Sự khác biệt và bầu không khí tâm lý giữa các khối sinh viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 75)

7- PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

2.3.2.3-Sự khác biệt và bầu không khí tâm lý giữa các khối sinh viên

Kết quả nghiên cứu từ bảng số 11 cho ta thấy cảm xúc tích cực đối với lớp của mình có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên khối ngoại ngữ và khối tự nhiên (MD= - 0.128; P = 0.031). Nhƣ vậy số sinh viên khối tự nhiên có cảm xúc tích cực đối với nhóm nhiều hơn so với sinh viên khối ngoại ngữ. Không chỉ có vậy, sinh viên khối tự nhiên có cảm xúc dễ chịu với nhóm nhiều hơn, cao hơn sinh viên khoa xã hội (MD = - 0.136; P =

72

0.023). Nói một cách khác sinh viên khối tự nhiên hài lòng với nhóm của mình hơn so với sinh viên khối xã hội và khối ngoại ngữ.

Sinh viên khối xã hội mong muốn gặp bạn bè khi có dịp, trong khi đó khối tự nhiên lại ngƣợc lại, sống khép kín hơn.

Bảng số 11: Sự khác biệt về bầu không khí tâm lý giữa các khối sinh viên

Tiêu chí J I MD = I - J Ngoại ngữ Tự nhiên I MD P MD P Cảm xúc tích cực Xã hội -0.128 0.031 -0.136 0.023 Gặp gỡ tích cực Xã hội 0.1143 0.050

Không hiểu biết nhau

Ngoại ngữ 0.137 0.024

Một sự khác biệt cuối cùng có ý nghĩa là sự khác biệt về mức độ hiểu biết các thành viên trong nhóm giữa khối ngoại ngữ và tự nhiên (MD = 0.13; P = 0.24). Sinh viên khối ngoại ngữ có nhiều ngƣời không hiểu bạn bè hơn sinh viên khối tự nhiên.

Nhận xét: Sinh viên khối tự nhiên có bầu không khí tâm lý tốt hơn, tích cực hơn, cảm

xúc dƣơng tính nhiều hơn, hiểu các thành viên trong nhóm hơn so với những khối còn lại. Nhƣ vậy, sinh viên khối tự nhiên nhìn nhận vấn đề xã hội đơn giản hơn, các mối quan hệ xã hội hẹp và khi vận hành đơn giản hơn, con ngƣời ít cá tính về xã hội hơn. Điều này làm cho tập thể khối tự nhiên dƣờng nhƣ đơn giản hơn, tốt hơn, tích cực hơn, dễ chịu hơn so với các khối khác.

2.4- Ảnh hưởng kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lí nhóm sinh viên

2.4.1- Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khi tâm lí nhóm sinh viên

Từ kết quả nghiên cứu bảng 12 ta thấy nếu sinh viên có kiểu nhân cách hƣớng ngoại ƣa giao thiệp rộng, dễ thích nghi, nhiệt tình vui vẻ sẽ tạo ra trong nhóm bầu không khí tâm lý tích cực với R = - 0.16; P = 0.029 (mức độ có ý nghĩa, xem bảng 12). Nhƣ vậy nếu trong nhóm nhiều ngƣời có tính hoạt náo, vui vẻ, nhân hậu, có khả năng sẵn sàng hợp tác sẽ tạo ra trong nhóm một bầu không khí tâm lý tích cực. Với yếu tố B đó là kiểu "trí tuệ thấp - trí tuệ cao". Kết quả cho thấy nhóm sinh viên nào có nhiều thành viên có trí tuệ cao, có khả năng tập chung tƣ tƣởng, sáng dạ, biết cách giải quyết nhanh các vấn đề của nhóm, sẽ tạo ra trong nhóm sự phấn khởi, dễ chịu,

73

phấn khích trong quá trình hoạt động cùng nhau. Do đạt đƣợc kết quả cao tron" việc dùng sự hiểu biết của mình giải quyết các vấn đề phức tạp của nhóm sẽ giúp các thành viên trong nhóm phấn khởi, hào hứng, đoàn kết và gần gũi nhau hơn. Từ bảng 14 ta thấy có sự tƣơng quan rõ nét với R = 0.118; P = 0.015. Ngƣợc lại, nếu trong nhóm có những thành viên thụ động, giải quyết công việc thiếu tri thức, thiếu sự sáng tạo, không có tính quyết đoán đối với các hoạt động trong nhóm khi cùng làm việc, kết quả hoạt động không đạt hiệu quả sẽ tạo ra cảm xúc âm tính trong nhóm. Bầu không khí tâm lý là kết quả của những hoạt động cùng nhau trong nhóm. Nếu kết quả hoạt động cùng nhau đạt chất lƣợng cao nhờ hoạt động trí tuệ, bầu không khí tâm lý tạo đƣợc sẽ là tích cực, ngƣợc lại do không có ngƣời trong nhóm có năng lực giải quyết hiệu quả công việc, bầu không khí trong nhóm sẽ dễ trở thành bầu không khí tâm lý tiêu cực.

Bảng số 12: Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khí tâm lí sinh viên

Tiêu chí Hƣớng nội hƣớng ngoại Cái tôi "yếu-mạnh" Phục tùng quyền uy R P R P R P Cảm xúc tích cực - 0.16 0.029 0.147 0.002 Cảm xúc không xác định - 0.107 0.028 Cảm xúc tiêu cực - 0.126 0.010 0.142 0.03 Gặp gỡ tích cực 0.152 0.002 - 0.101 0.098 Găp gỡ không xác định - 0.098 0.045 Găp gỡ tiêu cực - 0.118 0016

Hiểu biết nhau 0.150 0.002

Hiểu biết không xác định - 0.108 0.027

Không hiểu biết nhau - 0.113 0.021

Yếu tố tiếp theo ảnh hƣởng tới bầu không khí trong nhóm đó là yếu tố C với kiểu nhân cách "cái tôi yếu - cái tôi mạnh". Nhìn bảng 12 ta thấy với R = 0.147; P = 0.002, nhƣ vậy cái tôi càng mạnh thì cảm xúc của các thành viên trong nhóm càng cao. Đây là những ngƣời có cảm xúc mạnh, bền vững, nhƣng biết kiềm chế cảm xúc của mình, bản thân tỉnh táo nhìn nhận sự việc không nóng vội, vì vậy đã ảnh hƣởng tới việc hình thành xúc cảm tích cực trong nhóm, tạo ra tâm trạng thoải mái. Ngƣợc lại những ngƣời có cái tôi yếu cảm xúc tiêu cực thất thƣờng hay phiền muộn, cau có, hay thay đổi, sẽ ảnh hƣởng tới bầu không khí nhóm, dẫn đến việc hình thành bầu không khí tiêu cực trong nhóm (R= - 0.126; P = 0.010). Kết quả nghiên cứu cho thấy rất rõ kiểu nhân cách mạnh

74

mẽ dứt khoát rõ ràng sẽ rất có lợi cho nhóm, làm cho các thành viên trong nhóm vui vẻ phấn khởi, tạo điều kiện tốt cho các thành viên trong nhóm cùng tham gia hoạt động với nhau một cách tích cực.

Ảnh hƣởng của những ngƣời có "cái tôi" mạnh mẽ, bền vững còn thể hiện ở chỗ không những chỉ tạo ra cảm xúc tích cực trong nhóm mà còn giúp cho họ hiểu đƣợc những phẩm chất của các thành viên trong nhóm không chỉ về công việc mà cả những phẩm chất cá nhân (với R = 0.150; P = 0.002). Nhờ có cách nhìn nhận các vấn đề một cách bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, không chụp mũ một cách vội vàng, sáng suốt trong đánh giá mà kiểu nhân cách này đã giúp cho các em sinh viên hiểu bạn bè trong lớp của mình một cách thấu đáo, trên cơ sở đó sẽ biết cách ứng xử phù hợp trong những tình huống khác nhau, trong công việc, trong hoạt động chung của cả nhóm.

Khi phân tích yếu tố E đặc trƣng cho kiểu nhân cách "quyền lực và phục tùng", kết quả nghiên cứu chỉ ra sự tƣơng quan nghịch giữa kiểu nhân cách này với sự mong muốn gặp bạn bè trong lớp (R = - 0.101; P = 0.038). Nhƣ vậy, em nào có kiểu nhân cách thích quyền uy, bƣớng bỉnh, hay gây sự sẽ ảnh hƣởng tới sự tƣơng tác trong nhóm. Các thành viên sẽ trong lớp không muốn gặp gỡ nhau khi có dịp nếu trong nhóm có quá nhiều ngƣời trong giao tiếp thiếu sự hòa đồng mà luôn mong muốn ở trên mọi ngƣời vì những ngƣời này đã tạo ra cảm xúc âm tính cho các bạn cùng lớp, đó là ngƣời có kiểu hay thù oán, hay để bụng, đòi ngƣời khác khâm phục mình, nó sẽ tạo ra cảm xúc âm tính ở các bạn trong cùng nhóm (R = 0.14; P = 0.03). Chính vì những lý do này mà các bạn không muốn tiếp xúc với những thành viên trong nhóm vì sự xuất hiện của họ sẽ làm bầu không khí của nhóm lập tức trùng xuống, không thể vui vẻ dù là sự gƣợng gạo, đây là nguyên nhân đã dẫn đến kết quả nghiên cứu ở trên.

Yếu tố đƣợc tiếp theo (yếu tố F) đặc trƣng cho kiểu nhân cách lo lắng - vô tƣ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu nhóm nào có nhiều sinh viên có kiểu nhân cách vô tƣ với đặc tính lƣỡng lự, không có tính dứt khoát nên khi đƣợc hỏi nếu có dịp gặp các bạn trong lớp thì có muốn gặp không? Câu trả lời của họ cũng thiếu tính dứt khoát với (R = - 0.115; P = 0.19) và cũng chính những em đó cũng không xác định bản thân có hiểu bạn cùng lớp hay không (R = 0.104; P = 0.033).

75

Với kiểu nhân cách lo lắng nổi trội hơn thì các em sinh viên càng hiểu bạn bè trong nhóm (R= -0.112; P= 0.021) hơn so với kiểu vô tƣ.

Bảng số 13: Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khí tâm lí sinh viên

Tiêu chí Lo lắng - vô tƣ Không cƣơng quyết - Can đảm Kém nhạy cảm Nhay cảm cao R P R P R P Cảm xúc tiêu cực - 0.106 0.030 Găp gỡ tích cực - 0.160 0.001 Găp gỡ không xác định - 0.115 0.019 Găp gỡ tiêu cực 0.173 0.000 Hiểu biết 0.105 0.031 - 0.151 0.002 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiểu biết không xác định 0.104 0.033

Không hiểu biết - 0.112 0.021 - 0.182 0.000 0.282 0.000

Trong bảng kết quả nghiên cứu, yếu tố H đƣợc đặc trứng cho kiểu nhân cách "không cƣơng quyết - can đảm". Từ bảng 13 kết quả nghiên cứu cho ta thấy có sự tƣơng quan nghịch giữa kiểu nhân cách "không cƣơng quyết - can đảm" với xúc cảm tiêu cực trong nhóm (R = - 0.106; P = 0.30). Ở đây, con số có ý nghĩa cho phép ta nhận xét, sinh viên nào càng can đảm, ƣa giao thiệp rộng thƣờng ảnh hƣởng tới việc hình thành cảm xúc tích cực trong nhóm. Trong một tập thể cùng nhau hoạt động vì một mục đích nào đấy, nếu tình huống có vấn đề xảy ra, điều quan trọng phải quyết đoán trong giải quyết, không đƣợc phép giải quyết một cách nửa vời, thiếu quyết tâm. Nhiều ngƣời cũng đã cho rằng cách giải quyết nửa vời là cách xử lý êm thấm, dung hòa nhƣng thực sự nguy hiểm vì với cách giải quyết đó thƣờng có cảm tƣởng ai cũng nhận đƣợc một chút thỏa đáng nhƣng thực chất lại khoét thêm mâu thuẫn, vì mọi ngƣời trong nhóm mong muốn giải quyết vấn đề đúng sai thật minh bạch. Ngƣợc lại, nếu tìm mọi cách xoa dịu mọi ngƣời sẽ góp phần hình thành cảm xúc tiêu cực trong nhóm. Cảm xúc âm tính đó không mất đi theo thời gian mà nó âm ỉ tới một lúc nào đó đủ sức bùng phát rất mạnh gây hậu quả cho hoạt động và sự phát triển chung của nhóm.

Cùng là yếu tố H nhƣng nếu là ngƣời can đảm, dứt khoát, dũng cảm trong việc giải quyết các tình huống, họ sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn thông qua hoạt động của mình (R = 0.10; P = 0.31). Ngƣợc lại ngƣời nào có kiểu tính cách thiếu sự dứt khoát trong cách giải quyết sự việc, họ trở thành ngƣời khó hiểu đối với các

76

bạn trong nhóm, đó là ngƣời thiếu tính thống nhất, vì vậy khó dự đoán đƣợc cung cách ứng xử của họ trong các tình huống (R = -0.182; p = 0.000)

Kiểu nhân cách "kém nhạy cảm- nhạy cảm cao" đƣợc đặc trƣng bởi yếu tố L thể hiện trong bảng kết quả nghiên cứu. Sinh viên nào có kiểu nhân cách "cả tin" sẽ có các nét nhân cách dễ thông cảm, chịu đựng, ít để ý đến nhận xét, góp ý. Kết quả nghiên cứu cho thấy (R= 0.160; p= 0.001). Họ là ngƣời muốn gặp bạn bè khi có dịp và ngƣợc lại do đó họ là những ngƣời tạo ra bầu không khí tích cực cho nhóm hoặc ít nhất họ cũng còn muốn gặp mặt nhau khi có dịp. Ngƣợc lại nếu sinh viên nào có kiểu nhân cách hay "nghi ngờ", đó là ngƣời có những nét: chú ý tới thất bại, đợi ngƣời khác phải chịu trách nhiệm về sai lầm, kiểu ngƣời đó không ai muốn gặp bản thân họ cũng không muốn gặp mặt mọi ngƣời trong nhóm. ít gặp nhau, khó có thể tạo đƣợc bầu không khí tâm lý hòa thuận để nhóm phát triển (R= - 0173; P= 0.000).

Tuy nhiên, vẫn yếu tố L nếu ngƣời nào kém nhạy cảm sẽ dễ tin rằng mình hiểu ngƣời khác và ngƣời khác cũng hiểu mình, kết quả cho thấy R = -0.151; P= 0.002. Ngƣợc lại sinh viên nào nhạy cảm biểu hiện, nóng tính lại là ngƣời cẩn trọng hơn trong việc đánh giá về mức độ hiểu các bạn trong nhóm (R= 0.282; P = 0.000), các em tự đánh giá không hiểu các bạn trong nhóm. Chính vì vậy kết quả cho thấy có sự tƣơng quan thuận.

Bảng 14. Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khí tâm lý sinh viên

Tiêu chí Trí tụê "thấpcao" Tựtin - không tựtin Bảo thủ - Cấptiến

R P R P R P

Cảm xúc tích cực 0.118 0.015 0.129 0.008 Cảm xúc không xác

định 0.111 0.023

Găp gỡ tích cực - 0.097 0.046

Yếu tố có sự tƣơng quan nghịch tiếp theo là yếu tố O, đặc trứng cho kiểu nhân cách "tự tin -không tự tin", kết quả nghiên cứu cho thấy ngƣời nào càng có tự tin sẽ có đặc điểm yêu đời, vui vẻ, mạnh mẽ, không sợ hãi và là loại ngƣời ảnh hƣởng tới việc hình thành cảm xúc tích cực trong nhóm (R = 0.129; P = 0.008). Ngƣợc lại, sinh viên nào càng hay lo âu, thiếu tự tin sẽ tạo cơ sở hình thành cảm xúc tiêu cực trong nhóm. (R =

77

0.111; P=0.023). Nhƣ đã biết, ngƣời yêu đời, vui vẻ, tự tin thƣờng là ngƣời đi đến đâu cũng sẽ tạo ra sự phấn khích cho nhóm, ảnh hƣởng tích cực tới nhóm và làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy dễ gần nhau hơn, phấn khởi hơn, vui vẻ hơn dễ chịu hơn trong các hoạt động chung. Ngƣợc lại, loại ngƣời ƣu tƣ, hay lo lắng sẽ ảnh hƣởng tới cảm xúc của nhóm dƣới dạng tạo ra những cảm xúc tiêu cực chán chƣờng cho những ngƣời xung quanh, sẽ là những ngƣời không có lợi cho nhóm, đặc biệt trong tình huống gay go, phức tạp.

Yếu tố tiếp theo yếu tố O là yếu tố Q1, đặc trƣng cho kiểu nhân cách "bảo thủ - cấp tiến". Kết quả nghiên cứu cho ta thấy nếu sinh viên càng bảo thủ là loại ngƣời thích cái cũ, nghi kỵ những cái mới. Vì vậy ta có thể thấy ngƣời bảo thủ là ngƣời có xu hƣớng mong muốn gặp lại các bạn quen cũ khi có dịp (R = - 0.97; P = 0.46), và họ cũng là ngƣời không thích giao du gặp lại những ngƣời bạn bè mới. Loại ngƣời này sẽ để lại cả những mặt tích cực lẫn tiêu cực cho sự phát triển của nhóm.

Một yếu tố nữa tiếp theo đặc trƣng cho kiểu nhân cách "phụ thuộc nhóm - độc lập" là yếu tố Q2. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên càng phụ thuộc vào nhóm, tâm trạng họ càng phấn khởi (R = - 0.238; P = 0.000). Họ là những ngƣời cần đến nhóm và ngƣợc lại. Các em sinh viên nào có kiểu nhân cách phụ thuộc trội hơn sẽ càng có lợi cho bầu không khí tâm lý của nhóm hơn so với những em sinh viên có kiểu nhân cách độc lập. Sự tự chủ, nhanh trí, có thể chỉ huy, không cần sự giúp đỡ chƣa chắc có lợi cho bầu không khí tâm lý vì sự xuất hiện của họ có thể sẽ làm cho các thành viên trong nhóm ở tình trạng không xác định đƣợc cảm xúc của mình (R = 0.240; P = 0.000).

Cũng với yếu tố Q2 ta có thể nhận thấy, sinh viên có kiểu nhân cách càng phụ thuộc vào nhóm rất mong muốn gặp gỡ bạn bè khi có dịp (R = - 0.165; P = 0.001), trong khi đó sinh viên càng có kiểu nhân cách độc lập, tự chủ, nhanh trí, không cần sự giúp đỡ của nhóm thì càng lƣỡng lự (R = 0.104; P = 0.032), thậm chí không muốn gặp lại bạn bè khi có dịp (R= 0.136; P = 0.005). Nhƣ vậy tính độc lập cao dẫn tới việc gắn kết với nhóm thấp và sự gắn kết thấp này sẽ tạo ra trạng thái tình cảm tiêu cực, từ đó cho thấy, kiểu nhân cách này rõ ràng không có lợi cho nhóm và điều quan trọng là sinh viên phải biết điều chỉnh hành vi của bản thân. Không nên vì sự "giỏi giang" của mình mà quên đi mình là thành viên của nhóm.

78

Bảng số 14: Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khí tâm lí sinh viên

Tiêu chí Phụ thuộc độc lập Ý kiến riêng thấp Ý

kiến riêng cao

Căng thắng thấp Căng thẳng cao R P R P R P Cảm xúc tích cực - 0.238 0.000 0.121 0.013 Cảm xúc không xác định 0.210 0.00 _ Cảm xúc tiêu cực - 0.128 0.090 Găp gỡ tích cực - 0.165 0.001 0.097 0.048 Găp gỡ không xác định 0.104 0.032 - 0.115 0.019 Gặp gỡ tiêu cực 0.136 0.005

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 75)