Giã từ thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn đoạn tuyệt với danh hiệu "một nước lớn, nhưng không phải là một nước mạnh", giành được danh hiệu " một nước lớn, cũng là một nước vừa mạnh vừa giàu" mà cộng đồng quốc tế khen tặng.
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu: 4
Chương I : Khái quát về đất nước Trung Quốc 5
1.Giới thiệu chung: 5
2 Địa lý và khí hậu: 6
3 Con người: 7
4 Môi trường: 8
5 Chính phủ: 8
6 Kinh tế: 9
Chương II : Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa giai đoạn 1949-1978 10
1 Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi 10
2 Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 ) 11
2.1 Kinh tế 11
2.2 Chính trị: 11
3.Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay 12
Chương III : Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiến Bình(giai đoạm 1978-1991) 14
1 Quan điểm của phe phê phán ,ủng hộ tưởng Mao 14
2 Thành công của cải cách kinh tế 16
2.1 Mô hình nền kinh tế theo định hướng thị trường 16
2.2 Đề cao vai trò của ngoại thương 21
2.3 Xây dựng 5 đặc khu kinh tế 26
3 Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc 30
3.1 Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào 30
3.2 Công nhân Trung Quốc không thích tham gia vào công đoàn 30
3.3 Chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp 31
3.4 Sự kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung thừa hưởng tư nền kinh tế mệnh lệnh cũ 31
4 Thành tựu và thách thức 31
4.1 Thành tựu 31
4.2 Thách thức 33
Trang 2Chương IV : Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 35
1 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc: 35
1.1 Xu thế toàn cầu hóa: 35
1.2 Tình hình trong nước: 36
2 Những đặc trưng, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 37
3 Những khó khăn của Trung Quốc khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm đầu thế kỷ XXI 43
4 Đánh giá thành tựu đạt được của Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 45
5 Dự báo cho giai đoạn 2010-2020 49
Chương V: So sánh thành tựu kinh tế Trung Quốc với một số nước 51
1 So sánh kinh tế Trung Quốc với kinh tế Nhật Bản: 51
1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản: 51
1.2 Về tổng thu nhập quốc dân GDP: 52
1.3 Cán cân thương mại: 53
1.4 Chi tiêu công: 56
1.5 Tình trạng lạm phát: 57
1.6 Về mặt xã hội: 59
2 So sánh kinh tế Trung Quốc với các nước XHCN 60
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
- XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- CNXH: Chủ nghĩa xã hội
- TBCN: Tư bản chủ nghĩa
- OECD:Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển quốc tế.
- IMF: Quỹ tiền tệ thế giới
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới
- WB: Ngân hàng thế giới
- XNK: Xuất Nhập khẩu
- XK: Xuất khẩu
- NK: Nhập khẩu
- GDP: Tổng thu nhập quốc nội
- FOB: Giá xuất khẩu
- ODA: Viện trợ phát triển chính thức
- HDI: Chỉ số phát triển con người
- GI: Chỉ số bất bình đẳng
- USD: Mỹ
- SEZ: Đặc khu kinh tế
- PPP: Giá tương đương
- ASEAN: các nước Đông Nam Á
- EU: Liên minh châu Âu
- CHND: Cộng hoà nhân dân
- UAE: Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Trang 4Lời mở đầu:
Giã từ thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn đoạn tuyệt với danh hiệu "một nướclớn, nhưng không phải là một nước mạnh", giành được danh hiệu " một nước lớn, cũng làmột nước vừa mạnh vừa giàu" mà cộng đồng quốc tế khen tặng Và theo dự báo đến cuốinăm 2008 Trung Quốc sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế có GDP lớn thứ 3 Thế Giớichỉ sau Mỹ và Nhật Bản Ngày nay sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế toànThế Giới là vô cùng to lớn Trung Quốc đã chứng minh mình là một quốc gia khổng lồ, cóthể làm được những điều kỳ diệu mà các nước khác không thể làm được hoặc mất rất nhiềuthời gian mới làm được Thế giới đã thực sự kinh ngạc trước những bước đột phá ngoạimục của Trung Quốc Vậy câu hỏi đặt ra:
Trung Quốc đã làm gì để có được những thành tựu như vậy?
Họ đã làm như thế nào?
Họ sẽ đi đến đâu trong thời gian tới?
Để trả lời được những câu hỏi này nhóm chúng tôi đi phân tích toàn cảnh nền kinh
tế Trung Quốc dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố Kinh tế - Chính trị- Văn hóa -Xã hội
Từ đó đồng thời trả lời câu hỏi :” Tại sao Trung Quốc làm được còn các nước kháckhông làm được hay chưa làm được?” Tiến hành so sánh nền kinh tế Trung Quốc với haikhối nước Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa với hai đại diện tiêu biểu là Nhật Bản
và Việt Nam để làm rõ điều này
Bố cục bài làm gồm:
A Lời mở đầu
B Nội dung
Chương 1: Khái quát đất nước Trung Quốc
Chương 2: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đọan 1949-1978
Chương 3: Sự đổi mới kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình(giai đoạn1978-1991)
Chương 4: Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010
Chương 5: So sánh thành tựu kinh tế Trung Quốc với một số nước
Trang 5Chương I : Khái quát về đất nước Trung Quốc
1.Giới thiệu chung:
Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc là nước đông dân nhất thế giới, dân số gần 1 tỷ 3trăm triệu người Với vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế, Trung quốc làthành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và một trong năm cườngquốc hạt nhân trên thế giới
Bản đồ Trung Quốc
Tên nước: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
Thủ Đô: Bắc Kinh.
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở đông và bắc bán cầu, phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình
Dương, cách xích đạo khoảng 2000 km và cách Bắc Cực gần 4000 km
Dân số: hơn 1,3 tỷ người (năm 2005), đông dân nhất trên thế giới, chiếm 21% tổng dân số
toàn thế giới (không kể Đài Loan, đặc khu Hồng Kông và Ma Cao)
Ngôn ngữ: Tiếng Phổ thông (chính phủ và 70% dân số dùng ngôn ngữ này).
Tôn giáo: Lão giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
Thành phần sắc tộc: Hán tộc: 91.9%; 55 sắc tộc ít người được nhà nước công nhận, gồm
Zhuang, Mãn Thanh, Hui, Miao, Hồi Uighurs, Yi, Tây Tạng, Mông Cổ, Buyi, Hàn
Tuổi thọ: 71 tuổi (nữ), 68 tuổi (nam).
Giáo dục phổ cập: 81.5%.
Diện tích: 9.6 triệu km2, diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Liên bang Nga và Canada, chiếm 6,5% diện tích thế giới
Trang 6Lân quốc: Afghanistan, Bhutan, Miến Điện, Ấn Độ, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên,
Kyrgyzstan, Lào, Ma-cao, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Nga, Tajikistan, Việt Nam
Thể chế: Cộng hoà.
Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào
Tiền tệ: nhân dân tệ (yuan)
Đối tác thương mại: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc, EU, Hồng Kông, ASEAN, Nga
2 Địa lý và khí hậu:
Do lãnh thổ trải rộng nên Trung Quốc có phong cảnh tương đối đa dạng, phía tây
có nhiều cao nguyên và núi non, trong khi phía đông đất đai bằng phẳng và thấp hơn Dovậy, hầu hết các con sông chính đều chảy từ tây sang đông, trong đó có Dương Tử, Hoàng
Hà và Hắc Long Giang cũng như chảy từ phía tây về phía nam như Châu Giang, MêKông, và Brahmaputra), và tất cả các sông này đều đổ ra Thái Bình Dương, trừBrahmaputra đổ ra Ấn Độ Dương
Hầu hết các vùng đất trồng trọt được đều nằm dọc theo hai con sông chính làDương Tử và Hoàng Hà, và đây cũng là trung tâm phát sinh các nền văn minh cổ đại rực
rỡ của Trung Quốc
Về phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải là các đồng bằng phù sarất đông dân; còn bờ biển của Biển Đông ("Nam Hải Trung Quốc") và miền nam TrungQuốc có nhiều đồi núi và dãy núi thấp
Về phía tây, miền bắc có đồng bằng phù sa lớn (bình nguyên Hoa Bắc), còn miềnnam có cao nguyên đá vôi mênh mông bao phủ bởi các ngọn đồi với độ cao tương đối,trong đó dãy Himalaya có đỉnh cao nhất là ngọn Everest Phía tây bắc cũng có các caonguyên khá cao trong các vùng đất sa mạc khô cằn như Takla-Makan và sa mạc Gobi ngàycàng mở rộng Do hạn hán kéo dài và có thể là kỹ thuật canh tác kém nên các cơn bão cát
đã ngày càng phổ biến vào mùa xuân ở Trung Quốc Các trận bão cát thổi xuống tận phíanam Trung Quốc, Đài Loan, và có cả dấu vết ở Bờ Tây Hoa Kỳ
Biên giới tây nam của Trung Quốc có nhiều núi cao và thung lũng sâu phân cáchvới các nước Miến Điện, Lào và Việt Nam
Khí hậu của Trung Quốc cũng rất đa dạng Miền bắc có khí hậu với mùa đông khắcnghiệt kiểu Bắc cực Miền trung có khí hậu ôn đới hơn Miền nam chủ yếu là khí hậu tiểunhiệt đới
Trang 7Vào Đại Cổ Sinh đến đầu Kỷ Than Đá hình thành nên biển, trong khi vào ĐạiTrung Sinh và Kỷ Đệ Tam hình thành các cửa sông và nước ngọt khởi nguồn trên cạn Cácmiệng núi lửa có ở đồng bằng Hoa Bắc Ở bán đảo Liêu Đông và Sơn Đông, có các đồngbằng bazan.
3 Con người:
Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán,
là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp củanhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa Tronglịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mấtkhông để lại dấu tích Một số dân tộc khác biệt lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộcHán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông mộtcách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là ngườiHán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn Thêm vào đó tronglịch sử cũng có nhiều sắc dân vốn là người ngoại quốc đã làm thay đổi văn hóa và ngônngữ của sắc dân Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tócđuôi sam Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốcnói chung
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổngcộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trêntổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người (homo sapiens) sinh sống.
Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đãkhiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,3 tỉ người hiệnnay Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạchhóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con
Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngônngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là những "thổ ngữ"
hay "ngôn ngữ địa phương" (topolect) cùng trong tiếng Trung Quốc Tuy có nhiều ngônngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung mộtchuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại
là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức TrungQuốc dùng một chuẩn viết chung là Cổ văn Ngày nay Cổ văn không còn là cách viết
Trang 8thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậyngười Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được Không như Phổthông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.
4 Môi trường:
Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã củng cố các quyđịnh pháp luật về môi trường và đạt một số tiến bộ bước đầu trong việc ngăn chặn sựxuống cấp của môi trường Năm 1999, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đầu tư hơn 1%GDP cho công tác bảo vệ môi trường, một tỷ lệ có khả năng tăng trong những năm tới.Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc dự kiến giảm mức xả chất thải 10% Đặcbiệt Bắc Kinh đã đầu tư nhiều cho công tác kiểm soát ô nhiễm như một phần của chiếndịch thành công để giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 2008
Trung Quốc là một thành viên tham gia tích cực trong các hội thảo về thay đổi khíhậu và các cuộc thảo luận về môi trường khác Đây là quốc gia đã ký vào Công ước Baselquy định việc vận chuyển và thải rác thải nguy hiểm và ký vào Nghị định thư Montreal vềcác chất gây thủng tầng Ôzôn cũng như Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thựcvật hoang dã và các hiệp định môi trường lớn khác
Diễn đàn Mỹ-Trung về Môi trường và Phát triển, do Phó tổng thống Hoa Kỳ vàThủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng chủ tịch, là một phương tiện chính chomột chương trình hợp tác môi trường tích cực song phương kể từ khi bắt đầu vào năm
1997 Dù các thành tựu của diễn đàn được hai bên coi là khả quan, Trung Quốc luôn chorằng chương trình của Mỹ là thiếu yếu tố viện trợ nước ngoài so với các chương trình củaNhật Bản và nhiều quốc gia Liên minh châu Âu có mức viện trợ hào phóng
5 Chính phủ:
Trong khi kinh tế Trung Quốc nhanh chóng được cải tổ, cơ chế chính trị vẫn bị nắmchặt trong tay Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một chính đảng có khoảng 50 triệu đảng viên.Ngoài ra, không còn một đảng nào khác
Đại hội Đại biểu Nhân dân tức quốc hội Trung quốc là cơ quan nhà nước ở cấp caonhất Quốc hội được bầu 5 năm một lần và mỗi năm, có một khóa họp Ủy ban Thường vụ
do Quốc hội bầu thường xuyên hội họp, đồng thời có quyền bổ nhiệm cũng như bãi nhiệmchủ tịch và phó chủ tịch nước Cơ quan này còn giám sát việc thực thi luật pháp và cóquyền tu chính hiến pháp
Trang 9Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là người đứng đầu nhà nước Cảhai vị chủ tịch và phó chủ tịch nước đều do Quốc Hội bầu ra, với nhiệm kỳ 5 năm, và cảhai chỉ được bầu tối đa hai nhiệm kỳ
Hội đồng Nhà nước là cơ quan hành chính tối quan yếu của chính phủ trung ương,giữ chức năng chính là quản lý kinh tế, cũng như bổ nhiệm hay sa thải các viên chức caocấp
Đảng Cộng Sản Trung Quốc giữ vai trò hoạch định sách lược phát triển kinh tế,nhắm vào các trọng tâm xã hội, chính sách ngoại giao, quân sự, và là cơ quan lãnh đạo nhànước
6 Kinh tế:
Trung quốc hiện là nước có nền kinh tế tăng triển nhanh nhất thế giới, nhờ nhu cầutiêu thụ gia tăng, xuất cảng và đầu tư nước ngoài lên cao, nhờ tư hữu hóa công nghiệp vàthị trường bất động sản phát triển mạnh
Năm 1978, chính quyền cộng sản Trung quốc bắt đầu dẹp bỏ các hợp tác xã nôngnghiệp để chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường
Nhờ cải tổ, khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, trong khi vai trònông nghiệp yếu dần Lãnh vực này hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 15% sản lượng kinh tế.Trong khi đó, khu vực kinh tế phi quốc doanh, gồm cả xí nghiệp tư doanh, nhanh chóng
mở rộng, chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng công nghiệp của Trung quốc vào năm 2002 Tháng Mười Hai, năm 2001, khi được thu nhận vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới,Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường và cho tự do buôn bán hơn nữa Nhờ tham gia tổchức, nền kinh tế Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ to lớn Đến năm 2002, Trung quốcvượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiếp nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trên toàncầu
Nông phẩm chính của Trung Quốc gồm gạo, lúa mì và khoai Trung Quốc xuấtcảng nhiều nhất các mặt hàng như máy móc, thiết bị, vải vóc và quần áo may sẵn, giày dép,
đồ chơi trẻ em, vật dụng thể thao và khoáng sản
Trang 10Chương II : Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa giai
đoạn 1949-1978.
1 Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi.
Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi, cục diện cách mạng do Đảng Cộngsản Trung Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến động quan trọng khác trước: lực lượng quân độichủ lực phát triển lên tới 120 vạn người, dân quân 200 vạn người; vùng giải phóng baogồm 19 khu căn cứ - chiếm gần ¼ đất đai và 1/3 dân số cả nước; ngoài ra, với sự giúp đỡcủa Liên Xô (chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, vùng công nghiệp có vị trí chiếnlược quan trọng, cho Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng quản lý, giúp toàn bộ vũkhí tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốcv.v…), cách mạng Trung Quốc đã có những điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để pháttriển mạnh mẽ
Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch
âm mưu phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phongtrào cách mạng Trung Quốc Họ đã cấu kết chặt chẽ với Mỹ và dựa vào sự giúp đỡ về mọimặt của Mỹ để thực hiện mưu đồ này Mặt khác, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kếtthúc, Mĩ ra sức giúp đỡ Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến với âm mưu biến TrungQuốc thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
Mĩ đã trang bị, huấn luyện trên 50 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch, giúp đỡ vận
chuyển quân đội Tưởng Giới Thạch đến bao vây các khu giải phóng, cho 10 vạn quân đội
Mĩ đổ bộ vào Trung Quốc và hạm đội Mĩ cũng tiến vào cửa biển Trung Quốc (Sơn Đông).Trong vòng chưa đầy hai năm sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, Mĩ đã “viện trợ” choTưởng Giới Thạch lên tới 4 tỉ 430 triệu đôla, trong đó đại bộ phận là “viện trợ” về quân sự
Sau khi được Mĩ giúp đỡ và chuẩn bị cho đầy đủ mọi mặt, ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng
Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy (113 lữ đoàn, khoảng 160vạn quân) tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo Cuộcnội chiến chính thức bùng nổ
Do so sánh lực lượng lúc đầu còn chênh lệch, từ tháng 7 – 1946 đến tháng 6 –
1947, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực,không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng mình.Qua một năm chiến đấu, quân giải phóng đã tiêu diệt được 1112000 quân chủ lực Quốcdân đảng và phát triển lực lượng chủ lực của mình lên tới hai triệu người
Trang 11Từ tháng 6 – 1947, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải
phóng các vùng do Quốc dân Đảng thống trị Từ tháng 9 -1948 đến tháng 1 – 1949, Quângiải phóng lần lượt mở 3 chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình – Tân), tiêu diệttổng cộng hơn 1540000 quân Quốc dân đảng (gần 144 sư đoàn quân chính quy, 29 sư đoànquân địa phương), làm cho lực lượng chủ lực của địch về cơ bản đã bị tiêu diệt
Tháng 4 – 1949, Quân giải phóng vượt sông Trường Giang, ngày 23 – 4, Nam Kinh trung tâm thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch - được giải phóng, nềnthống trị của Quốc dân đảng đến đây chính thức sụp đổ Ngày 1 – 10 – 1949, nước Cộnghoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, đánh dấu cách mạng dân tộc dânchủ Trung Quốc đã hoàn thành Với diện tích bằng ¼ châu Á và chiếm gần ¼ dân số toànthế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tăng cường lực lượng của chủnghĩa xã hội trên phạm vi thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phongtrào giải phóng dân tộc thế giới
-2 Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 )
So với 1952, sản lượng công nghiệp năm 1957 tăng 140%, sản lượng nông nghiệp
tăng 25% Trung Quốc đã tự sản xuất được 60% máy móc cần thiết và công cuộc hợp tác
hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã căn bản hoàn thành
Sau 10 năm đầu xây dựng chế độ mới, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những
thành tựu to lớn: tổng sản lượng công – nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng
10,7 lần Nền văn hoá, giáo dục cũng đạt được những bước tiến vượt bậc.
2.2 Chính trị:
Về mặt đối ngoại, Trung Quốc đã kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị liên minh vàtương trợ Trung – Xô” (tháng 2 – 1950), phái Quân chí nguyện sang giúp đỡ nhân dânTriều Tiên chống đế quốc Mĩ xâm lược, ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong sự nghiệp đấu
Trang 12tranh giải phóng dân tộc Trong thập niên đầu sau khi cách mạng thắng lợi, địa vị củaTrung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế.
3.Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay
Từ năm 1959, với việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, tức là “đường lốichung” xây dựng chủ nghĩa xã hội, “đại nhẩy vọt” và xây dựng “công xã nhân dân”, nềnkinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng và đờisống của nhân dân Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn
Đường lối “ba ngọn cơ hồng” chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo phươngchâm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, thực hiện cuộc “đại nhẩy vọt” bằng tăng sản lượng thép lêngấp 10 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958 – 1962), sản xuấtcông nghiệp tăng hơn 3 lần và nông nghiệp hơn 2 lần; hợp nhiều hợp tác xã lại thành “công
xã nhân dân” trong đó xã viên sinh hoạt, sản xuất theo phương thức quân sự hoá và thựchiện chế độ “bao” cho ăn, ở, mặc, thuốc men, học phí, chôn cất khi chết v.v… Do thựchiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, năm 1959 đã có hàng chục triệu người bị chết đói, đồng
ruộng bị bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực.
Năm 1959, Mao Trạch Đông phải thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước và Lưu Thiếu Kìlên thay thế Cũng từ đó, trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ranhững bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực hết sức quyết liệt, phức tạp giữacác phe phái khác nhau Đỉnh cao của cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạoTrung Quốc là cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” diễn ra trong những năm 1966 –1968
Hàng chục triệu “tiểu tướng Hồng vệ binh” được huy động đến đập phá các cơquan Đảng, chính quyền, lôi ra đầu tố, truy bức, nhục hình từ Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kìđến Phó Thủ tướng, các nguyên soái, bộ trưởng và tướng tá Hồng vệ binh có quyền giảitán các cấp uỷ Đảng, cách chức các cấp chính quyền và lập ra “uỷ ban cách mạng văn hoá”
để thay thế nắm mọi quyền lực Đảng và chính quyền Ở những nơi xảy ra cuộc đấu tranhcủa quần chúng chống lại sự phá phách, hành động ngang ngược và sự đấu tố tàn bạo củaHồng vệ binh thì quân đội được điều đến để đàn áp các lực lượng chống đối Cuộc “đạicách mạng văn hoá vô sản” đã tàn sát hàng chục triệu người, gây nên một cục diện hỗn
loạn, đau thương và những hậu quả tai hại cho đất nước Trung Quốc.
Sau đó, từ năm 1968 đến 1978, trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp tụcdiễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau
Trang 13Về mặt đối ngoại, từ năm 1959 trở đi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thi hành mộtđường lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới: gây nên những vụxung đột vũ trang tranh chấp biên giới với Ấn Độ, Liên Xô Đối với ba nước Đông Dương,
từ sau “Thông cáo Thượng Hải” năm 1972 (Thông cáo kí tại Thượng Hải giữa Tổng thống
Mĩ Níchxơn và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nhân dịp chuyến đi thăm Trung Quốccủa Nichxơn vào tháng 2 – 1972.), những người lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện nhiềuchính sách, biện pháp gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng củanhân dân ba nước Đông Dương
Tháng 21 – 1978, Hội nghị Ban chấp hàng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở TrungQuốc hiện nay Đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII vào cuối năm 1987,đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc:trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắcTrung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (kiên trìcon đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin – tư tưởng Mao TrạchĐông), thực hiện cải cách và mở cửa, phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hộichủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ, văn minh
Trong chính sách đối ngoại, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới,bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam… mở rộngmối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới
Từ sau khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn vềkinh tế, ổn định lại tình hình chính trị, xã hội và địa vị của Trung Quốc được nâng cao trêntrường quốc tế
Trang 14Chương III : Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc dưới thời
Đặng Tiến Bình(giai đoạm 1978-1991).
1 Quan điểm của phe phê phán ,ủng hộ tưởng Mao.
Bối cảnh kinh tế Trung Quốc cuối thế kỷ 70 đã diễn ra trong một bối cảnh chính trị
có ý nghĩa như một tiền đề không thể thiếu của cuộc cải cách đó là sự tan rã của “lũ bốntên” cực đoan và tay chân của họ ,cùng với việc những người thuộc phái cải cách mà lúc
đó người tiêu biểu là Đặng Tiến Bình Tháng 12 /1978 Đảng cộng sản Trung Quốc họp hộinghị trung ương lần thứ 3 khóa XI đưa ra quyết định quan trọng là sửa chữa đường lối sailầm trước đây lấy đấu tranh giai cấp làm nội dung chính trong mọi hoạt động của đấtnước ,lên án các biện pháp kinh tế “tả” khuynh do chủ tịch Mao Trạch Đông nêu ra Họ đãtạo ra thứ chủ nghĩa Mac-Lênin Trung Hoa có tên gọi là chủ nghĩa Mao ,dưới thời ôngnông nghiệp Trung Quốc đã được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân Chính sách
“bước nhảy vọt” trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại Mao cũng là người phátđộng đại cách mạng văn hóa Mao là người có công trong việc gần như thống nhất TrungQuốc đưa Trung Quốc thoát khỏi áp bức của ngoại bang kể từ cuộc chiến tranh nha phiếncuối thế kỷ XIX nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói năm 1959-
1961 và những tai hại của cách mạng văn hóa Chính sách công xã nhân dân ra đời trongthời kỳ đại nhảy vọt khi Mao hình dung ra tương lai sẽ vượt qua Vương Quốc Anh và Hoa
Kỳ trong một thời gian ngắn để sản xuất gang thép Mao cũng muốn điều động tập hợpnhân dân để thực thi các dự án thủy lợi khổng lồ trong lúc nông nhàn vào mùa đông để giatăng sản lượng nông nghiệp.Để dưa kế hoạch này vào thực hiện Mao đã sử dụng chiến dịchchống phe hữu để bịt miệng những đối thủ chính trị của ông Dùng nhiều chiến dịch tuyêntruyền khác nhau Mao đã đạt được sử ửng hộ ban đầu của nông dân công xã nhân dânđược thành lập để hỗ trợ chi chiến dịch đại nhảy vọt và vẫn là một phần không tách biệtcủa chiến dịch này Trong công xã mọi thứ đều là của chung ,mọi thứ ban đầu của các hộgia đình như những con vật, thóc lúa dự trữ cũng bị tập trung vào công xã Chúng đượccông xã sắp xếp cho những phận sự khác nhau ,tất cả mọi hoạt động nông nghiệp đều docán bộ tập quyền sắp xếp mỗi buổi sáng Thậm chí tiền bạc cũng bị cấm ở một số nơi Hơnthế nữa chính sách gia đình bị xóa bỏ ,các nhà dưỡng lão công xã được thành lập và ngườidân không được phép ăn chung với gia đình Chính vì vậy, hội nghị trung ương 3 đã quếtđịnh chuyển trọng tâm sang xây dựng kinh tế để hiện đại hóa đất nước Một cuộc cải cáchvới những quan điểm và biện pháp kinh tế hợp lý đã được phát động trên quy mô toàn
Trang 15quốc ,đại hội thứ 13 của đảng cộng sản trung Quốc là đại hội đánh dấu một mốc quan trọngtrong việc tìm tòi xây dựng mô hình “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” trongbáo cáo chính trị do Triệu Tử Dương trước đại hội đã nhấn mạnh “ xây dựng chủ nghĩa xãhội trong một nước lớn phương đông lạc hậu như Trung Quốc là một vấn đề mới trong lịch
sử phát triển của chú nghĩa Mác Tình hình đặt ra trước mắt chúng ta là không phải xâydựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa tư bản phát triển cao như người sáng lập chủnghĩa Mac đã dự kiến ,cũng không phải hoàn toàn giống các nước xã hội chủ nghĩa khác Không thể làm theo sách cũng không thể làm theo nước ngoài ,phải xuất phát từ tình hìnhthực tế của đất nước ,kết hợp nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac với thực tế của TrungQuốc ,mở ra con đường xã hội chủ nghĩa có đặc sắc Trung Quốc trong thực tiễn”
Mặc dù có những đánh giá trái ngược nhau vai trò của lý luận đối với cải cáchnhưng thực tiến và lý luận cải cách có thể thấy kinh tế Trung Quốc trong những năm qua
đã đạt được những thành tựu quan trọng :
Đã đấu tranh vạch rõ những sai lầm và kiên quyết xóa bỏ các quan điểm “tả”khuynh đơn giản trước đây về kinh tế xã hội chủ nghĩa không thích hợp với cơ sở vật chất
kỹ thuật lạc hậu đã không những làm tiêu tan mọi động lực thúc đẩy kinh tế mà còn kìmhãm nó phát triến Đó là các quan điểm
- Coi nền kinh tế chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế sản xuất và phân phối sản phẩmtheo kế hoạch
- Không căn cứ vào thực trạng thấp kém của lực lượng sản xuất chủ trương xác lậpcác loại hình sở hữu là sở hữu công cộng dưới hai hình thức là toàn dân và tập thểtrên nguyên tắc “nhất đại nhị công” ,nghĩa là các đơn vị kinh doanh càng lớn càngcông hữu thì càng có tính chất xã hội chủ nghĩa Đã xóa bỏ kinh tế tư nhân ,cácnghề thủ công cá thể ,nghề phụ gia đình ,chợ tự do đã bị cấm
- Không coi lợi ích vật chất là động lực quan trọng của hoạt động kinh tế ,nhà nướcthống nhất thu lợi nhuận còn phân phối thì theo chủ nghĩa bình quân “cả nước ănchung một nồi cơm to” bằng “cái bát sắt”,bất kể là lãi lỗ chăm lười
- Trong kinh tế đối ngoại mang nhận thức kiêu ngạo cực đoan chủ trương tự lựccánh sinh ,độc lập tự chủ song thực chất là khép kín tự bao vây.Coi việc vaymượn hợp tác khoa học kỹ thuật ,nhận đầu tư nước ngoài là bán nước ,là đầuhàng quỳ gối dâng tài nguyên cho ngoại bang Những quan điểm trên đã chi phốicác hoạt động kinh tế tạo ra một thể chế ngày càng yếu kém trì trệ ,thiếu năngđộng,sản xuất chất lượng kém ,bị xóa bỏ trên thị trường quốc tế
Trang 16Những quan điểm này đã buộc Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa nềnkinh tế.
2 Thành công của cải cách kinh tế.
2.1 Mô hình nền kinh tế theo định hướng thị trường.
Cải tổ kinh tế Trung Quốc là một chương trình thực hiện các thay đổi về kinh tế gọi
là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” ở cộng hòa nhân dân Trung Hoa do ĐặngTiểu Bình lãnh đạo từ năm 1978 và vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay.Cuộc cải cách này
đã mang lại cho Trung Quốc những thắng lợi lớn
Bắt đầu từ năm 1978 chính quyền cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã cải cách nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình của Liên Xô sang một nền kinh tế theo địnhhướng thị trường.Tuy nhiên, vẫn còn có sự can thiệp của chính phủ và sự lãnh đạo củađảng cộng sản Trung Quốc.Chế độ này gọi là “ chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TrungQuốc”,là một nền kinh tế hỗn hợp.Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi từ chế độ hợptác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong nông nghiệp ,tăng quyền tự chủ củacác quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy.Cho phép sự phát triển đa dạng củacác doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế đểphát triển ngoại hối và đầu tư nước ngoài Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thunhập ,sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thồng quản lý để giúp tăng năng suất.Chính phủcũng tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng tưởng kinh tế.Chính phủ TrungQuốc đã thực hiện việc mở cửa hội nhập với các nền kinh tế bên ngoài nhưng trong một sốlĩnh vực,ngành kinh tế quan trọng vẫn do nhà nước điều hành và nền kinh tế thị trường vẫn
có sự can thiệp của chính phủ Trước đây tất cả các hoạt động kinh tế đều do chính phủ ápđặt từ trên xuống,đó là một nền kinh tế mệnh lệnh.Nhưng khi tiến hành công cuộc cải cáchchính phủ đã cố gắng kết hợp cải tổ kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường đểtăng năng suất , mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm tăng lạm phát ,thấtnghiệp,thâm hụt ngân sách Xóa bỏ chế độ công xã ,cho người nông dân quyền quyết địnhnhiều hơn trong nghề nông,đồng thời cũng khuyến khích các ngành phi nông nghiệp nhưcác “xí nghiệp hương trần”,tăng cường quyền tự chủ trong các doanh nghiệp quốc doanh ,tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữacác doanh nghiệp Trung Hoa đại lục với các doanh nghiệp thương mại nước ngoài TrungQuốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính bên ngoài và nhập khẩu Đặng TiểuBình đã từng nói “chủ nghĩa xà hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩacộng sản đến giai đoạn phát triển cao của nó thì nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo
Trang 17nhu cầu sẽ được áp dụng Điều đó đòi hỏi phải các lực lượng sản xuất phát triển và của cảivật chất dồi dào Do đó, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn chủ nghĩa xã hội là phát triển cáclực lượng sản xuất Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội được chứng tỏ , nếu phân tích cuốicùng cho thấy là các lực lượng này phát triển nhanh hơn và to lớn hơn so với chế độ tư bảnchủ nghĩa Khi các lực lượng sản xuất này phát triển đời sống văn hóa vật chất của nhândân sẽ luôn luôn được cải thiện Một trong bốn thiếu sót sau khi thành lập nước cộng hòanhân dân Trung Hoa là chúng ta không chú ý tới việc phát triển lực lượng sản xuất Chủnghĩa xã hội có nghĩa là xóa bỏ nghèo khó Sự bần cùng không phải là chủ nghĩa xãhội ,càng không phải là chủ nghĩa cộng sản ”.Với việc đưa nền kinh tế Trung Quốc pháttriển theo hướng thị trường có sự can thiệp của chính phủ đã đạt được những thành tựu tolớn Đó là : GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978 đưa hàng triệu người thoát nghèo từ 53%dân số năm 1981 xuống còn 8% năm 2001 Vào thập niên 1980 cải cách này đã giúp chosản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% Thunhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi ngành công nghiệp đã đạtthành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần hồng công và khu vực đối diện với eobiển Đài Loan ,những nơi mà đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hànghóa nội địa và hàng xuất khẩu Trung Quốc đã trở thành nước tự túc về ngũ cốc, các ngànhcông nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp giúp thu hút lực lượng laođộng ở vùng quê Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên Các cuộc cảicách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công,tài chính ,ngân hàng ,định giá vàlao động
Nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc đã hình thành những đặc trưng cơ bản :
Chuyển đổi phương pháp quản lý
Từ cuối những năm 70 Trung Quốc bắt đầu cải cách sâu rộng phương pháp quản
lý ,từ bỏ cách chính phủ trực tiếp quản lý nền kinh tế ,thực hiện cách quản lý gián tiếptrong các hoạt động từ sản xuất kinh doanh đến phân phối Năm 1978 hàng hóa do nhànước đặt kế hoạch sản xuất và phân phối có tới 700 loại Sau khi hội nghị trung ương 3khóa XII đưa ra bản quyết định cải cách thể chế kinh tế (tháng 10-1984) Trung Quốc quyđịnh không có cơ quan nhà nước nào được giao kế hoạch cho sản xuất nông nghiệp ,đểngành này tự điều chỉnh bằng các đòn bẩy kinh tế như giá cả,thuế tín dụng.Trong côngnghiệp phạm vi kế hoạch pháp lệnh được thu hẹp ,chỉ bao gồm những sản phẩm quan trọngnhất Ví dụ :đối với việc sản xuất than đá,dầu ,thép…việc thu mua lương thực như bông
…Năm 1985 số sản phẩm thuộc kế hoạch pháp lệnh giảm từ 123 xuống 60 loại,số nôngphẩm do nhà nước thu mua phân phối giảm từ 29 xuống 10 loại,số mặt hàng xuất khẩu
Trang 18theo chỉ tiêu pháp lệnh giảm từ 70 xuống 36 loại Trước năm 1978,giá trị sản lượng côngnghiệp thuộc chỉ tiêu pháp lệnh 95% hiện nay còn 5%.
Trong khu vực ngoài quốc doanh ,hầu hết vật tư và nguyên vật liệu của đầu vào vàsản phẩm đầu ra đều không nằm trong kế hoạch Còn ở các doanh nghiệp quốc doanh vaitrò của kế hoạch cũng giảm đáng kể ,ngay từ năm 1989 đã có tới 56% sản phẩm đầu ra và40% sản phẩm đầu vào thực hiện ngoài kế hoạch Xét riêng một khâu phân phối vật tư vaitrò của kế hoạch bắt đầu giảm từ 1979,năm 1985 càng giảm hơn và nay còn 212 loại vật tư
do kế hoạch nhà nước phân phối thống nhất so với 1206 loại năm 1980 Số lượng phânphối của từng loại cũng giảm Ví dụ sự thay đổi tỷ lệ phân phối theo kế hoạch vật tư lớn(%)
Sau khi đại hội XIV Đảng cộng sản Trung Quốc vạch rõ mục tiêu cải cách kinh tế ởTrung Quốc là xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,chức năng quản lý của nhànước có tính chất mệnh lệnh hành chính cao độ trước đây càng được ráo riết chuyển đổithành chức năng vạch chính sách,cung cấp thông tin ,phối hợp tổ chức, cung cấp dịchvụ,kiểm tra kiểm soát Thuế khóa ,lãi suất,tỷ giá hối đoái ,cho vay…Trở thành những biệnpháp chỉ đạo chủ yếu ở tầm vĩ mô
Tỷ giá giữa các mặt hàng khác nhau không hợp lý,giá bán một số nông phẩm chủ yếu thấphơn giá thu mua Hậu quả là hàng năm Trung Quốc phải chi khoảng 1/4 thu nhập tài chínhcho việc bù lỗ nhằm giữ giá các mặt hàng như gạo, dầu, nhà ở, giao thông vận tải
Trang 19Nhận thức được cải cách hệ thống giá cả liên quan đến toàn cục kinh tế QuốcDân,đụng chạm đến tất cả mọi người nên họ chủ trương “phải có thái độ hết sức thậntrọng, căn cứ vào sự phát triển sản xuất và khả năng gánh vác tài chính của nhà nước,dướitiền đề đảm bảo thu nhập thực tế của nhân dân ngày càng tăng lên,định ra phương án chuđáo , thiết thực ,có thể thực hiện ,làm có kế hoạch và từng bước”.
Nguyên tắc điều chỉnh giá cả là :
- Theo yêu cầu trao đổi ngang giá và những biến đổi của quan hệ cung cầu điều chỉnh tỷgiá không hợp lý cần giảm thì giảm, cần tăng thì tăng
-Trong khi nâng giá một phần khoáng và nguyên vật liệu ,các xí nghiệp gia công phải rasức hạ thấp tiêu hao làm cho phần giá thành tăng lên do nâng giá khoáng sản và nguyênvật liệu cơ bản được loại trừ trong nội bộ xí nghiệp,một phần nhỏ do nhà nước giải quyếtbằng cách giảm hoặc miễn thuế ,tránh tình trạng vì thế mà nâng giá bán hàng công nghiệptrên thị trường
- Trong khi giải quyết giá bán nông sản thấp hơn giá nhà nước thu mua và điêu chỉnh giáhàng tiêu dùng ,phải có biện pháp thiết thực đảm bảo thu nhập thực tế của người dân thànhthị và nông thôn không bị hạ thấp vì điều chỉnh giá cả
Cải cách giá cả bắt đầu bằng việc nâng giá mua một bộ phận nông sản vào năm
1979 Những bước đi sau đó là tăng giá từng đợt không làm ồ ạt để đỡ ảnh hưởng tới đờisống nhân dân Đi đôi với việc điều chỉnh giá một số sản phẩm ,đã thay đổi cơ chế địnhgiá từ chỗ có một loại giá do ủy ban vật gia quy định tương ứng với chế độ kế hoạch chỉhuy Trung Quốc đã đề ra chế độ định giá hai cấp có nghĩa là ở Trung Quốc có ba loạigiá : giá cả quy định cho những sản phẩm thiết yếu thuộc kế hoạch pháp lệnh ,giá cả hướngdẫn cho những sản phẩm thuộc kế hoạch hướng dẫn và giá cả thị trường cho những sảnphẩm được tự do lưu thông Cải cách giá cả ở Trung Quốc đã xáo động mạnh đến đờisống xã hội việc tăng giá đã làm dân chúng hoang mang Chính sách định giá nhiều cấpđược áp dụng từ giữa những năm 80 đã làm cho tình trạng tham nhũng thêm nặng nề Tuynhiên có thể thấy rằng Trung Quốc là một nước lớn hệ thống giá cả đã ăn sâu bám rễ vàođời sống kinh tế đất nước từ 40 năm nay không dễ gì có được hệ thống giá cả hợp lý trongthời gian ngắn Chính sách định giá nhiều cấp là bước đệm không thể tránh khỏi để cóđược cơ chế giá thị trường ngày càng có vai trò ưu thế trong đời sống kinh tế như ngàynay
Hình thành thị trường các yếu tố sản xuất
Trang 20Ở Trung Quốc đã dần hình thành các loại thị trường khác nhau như thị trường kỹthuật,vật tư ,lao động ,vốn ,đất đai…Nhờ vạy đã ngày càng tạo ra môi trường thích hợpcho hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Để có thị trường vốn Trung Quốc đã cải tổ lại cơ cấu tài chính lập ra nhiều tổ chứcmới Ngoài ngân hàng trung ương đã lập ra những ngân hàng chuyên doanh ,các tổ chứckinh doanh bảo hiểm ủy thác và chứng khoán có sự tham gia của nước ngoài Chế độ sửdụng vốn có nhiều thay đổi Năm 1989 tỷ lệ vốn sản xuất và xây dựng do các cơ quan tàichính cấp phát giảm từ 77% xuống còn 32% số tự lo hoặc vay của các ngân kinh doanhtăng tương ứng 23% lên 68% Các khoản vay có tác dụng rõ rệt thúc đẩy sản xuất Ví dụvốn vay năm 1991 lên tới 20.3% đã làm cho mức tăng trưởng kinh tế năm 1992 tăng vọtlên mức hai con số
Thị trường đất đai ở Trung Quốc hình thành còn mới mẻ và chưa phổ biến và chođến nay đã bùng nổ hàng loạt hoạt động đầu cơ buôn bán đất Thị trường đất đai thực sựhình thành vào 1/12/1987 khi Thâm Quyến là nơi đầu tiên bán 8588m2 đất với giá 5.25triệu nhân dân tệ cũng từ đó hình thành khung cải cách chế độ sử dụng đất ở thành thị theo
cơ chế thị trường
Đa dạng hóa quyền sở hữu
Sự đa dạng hóa quyền sở hữu các đơn vị kinh doanh và đặc biệt sự tăng trưởngnhanh chóng của khu vực ngoài quốc doanh là dấu hiệu phát triến rõ nét của nền kinh tế thịtrường Thực hiện cải cách kinh tế Trung Quốc chủ trương tư nhân hóa các doanh nghiệpnhà nước Biện pháp chủ yếu cho phép và khuyến khích để nâng dần tỷ lệ các thành phầnkinh tế khác trong cơ cấu sở hữu tạo nên sự cạnh tranh cần thiết cho sự phát triển, trướcnăm 1978 ,78% giá trị sản lượng công nghiệp cho các doanh nghiệp quốc doanh làm ra và
tỷ lệ này giảm xuống còn 54.6% năm 1990
Sản lượng công nghiệp của các doanh nghiệp(%)
Trang 21Đầu tư doanh nghiệp tư nhân cũng được khuyến khính mạnh bằng những chínhsách ưu đãi về thuế tín dụng quyền được liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài Việc đa dang hóa các thành phần sở hữu làm cho các hoạt động kinh tế rất sôi động
và hiệu quả Sau khi thưc hiện cải cách kinh tế năng suất của các thành phần kinh tế đềutăng ,khu vực quốc doanh tăng 2.5% /năm ,khu vực ngoài quốc doanh tăng 5%
Bên cạnh những thành quả đã đạt được mặt trái của nền kinh tế thị trường mangmàu sắc Trung Quốc là sự lãnh đạo theo chế độ hỗn hợp đã khiến nền kinh tế phải hứngchịu những kết quả tồi tệ nhất do hạn chế của mô hình xã hội chủ nghĩa (sự quan liêu, mệtmỏi ,tha hóa chính trị ,không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân )và các mặt trái của chủnghĩa tư bản (thu nhập bất thường,phân hóa giàu nghèo,lạm phát tăng cao gây ra.mặc dùvậy thành công của cuộc cải cách kinh tế là đã đưa nền kinh tế Trung Quốc theo địnhhướng thị trường và trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới
2.2 Đề cao vai trò của ngoại thương.
Sự phát triển của ngoại thương Trung Quốc là một bộ phận quan trọng của nền kinh
tế quốc dân ,đảm nhận nhiệm vụ trao đổi giao lưu kinh tế với nước ngoài ,góp phần đảmbảo cuộc sống vật chất kỹ thuật tạo tiền đề cho mỗi quốc gia Với vị trí địa lý thuậnlợi ,nhiều vùng giáp biển ,diện tích lãnh thổ trên 9.6 triệu km2 chiếm 7% diện tích thế giớidân số đông nhất thế giới 1.3 tỷ người ,tài nguyên thiên nhiên phong phú …Nên TrungQuốc là một nước có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các nướckhác trên thế giới.Thực tế đã chứng minh hơn 20 năm thực hiện cải cách kinh tế mở cửa,ngoại thương Trung Quốc có một vị trí cực kỳ quan trọng trở thành một lĩnh vực kinh tếmũi nhọn ,đóng góp vào sự tăng tưởng kinh tế cao của đất nước Ngay từ khi mới thànhlập Trung Quốc đã bắt tay xây dựng chế độ ngoại thương để mở rộng phạm vi buôn bánvới bên ngoài Tuy nhiên ngoại thương trước thời kỳ mở cửa cải cách là một chế độ tậptrung thống nhất từ trung ương,một cơ chế hoạt động ngoại thương trực thuộc nhà nước.Hoạt động ngoại thương được chính quyền trung ương lãnh đạo và chi phối bằng các biệnpháp hành chính đối với các công ty ngoại thương Thực hiện kế hoạch trực tiếp và thu chithống nhất trong cả nước Chính vì vậy đặc trưng thể chế quản lý ngoại thương trong thời
kỳ này là thể chế của nền kinh tế hiện vật ,trên cơ sở chế độ công hữu đơn nhất Tuy nhiên
do yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và xu thế toàn cầu nên thể chế quản lý hoạtđộng ngoại thương trên đã bộc lộ những hạn chế của nó bước sang thời kỳ cải cách(1978)chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách ngoại thương để khắc phục những hạnchế trên
Trang 22Một là, trao quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương ,nhànước đề ra các biện pháp cụ thể như : cho phép các địa phương có thể thành lập các công
ty ngoại thương địa phương ,các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh cũng được chophép thành lập công ty ngoại thương riêng Từng bước mở rộng quyền kinh doanh cho cáccông ty xuất nhập khẩu … Chính sách này đã mở ra một bước ngoặt mới quan trọng tronghoạt động ngoại thương của Trung Quốc có tác dụng mở rộng quan hệ mậu dịch
Hai là ,đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương ,trước đây các hoạt động ngoại thươngđược quản lý trực tiếp bằng công cụ hành chính đã gây cản trở lớn cho hoạt động ngoạithương Chính vì vậy cần phải thay đổi cơ chế quản lý này bằng một cơ chế ngoại thươngkhác gọn nhẹ hơn và năng động hơn ,phối hợp quản lý vĩ mô và quản lý vi mô Thông quaviệc thành lập bộ ngoại thương với những quyền hạn chức năng của mình trong việc quảnngoại thương ở cấp vĩ mô Khu vực tự trị cũng thành lập các ủy ban ngoại thương ,cụcquản lý ngoại thương để lãnh đạo và quản lý công tác ngoại thương của các tỉnh Ngoàira,các công ty ngoại thương cũng từng bước thay đổi chức năng quản lý sang quản lý kinhdoanh,thực hiện kinh doanh tổng hợp ,được phép hoạt động riêng Do đó hoạt động buônbán với nước ngoài ở địa phương phát triển mạnh
Ba là,thực hiện chế độ khoán kinh doanh ngoại thương ,nới lỏng quyền hạn kinhdoanh,thông qua phương thức khoán chi tiêu hàng hóa và thu nhập từ xuất-nhập khẩu trựctiếp cho các doanh nghiệp và công ty xuất nhập khẩu ngoại thương Để phối hợp việc thựchiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh ngoại thương một cách đồng bộ Trung Quốc đãthực hiện cải cách một số thể chế chủ yếu là liên quan đến sản xuất hàng hóa xuất nhậpkhẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu như cải cách thể chế kế hoạch ngoại thương ,cải cáchchế độ kinh doanh xuất nhập khẩu cải cách thể chế phân phối lợi nhuận ngoại thương ,cảicách thể chế giữ lại ngoại tệ ,cải cách thể chế tài vụ ngoại nhuận
Bốn là, phát triển các cơ quan thương vụ ở nước ngoài Cùng với việc mở rộngquan hệ mậu dịch qua lại với các nước trên thế giới Hoạt động ngoại thương của TrungQuốc ngày càng sôi động thông qua việc thành lập các cơ quan thương vụ ở các nước chưa
có quan hệ ngoại giao Những năm qua ,các cơ quan này đã đóng góp rất lớn vào việc đàmphán và ký kết các hoạt động mậu dịch bảo vệ quyền lợi của mình ở các nước sở tại ,giúp
đỡ các tổ chức hoạt động ngoại thương của nước mình trong lĩnh vực trao đổi ,buôn bánvới nước ngoài Ngoài ra,Trung Quốc còn lập ra các văn phòng đại diện ,công ty xuất nhậpkhẩu của mình ,đặc biệt là 4 trung tâm mậu dịch lớn ở New York, Atlanta,Panama,Hambourg
Với việc đề cao vai trò của ngoại thương đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn về các mặt
Trang 23 Xu hướng năm 1986-1990.
năm 1970 tổng giá trị ngoại thương là 4.6 tỷ USD,đến năm 1979 tăng lên tới 29.4 tỷUSD ,và tiếp tục tăng tới 53.6 tỷ USD vào năm 1984 năm 1981 xuất khẩu tăng tới 22 tỷUSD làm cho Trung Quốc lần đầu tiên có tỷ trọng xuất khẩu trên 1% trong tổng xuất khẩucủa thế giới Năn 1984 Trung Quốc đứng thứ 18 trong các nước xuất khẩu của thế giới
Do tăng nhập khẩu nguyên liệu cần thiết ,thiết bị tiên tiến ,thiết bị toàn bộ và một số hàngtiêu dùng nhất định nên giá trị nhập khẩu năm đạt 27.41 tỷ USD Lần đầu tiên trong thời kỳ1981-1984 thâm hụt mậu dịch của Trung Quốc là 1.27 tỷ USD Trong kế hoạch 5 năm lầnthứ 7 (1986-1990) tăng nhanh và ổn định Tổng kim ngạch ngoại thương đạt 48.6 tỷUSD ,trong đó nhập khẩu thiết bị và xuất khẩu tiếp tục tăng
Ngoại thương của trung quốc năm 1978-1991
Cơ cấu hàng hóa
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 7 cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi
so với trước đây Trong những năm này tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo trong xuất khẩutăng 24.9%,thay cho việc nhập khẩu những nguyên liệu thô là nhập khẩu công nghệ tiêntiến ,thiết bị quan trọng và các nguyên liệu chính là những thứ không thể thiếu được chosản xuất trong nước,đặc biệt cho ngành xây dựng,chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuấtkhẩu
Năm 1990 cơ cấu xuât nhập khẩu tiếp tục được cải thiện tỷ trọng hàng chế tạo côngnghiệp trong tổng xuất khẩu đạt 74.4% tăng 3.1% điểm so với năm trước Xuất khẩu cácsản phẩm chế tạo công nghiệp ,sản phẩm được chế biến sâu hơn và sản phẩm có giá trị giatăng cao đã tăng lên
Kim ngạch xuất nhập khẩu của trung quốc
Trang 24(nhân dân
tệ)
(nhân dântệ)
khẩu(nhân dântệ)
XNK(USD)
Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại từ lâu đời ,các mỗi quan hệ đượccải thiện góp phần thúc đẩy buôn bán hai chiều Theo số liệu thống kê của MOFTEC ,cácmặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản năm 1990 là dầu thô hàng dệt ,quần áo,thủy sản ,sản phẩm dầu ,than ,ngũ cốc,rau.đồ thủ công mỹ nghệ sản phẩm của ngành côngnghiệp nhẹ ,dược liệu ,gỗ …Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản là sản phẩmthép,thiết bị toàn bộ và công nghệ,hóa dầu ,máy móc và ô tô,sản ô,sản phẩm của côngnghiệp nhẹ ,hàng dệt công cụ và máy móc Năm 1985 buôn bán giữa hai nước đạt tổng giátrị hơn 57.47 tỷ USD Nhật Bản là bạn hàng lớn của Trung Quốc
Thương mại giữa nhật bản và Trung quốc năm1978-1991.
Trang 25Ngoài ra Trung Quốc còn buôn bán với các nước khác như :Liên minh Châu
Âu ,các nước Châu Á,Châu Phi ,Tây Nam Á,Liên Bang Nga và Đông Âu
Ngoại thương của Trung Quốc được chú trọng và phát triển làm nền tảng cho kinh
tế Trung Quốc có được thành tựu như ngày hôm nay
Những bạn hàng của Trung Quốc năm 1991
2.3 Xây dựng 5 đặc khu kinh tế.
Đặc khu kinh tế (SEZ) được coi là một trong những nhân tố quan trong thúc đẩy sựtăng trưởng ấn tượng trong những năm qua Theo các chuyên gia, mô hình SEZ ở TrungQuốc thành công nhờ sự nhất quán trong các chính sách của chính phủ và sự linh hoạt củacác địa phương trong việc áp dụng chủ trương chung Trên thực tế Trung Quốc chủ trươngtrao quyền tự chủ cho SEZ cho phép các SEZ hoàn toàn độc lập về tài chính với trung
Trang 26ương và có quyền đề ra những ưu đãi riêng với nhà đầu tư ,miễn là những ưu đãi đó nằmtrong khuôn khổ pháp lý của nhà nước Sau đó chính phủ tạo ra một môi trường mà nhờ
đó các SEZ phải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các nhà đầu tư Cạnh tranh là cơ
sở cho sự tồn tại của các SEZ SEZ được coi như trung gian giữa chính quyền trung ương
và các nhà đầu tư Trong số những chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế có lẽ là quantrọng nhất Trong các đặc khu kinh tế ,khu công nghệ cao mức thuế đánh vào lợi nhuậndoanh nghiệp là 15% ,trong khi con số đó là 24% với các vùng duyên hải và thành phố trựcthuộc tỉnh Các công ty nước ngoài có thể được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi bắtđầu làm ăn có lợi nhuận ,và sau đó được giảm một nửa trong 3 năm tiếp theo Các công tycông nghệ cao được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi có lãi và được giảm một nữa trong 6năm tiếp theo Những doanh nghiệp xuất khẩu được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kimngạch xuất khẩu đạt hơn 70% tổng doanh số bán hàng Các công ty này đều được hưởngthêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua nhiều thiết bị trong nước ,các công ty nước ngoài đượcmiễn thuế hoàn toàn nếu họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc Tất cả những chínhsách trên tạo thành mô hình chung cho việc khuyến khích đầu tư Hệ thống quản lý hànhchính trong các SEZ ở Trung Quốc được đánh giá là có hiệu quả ,chuyên nghiệp và quantrọng hơn cả là có quyền tự đưa ra những thay đổi SEZ không được chính phủ cấp ngânsách nên buộc phải thu hút càng nhiều vốn càng tốt ,như vậy Trung Quốc đã rất thành côngtrong việc hình thành các đặc khu kinh tế Ở Trung Quốc có các đặc khu kinh tế là :
Trang 27nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thànhtrung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới Tháng 5/1980Thâm Quyến chính thức được chuyển thành đặc khu kinh tế ,Thâm Quyến là đặc khu đầutiên trong năm đặc khu kinh tế tại Trung Quốc Đặc khu kinh tế Thâm Quyến bao gồm LaHồ,Phúc Điền ,Nam Sơn ,và Diêm Điền
Nằm trong trung tâm của đặc khu và sát bên Hồng Kông ,La Hồ là trung tâm tài chínhthương mại,diện tích 78.89 km2 Phúc Điền là trung tâm hành chính của thành phố là tráitim của đặc khu ,Bảo An rộng 712.92km2 là cơ sở tọa lạc phía tây bắc Diêm điền 75.68
km2 là cơ sở hậu cần hàng hải cảng Nhan Điền là cảng nước sâu container lớn thứ 2 củaTrung Quốc và lớn thứ 4 thế giới
Về kinh tế
Năm 2001 lực lượng lao động đạt 3.3 triệu người GDP đạt 492.69 tỷ nhân tệ năm
2005 tăng 15% so với 2004 GDP thời kỳ 2001-2005 tăng 16.3%/năm GDP xếp thứ 4 trongcác thành phố của Trung Quốc Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất trong 9 năm liêntục vừa qua ,xếp thứ 2 về sản lượng ,thu ngân sách xếp thứ 3 trong 5 năm liên tục ,xếp thứ
3 về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài Thâm Quyến là một trung tâm chế tạo lớn của TrungQuốc ״ mỗi ngày một cao ốc ,ba ngày một đại lộ ,”là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyếncuối thập kỷ 90 Với 13 tòa nhà cao ốc cao hơn 200m (bao gồm tòa nhà Shun Hing Squerecao thứ 8 thế giới ) Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buôngxuống Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở nhiều công ty IT thành công như Huawei và ZTE Thâm Quyến có sự hiện diện của hơn 400/500 công ty lớn nhất thế giới Thâm Quyến có
540 công ty niêm yết ,35 triệu nhà đầu tư niêm yết ,với tổng số vốn 122 tỷ USD
Giao thông vận tải
Cảng Thâm Quyến nằm kề cảng Hồng Kông (cách hơn 20 hải lý) Năm 2005 cảngnày xếp thứ 4 thế giới với khối lượng container16.2 triệu TEU Sân bay Thâm Quyến cáchtrung tâm thành phố 35 km ,đường sắt và đường bộ hiện đại nối liền với Hồng Kông và cácthành phố khác của Trung Quốc Tàu điện ngầm bắt đầu vận hành từ 27/12/2004
Kinh tế
Trang 28GDP 54.62 tỷ nhân dân tệ ,GDP đầu người 41800 nhân dân tệ Chu Hải trở thànhmột thành phố độc lập vào năm 1979,thời kỳ TrungQuốc dưới sự lãnh đạo của Đặng TiểuBình đã mở cửa kinh tế Chu Hải là một trong những đặc khu do vị trí giáp Ma Cao ,thànhphố đã phát triển thành trung tâm cảng ,khoa học giáo dục ,du lịch của Trung Quốc HồngKông là lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào đây chiếm 22% đầu tư nước ngoài Thành phố có 5khu công nghệ cao và công nghiệp nặng : điện tử ,phần mềm ,công nghệ sinh học ,máymóc thiết bị ,lọc hóa dầu 5 khu kinh tế của Chu Hải
Khu công nghệ cao (Zhuhai High-Tech Industrial Development Zone)
Khu tự do thương mại (Zhuhai free trade zone)
Khu công nghiệp cảng (Harbour industrial zone)
Khu thử nghiệm phát triển đại dương (Wanshan ocean development testingzone)
Khu phát triển kinh tế (Heng Qin economic development zone)
Giao thông
Sân bay : sân bay quốc tế Chu Hải
Đường bộ :đường cao tốc nối Chu Hải với Phật Sơn
Cảng biển :cảng nước sâu với môi trường sạch ,2 cảng biển quốc tế Cửu Châu vàCao Lan
2.3.3 Hạ Môn
Hạ Môn là thành phố ven biển phía đông nam tỉnh Phúc Kiến ,Trung Quốc Thànhphố nhìn ra eo biển Đài Loan ,thành phố là một trong những đặc khu kinh tế của TrungQuốc với diện tích 1565 km2 ,dân số 2 triệu người ,GDP 38.56 tỷ nhân dân tệ ,GDP đầungười là 4660 xếp thứ 9 trong các thành phố của Trung Quốc
Các ngành công nghiệp chính :Đánh bắt cá ,đóng tàu ,chế biến thực phẩm ,chế tạomáy ,hóa chất ,tài chính ,viễn thông.Đầu tư nước ngoài tăng nhanh ,năm 1992 Hạ Mônnằm trong 10 thành phố toàn diện của Trung Quốc GDP tăng 20% /năm
Thành phố có sân bay cao khi ,cảng Hạ Môn nằm trong 10 cảng đầu của TrungQuốc Đây là cảng sâu có thể đón tàu 50000 nghìn tấn cập cảng ,tàu 100000 tấn vào neođậu trong cảng
2.3.4 Sán Đầu.
Sán Đầu là thành phố ven biển tỉnh Quảng Đông ,Trung Quốc đây cũng là mộttrong 5 đặc khu kinh tế của Trung Quốc được thành lập năm 1980 ,nhưng không bùng nổnhư các đặc khu khác như Chu Hải, Thâm Quyến ,Hạ Môn…Với dân số 1 triệungười ,diện tích 234 km2 đây là trung tâm phía đông tỉnh Quảng Đông GDP năm 2005 đạt
Trang 2965.08 tỷ nhân dân tệ ,GDP đầu người đạt 13.298 Đây là một đặc khu kinh tế của TrungQuốc nhưng chưa thực sự phát triển
2.3.5 Hải Nam.
Đặc khu Hải Nam trải rộng trên toàn bộ đảo Hải Nam là hòn đảo lớn thứ 2 củaTrung Quốc ,có diện tích lớn gấp nhiều lần diện tích của 4 đặc khu kinh tế trên cộnglại,Hải Khẩu là thành phố lớn nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Trước khi thành lập đặckhu kinh tế Hải Nam là tập trung vào việc phát triển nông –lâm nghiệp Công nghiệpchậm phát triển hơn so với các thành phố khác của Trung Quốc Cho đến nay cở sở hạtầng của Hải Nam chủ yếu phục vụ một nền kinh tế hướng vào nông nghiệp tương đối kémphát triển Tuy trong vài năm gần đây ,cơ cấu hạ tầng của mấy thành phố lớn được cảithiện đáng kể nhờ sự tăng lên đáng kể của đầu tư nước ngoài Đến cuối năm 1990 sảnlượng điện của hòn đảo này tăng gấp đôi so với năm 1987 Hải Khẩu, Sanyo,Tongshi – 3thành phố lớn nhất của đảo có dịch vụ điện thoại trực tiếp tới hơn 500 thành phố lớn củaTrung Quốc và hơn 100 nước trên thế giới Một hệ thống đường cao tốc nối tất cả các khuvực chính trên đảo đã được xây dựng Tuy vậy đến đầu năm 1991 mới chỉ có các tuyếnhàng không từ đảo đến 16 thành phố lớn của Trung Quốc Phần lớn các dự án đầu tư nướcngoài được đề xuất sau khi đặc khu được thành lập 1987 cuối năm 90 có khoảng 900 xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập ở đảo Hải Nam với tổng số vốn khoảng
900 triệu USD
3 Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc.
3.1 Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào.
Lao động là nhân tố then chốt để nâng cao năng suất lao động và đẩy nhanh tăngtrưởng kinh tế Trung Quốc có nguồn lao động dồi dào nhất thế giới đó là động lực to lớn
để phát triển kinh tế Trung Quốc Trung quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới hơn 1.3
tỷ người là một lợi thế để cung cấp nguồn lao động dồi dào cho thi trường trong nước vàthế giới Giá lao động ở Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác có nền kinh
tế phát triển như Mỹ ,Nhật Bản …Ở những nước này giá lao động hơn gấp năm lần so với
ở Trung Quốc ,đây là một lợi thế của Trung Quốc khi tham gia vào hội nhập quốc tế dogiá nhân công rẻ nên các sản phẩm làm ra của Trung Quốc có giá thành rẻ hơn nhiều so vớisản phẩm của các nước khác Dân số Trung Quốc thuộc vào loại trẻ trên thế giới nênnguồn lao động cho tương lai rất dồi dào Với lực lượng lao động hùng hậu như vậy và giálao động rẻ nên các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều vào Trung Quốc để tận dụngnguồn lực này và do vậy tỷ lệ người có việc làm ở Trung Quốc đứng đầu thế giới (năm
Trang 301987 tỷ lệ người có việc làm ở Mỹ là 40.1%,ở Anh là 43.9%,ở Nhật Bản là 48.1%) Tuynhiên , lao động ở Trung Quốc chủ yếu là lao động phổ thông chưa có tay nghề ,thiếu laođộng có trình độ chuyên môn nên cũng là một thách thức lớn đối với chính phủ TrungQuốc buộc chính phủ Trung Quốc phải quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cotrình độ cho tương lai khi mà kinh tế của nước này đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.
3.2 Công nhân Trung Quốc không thích tham gia vào công đoàn
Một đặc điểm nổi bật nữa của lao động ở Trung Quốc là công nhân Trung quốckhông thích tham gia vào công đoàn Ở Trung Quốc trong giai đoạn này không thành lậpcông đoàn cho người lao động, do là một nước có dân số đông nhất thế giới nền kinh tế lạivừa cải cách mở cửa chuyển đổi từ nền kinh tế mệnh lệnh sang kinh tế thị trường nên đanggặp rất nhiều khó khăn ,do vậy để tìm được một việc làm và một mức lương tối thiểu đảmbảo cho cuộc sống là rất khó khăn đối với người dân Trung Quốc Tuy nhiên, chính phủTrung Quốc có các quy định pháp lý về lao động mà nếu nghiêm chỉnh chấp hành sẽ làmnhẹ đi các lạm dụng phổ biến như không trả lương cho công nhân nên các công ty buộcphải trả lương cho công nhân theo đúng thỏa thuận của hai bên nên quyền lợi của họ đượcđảm bảo , do đó không có lý do gì để công nhân tham gia vào công đoàn Công đoàn là nơibảo vệ lợi ích của người lao động nhưng khi lợi ích của họ được các công ty đảm bảo nênkhông cần thiết họ phải tham gia vào công đoàn đây cũng là một lợi thế lớn để TrungQuốc thu hút đầu tư nước ngoài và cũng là một lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc
3.3 Chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp.
Chi phí để chi trả cho nguồn nhân công ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với cácnước khác kể cả lao động có trình độ và lao động phổ thông theo kết quả điều tra cho thấychi phí để chi tra cho nhân công có tay nghề ,có trình độ so với Trung Quốc là cao nhưng
so với ở Mỹ chỉ bằng 1/10 chi phí mà nước Mỹ phải trả cho người lao động Nếu mộtnước có chi phí thấp như vậy thì các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng bỏ vốn vào đây đểđầu tư ,như vậy sản phẩm của họ vừa có chất lượng vừa có giá thành rẻ hơn nhiều so vớiviệc sản xuất ở quốc gia khác nên có thể cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới Hơn nữa nócòn thu hút được các nhà đầu tư ,đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và triển khai (R&D)
3.4 Sự kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung thừa hưởng tư nền kinh tế mệnh lệnh cũ.
Trước năm 1979 ưu thế của các biện pháp hành chính đã hạn chế vai trò của giá cảtrong việc cung cấp các nguồn lực ,trên thực tế giá cả đều do nhà nước quản lý hệ thốnggiá cả được quy định trong 50 năm rất hiếm khi được điều chỉnh dù giả thành sản xuất
Trang 31không ngừng tăng lên Nhưng chính vì sự kiểm soát giá của chính phủ mà nền kinh tếTrung Quốc giai đoạn này lạm phát rất thấp là một dấu hiệu tốt của sự kiểm soát giá Vàgiá cả vẫn điều chỉnh được sự phân phối thu nhập ,mang lại cuộc soongt đẹp cho người dânnên sự kiểm soát giá cả cũng là một lợi thế để Trung Quốc bước vào cải cách mở cửa đượcthuận lợi hơn.
4 Thành tựu và thách thức.
4.1 Thành tựu.
Qua 25 năm cải cách, mở cửa (1978- 2004), Trung Quốc đã giành được nhữngthành tựu rất to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao v.v và đangđứng trước triển vọng đầy hứa hẹn có thể hoàn thành công cuộc hiện đại hóa đất nước vàokhoảng giữa thế kỷ XXI
Trong vòng 12 năm đổi mới cảnh tượng kinh tế Trung quốc đã biến đổi sâusắc Trong những năm 80 mức tăng trung bình hàng năm của PNB là 9.7% tức là gần gấpđôi Ấn Độ (5.3%) và các nước ASEAN (4.4%) cao hơn các nước công nghiệp mới ở Châu
á trong cùng kỳ (7.6%) Thành tích tốt đẹp này có thể so sánh với Nhật Bản lúc có mứctăng trưởng cao (57-73) 10.6% hoặc với Đài Loan trong thời kỳ kinh tế thành công nhất(1964-1978) với mức tăng hàng năm 10.3% Một số vùng của Trung Quốc như các tỉnhven biển Quảng Đông hay Triết Giang năm 1980-1990 mức tăng trung bình hàng năm là12.3% và 11.2%
Cơ cấu PNB so sánh quốc tế năm 1989PNP 1989
Tỷ lệ tăngPNB năm1980-1989
Nôngnghiệp
Côngnghiệp Chế biến
DịchvụTrung
Trang 32Mỹ 5156440 3.0 2 29 17 69Nước có
thu nhập
thấp nhát
thế giới
301160019981450
3.43.1
32-
37-
27-
31-
Nông nghiệp.
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản Chỉ khoảng một nửa lực lượng laođộng của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đấtđai có thể canh tác được.nền kinh tế tự cung tự cấp chấm dứt