Sự khác biệt về bầu không khí tâm lí theo giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 73 - 74)

7- PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

2.3.2.1-Sự khác biệt về bầu không khí tâm lí theo giới tính

Yếu tố cảm xúc tích cực, có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm nam sinh viên và nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm (F = 16.765; P = 0.000). Trong tập thể nhóm, tâm trạng dễ chịu đối với nhóm và tập thể lớp đối với các em nữ sinh viên cao hơn nhiều. Các em nữ sinh viên cảm thấy hài lòng trong tập thể lớp của mình nhiều hơn so với các em nam sinh viên. Sự khác biệt này có ý nghĩa. Ngƣợc lại với nữ, các bạn nam sinh viên lại ít hài lòng với tập thể lớp của mình. Một điều cần lƣu ý trong môi trƣờng sƣ phạm, nữ sinh viên bao giờ cũng đông hơn nam sinh viên, đặc biệt tại các khoa xã hội và ngoại ngữ.

Bảng số 9: Sự khác biệt về bầu không khí tâm lý của giới tính

Số thứ tự Tiêu chí Kiểm nghiệm

F P

1 Cảm xúc tích cƣc 16.765 0.000

2 Cảm xúc không xác định 18.246 0.000

3 Cảm xúc tiêu cƣc 12.433 0.000

4 Hiểu biết nhau 11.853 0.000

5 Hiểu biết không xác đinh 24.786 0.000

Tại các khoa tự nhiên số lƣợng các em nam sinh viên và nữ sinh viên xấp xỉ bằng nhau. Phải chăng các bạn nữ đã "lấn át" các bạn nam, trong các hoạt động chung, ngƣợc lại cảm xúc âm tính của các em nam sinh viên Đại học Sƣ phạm cao hơn ở mức độ có ý nghĩa (F= 16.765; P = 0.000) so với các em nữ sinh viên sƣ phạm. Các hoạt động chung của nhóm đã bị các sinh viên nữ chiếm sân quá nhiều nên nam sinh viên không

70

phát huy đƣợc vai trò giới của mình. Trong lớp học có quá đông nữ, nam sinh viên Đại học sƣ phạm có muốn chứng tỏ "đấng nam nhi" của mình cũng rất khó. Một ví dụ cho thấy trong lớp tiểu học có 70 sinh viên mà chỉ có 2 em nam sinh viên thì thực sực các em nam đã bị "lép vế", khó thắng nổi các em nữ có số lƣợng áp đảo, khó có thể thoải mái trong một lớp học, khi mà mọi phong trào trong lớp đều do giới nữ chủ xƣớng và điều khiển. Đây là một nguyên nhân đặc biệt dẫn đến kết quả các nam sinh viên cảm thấy cảm xúc trong lớp tiêu cực hơn so với nữ sinh viên Đại học Sƣ phạm.

Với yếu tố hiểu biết các thành viên trong nhóm, có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm nam sinh viên và nữ sinh viên (F= 11.853; P= 0.001). Khả năng hiểu biết của các bạn nam sinh viên trong lớp lại cao hơn nữ sinh viên, trong khi đó nữ sinh viên kém hiểu biết về các bạn cùng lớp hơn các bạn nam cùng lớp. Nhƣ vậy, nữ ồn ào náo nhiệt, thoái mái hơn trong lớp học đa phần là nữ, vì vậy sẽ bộc lộ bản thân rõ hơn và đƣợc nam sinh viên đứng ngoài "quan sát", nhận xét chính xác hơn so với nữ sinh viên. Ngƣợc lại, nữ sinh viên sƣ phạm mặc dù tham gia hoạt động nhiều hơn nhƣng lại kém khả năng quan sát, hơn nữa các bạn nam sinh viên sƣ phạm giữ vai trò thụ động hơn nên các phẩm chất tâm lí ít có cơ hội bộc lộ ra để ngƣời khác có thể "quan sát" đƣợc.

Nhận xét: Sinh viên nữ sƣ phạm hài lòng với nhóm hơn nam sinh viên trong khi đó

nam sinh viên lại hiểu các bạn cùng lớp tốt hơn nữ sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm (Trang 73 - 74)