 0.009). Nhƣ vậy, sinh viên khối tự nhiên chịu đƣợc sức ép nội tâm cao hơn, bền bỉ hơn, tuy nhiên sinh viên, khối tự nhiên lại dễ cáu giận hơn. Có lẽ do áp lực các môn học rất căng thẳng đã rèn các em sức chịu đựng của hệ thần kinh tốt hơn. Trong năm học các em phải làm bài tập liên tục, rất nhiều môn học tự nhiên có tính kế thừa rất chặt chẽ, hổng kiến thức một chút sẽ không thể theo kịp các bài sau. Với cƣờng độ cao và liên tục nhƣ vậy các em sinh viên khối tự nhiên có khả năng chịu đựng sự căng thẳng tâm lý tốt hơn. nhƣng khi có dịp các em cũng "xả" ngay sự căng thẳng tâm lý đó ra bên ngoài để giảm bớt sự căng thẳng trong ngƣời. Trong khi đó sinh viên khối xã hội và khối ngoại ngữ thể hiện sự căng thẳng nội tâm thấp. Các em điềm tĩnh hơn, thƣ thái hơn, vì vậy các em ít biểu lộ sự khó chịu.

Nhận xét: Sinh viên khối xã hội là loại ngƣời hƣớng ngoại, trong khi đó sinh viên

khối tự nhiên là loại ngƣời ƣa quyền lực hơn khối xã hội. Sinh viên khối ngoại ngữ là loại ngƣời có kiểu nhân cách nhạy cảm và độc lập hơn khối tự nhiên, ngƣợc lại sinh viên khối tự nhiên lại là loại ngƣời chịu sự căng thẳng cao hơn hai khối còn lại.

2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên sư phạm

2.2.1- Kiểu quan hệ liên nhân cách nói chung của sinh viên sư phạm

Nhìn vào bảng 5a, nhận thấy có tới 2/3 số sinh viên sƣ phạm có kiểu quan hệ liên nhân cách quyền uy ở mức độ 1, mức độ này thể hiện quyền uy có thể chấp nhận đƣợc. Đó là loại ngƣời khi quan hệ với ngƣời khác không cần thiết phải chứng tỏ quyền lực của mình và cũng không cần phải chứng tỏ mình là thủ lĩnh, hơn ngƣời. Trong quan hệ xã hội, các em lại thể hiện rõ tính tự ti đã tạo ra cảm giác khó chịu với đối tƣợng giao tiếp, thậm chí bị thƣơng hại. Tuy nhiên cũng có gần 1/3 số lƣợng sinh viên trong mối quan hệ với ngƣời khác lại mong muốn thể hiện kiểu ngƣời là một thủ lĩnh có uy tín bằng những phẩm chất thật và "ảo" của bản thân. Những em này mong muốn mình là ngƣời thành công trong công việc với kiểu hãnh tiến, muốn ngƣời khác phải sợ mình. Khi quan hệ trong nhóm luôn tỏ vẻ ta đây, thƣờng đƣa ra lời khuyên với những ngƣời xung quanh và yêu cầu ngƣời khác phải kính trọng mình. Kiểu quan hệ liên nhân cách nhƣ vậy là cần thiết nếu bản thân họ có phẩm chất hơn ngƣời, biết thể hiện quyền uy đúng lúc, đúng chỗ. Họ sẽ là tuýp ngƣời lãnh đạo trong tƣơng lai. Tuy nhiên, mỗi kiểu

54

quan hệ liên nhân cách đều có mặt phải, mặt trái của nó, nếu không nhận thức đúng và không có khả năng điều chỉnh hành vi phù hợp với từng tình huống cụ thể nó sẽ trở thành kiểu quan hệ liên nhân cách tiêu cực. Đó là loại ngƣời không có một tài năng đặc biệt, nhƣng rất thích giƣơng oai, dễ trở thành ngƣời hãnh tiến, đứng trên mọi ngƣời với những phẩm chất giả tạo, trong tâm lý học gọi là vị trí "ảo". Thật sự nguy hiểm khi loại ngƣời này "lên mặt dạy đời" khi bản thân không có phẩm chất gì đáng kể đó là loại ngƣời luôn tìm cách kéo chân ngƣời khác xuống nếu cảm thấy họ hơn mình. Chỉ với một tập thể rất đoàn kết, vững mạnh, bênh vực lẽ phải, có khả năng đấu tranh quyết liệt với những sai trái và phải dùng dƣ luận tập thể mới có thể giáo dục loại ngƣời "trong quan hệ với ngƣời khác luôn muốn hơn ngƣời". Loại ngƣời này luôn kìm hãm sự phát triển của tập thể, làm cho tập thể yếu đi là sẽ làm xói mòn lòng tin đạo đức của các thành viên khác trong tập thể. Nếu trong nhóm có 1/3 số ngƣời có kiểu quan hệ liên nhân cách "bắt buộc mọi ngƣời thừa nhận phẩm chất ảo của mình" chúng ta rất khó dự đoán tƣơng lai của tập thể đó. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy cần phải có ngƣời lãnh đạo tốt, có tài, có đức mới phát huy sức mạnh của tập thể, tập hợp đƣợc mọi ngƣời, đấu tranh không khoan nhƣợng với phẩm chất "ảo" để tập thể phát triển theo chiều hƣớng tích cực

Bảng số 5a : Kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên sư phạm

Số thứ t ự

Kiểu quan hệ liên nhân cách Số sinh viên Xếp hạng 1 Quyền uy mức độ 1 595 1 2 Quyền uy mức độ 2 265 2 3 Quyền uy mức độ 3 0 3 4 Ích kỷ mức độ 1 582 1 5 Ích kỷ mức độ 2 214 2 6 Ích kỷ mức độ 3 4 3 7 Gây hấn mức độ 1 580 1 8 Gây hấn mức độ 2 211 2 9 Gây hấn mức độ 3 11 3 10 Đa nghi mức độ 1 587 1 11 Đa nghi mức độ 2 208 2 12 Đa nghi mức độ 3 15 3

Kiểu quan hệ liên nhân cách tiếp theo đó là kiểu ích kỷ. Số liệu cho thấy 2/3 số sinh viên tham gia nghiên cứu có ở mức độ 1. Những em này có các biểu hiện ganh đua và định hƣớng vào chính mình trong quan hệ với ngƣời khác. Trong thực tế mỗi ngƣời

55

chúng ta ai cũng có một nghĩ về bản thân ít nhiều trong quan hệ liên nhân cách điều này không thể tránh khỏi. Nhƣng điều đó không có nghĩa là họ không bao giờ nghĩ về ngƣời khác. Họ biết vì mọi ngƣời khi cần thiết, đó là những con ngƣời luôn hƣớng thiện có đức tính hy sinh. Nhƣ vậy kiểu quan hệ liên nhân cách ích kỷ ở mức độ 1 có thể chấp nhận đƣợc trong thời mở cửa. Trong nền kinh tế tế thị trƣờng, cần phải nghĩ cho riêng mình, nếu không sẽ bị mọi ngƣời lợi dụng và khó tồn tại. Đây là khả năng thích nghi của sinh viên, nhìn chung kiểu quan hệ nhƣ vậy không bị coi là xấu, thậm chí trong nhiều trƣờng hợp, quan hệ nhƣ vậy với mọi ngƣời là cần thiết, điều quan trọng phải biết điều chỉnh cho phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Thật đáng tiếc có 1/3 số sinh viên trong tổng số các em tham gia nghiên cứu mang lại kết quả cho thấy rất ích kỷ trong quan hệ với ngƣời khác. Các em này mong muốn mình luôn đứng trên ngƣời khác, cho rằng bản thân mình là nhất, sự hình thành "cái tôi" rất yếu, họ có xu hƣớng đứng tách ra khỏi mọi ngƣời xung quanh, họ say mê chính họ. Đó là loại ngƣời ích kỷ trong mọi công việc, trong giao tiếp với mọi ngƣời luôn thể hiện tính chủ nghĩa cá nhân, chỉ nghĩ nhiều về mình, không những vậy họ còn thể hiện sự xa lạnh, kênh kiệu, khi gặp khó khăn lập tức họ chuyển khó khăn đó cho ngƣời khác, đó là những ngƣời tự kiêu. Rất nguy hiểm khi có tới 1/3 sinh viên tham gia nghiên cứu có kiểu quan hệ nhƣ vậy. Phải chăng môi trƣờng xã hội đã làm cho các em thay đổi và đang định hình một kiểu quan hệ liên nhân cách không tốt. Đặc biệt nghiêm trọng khi họ là những nhà giáo tƣơng lai, họ sẽ dạy đƣợc ai khi bản thân họ có cung cách nhƣ vậy với mọi ngƣời khi vận hành các quan hệ xã hội. Các em học sinh thân yêu với tâm hồn còn "trong trắng ngây thơ" sẽ nghĩ nhƣ thế nào, nếu sau này họ đứng trên bục giảng, họ sẽ ảnh hƣởng tới sự hình thành nhân cách học sinh nhƣ thế nào?

Một kiểu quan hệ liên nhân cách nữa đó là kiểu "gây hấn". Kết quả nghiên cứu bảng 5a cho thấy 2/3 số sinh viên trong quan hệ với mọi ngƣời ở mức độ 1. Các em sinh viên này thể hiện sự nhẫn nại, kiên nhẫn, tích cực trong giao tiếp. Kiểu quan hệ liên nhân cách nhƣ vậy cần thiết đối với sinh viên sƣ phạm. Để có thể trở thành nhà sƣ phạm, sự nhân hậu, kiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)