Sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa sinh viên nam và nữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 64 - 66)

7- PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

2.2.2.1-Sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa sinh viên nam và nữ

Bảng số 6:Sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên trong mối quan hệ liên nhân cách

Số thứ tự Tiêu chí Kiểm nghiệm F P 1 Đa nghi 10,219 0,001 2 Lệ thuộc 7,584 0,006 3 Phụ thuộc 5,944 0,015 4 Hậu thuẫn 4,235 0,040

Kiểu quan hệ đa nghi có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam sinh viên và nữ sinh viên sƣ phạm (F= 0.219; P = 0.001 ). Điểm số cho thấy nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm đa nghi hơn nhiều so với nam sinh viên khi giao tiếp. Trong cuộc sống, tính đa nghi bản thân nó không phải là tính xấu, nhƣng nó sẽ làm hỏng tất cả các mối quan hệ một khi ta nghi ngờ tất cả. Nghi ngờ cần phải có cơ sở, đó là sự hiểu biết có đƣợc nhờ những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sống cuộc sống đa dạng muôn hình muôn vẻ sôi động và đầy biến đổi. Ở mục trên ta đã thấy tính nổi trội của nữ sinh viên sƣ phạm là tính rụt rè, nhút nhát, ngại vận hành các mối quan hệ, vốn sống ít nên thƣờng có tâm lí đề phòng, đa nghi. Phƣơng châm của các em là thà nghi ngờ sai hơn là bị lừa mà sự trả giá đôi khi rất đắt. Trong khi các em nam sinh viên biết đặt niềm tin vào ngƣời khác và cũng biết phê phán các vấn đề quyết liệt nếu thấy không hợp lí. Biết đƣợc điểm yếu của mình, các em nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm cần năng động hơn, tham gia nhiều các loại hình hoạt

61

động hơn nhằm tăng vốn sống để có khả năng nhận biết các hiện tƣợng xã hội một cách chính xác. Bởi vì khi nhận xét một sự kiện xã hội nào đó mỗi ngƣời chúng ta cần phải có kinh nghiệm, khả năng phân tích tổng hợp một cách toàn diện, khoa học, nhờ vậy mới có đƣợc cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về chúng, trên cơ sở đó có thể biết đƣợc lúc nào nên tin, lúc nào không. Có vậy chúng ta có thể thành công trong cuộc sống nói chung và sự nghiệp nói riêng.

Phẩm chất có sự khác biệt ý nghĩa tiếp theo là kiểu "lệ thuộc" (F = 7.584; P = 0.006). Số điểm cho thấy nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm có khuynh hƣớng nhƣờng nhịn mọi ngƣời hơi quá mức, hơi bị nhu nhƣợc và có khuynh hƣớng tìm sự mạnh mẽ của ngƣời khác làm điểm tựa. Thật sự không tốt nếu các bạn nữ có nhƣợc điểm này trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc. Nếu trong cuộc sống gia đình theo truyền thống gia đình Việt Nam xƣa kia, ngƣời chồng thƣờng làm điểm tựa cho phụ nữ. Nhƣng vai trò của phụ nữ ngày nay đã khác xƣa. Trong các hoạt động ngoài phạm vi gia đình, thậm chí trong gia đình, nữ sinh viên sƣ phạm cần có phẩm chất độc lập hơn, tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào ngƣời khác, (sự lệ thuộc thƣờng có cái giá của nó), cần phải đứng bằng chính đôi chân của mình, nếu không nó sẽ là điểm yếu của nữ giới nếu những ngƣời xung quanh không cho ta dựa vào họ, khi đó sẽ bị trả giá rất đắt.

Ngƣợc lại với nữ sinh viên, các em nam sinh viên Đại học Sƣ phạm có tính độc lập, có chính kiến riêng của mình trong giao tiếp. Điều này thật cần thiết trong thời đại ngày nay và chúng ta hiểu rằng tính độc lập không có nghĩa là khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình mặc mọi ngƣời phân tích lý lẽ cho thấy lý lẽ của mình là không đúng và cũng biết cách từ bỏ ý kiến của mình nếu thấy nó sai, không phản ánh đúng với thực tế.

Kiểu quan hệ liên nhân các có sự khác biệt ý nghĩa tiếp theo đó là kiểu "hòa thuận" với (F = 4.235; P = 0.040), nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm có kiểu quan hệ liên nhân cách hòa thuận hơn so với các nam sinh viên. Họ có xu hƣớng thích đoàn kết với nhau hơn, cởi mở trong nhóm, đầm ấm, hữu nghị trong các mối quan hệ và hợp tác, trong giao tiếp. Kiểu quan hệ này rất cần thiết cho cuộc sống cũng nhƣ cho công việc bất kể đó là công việc gì. Đây là loại ngƣời rất cần cho các loại nhóm, tạo cho nhóm có sự đoàn kết, thúc đẩy nhóm phát triển ở mức độ cao. Ngƣợc lại các em nam sinh viên có tính hòa thuận kém hơn, hay tranh cãi hơn, hay lý sự hơn, và đặc biệt thƣờng tìm cách chứng tỏ

62

bản thân, vì vậy sự hòa thuận trong nhóm bị giảm sút. Các em nam sinh viên cần phải cân bằng, điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trƣờng xung quanh.

Nhận xét: sự khác biệt trong kiểu quan hệ liên nhân cách rất đặc trƣng cho giới tính và

nó có thể bù trừ cho nhau nếu trong nhóm số lƣợng nam nữ tƣơng đƣơng. Tuy nhiên cả giới nam và nữ cần phải điều chỉnh quan hệ liên nhân cách cho phù hợp với xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 64 - 66)