Kiểu quan hệ liên nhân cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 26 - 31)

7- PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

1.2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách

Giới thiệu cấu trúc các mối quan hệ tạo ra một kết quả quan trọng đối với tâm lí học xã hội. Đối với mỗi một ngƣời, khi tham gia các mối quan hệ liên nhân cách, các mối quan hệ này có thể biểu hiện mang tính thống nhất. Trong thực tế, bất kể đó là mối quan hệ nào thực ra suy cho đến cùng, dạng quan hệ xã hội này hay khác đều có nội dung của các quan hệ liên nhân cách. Nghĩa là hoạt động xã hội đã đƣợc xác định, nhƣng nội dung, đặc biệt là bản chất của chúng còn nhiều bí ẩn. Bình thƣờng con ngƣời

23

không chú ý tới quá trình quan hệ liên nhân cách mà chỉ chú ý quá trình vận hành quan hệ xã hội, trong đó mọi ngƣời trao đổi ý tƣởng cho nhau và ý thức đƣợc mối quan hệ này. Sự ý thức này không xảy ra thƣờng xuyên tới mức họ nghĩ rằng họ đang tham gia vào mối quan hệ liên nhân cách. Vào những thời điểm riêng biệt của mối quan hệ xã hội, những con ngƣời đang vận hành quan hệ xã hội lại thể hiện mình nhƣ là chủ thể các mối quan hệ liên nhân cách và quan hệ lẫn nhau: ai đƣợc tri giác nhƣ là con rắn độc của chủ nghĩa tƣ bản, ai đƣợc tri giác nhƣ một nhà buôn khôn lỏi v.v… Đối với lĩnh vực tâm lí học xã hội vẫn chƣa có sự phân tích về mặt lí luận một cách chuyên sâu và vấn đề chính ở chỗ đó. Chính vì vậy, động cơ của hành vi thƣờng chỉ đƣợc giải thích bề mặt bằng bức tranh mối quan hệ, chứ không giải thích bên trong. Tất cả trở nên phức tạp hơn khi mối quan hệ liên nhân cách chính là thực tiễn của các mối quan hệ xã hội. Mác đã viết rằng, chính mối quan hệ mang bản sắc cá nhân của cá thể giữa ngƣời với ngƣời, mối quan hệ lẫn nhau của họ với tƣ cách là một cá thể đã hàng ngày tạo và xây dựng nên mối quan hệ cơ bản. Trong thực tế, mọi ngƣời gia nhập vào tất cả các nhóm hoạt động với hai tƣ cách: nhƣ là những ngƣời thực hiện vai xã hội không bản sắc và với tƣ cách là một nhân cách mang bản sắc cá nhân và đơn nhất. Điều này là cơ sở để đƣa "khái niệm vai liên nhân cách" nhƣ là sự ghi nhận vị thế của con ngƣời trong hệ thống của các mối liên kết nhóm, không phải trên cơ sở vị trí khách quan của nhân cách mà dựa vào vị trí đƣợc xuất hiện một cách đặc biệt, trên cơ sở những đặc điểm tâm lí của nhân cách. Ví dụ có những vai liên nhân cách rõ nhƣ ban ngày trong cuộc sống thƣờng ngày đƣợc một số ngƣời trong nhóm nói rằng, đó là "anh chàng ruột để ngoài da", loại "bất chấp tất cả để đạt đƣợc danh vọng" v.v… Việc phát hiện các nét của nhân cách trong kiểu thực hiện vai xã hội sẽ tạo ra các phản ứng trả lời của các thành viên khác trong nhóm. Tóm lại, trong nhóm xuất hiện sự thống nhất của mối quan hệ liên nhân cách.

Theo tâm lí học mác xít, bản chất của mối quan hệ liên nhân cách về cơ bản khác hẳn mối quan hệ xã hội: nét quan trọng mang tính đặc thù của nó đó là nền tảng cảm xúc. Chính vì vậy, mối quan hệ liên nhân cách có thể đƣợc xem nhƣ là một nhân tố tạo nên bầu không khí tâm lí của nhóm. Cơ sở cảm xúc của quan hệ liên nhân cách, nghĩa là các mối quan hệ này xuất hiện và hình thành dựa trên một số cảm xúc xác định, đƣợc nảy sinh ở con ngƣời khi có mối quan hệ lẫn nhau. Ngành tâm lí học Xô Viết đã

24

chia ra ba loại hay ba mức độ biểu hiện cảm xúc: xúc động, cảm động và tình cảm. Tuy nhiên, trong tâm lí học, các thuật ngữ trên không đƣợc sử dụng trong ý chặt chẽ của nó. Trong thực tế tập hợp các loại cảm xúc trên là vô hạn. Tuy nhiên, có thể phân ra thành hai nhóm lớn:

-Nhóm thứ nhất: đó là những ngƣời gần gũi nhau, cảm xúc của họ đƣợc liên kết lại.

Họ gia nhập một cách tự nguyện trong từng trƣờng hợp của mối quan hệ. Trong mối quan hệ với ngƣời khác, họ luôn sẩn sàng hợp tác, cùng tham gia hoạt động....

-Nhóm thứ hai: cảm xúc của họ phân tán khắp nơi, họ là ngƣời không thể chấp nhận

đƣợc, là con ngƣời khó chịu trong quan hệ với ngƣời khác. Họ không hề mong muốn hợp tác... và cƣờng độ các cảm xúc của họ sẽ khác nhau.

Mức độ cụ thể của sự phát triển cảm xúc không thể nào là vô hạn đối với hoạt động của nhóm. Việc mô tả, phân tích các mối quan hệ liên nhân cách không thể đƣợc coi là đầy đủ đối với đặc tính của nhóm: trên thực tế, các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời không chỉ đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp xúc cảm xúc một cách trực tiếp, bản thân hoạt động đã qui định một loạt các quan hệ khác, đƣợc hình thành gián tiếp thông qua nó.

Các nhà tâm lí học Phƣơng Tây có cách tiếp cận khái niệm quan hệ liên nhân cách khác với các nhà tâm lí học Xô Viết trƣớc đây. Cũng nhƣ các nhà tâm lí học Xô Viết họ đồng quan điểm cho rằng quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thể hiện vai của mình, các chủ thể bao giờ cũng mang trong mình cá tình mang tính đơn nhất, không lặp lại ở ngƣời thứ hai. Chính vì vậy cho dù ở vai nào, vị trí và chức năng nào. Ở họ vẫn nổi trội kiểu quan hệ liên nhân cách rất đặc trƣng cho chính họ, vì vậy khi ở các nhóm khác nhau với các vị trí chức năng khác nhau nhƣng những nhận xét về con ngƣời cụ thể đó của những ngƣời khác nhau sẽ trùng khớp nhau.

- Mỗi con ngƣời là một cá tính với những đặc điểm tâm lí khác nhau, có các kiểu quan hệ liên nhân cách khác nhau đƣợc hình thành do các quá trình xã hội hóa khác nhau, trên cơ sở đó họ sẽ hình thành cái tôi rất khác nhau trong nhóm.

Chính những yếu tố này xác định những ấn tƣợng chung về con ngƣời trong quá trình tri giác liên nhân cách. Trong vô số các tập hợp quan trong khi phân tích kiểu hành vi của các hành vi liên nhân cách trong nhóm các nhà tâm lí học đã có thể phân chia các kiểu quan hệ liên nhân cách trội hơn khi có sự tác động lẫn nhau trong nhóm. Chính

25

kiểu quan hệ liên nhân cách này làm cho các cá nhân khác nhau khi giữ các vai khác nhau đều mang trong mình bản sắc riêng làm cho quan hệ xã hội không bản sắc đã đƣợc phủ lên lớp sơn cá tính của cá nhân.

Khi nghiên cứu các mối quan hệ liên nhân cách, các tác giả khác nhau sẽ có cách phân các kiểu quan hệ liên nhân cách sau:

- Khống chế - bị lệ thuộc. - Hữu nghị - gây hấn. - Dễ gần - xa cách

- Tiếp nhận sự đấu tranh - lảng tránh sự đấu tranh.

Theo Liri nhà tâm lí học xã hội ngƣời Mỹ đã chia các kiểu quan hệ liên nhân cách với các đặc tính nhƣ sau:

Kiểu quyền uy: Tính cách của xƣớng ngôn viên, ngƣời hống hách chuyên quyền

(chuyên chế), kiểu nhân cách mạnh mẽ, thích đứng đầu trong các hoạt động nhóm, khuyên bảo (dạy bảo) tất cả, giáo huấn (huấn thị) tất cả, khao khát tất cả phải dựa vào ý kiến của mình. Không biết tiếp nhận lời khuyên của ngƣời khác. Mọi ngƣời xung quanh ghi nhận quyền lực này nhƣng không thừa nhận nó.

- Ích kỷ: Mong muốn ở trên mọi ngƣời, mình luôn là nhất trong khi đó muốn tách ra

khỏi mọi ngƣời xung quanh, tự phụ say mê chính mình, là ngƣời chi li, ngƣời không phụ thuốc, ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình.

Chuyển những khó khăn sang những ngƣời xung quanh, bản thân tỏ thái độ với khó khăn một cách ghẻ lạnh, là ngƣời tự kiêu, hài lòng với bản thân, tính hay khoe khoang.

- Gây hấn: Khắc nghiệt, tàn nhẫn, có tính thù địch trong mối quan hệ với những

ngƣời xung quanh, tàn nhẫn, gay gắt, cục cằn, thô bạo, tính công kích, có thể dẫn đến hành vi chống xã hội.

Nếu điểm thấp hơn, là ngƣời yêu cầu cao, thẳng tính, cởi mở, nghiêm khắc, mạnh mẽ, chặt chẽ khắt khe trong việc đánh giá những ngƣời xung quanh. Là ngƣời không khoan nhƣợng, có khuynh hƣớng kết tội tất cả. Là ngƣời hay giễu cợt, mỉa mai, là ngƣời dễ tức giận.

26

- Đa nghi: Lạnh nhạt (xa cách) trong mối quan hệ với thế giới (hung dữ) tàn ác và

nhiều kẻ thù. Là ngƣời đa nghi, hay giận, dễ bị mếch lòng có khuynh hƣơng nghi ngờ tất cả hay thù oán, hay để bụng, thƣờng xuyên phàn nàn mọi điều.

Nếu điểm thấp, là ngƣời hay phê bình, thể nghiệm những khó khăn.Vì tính đa nghi và sợ hãi các mối quan hệ xấu, là ngƣời khép kín, hoài nghi, tuyệt vọng chán mọi ngƣời, là ngƣời kín đáo, tính tiêu cực thể hiện trong tính gây hấn bằng lời (thù địch bằng lời).

- Lệ thuộc: Ngoan ngoãn, dễ bảo, có khuynh hƣớng lệ thuộc, nhu nhƣợc, có khuynh

hƣớng nhƣờng nhịn mọi ngƣời tất cả. Thƣờng xuyên đặt mình vào vị trí cuối cùng, lên án bản thân, gán lỗi cho mình, là ngƣời thụ động, có khuynh hƣớng tìm điểm tựa ở những ngƣời mạnh hơn.

Nếu điểm số thấp là ngƣời nhã nhặn, rụt rè, nhút nhát, hay nhƣợng bộ, thận trọng, ngƣời cảm xúc. Có khả năng bị chinh phục, không có ý kiến riêng của mình, nghe lời và thực hiện trácch nhiệm một cách nghiêm túc.

- Phụ thuộc: Không tin vào bản thân, ám ảnh sự sợ hãi và nguy hiểm, lo lắng do bất

cứ nguyên nhân nào. Chính vì vậy mà phụ thuộc vào nsƣời khác, phụ thuộc vào ý kiến của ngƣời khác. Loại ngƣời ngoan, dễ bảo, nhút nhát, bất lực yếu đuối, không biết biểu hiện sự phản kháng, thƣờng chân thành cho rằng tất cả mọi ngƣời đều đúng.

Điểm thấp, là ngƣời dịu dàng, chờ đợi sự giúp đỡ và lời khuyên, cả tin, có khuynh hƣớng khâm phục những ngƣời xung quanh, lịch thiệp.

- Hòa thuận: Lịch thiệp với tất cả. Định hƣớng vào việc tiếp nhận và khen ngợi xã

hội. Mong muốn thỏa mãn yêu cầu của ngƣời khác "trở thành ngƣời tốt" với tất cả mọi ngƣời không tính tới hoàn cảnh, thƣờng hƣớng tới mục đích của nhóm nhỏ. Biết phát triển cơ chế lấn át, là ngƣời cảm xúc.

Điểm thấp, có khuynh hƣớng đoàn kết, có sự hợp tác, mềm dẻo, biết thỏa hiệp khi giải quyết vấn đề và trong hoàn cảnh xung đột, có khuynh hƣớng đồng ý với ý kiến của những ngƣời xung quanh, ý thức, dẫn tới tính ƣớc lệ, tính nguyên tác, tính nội qui "là ngƣời tốt giọng" trong mối quan hệ với ngƣời khác. Là ngƣời chủ động, sáng kiến, nhiệt tình đạt đƣợc mục đích của nhóm, mong muốn giúp đỡ, cảm thấy mình là trung tâm của

27

sự chú ý, đáng đƣợc yêu và đƣợc thừa nhận, ngƣời cởi mở, là ngƣời đầm ấm và hữu nghị trong các mối quan hệ.

- Vị tha: thƣờng xuyên hy sinh những hứng thú của mình mong muốn giúp đỡ tất cả

ngƣời khác, thƣơng xót tất cả, thông cảm với tất cả. Hay bị ám ảnh bởi sự giúp đỡ của mình và tích cực quá đáng trong các mối quan hệ với ngƣời xung quanh. Vì ngƣời khác mà nhận trách nhiệm về mình một cách không thích hợp, là loại nhân cách kín đáo, là loại ngƣời mâu thuẫn.

Điểm thấp, là ngƣời trách nhiệm trong mối quan hệ với những ngƣời xung quanh, dịu dàng, hiền lành, nhân hậu, lịch sự. Có mối quan hệ cảm xúc với mọi ngƣời biểu hiện ở sự thƣơng xót, cảm tình, chăm sóc, an ủi, vuốt ve...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)