Khái niệm quan hệ liên nhân cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 25 - 26)

7- PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

1.2.1-Khái niệm quan hệ liên nhân cách

Cần phải làm sáng tỏ bản chất và vị trí của quan hệ liên nhân cách trong cuộc sống và hoạt động của con ngƣời. Ngành tâm lí học đã đƣa ra một số quan điểm khác nhau về việc nên đặt quan hệ liên nhân cách vào chỗ nào trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Thỉnh thoảng mọi ngƣời nhìn nhận nó từ góc độ xem nó có quan hệ với các quan hệ xã hội không? hoặc nghĩ rằng nó đƣợc hình thành dựa trên cơ sở các quan hệ xã

22

hội. Ngƣợc lại, có tác giả xem quan hệ liên nhân cách là mức độ cao nhất so với các mối quan hệ khác. Ở trƣờng hợp khác, xem nó nhƣ là sự phản ánh các mối quan hệ trong ý thức. Cuối cùng chúng ta thấy rằng, (dựa vào ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu tâm lí) để đi đến kết luận, bản chất của mối quan hệ liên nhân cách - đó là loại quan hệ đặc biệt nó không xuất hiện bên ngoài, bên cạnh, bên trên hay bên dƣới v.v… của mối quan hệ xã hội mà nó đƣợc xuất hiện bên trong bất cứ dạng quan hệ xã hội nào. Có thể trình bày một cách đơn giản nhƣ sau: mối quan hệ liên nhân cách nhƣ là tiết diện phẳng của hệ thống các mối quan hệ xã hội. Những quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội v.v… rất đa dạng và phong phú đều phát hiện thấy trong tiết diện phẳng này các mối quan hệ liên nhân cách. Hiểu nhƣ vậy mọi cái trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn để từ đó có thể giải thích vì sao quan hệ liên nhân cách dƣờng nhƣ tác động trực tiếp lên nhân cách một cách rộng rãi, mang tính xã hội toàn diện. Xét cho đến cùng, quan hệ liên nhân cách đƣợc qui định bởi quan hệ xã hội mang tính khách quan.

Mối quan hệ liên nhân cách tồn tại bên trong các mối quan hệ xã hội rất đa dạng. Mối quan hệ liên nhân cách dƣờng nhƣ thực hiện các mối quan hệ không bản sắc trong các hoạt động cụ thể của con ngƣời, trong các cử chỉ, trong giao tiếp, trong sự tác động lẫn nhau. Cùng lúc, trong quá trình thực hiện các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời (trong đó có quan hệ xã hội), mối quan hệ liên nhân cách một lần nữa lại xảy ra. Có thể nói bằng cách khác, có những khoảnh khắc (ý chí đƣợc ý thức và do những mục đích đặc biệt của cá nhân) xuất hiện trong tế bào khách quan của các mối quan hệ xã hội. Chính tại đây, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ liên nhân cách va chạm nhau một cách trực tiếp. Vì vậy, trong tâm lí học xã hội, vấn đề này đƣợc đƣa ra có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 25 - 26)