Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa nam và nữ sinh viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 48 - 52)

7- PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

2.1.2.1- Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa nam và nữ sinh viên

Bảng số 2: Sự khác nhau giữa kiểu nhân cách sinh viên theo giới

Số thứ

tự Tiêu chí

Kiểm nghiệm

F p

1 A: Hƣớng nội - Hƣớng ngoại 12.681 0.000

2 C: Cái tôi yếu - Cái tôi mạnh 3.670 0.058

3 G: Siêu tôi thấp - Siêu tôi cao 6.600 0.011

45

Nhìn vào bảng số 2 chúng ta nhận thấy yếu tố A "hƣớng nội-hƣớng ngoại” điểm trung bình của nam thấp hơn so với điểm trung bình của nữ. Sự thấp hơn này là có ý nghĩa (F= 12.681; P = 0.000). Kết quả này cho thấy các em nam sinh viên sƣ phạm thể hiện hƣớng nội hơn các em nữ, vì vậy trong nhân cách của mình các em nam biểu hiện tính kiên định hơn, vững chắc hơn, khó lay chuyển hơn trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống, đồng thời thể hiện tính lạnh lùng, đôi khi thô bạo. Tính kiên định là một phẩm chất cần thiết của các em nam sinh viên. Nhân cách con ngƣời là một thể thống nhất, thƣờng sự kiên định cũng đi kèm theo sự "lạnh", thẳng hay nói một cách khác nó mang nặng yếu tố lý tính nhiều hơn. Trong cuộc sống, cái lý thƣờng phải đi kèm theo với tình. Nhƣ vậy nam sinh viên sƣ phạm cần phải đạt đƣợc sự hoàn thiện nhân cách đó là bổ sung sự mềm dẻo và linh hoạt, nó cần phải đƣợc rèn luyện theo năm tháng trong môi ƣƣờng sƣ phạm. Hy vọng rằng, khi trở thành những ngƣời thấy giáo trong tƣơng lai các em sẽ mềm dẻo hơn trong cung cách ứng xử, xử lý các tình huống trong công việc và trong cuộc sống.

Một đặc điểm nổi trội ở các em nam sinh viên sƣ phạm đó là tính ƣa phê phán. Đó là sự biểu hiện của tính mạnh dạn, trung thực của nam sinh viên Đại học Sƣ phạm. Nhƣng kèm theo nó các em lại có tính bảo thủ, khăng khăng bảo vệ ý kiến của riêng mình. Do còn trẻ, tính "hiếu thắng" nên các em nam sinh viên thể hiện phẩm chất nhƣ vậy. Nhƣ đã biết khi xem xét nhân cách, ta không thể xem xét chúng một cách riêng lẻ mà xét chúng trong mối quan hệ với những nét khác. Chính vì vậy khi kết hợp nét tính cách này với nét tính cách khác có thể hình thành nên một kiểu nhân cách xấu, nhƣng khi kết hợp với nét tính cách khác nữa có thể lại hình thành nên một nhân cách tốt. Nếu tính phê phán biết kết hợp với tính mềm dẻo trong việc biết tiếp thu góp ý của những ngƣời xung quanh một cách thấu tình đạt lý, điều này sẽ rất tốt cho các em do kiểu nhân cách nhƣ vậy rất phù hợp với nghề thầy giáo.

Một nét khác nổi bật của các em nam sinh viên Đại học sƣ phạm đó là các em dễ nóng giận khó tính hơn so với các em nữ sinh viên. Đây cũng là đặc điểm riêng, đặc trƣng của giới tính. Đƣợc kế thừa từ một nền văn hóa phƣơng đông, ngƣời nam Việt Nam thƣờng gia trƣởng hơn nhiều dù có đƣợc xã hội hóa ở những môi trƣờng khác sau này tính cách mang tính truyền thống vẫn rõ nét. Sự khó tính, gia trƣởng, cáu kỉnh ở

46

phái nam rõ hơn so với phái nữ tại Việt Nam cũng là một nét đặc trƣng của tính cách dân tộc. Xét về nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm, nét nổi trội hơn so với nam sinh viên đó là tính cách hiền lành, vô tƣ. Nét tính cách này rất đặc trƣng cho giới nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm còn có tính cách giàu lòng nhân hậu, tính cả tin, dễ bị chi phối. Tính dễ bị chi phối là kết quả của một con ngƣời thiếu kiên định, thiếu phẩm chất của ý chí, nhƣng đây là một nét đác trƣng của truyền thống phụ nữ Việt Nam. Nét tính cách này không còn phù hợp với thời đại công nghiệp hóa đất nuớc. Bất cứ nét tính cách nào cũng vậy, trong quá trình biểu thị thái độ trong hiện thực khách quan cũng phải cần có sự điều chỉnh cần thiết và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, môi trƣờng sẽ phát huy hết tác dụng của chúng. Nếu chúng ta không có khả năng điều chỉnh thì mặc dù nó có thể tốt trong trƣờng hợp này nhƣng nó sẽ bị phản tác dụng khi ở hoàn cảnh khác. Theo năm tháng, các em nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm sẽ rèn luyện tiếp theo các phẩm chất của nhân cách, hoàn thiện chúng trong môi trƣờng sƣ phạm, với tƣ cách là ngƣời giáo viên chứ không phải là tƣ cách ngƣời sinh viên sƣ phạm. Một phẩm chất nổi trội của nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm so với các em nam sinh viên, đó là tính nhiệt tình, vui vẻ và dịu dàng. Đây là đặc điểm thể hiện giới tính. Trong nghề sƣ phạm nên có sự cân bằng giữa nam và nữ, không nên cho rằng nghề sƣ phạm chỉ dành cho phái yếu. Hơn nữa, trong giáo dục có phần giáo dục giới tính, giới của giáo viên cũng góp phần ảnh hƣởng tới giới của học sinh trong quá trình giáo dục. Học sinh của chúng ta trong nhà trƣờng bao gồm cả các em nam và nữ, nếu trong trƣờng sƣ phạm đa phần là nữ, thậm chí trong trƣờng tiểu học và mầm non toàn là nữ sẽ dẫn đến việc nữ tính hóa trong quá tình giáo dục. Giới nam và nữ sẽ có những nét tính cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình dạy và giáo dục học sinh.

Đối với nam sinh viên, từ bảng kết quả nghiên cứu [bảng 2 ] chúng ta thấy có sự khác biệt giữa nam sinh viên và nữ sinh viên về kiểu nhân cách "cái tôi mạnh- cái tôi yếu" sự khác biệt này có ý nghĩa (F = 3.670; p = 0.050) cho phép ta thấy tính cách của nam sinh viên Đại học Sƣ phạm mạnh mẽ, có tính quyết đoán và là loại ngƣời nghiêm khắc về mặt tình cảm. Các em đã tƣơng đối chững chạc, có lƣơng tâm, có trách nhiệm, biết tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội. Kết quả nghiên cứu cho phép kết

47

luận nam sinh viên Đại học Sƣ phạm có những phẩm chất ý chí phát triển ở mức độ cao, điều này đã giúp các em hình thành một số phẩm chất cần thiết. Các phẩm chất tâm lý có đƣợc hoàn thiện hay không phụ thuộc vào ý chí của con ngƣời, một con ngƣời hoàn thiện về nhân cách của mình là con ngƣời có ý chí cao, thiếu ý chí con ngƣời sẽ tỏ ra bạc nhƣợc, mặc dù có thể là những con ngƣời đã nhận thức đƣợc vấn đề tốt xấu nhƣng không vƣợt qua đƣợc những trở ngại khó khăn phấn đấu để nhân cách càng hoàn thiện hơn. Nhân cách con ngƣời đƣợc biểu hiện thông qua hành động và hoạt động chứ không phải thông qua lời nói. Với một xã hội ngày càng yêu cầu cao về các phẩm chất tƣơng ứng với từng ngành, từng nghề, phẩm chất ý chí không thể thiếu đƣợc để rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu của công việc.

Kiểu nhân cách nổi trội tiếp theo của nam sinh viên Đại học Sƣ phạm đó là kiểu "siêu tôi thấp- siêu tôi cao". Các em nam sinh viên có đƣợc lòng tin của mọi ngƣời, biết giữ lời hứa, có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm. Đây là phẩm chất rất cần thiết cho nghề sƣ phạm, vì muốn dạy và giáo dục học sinh ngƣời thầy phải đƣợc các em tin yêu và mến phục, nếu mất niềm tin sẽ mất tất cả. Ngoài ra, để ngƣời khác tin cậy cũng cần có sự vững chãi chắc chắn trong công việc trong cuộc sống để mọi ngƣời có cơ sở đặt niềm tin vào mình và cần phải thƣờng xuyên hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. Chúng ta chỉ tin vào những ngƣời luôn hoàn thành công việc đƣợc giao chứ không thể tin và không dám tin vào những ngƣời làm đâu hỏng đó. Để có thể có đƣợc lòng tin đối với ngƣời khác, ngoài khả năng của bản thân giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn đòi hỏi lƣơng tâm và trách nhiệm. Thực sự đây là những phẩm chất quan trọng của con ngƣơi trong thời đại mới.

Kiểu nhân cách nổi trội cuối cùng của nam sinh viên Đại học Sƣ phạm, đó là "không cƣơng quyết- can đảm", ( F = 5.727; p = 0.017) nam sinh viên biết tuân theo những phẩm chất đạo đức. Là những thầy giáo tƣơng lai các em biết rèn luyện mình để sau này trở thành ngƣời thầy giáo theo đúng nghĩa của nó. Mặc dù trong thời buổi kinh tế thị trƣờng hiện nay, đạo đức đang bị xuống cấp nghiêm trọng nhƣng các em vẫn giữ đƣợc mình, khônh những vậy còn tự rèn luyên bản thân tốt hơn để tránh khỏi bị sa ngã.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các em nam sinh viên sƣ phạm có sự nổi trội hơn về phẩm chất ý chí. Đây cũng là phẩm chất đặc trƣng cho nam so với nữ giới. Đối

48

với sinh viên nữ Đại học Sƣ phạm có điểm số thấp hơn (có ý nghĩa) so với nam sinh viên Đại học Sƣ phạm. Điều này cho thấy phẩm chất ý chí của các bạn nữ sinh viên thấp hơn đã kéo theo các phẩm chất khác của các em cũng thấp theo vì để có đƣợc những phẩm chất nhƣ các bạn nam sinh viên, các bạn nữ sinh viên phải có sự nỗ lực ý chí hơn nữa.

Nam sinh viên tháo vát, nhanh nhẹn, dũng cảm hơn nữ sinh viên. Tuy nhiên ở các em nam lại có nhƣợc điểm là kém tính nhạy cảm. Trong khí đó các bạn nữ sinh viên Đại học sƣ phạm lại có đặc điểm ngƣợng ngùng, e lệ và thiếu cƣơng quyết. Các em thƣờng dè dặt hơn, lo sợ hơn và thận trọng hơn trƣớc khi quyết định làm một điều gì đó. Sự khác biệt rõ nét giữa nam và nữ (khác biệt mang tính trái ngƣợc nhau) trong một chừng mực nào đó lại bù trừ cho nhau trong công việc. Ví dụ tháo vát dũng cảm là cần thiết nhƣng đôi lúc lại tỏ ra hơi liều mạng và thiếu thận trọng nhƣ vậy phải có loại ngƣời thứ hai dè dặt, thận trọng bù đắp lại những thiếu sót. Nếu cả hai giới sinh viên biết phối hợp nhịp nhàng trong công việc, tận dụng thế mạnh của mỗi bên sẽ giúp các em dễ dàng thành công trong công việc vì các em để có một môi trƣờng làm việc chung, đó là trƣờng học với đàn học sinh thân yêu.

Nhận xét:Sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa nam và nữ sinh viên rất đặc trƣng cho

giới tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)